KHÁI NIỆM VỀ TRI THỨC SUY DIỄN VÀ TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN
Đ. P. GORKI
Đ. P. Gorki. Lôgíc học. Chương 1: "Đối tượng và ý nghĩa của lôgic học". Hà Sĩ Hồ dịch. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1974.
Mục đích của khoa học là khám phá ra những qui luật của thế giới xung quanh, là nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Trong quá trình đào sâu những tri thức của mình về hiện thực xung quanh, chúng ta không những chỉ dựa vào kinh nghiệm trực tiếp của bản thân (dựa trên những thông tin do những giác quan của mình mang lại, dựa trên các quan sát, trên những tri thức thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn trực tiếp) mà còn dựa trên những tri thức do loài người tích lũy được trong quá trình phát triển trước đây của khoa học và của thực tiễn. Trong khoa học và trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kỳ chỗ nào những luận điểm mới đều phải rút ra từ những luận điểm đã thu được trước đây và đã được kiểm tra trong thực tiễn. Điều đó chứng tỏ rằng, trong khoa học và trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn luôn phải thu nhận tri thức bằng con đường gián tiếp, tức là bằng con đường suy ra những tri thức mới từ những tri thức đã tích lũy được trước đây. Tri thức thu được bằng con đường gián tiếp là tri thức suy diễn. Chẳng hạn, khi biết rằng, không một giá trị nào của hàm số sin vượt quá giới hạn của các số trong khoảng từ −1 đến +1, đồng thời khi biết rằng những giá trị của hàm số đang khảo sát vượt ra ngoài giới hạn của các số nằm trong khoảng từ −1 đến +1 chúng ta có thể thu được một tri thức mới về hàm số đang khảo sát, cụ thể là nó không phải là hàm số có dạng sinx. Trong sự suy luận này, sự suy luận mà kết quả thu được là một tri thức mới, chúng ta đã sử dụng những qui luật nhất định (những qui tắc) của lôgic học. Nhiệm vụ chủ yếu của khoa học lôgic là nghiên cứu những qui luật (những qui tắc) chi phối quá trình thu nhận các tri thức suy diễn. Khi thu nhận một tri thức suy diễn chúng ta thường phải chứng minh hay kiểm tra những luận điểm nào đó, phủ định những luận điểm giả dối, định nghĩa khái niệm, tiến hành phân loại v.v... Tất cả các thao tác tư duy này phải tuân theo những qui luật lôgic nhất định. Muốn thu được chân lý, chứng minh được nó trong quá trình suy ra tri thức mới, nhất thiết phải tuân theo hai điều kiện sau: 1. Những luận điểm xuất phát (những tiền đề) phải là những luận điểm chân thực và tính chân thực của chúng đã được chứng minh, đã được xác định. 2. Trong quá trình suy luận, chúng phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ theo những qui luật, theo những qui tắc của lôgic học. « Nếu những tiền đề của chúng ta là những tiền đề đúng – F. Ăngghen nói và nếu chúng ta áp dụng đối với chúng một cách đúng đắn những qui luật của tư duy, thì kết quả thu được nhất định phải phù hợp với hiện thực » (Chống Đuyrinh, 1953, trang 317). Chúng ta hãy xét những thí dụ không tuân thủ những điều kiện này.
Trong thí dụ thú nhất chúng ta đã thu được một kết luận giả dối (« Thủy ngân không phải là kim loại ) vì một trong những tiền đề xuất phát (« Tất cả các kim loại đều là những vật thể rắn ») là một luận điểm giả dối. Trong thí dụ thứ hai, cả hai luận điểm xuất phát đều là chân thực nhưng khi rút ra kết luận từ những luận điểm xuất phát này đã vi phạm một qui tắc lôgic. Do đó chúng ta thu được một kết luận giả dối (ai cũng biết rằng, bộ mũi ống chim báo bão, chim hải âu v.v... là các loài chim chứ không phải là những động vật có vú). Chúng ta nhận thấy có trường hợp vận dụng không đúng các qui tắc logic vào những luận điểm xuất phát chân thực vẫn có thể rút ra một kết quả chân thực. Chẳng hạn.
Kết luận này chỉ đúng một cách ngẫu nhiên. Những suy luận của chúng ta không thể đảm bảo tính chân thực của nó: chỉ cần thay số 16 bằng số 14 thì sẽ có ngay một kết luận sai. Nếu chúng ta tuân theo cả hai điều kiện đạt tới chân lý nói trên thì kết luận rút ra nhất định phải phù hợp với hiện thực, tức là nó là một luận điểm chân thực. Chúng ta sẽ gặp trường hợp này trong thí dụ sau:
Từ đó suy ra rằng, chỉ có thể tư duy đúng đắn khi chúng ta vận dụng những tư tưởng có nội dung chân thực và đã được chứng minh phù hợp với những qui luật của lôgic học. Những qui luật của lôgic học mà mỗi người sử dụng trong quá trình hoạt động tư duy của mình không phải do con người tự ý tạo ra mà là sự phản ánh những mối liên hệ và quan hệ của các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Hiện thực vật chất tồn tại độc lập với chúng ta, không những được phản ánh trong nội dung các tư tưởng của chúng ta mà còn qui định cả những hình thức của những tư tưởng của chúng ta và cả những quy luật liên kết những ý nghĩ của chúng ta với nhau. Cần phải phân biệt tư duy xây dựng theo những qui luật của lôgic học hay là tư duy lôgic với khoa học lôgic, với khoa học về tư duy lôgic. Con người bắt đầu suy nghĩ theo những qui luật của lôgic học rất lâu trước khi những qui luật này được khoa học lôgic khám phá ra. Nếu như con người có năng lực lao động, có ngôn ngữ phân tiết và năng lực tư duy lôgic đã xuất hiện 1–2 triệu năm trước đây thì lôgic học, với tư cách là một khoa học mới ra đời nhờ công lao của nhà triết học Hy lạp Arixtôt sống ở thế kỷ IV trước công nguyên. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC