ĐÁNH GIÁ TEST TIỀN ĐỀ ĐÚNG TRONG LUẬN CỨ LOẠI SUY
GEORGE W. RAINBOLT SANDRA L. DWYER ĐINH HỒNG PHÚC dịch
George W. Rainbolt và Sandra L. Dwyer. 2012. Critical thinking – the art of argument. Wadsworth, Cengage Learning, tr. 244-246.
Khi áp dụng test tiền đề đúng cho loại suy, chi tiết quan trọng nhất đó là loại suy có thể sử dụng các trường hợp tưởng tượng. Ta hãy xét một ví dụ. Triết gia Judith Jarvis Thomson đã sử dụng trường hợp tưởng tượng trong luận cứ loại suy đối với quan niệm coi phụ nữ được phép phá thai xét về phương diện đạo đức. Nhiều người nghĩ rằng một bào thai có quyền sống. Họ cũng nghĩ rằng phụ nữ có quyền lựa chọn những gì xảy ra đối với cơ thể mình, nhưng họ cho rằng trong trường hợp phá thai, quyền sống của bào thai xung đột với quyền của phụ nữ trong việc lựa chọn những gì xảy ra đối với cơ thể mình. Họ nghĩ rằng, trong trường hợp này, quyền sống của bào thai mạnh hơn, quan trọng hơn quyền lựa chọn của phụ nữ. Nếu quyền sống của bào thai xung đột với quyền lựa chọn của phụ nữ, thì quyền của bào thai phải được tôn trọng và việc nạo phá thai là sai trái. Luận cứ này có thể được chuẩn hóa như sau:
Thomson dùng loại suy để cho rằng tiền đề (3) là sai. [Tôi muốn] bạn tưởng tượng thế này. Buổi sáng bạn thức dậy và thấy mình nằm tựa lưng với một nghệ sĩ dương cầm đang trong trạng thái bất tỉnh. Một người nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Ông ta mắc phải một căn bệnh thận quái ác, và Hội những người yêu âm nhạc đã tìm hiểu mọi thông tin chữa trị cho ông ta và nhận thấy chỉ có mỗi mình bạn có cùng loại máu để giúp ông ta mà thôi. Do đó họ đã bắt cóc bạn, và tối hôm qua hệ tuần hoàn máu của người nghệ sĩ dương cầm ấy được nối với hệ tuần hoàn máu của bạn sao cho những quả thận của bạn hút độc tố ra khỏi máu ông ta cũng như của bạn. Vị giám đốc bệnh viện bây giờ nói với bạn, “Tôi lấy làm tiếc vì Hội những người yêu âm nhạc đã làm điều này đối với bạn – nếu biết thì chúng tôi đã không cho phép rồi. Nhưng, sự đã rồi, và người nghệ sĩ kia đã được nối với bạn rồi. Nếu bạn tháo ra thì ông ta chết mất. Nhưng không hề gì, việc này chỉ kéo dài chín tháng thôi. Rồi sau đó ông ta sẽ bình phục lại và có thể được tháo ra khỏi bạn một cách an toàn.” Đấy có phải là phận sự đạo đức để bạn chấp nhận hoàn cảnh này không? Đương nhiên, đó hẳn sẽ là điều quá đẹp nếu bạn là người hết sức bao dung đại lượng để có thể chấp nhận điều đó. Nhưng bạn có phải chấp nhận điều ấy không? Sự thể sẽ ra sao nếu không phải là chín tháng mà là chín năm hoặc lâu hơn? Sự thể sẽ ra sao nếu vị giám đốc bệnh việc nói: “Số bạn thật không may, giờ bạn phải nằm giường với người nghệ sĩ được nối dính với bạn suốt phần đời còn lại. Và hãy nhớ điều này. Mọi người ai cũng có quyền sống, và nghệ sĩ là con người. Giả sử bạn có quyền quyết định điều gì xảy ra cho cơ thể bạn, nhưng quyền sống của con người hệ trọng hơn quyền bạn quyết định điều gì xảy ra đối với cơ thể bạn. Cho nên bạn không thể được tháo ra khỏi ông ta.” Tôi nghĩ bạn sẽ coi điều này hết sức kỳ cục, và điều này gợi ý rằng luận cứ (A) thực sự có gì đó sai sai. (Thomson 1971, 48-9) Thomson đang đưa ra loại suy giữa trường hợp người bị nối với anh nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng với trường hợp người phụ nữ mang thai. Gọi người nghệ sĩ nổi tiếng là “Victor” và người bị nối dính với anh nghệ sĩ nổi tiếng là “Hadia”. Đây là bản chuẩn hóa luận cứ của Thomson:
Loại suy của Thomson là một trong những luận cứ triết học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Nhưng khi test tiền đề đúng, tiền đề thứ nhất trong luận cứ của Thomson là vô ích. Đó là một trường hợp tưởng tượng. Thực tế chẳng hề có người nào bị nối dính với người nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng cả. Dường như tiền đề (1) của luận cứ (B) sai. Nhưng tính sai lầm của tiền đề (1) có vẻ như chẳng phải là vấn đề đối với luận cứ của Thomson. Ở đây có điều gì thế? Đôi khi người ta không để ý thấy rằng họ có chút vốn hiểu biết tốt về các tình huống tưởng tượng. Ví dụ, chúng ta chưa hề thấy tuyết trên núi Amazon. Núi Amazon nằm sát xích đạo, và nhiệt độ chẳng bao giờ hạ thấp tới mức băng giá. Nhưng nếu tưởng tượng có tuyết trên núi Amazon thì bạn hình dung ra ngay màu của tuyết trên núi ấy là màu trắng. Tất cả chúng ta đều biết rằng tuyết có màu trắng dù không một ai trong số chúng ta đã thấy có tuyết ở đó. Làm thế nào để áp dụng test tiền đề đúng cho loại suy mà một trong các tiền đề của nó dựa vào tri thức về các trường hợp tưởng tượng? Ở đây người nghe giữ vai trò hệ trọng. Để các loại suy này có được sức mạnh, người đọc loại suy phải có cùng quan điểm về trường hợp tưởng tượng giống như người đưa ra loại suy. Loại suy của Thomson giả định rằng những ai đọc trường hợp tưởng tượng về người nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng sẽ nghĩ rằng Hadia có thể tách mình ra khỏi Victor. Ta hãy đọc kỹ hơn tiền đề (1) trong luận cứ của Thomson. Nó có hai phần. Phần thứ nhất là Trong trường hợp người nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, quyền chọn lựa điều xảy ra đối với cơ thể mình của Haida xung đột với quyền sống của Victor Phần thứ hai là và nếu Haidia tháo mình ra khỏi Victor thì đó sẽ là điều sai trái. Có vẻ như rõ ràng là người ta biết rõ về phần thứ nhất của tiền đề (1) trong luận cứ của Thomson. Nếu Hadia có thật và được nối dính với Victor, quyền chọn lựa điều xảy ra đối với cơ thể mình của cô ấy sẽ xung đột với quyền sống của Victor. Luận điểm nhiều tranh cãi là phần hai của tiền đề (1). Thomson tuyên bố rằng tất cả chúng ta đều biết về trường hợp tưởng tượng này. Nếu có ai đó không đồng tình với việc Thomson tuyên bố rằng nếu Haidia tháo mình ra khỏi Victor thì đó sẽ là điều sai trái ắt sẽ phản bác lại lời tuyên bố của bà về sự hiểu biết về trường hợp tưởng tượng và khẳng định rằng tiền đề thứ nhất của bà không đạt test tiền đề đúng. Các tiền đề về trường hợp tưởng tượng đạt test tiền đề khi tác giả và người nghe có cùng quan điểm về trường hợp tưởng tượng. Nếu không thì tiền đề sẽ không đạt test tiền đề đúng. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC