Logic học | Tư duy phản biện

Luận lý học Phật giáo - Mở đầu (2)

 

LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO

(BUDDHIST LOGIC)

Tập 1

 

Tác giả: F. Th. Stcherbatsky

Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh

 

 

§ 3. Giai đoạn triết học Phật giáo đầu tiên. 

Vào thời Đức Phật còn sanh tiền, Ấn Độ đã sôi sục với suy lý triết học và niềm khao khát chứng đạt Giải Thoát Chung Cuộc. Phật giáo đã khởi đầu bằng một phân tích cực kỳ nhỏ về Nhân Cách (pudgala) con người thành các yếu tố (Pháp / dharma), từ đó nhân cách con người được bao gồm. Ý tưởng chủ đạo của cách phân tích này chính là một ý tưởng giới đức. Trước tiên, các yếu tố của một nhân cách con người được chia thành thiện và bất thiện (sāsrava-anāsrava), đang được tinh luyện hay đang bị uế nhiễm (sāṃklesa-vyāvadānika), thuận lợi cho giải thoát hay không thích hoặc chống lại(kusala- akusala) giải thoát đó. Toàn bộ học thuyết đó có tên gọi là một học thuyết về uế nhiễm và về tinh luyện (sāmklesa-vyāvadāniko dharmaḥ). Giải thoát được hình dung ra và được ấp ủ như là một hiện trạng tĩnh lặng (an nghỉ) tuyệt đối (nirodha = sānti = nirvāṇa). Chính vì thế mà cuộc sống, tức là cuộc sống bình thường (sāṃsāra) được coi như là một điều kiện cho thoái hóa và đau khổ (dukkha = saṃsāra) xuất hiện. Như vậy, các yếu tố tinh luyện chính là những khía cạnh giới đức đó, hay cũng là những sức mạnh dẫn đến hiện trạng tĩnh lặng (an nghỉ) tuyệt đối. Những kẻ bị uế nhiễm chính là những ai được dẫn đến, được động viên cổ vũ (anuśaya-duḥkkha-poṣaka) đến với những bối rối lộn xộn trong cuộc sống. Ngoài hai loại yếu tố mâu thuẫn đối chọi nhau này, còn một số yếu tố chung chung, vô ký căn bản (citta-mahā-bhūmikā dharmāḥ) cũng được phát hiện ra ở tận đáy mỗi cuộc sống tâm linh, nhưng không phải với hình dạng một đồ chứa thông thường thuộc các yếu tố đó có thể được nhận ra: chính vì thế, nhân cách đó là vô ngã, không có tâm hồn (anātma-vāda) và không có cả nhân cách.[1] Cái ta gọi là nhân cách lại bao gồm khối những yếu tố luôn biến đổi, thuộc một dòng chảy của chúng (saṃskāra-pravāha), chẳng bao gồm bất kỳ một yếu tố vĩnh viễn và ổn định nào cả. 

Đây chính là khía cạnh chính yếu đầu tiên của Phật giáo thời sơ khai, với việc chối bỏ tâm linh (linh hồn). Học thuyết phi tâm linh (không có linh hồn) cũng là một tên gọi khác dành cho Phật giáo vào giai đoạn đó. 

Thế giới bên ngoài[2] cũng được phân tích trong số những yếu tố cấu thành thế giới đó. Đây là một phần phụ thuộc vào nhân cách, là các dữ liệu giác quan của nhân cách đó. Còn có cách khác, hệ thống triết học khác xuất hiện trước Phật giáo và các hệ thống này đã phải đương đầu với các dữ liệu cảm giác như là cách thể hiện luôn biến đổi nơi một nguyên tắc cô đọng cơ bản và trường cửu, đó là Vật chất (thể chất / pradhāna = prakrti). Phật giáo đã chải chuốt nguyên tắc này và các yếu tố thể lý đã trở thành biến đổi, vô thường (anitya), và một dòng chảy, giống như một dòng chảy tâm linh chúng ta vừa mới phát hiện ra ở trên. Nguyên tắc này tạo thành khía cạnh đặc biệt thứ hai nơi Phật giáo cổ đại, tức là: phi thể chất, phi thực thể (na kiṃcit sthāyi) chỉ gồm các yếu tố riêng biệt (sarvam pṛthak), chỉ là những luồng ánh sáng thỉnh thoảng loé lên có đủ năng lượng mà không có bất kỳ thực thể nào trong đó, là biến đổi bất tận, là dòng chảy những giây phút hiện hữu. 

Tuy nhiên, để thế chỗ cho những nguyên tắc đã bị loại bỏ là Tâm linh (linh hồn) và Vật chất cần phải thay vào đó điều gì đó thế cho hai nguyên tắc này và để giải thích bằng cách nào những yếu tố tách biệt nhau của qui trình hiện hữu lại được gắn kết với nhau, để có thể tạo ra ảo giác gồm một thế giới vật chất vững chắc và những cá nhân vĩnh viễn cư trú trong thế giới đó. Quả thật, các nguyên tắc này được thay thế bằng những qui luật nhân duyên41 các qui luật vật lý và các nguyên nhân giới đức. Dòng chảy các yếu tố phù phiếm, chóng qua không phải là một qui trình bừa bãi lung tung.42 Mọi yếu tố, cho dù có xuất hiện chỉ trong giây lát, cũng là một “yếu tố duyên khởi”.43 Theo đúng công thức “do duyên điều này, điều kia khởi lên”44 nguyên tắc này hình như phù hợp với những qui luật nhân duyên nghiêm khắc. Ý tưởng nhân duyên giới đức, hay ý tưởng trừng phạt,45 là mối bận tâm chính của hệ thống này, như vậy lại nhận được một nền tảng triết học sâu rộng nằm trong một học thuyết duyên khởi chung chung, đây là khía cạnh đặc biệt thứ ba của Phật giáo. Đây cũng chính là học thuyết duyên khởi. 

Một khía cạnh khác nữa cốt hệ tại ở thực chất là các yếu tố hiện hữu được coi như là điều gì đó giống như tinh tấn (nghị lực) 46 hơn là những yếu tố thực thể. Những yếu tố tâm linh47 tự nhiên sức mạnh mang tính chất giới đức, phi giới đức hay vô ký. Những yếu tố thể chất được hình dung như là điều gì đó có khả năng xuất hiện như thể là vật chất, hơn là chính bản thân nó là vật chất. Chính vì những sức mạnh đó không bao giờ hoạt động một cách riêng lẻ, nhưng luôn luôn lệ thuộc lẫn nhau theo đúng những qui luật nhân duyên, ta gọi đây chính là “lực hiệp trợ” hay là các cộng tác viên cho nhau.48 

Như vậy, đây chính là cách phân tích của Phật giáo sơ khai đã khám phá ra một thế giới bao gồm có một dòng chảy vô vàn, vô số những chi tiết hay những sự kiện khác nhau, bao gồm một mặt là những gì chúng ta có thể quan sát được, nghe được, ngửi được, nếm được và tiếp xúc được;49 và mặt khác - lại bao gồm một dòng chảy ý thức (tỉnh giác)50 kèm theo là các thọ, tưởng, ý hành,51 nhưng không kèm theo tâm linh (linh hồn), Thượng đế và Thể chất, không kèm theo bất kỳ điều gì có thể tồn tại vĩnh hằng và có thật một cách chung chung. 

Tuy nhiên, dòng chảy những yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau này, trong đó lại không tồn tại bất kỳ một cá nhân riêng rẽ hay những tâm linh (linh hồn) nàonhưng chỉ tồn tại những qui luật nhân duyên mà thôi. Nơi ẩn náu đó chính là sự giải thoát (cứu rỗi) hiểu theo nghĩa là nơi tịch tĩnh trường cửu từng dấu vết cuộc sống một (nirodha-nirvāṇa), đây chính là điều kiện phi hoạt động tuyệt đối của Vũ trụ bao la. Trong đó, mọi yếu tố hay mọi “hiệp trợ lực” sẽ mất đi sức mạnh tinh tấn và được trở nên an tịnh một cách vĩnh hằng. Việc phân tích thành nhiều yếu tố (dharma-pravicaya) và nhiều tinh tấn (nghị lực) khác nhau chẳng có mục tiêu nào khác hơn là để trạch pháp những nhân duyên hoạt động của các yếu tố này, để chia thành một phương pháp (mārga) để giảm thiểu hay ngừng ngay lại hoạt động (vihāna-prahāna) đó, và như vậy để tiến tới và thâm nhập vào hiện trạng Tịnh tĩnh tuyệt đối, hay Niết Bàn vậy. Cách phân tích bản thể học được đưa ra thực hiện để làm rõ cơ sở cho một học thuyết Chánh Đạo hướng tới Ba-la-mật (toàn hảo) giới đức và Giải thoát chung cuộc, để đạt đến toàn hảo (Ba-la-mật) của vị Bậc Thánh (ārya) và đạt đến điều kiện tuyệt đối của một vị Phật. Trong điều kiện này chúng ta còn có một khía cạnh khác nữa của Phật giáo, là khía cạnh nhờ đó Phật giáo chia sẻ với toàn bộ các hệ thống triết học Ấn Độ, duy chỉ có một ngoại trừ là không chia sẻ với những nhà duy vật cực đoan. Đây là một học thuyết giải thoát trong việc giảng dạy một chánh đạo hướng tới mục tiêu này, những người Phật tử có những vị tiền bối nơi hệ thống thần bí thuyết Ấn Độ Cổ đại.  Vào thời Đức Phật còn sinh tiền, toàn thể Ấn Độ được chia những người chống đối hay ủng hộ thần bí thuyết, nơi các đồ đệ các vị Brahmans (Bà la môn) và những kẻ nào đi theo các vị Shraman (sa- môn), như ta có thể nói nơi một giáo hội mở rộng và nơi những giáo phái bình dân có xu hướng mạnh mẽ đi theo Thần bí thuyết. Ý tưởng chủ yếu của hệ thống thần bí này bao gồm niềm tin cho rằng thông qua tu luyện thiền định (dhyāna = samādh = yoga) là một trạng thái nhập thiền định có thể đạt đến được, có thể đem lại cho vị hành thiền những sức mạnh đặc biệt và biến đổi người đó thành một siêu nhân. Phật giáo chấp nhận giáo huấn này liên quan đến tính chất hữu thể thuyết mà thôi. Hành thiền Thần bí đã trở thành thành viên tuyệt đối của chánh đạo hướng tới Tịch tĩnh là những phương tiện đặc biệt, thông qua đó, trước tiên, các tà kiến và các khuynh hướng bất thiện có thể được tận diệt đến tận gốc, và rồi các cõi thần bí thù thắng có thể được đạt đến.Vị Siêu nhân, thầy thần bí (yogi), trở thành vị bậc thánh (ārya = arhat = yogin), trở thành một người bình thường, hay chính xác hơn là một tập hợp các yếu tố, trong đó yếu tố Trí tuệ Không Tỳ Vết (prajnā amalā)  đã trở thành nguyên tắc trung tâm và ưu việt cho một cuộc sống bậc thánh. Điều này cho chúng ta thấy một khía cạnh cuối cùng của Phật giáo Nguyên thuỷ. Đây chính là một học thuyết của vị Bậc Thánh. 

Do đó, toàn bộ học thuyết được tóm lược thành công thức của cái gọi là tứ “Chân đế” hay là bốn nguyên tắc của vị bậc thánh (catvāri ārya-satyāni = āryasya buddhasya tattvāni) là: 1) Cuộc sống chính là một trận chiến làm cho băn khoăn, lo lắng, 2) Nguồn gốc sự sống đó gồm toàn những dục vọng bất thiện, 3) Tịnh Tĩnh vĩnh hằng chính là mục tiêu cuối cùng và 4) Có một chánh đạo, trong đó toàn bộ những sinh lực (tinh tấn) cộng tác với nhau trong ý hành cuộc sống dần dần trở nên rõ ràng. 

Đây chính là những ý tưởng của Phật giáo trong giai đoạn đầu của lịch sử, đó là “Chuyển Pháp Luân” đầu tiên. Ta khó lòng có thể nói điều này tượng trưng cho một tôn giáo. Phía mang ý nghĩa tôn giáo hơn, là một giáo huấn Chánh đạo, thời mang tính nhân loại thuần túy. Con người ta đạt đến giải thoát bằng sự cố gắng của chính mình, thông qua Ba la mật (toàn hảo) giới đức và tri thức. Vì chúng ta phải biết rằng, chẳng có một việc thờ cúng nào nơi Phật giáo trong giai đoạn này cả. Chúng Tăng bao gồm các tỳ khưu, vừa không có gia đình, vừa không có tài sản, tụ họp lại hai lần một tháng để thú tội công khai về những lỗi phạm của họ hay tham gia vào những việc tu luyện khổ hạnh, là hành thiền và thảo luận về những đề tài triết học. 

Phật giáo ở vào thời điểm này, có nghĩa là sau thời nhà vua Aśoka được chia thành 18 giáo phái về những điểm kém quan trọng. Việc chấp nhận một nhân cách không rõ ràng, bằng thực tế do trường phái Vatsīputrīyas chủ trương là một khởi đầu quan trọng nhất, xuất phát từ sắp xếp theo hệ thống nguyên thuỷ của triết lý đó. 

§ 4. Giai đoạn Triết học Phật giáo thứ hai. 

Khi sắp kết thúc thế kỷ thứ V của lịch sử, một biến đổi triệt để đã bất ngờ xảy ra trong Phật giáo, liên quan đến nền triết học và đặc tính đặc biệt của Phật giáo được coi như là một tôn giáo. Biến đổi này đã bỏ rơi ý tưởng về một Đức Phật nhân loại đã biến mất hoàn toàn trong một Niết Bàn phi sự sống và được thay thế bằng một ý tưởng của một Đức Phật siêu phàm ngự trị nơi một Niết Bàn có đầy đủ sự sống. Phật giáo đã từ bỏ ý tưởng ích kỷ của một mối giải thoát cá nhân và thay vào đó là một sự giải thoát hoàn vũ cho mọi cuộc sống. Phật giáo cũng biến đổi vào cùng lúc đó triết lý của mình từ học thuyết đa nguyên (pluralism) triệt để trở thành nhất nguyên (monism) triệt để. Biến đổi này hình như xảy ra đồng thời với một sự phát triển nơi các Tôn Giáo Bà la môn tại Ấn Độ vào cùng một thời điểm các vị thần quốc gia, như Shiva, và Vishnu, bắt đầu được thờ cúng và được thiết lập trên hậu cảnh một nền triết học Nhất nguyên. 

Khái niệm triết học cơ bản mà với khái niệm đó Phật giáo bắt đầu là ý tưởng của một hiện hữu thực thụ, chân chính và tuyệt đối hay một thực tại tuyệt đối, một thực tại bị tước mất toàn bộ những mối tương quan, một thực tại tự bản chất bị phụ thuộc và không thực tế. Chính vì thế, toàn bộ những yếu tố vật chất và tâm linh do đa nguyên thuyết Phật giáo Nguyên thuỷ kiến lập, đã được thừa nhận là những yếu tố63 có tương quan với nhau, hay là những sinh lực cộng tác với nhau, không có gì trong số đó được coi như là thực tế tuyệt đối cả. Chúng chỉ là những yếu tố có tương quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và chính vì thế mà không hề có thực. Không có gì trừ phi toàn khối các yếu tố này, chính là Vũ trụ được coi như là một thể thống nhất, được coi như là một bản thể duy nhất có thực, mới có thể được chấp nhận là một thực thể tuyệt đối. Toàn bộ tập hợp các yếu tố này, tính chất cơ bản67 này được coi như là một thể độc nhất (Unity) lại được đồng nhất hóa Pháp Thể to lớn của Đức Phật, cộng với vẻ bên ngoài của Ngài như là một thực thể độc nhất của Vũ trụ bao la. Các yếu tốđược kiến lập trong giai đoạn trước đó, có cách phân loại thành ngũ uẩn (năm nhóm), mười hai nhận thức của chúng ta và mười tám phần cấu thành.  Nơi các cuộc sống cá nhân riêng rẽ không được bác bỏ một cách toàn diện, nhưng chỉ cho phép có một hiện hữu không rõ ràng như là những yếu tố (đại) không thực sự tồn tại bằng chính mình, những yếu tố (đại) “trống không” (thiếu vắng) bất kỳ một tự tính (svabhā-sūnya) thực sự nào. Trong giai đoạn trước đó toàn bộ các nhân cách, toàn bộ các bản thể đang tồn tại, là các tâm linh (linh hồn) và vật chất đã bị từ chối công nhận là những thực tại tuyệt đối. Trong giai đoạn là một Phật giáo mới, các yếu tố (đại) này lại là dữ liệu giác quan và dữ liệu căn bản là thức, không ngay cả toàn bộ các sinh lực giới đức (citta-samprayukta-saṃskāra), tiếp theo sau đó là các linh hồn nằm trong một qui trình triệt phá biện chứng. Học thuyết trước đó nhận được tên gọi là học thuyết Phi tâm linh và phi bản thể[3]. Phật giáo mới lại nhận được tên gọi là học thuyết Phi-yếu tố (đại),[4] là một học thuyết chủ trương tương đối và phi thực tế hợp lý của toàn bộ các dữ liệu cơ bản, trong đó hiện hữu đã được phân tích kỹ lưỡng. 

Đây là khía cạnh nổi bật đầu tiên của một Phật giáo mới. Phật giáo này từ chối không công nhận thực tại tuyệt đối được chấp nhận như là có thật nơi Phật giáo cổ đại trước đó. 

Học thuyết Duyên Khởi, là nguyên nhân được coi như là tính chất thực dụng phụ thuộc lẫn nhau của mọi yếu tố tùy thuộc vào toàn bộ những yếu tố khác.77 Đây không phải là việc tạo ra một vật gì đó từ những vật khác,78 học thuyết này quá đặc biệt đối với Phật giáo ngay từ lúc mới khởi sự, đến nỗi người ta không chỉ giữ lại trong giai đoạn Phật giáo mới này, nhưng người ta còn tuyên bố đây là hòn đá tảng của toàn bộ ngôi nhà79 Phật giáo vậy. Tuy nhiên, ý nghĩa của học thuyết này có biến đổi đôi chút. Vào thời Phật giáo sơ khai toàn bộ các yếu tố (đại) đều phụ thuộc lẫn nhau. Xuất phát từ nguyên lý “Duyên Khởi” người ta nhấn mạnh đến phần thứ nhất của từ này, phần thứ hai bị bỏ qua. Xuất phát từ quan điểm một thực thể tuyệt đối vũ trụ chỉ là một toàn khối bất động, trong đó không có gì khởi đầu xuất hiện cũng chẳng có gì biến mất cả. Cũng chẳng có điều gì khởi đầu từ một cùng một chất liệu giống nhau, giống như Sānkhyas cho rằng, chẳng có vật gì khởi đầu từ các vật nào khác cả giống như Vaiśeṣikas chủ trương, cũng chẳng có yếu tố (đại) nào loé lên nơi hiện hữu cho dù chỉ trong giây lát như các Phật tử tiên khởi chủ trương. Không có gì ta gọi là duyên khởi cả. Đây chính là khía cạnh thứ hai của Phật giáo mới, nó chối bỏ nhân duyên thực sự bằng cách hoà trộn thực tại vào với một toàn khối bất động. 

Tuy nhiên, Phật giáo mới không khước từ thực tại thế giới thực nghiệm một cách tuyệt đối. Phật giáo mới này chủ trương rằng thực tại thực nghiệm không phải là thực tại tuyệt đối. Như vậy, có hai thực tại, một nổi lên ở bề mặt và một thực tại khác nằm phía dưới bề mặt đó. Một thực tại chính là khía cạnh hão huyền, còn mặt kia lại chính là thực tại tuyệt đối. Hai thực tại này hay “hai chân đế” trong Phật giáo mới thế chỗ cho “bốn Chân Đế” học thuyết cổ xưa. 

Một khía cạnh khác nữa của Phật giáo mới chính là học thuyết tương đương tuyệt đối giữa thế giới thực nghiệm và thế giới tuyệt đối, tương đương tuyệt đối giữa Saṃsāra và Nirvāṇa. Phật giáo sơ khai chủ chương vạn vật (đại) đều ngủ yên chỉ ở trong Niết Bàn mà thôi, nhưng các nghị lực (tinh tấn) tích cực trong cuộc sống đời thường được cho là đang ngủ yên triền miên, sinh hoạt của chúng chỉ mang tính chất ảo tưởng mà thôi. Chính vì thế giới thực nghiệm chỉ là bộ mặt ảo tưởng như vậy nhờ đó Đấng Tuyệt Đối tự thể hiện nơi hiểu biết có giới hạn của những người phàm. Ngay tận đáy thế giới đó chẳng có khác biệt nào đáng kể giữa các yếu tố đó cả. Đấng Tuyệt Đối, hay Niết Bàn, chẳng gì khác hơn là một thế giới được quan niệm theo thể loại trường cửu (sub specie aeternitatis). Ta không thể nhận ra khía cạnh thực thể tuyệt đối này thông qua những phương tiện bình thường tri thức thực nghiệm được. Chính vì thế những phương pháp và kết quả tư duy không mạch lạc đã bị kết án như là tri thức vô dụng về Đấng Tuyệt Đối. Chính vì thế toàn bộ các luận lý cũng như cấu trúc thuộc giáo hội Phật giáo sơ khai, là Phật Tính (Buddhology), Niết Bàn, Tứ Diệu Đế, v.v... đã thản nhiên bị kết án là những cấu trúc không xác thực và trái ngược nhau. Chỉ còn một nguồn kiến tri đích thực đó chính là nhãn kiến thần bí của vị bậc Thánh và nguồn mặc khải của Kinh điển thuộc Phật giáo mới, trong đó quan điểm nhất nguyên về vũ trụ là một chủ đề độc nhất vô nhị. Đây cũng là một khía cạnh nổi bật của Phật giáo mới, việc kết án vô tội vạ toàn bộ các luận lý và tính trổi vượt được gán cho thần bí thuyết và cho Thiên Khải. 

Kết quả là một trường phái có khuynh hướng ôn hoà hơn đã xuất hiện từ những nguồn cung cấp của chính những người chủ trương tương thuyết tuyệt đối này, như cái gọi là trường phái Svātantrika. Trường phái này chấp nhận một số luận lý để bảo vệ luận cứ của các quan điểm chỉ gồm trong việc triệt phá biện chứng toàn bộ những nguyên tắc mà tri thức đặt cơ sở trên đó. 

Chánh đạo dẫn đến giải thoát biến đổi thành Đại Thừa hiểu theo nghĩa là ý tưởng của giai đoạn trước đó, tức là Tiểu Thừa được tuyên bố chỉ mang tính chất ích kỷ mà thôi và một lý tưởng khác, không phải là giải thoát cá nhân, nhưng là giải thoát toàn nhân loại, không phải toàn bộ vũ trụ của những sanh vật sống, được tuyên bố để hài hoà với khuynh hướng suy tư nhất nguyên. Thế giới thực nghiệm được cho là một bóng đen thực tại chỉ hiểu theo nghĩa vì là một lãnh vực tu luyện các giới đức siêu nghiệm vị tha và về Tình Yêu. Hoàn Vũ. Đây chính là cách sửa soạn để hiện chứng vị Tuyệt Đối. Tính khôn ngoan tinh khiết lại là một trong số các yếu tố (Đại) của vị bậc Thánh hiện giờ trở nên với tên gọi là Đỉnh Cao Trí Tuệ (Climax of Wisdom), đồng nghĩa với một khía cạnh Thân Vũ Trụ của Đức Phật, và với những khía cạnh khác của Ngài chính là thể loại trường cửu (sub specie aeternitatis). Đức Phật không còn là con người nhân loại nữa, với tên đó thân xác Ngài đạt đến hạnh phúc thù thắng. Ngài đã trở thành Thượng Đế thực sự. Tuy nhiên, Ngài không là đấng tạo dựng nên cõi đời này. Khía cạnh này vẫn lệ thuộc vào Luật Duyên Khởi (nhân quả). Khía cạnh Phật Tính mới này giữ lại từ giai đoạn trước đó. Ngài vẫn còn lệ thuộc vào Luật Duyên Khởi (theo cách giải thích khác là nhân duyên, hay phụ thuộc vào ảo giác). Chỉ có thân vũ trụ, theo hai cách, với vượt qua được ảo giác và nhân quả. Phật giáo ở vào giai đoạn này đã trở thành một tôn giáo, một giáo hội thù thắng. Giống như Ấn Giáo, Phật giáo đem lại cảm giác như là một thuyết Phiếm Thần Công Khai đàng sau một thuyết Đa Thần thông thường. Đối với hình thức thờ tự, tôn giáo này đều vay mượn các nghi lễ thông thường, phép thần thông, cái gọi là nghi lễ “Mật tông”. Đối với việc thể hiện nghệ thuật điêu khắc về những lý tưởng của tôn giáo này, lúc ban đầu người ta cũng sử dụng đến những ý tưởng bậc thầy nơi các nghệ sĩ Hy Lạp. 

Đây là những biến đổi sâu xa đã xảy ra hết sức bất ngờ trong Phật giáo ở vào giai đoạn lịch sử thứ hai này. 

Tuy nhiên, Giáo hội mới hay Tối cao này không có nghĩa là tách ra từ Giáo hội hạ cấp trước đó. Học thuyết phát triển cho rằng mọi người, theo khuynh hướng tự nhiên của mình, theo “chủng tử” của Phật tánh nằm trong tâm hồn mỗi người, hoặc sẽ chọn Đại Thừa hay chọn Tiểu Thừa như là phương tiện giải thoát thích hợp cho chính mỗi người. Cả hai Giáo hội vẫn tồn tại chung dưới mái các tự viện giống nhau. 

§ 5. Giai đoạn Triết học Phật giáo thứ ba. 

Sau một quãng thời gian năm trăm năm nữa, vào lúc thiên niên kỷ đầu tiên của lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ gần kết thúc, có một biến đổi quan trọng ảnh hưởng đến phương hướng triết học Phật giáo diễn ra. Giai đoạn phát triển tiếp theo, đồng thời với thời điểm vàng son của nền văn minh Ấn Độ. Khi mà đa phần lãnh thổ Ấn Độ được thống nhất lại là một thời phát triển phồn vinh dưới quyền cai trị của triều đại các vị Vua Guptas. Nghệ thuật và khoa học triển nở và các Phật tử đóng vai trò nổi bật trong giai đoạn phục hưng tôn giáo này. Phương hướng mới cuối cùng đã được gán cho triết học Phật giáo do hai vị đại nhân, là những cư dân vùng Peshaver, là các anh em bậc thánh Asanga và Thiền sư Vasubandhu. Hiển nhiên rằng theo tinh thần của thời đại mới đã bãi bỏ hoàn toàn việc kết án toàn bộ luận lý khác, đây cũng là đặc tính của các giai đoạn trước đó, các Phật tử đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề luận lý. Đây là khía cạnh nổi bật của giai đoạn này, một mối quan tâm sâu sắc về luận lý vào cuối giai đoạn đó đã trở nên tràn ngập và thế chỗ cho toàn bộ phần lý thuyết Phật giáo trước đó. 

Điểm khởi đầu một cuộc hành trình mới hình như mang dáng vóc loại tư duy Ấn Độ hoàn toàn, “Cogito, ergo sum” (Tôi suy tưởng, vậy tôi có, tức là tôi tồn tại). “Chúng ta không thể từ chối giá trị nội quan đem lại, đến đây, khi chống lại trường phái chủ trương ảo tưởng toàn diện, Phật giáo tuyên bố nếu chúng ta từ chối nội quan, thời chúng ta cũng từ chối chính ý thức vậy, toàn bộ vũ trụ sẽ rơi vào tình trạng đui mù tuyệt đối”. “Nếu chúng ta không thực sự biết được điều gì chúng ta nhận ra là một mảng màu xanh, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể biết được chính màu xanh là gì. Chính vì thế, nội quan phải được chấp nhận như là một nguồn kiến tri có giá trị thực sự.” Sau đó vấn đề nội quan lại phân chia toàn thể Ấn Độ cũng như Phật giáo thành hai chiến tuyến, một bên ủng hộ và một bên chống đối. Nhưng ngay từ lúc đầu học thuyết hình như đã có hướng chống lại chủ trương hoài nghi cực đoan, do ngài Mādhyamikas chủ trương, điều này tạo ra khía cạnh triết học Phật giáo thứ hai khởi lên trong hai đoạn thứ ba. 

Một khía cạnh khác đã ghi dấu ấn lên toàn bộ giai đoạn này, bao gồm trong thực chất là thuyết hoài nghi của giai đoạn trước đó hoàn toàn được giữ lại, liên quan đến hiện hữu của thế giới bên ngoài (ngoại giới). Phật giáo đã trở thành người chủ trương duy tâm. Phật giáo chủ trương rằng hiện hữu toàn diện nhất thiết phải mang tính chất tâm linh. Và còn cho rằng các suy tư của chúng ta không có bất kỳ hỗ trợ tương đương nào với thực thể bên ngoài cả. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các suy tư đều phải được chấp nhận là có thực; mức độ hiện thực đã được kiến lập. Suy tư được phân thành tưởng tượng tuyệt đối, hiện thực tương đối và hiện thực tuyệt đối. Phạm trù (loại) thứ hai và thứ ba được coi như là có thực (hiện thực). Có hai thực tại được chấp nhận đó là thực tại có thực tương đối và tuyệt đối, trong khi đó, ở giai đoạn trước toàn bộ ý tưởng được cho là không có thực, vì các ý tưởng này mang tính chất tương đối. Đây chính là khía cạnh thứ ba thuộc giai đoạn triết học Phật giáo cuối cùng, vì đã trở thành một hệ thống triết học duy tâm. 

Cuối cùng, một khía cạnh nổi bật trong giai đoạn Phật giáo mới này cũng chính là học thuyết “Kho Tàng Trữ Ý Tưởng” là học thuyết nổi bật trong nửa giai đoạn đầu và yếu đi về cuối giai đoạn đó. Chẳng còn ngoại giới (thế giới bên ngoài) cũng chẳng còn nhận thức nắm bắt được thế giới đó, Nhưng chỉ có một nhận thức, đó chính là nội quan tồn tại mà thôi, ta có thể nói được gắn kết với chính tự ngã, với vũ trụ, thế giới hiện thực được thừa nhận là bao gồm một khối bất tận các ý tưởng khả dĩ nhưng lại đang nằm ngủ trong “kho tàng trữ ý tưởng” đó. Thực tại tính có thể nhận ra được, và vũ trụ bao la cũng chỉ là một lượng cực đại thực tại đồng khả hữu mà thôi, là một sức mạnh sinh học được thừa nhận như là một phần bổ sung cần thiết cho “ý thức được tàng trữ” là sinh lực thúc đẩy chúng ta đến hiện hữu tác thành (nguyên nhân) hàng loạt những thực tế bao gồm toàn bộ thực tại có thực. Giống như các vị chủ trương chủ nghĩa duy lý tại châu Âu thừa nhận rằng vô cùng tính nơi các sự vật khả dĩ lại bao gồm trong trí tuệ của Thượng Đế và điều gì ngài lựa chọn và ban thí thực tại cho những kẻ nào trong số họ cùng kiến tạo thành một lượng cực đại thực tại đồng khả hữu, chính vì thế đây cũng giống như ở trong Phật giáo vậy. Chỉ có khác là trí tuệ của Thượng Đế được thế chỗ bằng “kho tàng trữ ý tưởng” và ý muốn của ngài được thế bằng một Lực Sinh Học. Đây chính là những khía cạnh nổi bật cuối cùng trong giai đoạn kết thúc Triết học Phật giáo vậy. 

Cũng giống như hai giai đoạn trước đó, giai đoạn này được phân thành một trường phái cực đoan và một trường phái ôn hoà. Trường phái sau, như sẽ xuất hiện trong đoạn tiếp theo thuộc tác phẩm này, đã loại bỏ duy tâm thuyết cực đoan ngay từ lúc đầu và thừa nhận một duy tâm thuyết phê bình hay siêu nghiệm. Trường phái này cũng loại bỏ học thuyết “kho tàng trữ ý tưởng”, chẳng có gì khác hơn là một Tâm linh (linh hồn) được giả dạng vậy. 

Là một tôn giáo, Phật giáo duy trì ở giai đoạn này rất nhiều điều giống như những gì có trong giai đoạn trước. Một số thay đổi được giới thiệu về học thuyết Niết Bàn, về Đức Phật và về Đấng Tuyệt Đối để có thể làm theo cho phù hợp với những nguyên tắc của hệ thống này. Những nhân vật vĩ đại nhất trong giai đoạn này là những nhà tư duy tự do. Việc soi sáng cho hệ thống triết học của họ chính là chủ đề học hỏi các tác phẩm hiện hành vậy. 

Sơ đồ
Về ba giai đoạn chính của Phật giáo. 

Giai đoạn GĐ. thứ nhất GĐ. thứ hai GĐ. kết thúc
Khái niệm trung tâm

Đa nguyên luận 

(pudgala-śūnyata) cực đoan - ôn hoà

Nhất nguyên luận 

(sarva-dharma- śūnyata)
cực đoan - ôn hoà 

Duy Tâm thuyết 

(bāhya-artha-śūnyata) 

cực đoan - ôn hoà 

Các trường Phái  Sarvāstivādin- Vātsīputrīyas  Prāsangika - Svātantrika Madhyamikas  Āgama-anusārins - Nayavadin
Các đối thủ chính  -- Nāgārjuna và Deva - Bhavya Asanga và Vansubandhu- Dignāga và Dharmakīti 

 



[1] pudgalo nāsti= anātmatva- nairatmya= pudgala- sūnyatā.

[2] bābya-āyatana = viṣaya, bao gồm toàn bộ những gì nằm bên ngoài sáu indriyas (sáu căn).

[3] anātma-vāda=niḥ-svabhāva-vāda=pudgala-nairātmya=pudgala-śūnyatā.

[4] dharma-nairātmya = dharma-śūnyatā = svabhāva-śūnyatā = paraspara-apekṣata, hay chỉ đơn giản là śūnyatā.  Do những tham khảo được sưu tầm trong tác phẩm Nirvāṇa của tôi, p. 43 n. 1 có điều đã được kiến lập đầy đủ là śūnyatā không có nghĩa chỉ đơn giản là abhāva nhưng là itaretara-abhāva = paraspara-apekṣtā, điều này thiếu mất thực tại tuyệt đối (= apariniṣpannatā) hay là thực tại. Những đối thủ ngoại đạo gọi đó là abhāva, cp. Nyāya-sūtra, I. 1. 34 (cp. W. Ruben, DieNyāyasūtras, An. 26). M-r. E. Obermiller gợi tôi nhớ lại để ghi nhận một đoạn tiếp theo trích từ tác phẩm Abhisamayālankārāloka của ngài Haribhadra. (Minayeff MSS f.71b. 7-9) như sau: dharmasya dharmeṇa śūyatā, sarva-dhārmāṇām saṃskṛta-asaṃskṛta-asaṃskṛta-rāśer itaretarapekṣatvena svabhāva-apariniṣpannavāt. 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt