LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO(BUDDHIST LOGIC) Tập 1
Tác giả: F. Th. Stcherbatsky Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh
§ 6. Vị thế luận lý Phật giáo trong lịch sử triết học Ấn Độ. Như vậy, đây chính là hiện trạng công việc mà các vị Luận lý Phật giáo đầu tiên đã phát hiện ra ngay trong chính căn nhà của mình khi họ lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu môn luận lý học của mình. Họ phát hiện thấy trong đó có ba hệ thống. Nhưng với một tầm nhìn rộng hơn về toàn bộ Ấn Độ, tính chất đa dạng những ý kiến triết học vẫn còn lớn hơn rất nhiều và quả là bất tận. Tuy nhiên, ngoài tất cả những điều này tính chất đa dạng này có bảy hệ thống triết học hình như đã gây một số ảnh hưởng có thể truy tích được dẫu cho là những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực trên việc hình thành các giai đoạn triết học Phật giáo khác nhau.[1] Các vị đó bao gồm: 1) Các vị chủ trương duy vật thuyết (Cārvāka-Bārhaspatya), 2) Các vị theo Kỳ-na giáo với học thuyết Hữu-Sanh-hóa phổ quát, 3) Tiến hóa thuyết của ngài Sānkhya, 4) Thần bí thuyết Yoga, 5) Nhất nguyên thuyết Aupaniṣada-Vedānnta, 6) Duy thực thuyết của Mīmāṃsakas chính thống và 7) Duy thực thuyết của Nyāya-Vaiśeṣika. 1. Các nhà theo duy vật thuyết. Các vị chủ trương duy vật thuyết [2] chối bỏ sự hiện hữu của bất kỳ thực thể tâm linh nào, giống như toàn bộ những người chủ trương duy vật thuyết đang làm. Chính vì thế họ chủ trương không có linh hồn (tâm linh), không có Thượng Đế, tâm linh chỉ là một sản phẩm của những món vật chất nào đó mà thôi, cũng giống như rượu mạnh là sản phẩm của sự lên men.[3] Chính vì thế, trước tiên họ chấp nhận không có một nguồn kiến tri nào khác hơn là nhận thức[4] giác quan, như vậy ta có thể nói, đối với họ kiến tri bao gồm nơi những vật phản chiếu vật chất mà thôi. Tiếp theo sau đó, họ chối bỏ bất kỳ một trật tự được thiết lập trong vũ trụ nào khác với một thứ trật tự bừa bãi, lung tung. Họ không chấp nhận bất kỳ ưu tiên nào, dành để cho luật giới đức vĩnh cửu trói buộc. “Chiếc gậy” họ chủ trương, có nghĩa là những khoản luật liên quan đến hình phạt chính điều khoản của họ. Chính vì thế, họ chối bỏ trừng phạt báo thù, hơn là một sự trừng phạt bừa bãi lung tung từ những sức mạnh trần tục. Nói về người Ấn Độ, họ chối bỏ luật giới nghiệp chướng. Đây là một hiện thực đáng lưu ý đó là Duy vật thuyết được thôi thúc và nghiên cứu tại Ấn Độ, đặc biệt nơi các trường phái suy tư chính trị.[5] Sau khi lương tâm của họ đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc đạo đức như vậy, những người làm chính trị ở Ấn Độ lúc bấy giờ đã thuyết giảng xảo quyệt thuyết thực tế nơi chính trường chính trị. Họ ủng hộ thiết lập trật tự và tôn giáo dựa trên những gì họ đã thiết lập mà không chú ý gì đến chính mình là những người tu sĩ.[6] Nhưng ta có thể nói, không chỉ có thuyết duy vật triển nở nơi tầng lớp thống trị thuộc xã hội Hindu, nhưng chủ thuyết này còn có những kẻ sùng tín trong nhiều các đoàn hội quần chúng. Trong số sáu vị thuyết giảng thành công đang du hành khắp xóm làng vùng châu thổ sông Hindustan dưới thời Đức Phật còn sinh tiền, thời có hai người theo duy vật thuyết. Một khía cạnh khác nữa về duy vật thuyết Ấn Độ, đó chính là hậu quả của những người đi trước đã chối bỏ mọi mục tiêu thù thắng trong cuộc sống hơn là điều tư lợi cá nhân. Ý tưởng tự hy sinh, hay hy sinh những điều tư lợi của một ai và ngay cả của chính cuộc sống một người cho một mục tiêu thù thắng, đây là một khía cạnh nổi bật của Phật giáo hình như lại trở thành điều nực cười đối với họ. Để cho mình là người Ấn Độ, họ chối bỏ Niết Bàn “cái chết chính là Niết Bàn của bạn” họ chủ trương không có tha nhân! Trong khi chối không công nhận có linh hồn và Thượng Đế, Phật giáo đã đứng vào phe với những người theo duy vật thuyết. Việc từ chối này đã chia rẽ không cho họ công nhận có Nghiệp Chướng (Karma) và Niết Bàn (Nirvāṇa). 2. Kỳ-na giáo. Về mặt khác, trong Kỳ-na giáo các Phật tử gặp phải một học thuyết rất phổ biến về uế nhiễm và tinh luyện giới đức,[7] và một học thuyết hiện hữu tâm linh còn mở rộng xuống cho tới tâm cây cối và các vật vô tri vô giác khác nữa, các vật vô cơ cũng được giả định là có tâm linh (linh hồn). Nhưng Linh hồn theo Kỳ-na giáo chỉ là những bản thể bán thể chất, cùng tồn tại với thân xác, và cũng có thể lớn lên, phát triển kích cỡ cùng với sự tăng trưởng của thân xác. Tính ô uế giới đức được hình dung ra giống như một dòng chảy của một chất liệu dơ dáy tinh tế đi xuyên qua lỗ chân lông dưới da và đi vào bên trong linh hồn.[8] Thế rồi Linh hồn bị nhiễm uế với chất liệu này giống như một chiếc bị đựng cát. Phát triển về giới đức được giải thích như là việc khép lại những cánh cửa mở ra dành cho điều dơ dáy trôi trong đó, và khi sự tinh luyện tuyệt đối và việc nâng cao linh hồn của vị bậc Thánh để Niết Bàn chung cuộc nơi những cõi thù thắng lại chính là ranh giới cho mọi hoạt động của chúng ta.[9] Như vậy, luật giới đức nơi Kỳ-na giáo tượng trưng cho một hiện thực thuyết cao siêu nghiệm phi thực tế. Người Ấn Độ cho rằng, Nghiệp chướng người Kỳ-na chủ trương chính là vật chất. Đứng giữa hai quan điểm đối chọi nhau này Phật giáo bị cuốn theo điều tự bản thân gọi là Trung Đạo. Phật giáo chối bỏ một Linh Hồn có thật (substantial) và chối bỏ cả một Thượng Đế. Phật giáo giữ lại các hiện trạng tâm linh và bảo lưu nghiệp chướng và Niết Bàn, nhưng cùng lúc đó lại khiến cho nghiệp chướng và Niết Bàn đó trở nên trong sạch khỏi mọi dấu vết nhơ của hiện thực thuyết cao siêu. Hữu thể học (Ontology) người Kỳ-na chủ trương có chứa đựng nhiều nét tương đồng với Phật giáo. Khởi điểm của cả hai hệ thống hoàn toàn giống nhau, bao gồm một chống đối kiên quyết với nhất nguyên thuyết của Āraṇyakas và Upanishads, trong đó họ thừa nhận rằng Thượng Đế là một bản thể trường cửu, vô thuỷ vô chung, không biến đổi hay kết thúc. Giống như những người Phật tử, những người theo Kỳ-na giáo chủ trương rằng Thượng Đế “tham gia vào công việc sáng tạo, công việc duy trì liên tục và cả việc triệt phá nữa”[10] các hệ thống thời đó đã phân chia những người Ấn Độ thành “cấp tiến” và “bảo thủ”. Họ chủ trương hoặc là vạn vật mang tính chất trường cửu tự bản chất, biến đổi chỉ là điều hiển nhiên, hay họ chủ trương vạn vật đều di chuyển, ổn định chỉ mang tính chất không thể chối cãi được. Đối với vấn đề này loại người “cấp tiến” thuộc Vedānta và Sānkhya đứng về một phe, còn Phật giáo đứng về phe khác. Loại người thứ hai chấp nhận một bản thể thường hằng với những phẩm chất đang biến đổi. Kỳ-na giáo, là trường phái Yoga cổ xưa và những người Vaiśeṣikas hay những người tiền bối của họ lại gắn bó với nguyên tắc này. Chính vì Kỳ-na giáo đã tồn tại khá lâu trước khi Phật giáo xuất hiện, thế nên sự lãnh đạo chống lại những ý tưởng Nhất Nguyên thật khả ái, thật đáng ước ao, đáng yêu, dễ thương, dễ chịu, hấp dẫn sắc dục, lại khéo trêu ngươi tin cậy. Vì để bảo vệ vị thế quá độ của họ những người Kỳ-na phát triển ra một phương pháp biện luận hơi kỳ cục, theo phương pháp này hiện hữu và phi hiện hữu lại vốn cố hữu nơi từng vật thể, chính vì thế bất kỳ điều đã được khẳng định cũng có thể một phần đúng và một phần sai. Ngay cả điều đã khẳng định “không thể diễn tả được” cũng có thể được khẳng định cũng như phủ định về toàn bộ những sự vật trong cùng một lúc. Phương pháp này giống như câu trả lời cho phương pháp Mādhyamika chứng minh đặc tính “không thể diễn đạt” của một thực thể tuyệt đối bằng cách giảm thiểu mọi điều đã khẳng định khả thể trở thành phi lý (ad absurdum) và như vậy giảm thiểu thực thể thực nghiệm trở thành một ảo tưởng. 3. Hệ thống Sānkhya. Hệ thống Sānkhya đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lịch sử tư duy Ấn Độ. Hệ thống này không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ các giới Ấn Độ khác, dẫu cho có nằm trong hàng rào của Bà la môn thuyết hay nằm ngoài ảnh hưởng đó. Khi từ quan điểm phê bình người Phật tử tấn công suy tư Bà la môn, vào một giai đoạn sau này họ đặc biệt hướng sự chỉ trích, đả phá chống lại ý tưởng về một Vị Thần như thần Vishu và một vật chất tồn tại thực sự giống như điều của người vô thần Sānkhyas chủ trương. Dưới hình thức cổ điển[11] thừa nhận rằng một bên có sự hiện hữu của một số đông các linh hồn riêng lẻ, còn bên kia là sự hiện hữu của Vật Thể độc nhất, trường cửu, tỏa khắp và có thật (pradhāna). Vật Thể này được giả định rằng đã khởi đầu bằng một điều kiện(avyakta) vô định hình thuộc trọng lượng cân bằng và nghỉ ngơi. Thế rồi một qui trình tiến hóa được khởi sự. Thế rồi Vật Thể này sẽ không bao giờ nằm ở vị thế tĩnh nữa, mà luôn luôn thay đổi, biến đổi từng giờ từng phút mộtvà cuối cùng Vật thể này lại quay trở lại trạng thái nghỉ ngơi và cân bằng trọng lượng. Vật Thể này bao quát không chỉ thân xác con người, mà còn toàn bộ các hiện trạng tâm linh của chúng ta nữa. Những hiện trạng này được phú cho một nguồn gốc vật chất và yếu tính. Linh hồn chỉ tượng trưng cho một thứ ánh sáng tinh tuyền, không biến đổi rọi chiếu cho qui trình tiến hóa này, và cũng như tượng trưng cho một qui trình tư duy phản xạ nữa. Mối tương quan giữa Thể Chất luôn luôn biến đổi này và Tâm linh hoàn toàn vô động chính là một điểm yếu trong hệ thống này. Người Phật tử triệt phá và chế giễu mối tương quan được dựng lên một cách nhân tạo này. Khởi đầu và kết thúc qui trình này cũng chưa có lời giải đáp, việc giải thích đã được đưa ra có phần hơi yếu. Nhưng ý tưởng về một Vật Thể vĩnh cửu không bao giờ ngơi nghỉ, luôn luôn biến hóa từ một dạng này sang một dạng khác lại là một điểm mạnh cho hệ thống này và điều này tạo tín nhiệm cho các nhà triết học của trường phái đó, cho rằng ngay từ thời điểm sơ khai nhất trong lịch sử tư duy nhân loại đã tạo thành một tư tưởng rõ ràng về một Vật Thể trường cửu không bao giờ ngưng nghỉ. Ở điểm này người Phật giáo tiến rất gần đến với người Sānkhyas; họ cũng đang thuyết giảng rằng, bất kỳ điều gì tồn tại sẽ chẳng bao giờ rơi vào tình trạng ngưng nghỉ. Và chính vì thế, họ kiên trì giữ gìn để không để mất đi tầm nhìn của sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống này, chính vì khía cạnh đặc biệt này đã đem đến cho cả hai phương pháp rất gần gũi với nhau. Giữa hai giáo phái này có một ảnh hưởng hỗ tương có thể xác định được trong những cố gắng nắm lấy ý tưởng vật thể xảy ra tức thời này. Chúng ta sẽ quay trở lại điểm này khi đến phần phân tích học thuyết Phật giáo về một Dòng Chảy sinh vật phổ quát (Universal Flux of Being). Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể cho rằng Phật giáo chối bỏ sự tồn tại hoàn toàn của vật chất có thật. Đối với Phật giáo chuyển động bao gồm nhiều giây lát, đây chính là một chuyển động ngắt quãng, là những luồng sáng nhất thời loé lên thuộc một dòng chảy tinh tấn. Đối với những người Sānkhyas chuyển động lại rắn chắc, đây là chuyển động đều đều, những biến đổi nhất thời chính là những biến đổi của một vật chất có thật đang dao động mà những biến đổi đó đồng nhất với vật chất đó. Người Phật tử cho rằng, “Vạn vật đều mau chóng qua đi” vì chẳng có vật thể nào tồn tại cả. Người Sānkhya lại cho rằng, “Vạn vật đều tồn tại”,[12] bởi lẽ cho dù không bao giờ nghỉ yên, về cơ bản vạn vật tượng trưng cho một và cùng một chất liệu.[13] Cả hai hệ thống đều chia sẻ cùng một khuynh hướng, nhằm mở rộng cách phân tích về Hiện hữu cho đến tận những chi tiết nhỏ nhất, những yếu tố (đại) cuối cùng được hình tượng thành những phẩm chất tuyệt đối hay những sự vật chỉ còn có một đặc tính duy nhất. Cả hai hệ thống đều gọi đó là những “đặc tính” (guṇa-dharma) hiểu theo nghĩa những phẩm chất tuyệt đối, là một dạng nguyên tử, hay nội nguyên tử, là những năng lượng mà các vật thể thực nghiệm được tạo thành. Chính vì thế, cả hai hệ thống đều thống nhất với nhau trong việc chối bỏ không công nhận có tự tính khách quan thuộc các phạm trù Bản Thể lẫn Phẩm Chất,[14] còn thuộc cả mối tương quan dính kết, kết hợp cả hai hệ thống lại với nhau. Trong triết lý của người Sānkhya không tồn tại hiện hữu của phẩm chất riêng lẻ. Cái ta gọi là Phẩm chất không là gì khác hơn là cách thể hiện đặc biệt của một thực thể tinh tế. Đối với mỗi đơn vị phẩm chất mới lại tương ứng với một phần vật chất có tên gọi là guṇa “phẩm chất”, nhưng lại tượng trưng cho một thực thể tinh tế có thật. Điều này cũng được áp dụng cho Phật giáo từ thời sơ khai, trong đó mọi phẩm chất đều được cho là có thật,[15] hay chính xác hơn là những thực thể năng động, mặc dù các thực thể này cũng được gọi là dharmas các“Phẩm Chất”. Như vậy hệ thống Sānkhya có thể được coi như là bước đi nghiêm túc đầu tiên mà duy tư Ấn Độ thực hiện để chống lại chủ trương duy thực ngây thơ. Hệ thống này đã trở thành đồng minh với Phật giáo trong việc chiến đấu chống lại những hệ thống chủ trương duy thực cực đoan. 4. Hệ thống Yoga. Những việc tu luyện thiền định của Phái Yoga là một khía cạnh rất quen thuộc (bình dân) trong cuộc sống tôn giáo Ấn Độ cổ đại và toàn bộ các hệ thống Triết học khác, chỉ trừ phái Mīmāṃsakas, và đương nhiên là những người chủ trương duy vật, buộc phải chấp nhận một số học thuyết của họ để đem lại những cơ hội hầu thâm nhập được vào thần bí thuyết. Có một số học giả đã quá phóng đại tính chất quan trọng của các khía cạnh mà Phật giáo chia sẻ chung với các trường phái triết học Yoga khác nhau. Khía cạnh tích cực của cả hai hệ thống này, chính là việc tu luyện khổ hạnh và hành thiền Thần bí (transic), những giáo huấn giới đức của họ, chính là học thuyết nghiệp chướng (karma), những sức mạnh giới đức nhiễm uế hay tinh luyện quả thật có giống nhau ở nhiều điểm, nhưng tính chất tương đồng này còn mở rộng đến cả các vị Kỳ-na và nhiều hệ thống khác nữa. Môn hữu thể học của trường phái Pātanjala-Yoga, là Svāyambhuva-yoga[16], đã chấp nhận có sự hiện hữu của vật thể thường hằng kế bên với vật thể vô thường song lại có thật, là các phẩm chất; trường phái này lại chấp nhận tự tính của một mối tương quan bản thể với phẩm chất và rõ ràng. Toàn bộ những hậu quả mà nguyên tắc cơ bản này đem lại phải được nghiên cứu theo bản thể học, tâm lý học và thần học. Không còn điều ngăn trở nào, điều này cho phép các vị theo hệ thống Yoga trở thành những người toán quân chủ trương độc thần thuyết tại Ấn Độ cổ đại. Họ tin ở một cá nhân Thượng Đế, toàn năng, toàn tri, và giàu lòng thương xót. Chỉ một mình khía cạnh này dứt khoát đã tách biệt họ không những khỏi những người Phật tử mà còn tách họ khỏi những người Sānkhyas[17] chủ trương vô thần nữa. Vì là một hệ thống “phi cực đoan”144 trường phái Yoga chính thống này có rất ít điểm chung với hai trường phái “cực đoan” này. Nhưng thần bí thuyết thiết thực và học thuyết nghiệp chướng của hệ thống này đã tạo thành một nguồn cung cấp chung có sẵn cho tuyệt đại đa số các hệ thống tín ngưỡng tại Ấn Độ. Ngay cả các nhà lý luận Phật giáo sau này, mặc dù với toàn bộ mối ác cảm với những phương pháp tư duy thiếu phê phán, tuy nhiên lại buộc phải từ bỏ sơ hở đó để thâm nhập đầy đủ vào với thần bí thuyết và như vậy hỗ trợ cho học thuyết tôn giáo của vị bậc Thánh và của Đức Phật. Lỗ châu mai này chính là một loại nhãn kiến không khả tri, được mô tả như là một món quà tặng để nghiền ngẫm một cách trực tiếp, như thể được bày ra trước các giác quan vậy, mà nhân duyên của vũ trụ, dẫu cho có trừu tượng và mơ hồ, cũng xuất hiện như là một hậu lý luận cần thiết cho các triết gia vậy. Sau này, Phật giáo duy tâm nhãn kiến thần bí này thuộc một cấu trúc lý luận lại trở thành sự nhắc nhở chính cho thần bí thuyết cổ đại. Trong thời Phật giáo sơ khai đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn uy lực nhất trên chánh đạo dẫn đến giải thoát và được trù định phải đạt đến những thành quả siêu nghiệm. 5. Vedānta. Những mối tương quan giữa Phật giáo và Vedānta, những ảnh hưởng hỗ tương, những cuốn hút và đun đẩy hỗ tương vào nhiều thời điểm khác nhau trong qui trình phát triển song hành là một trong số những chương hấp dẫn nhất trong lịch sử triết học Ấn Độ; đây là điều xứng đáng để cho ta nghiên cứu sâu rộng thêm. Như vừa mới được khẳng định ở trên, có đôi khi Phật giáo buộc phải quan sát theo dõi cẩn thận đường nét phân ranh giới tách biệt Phật giáo khỏi hệ thống Sānkhya và Yoga. Để không bị rối rắm với các hệ thống này. Nhưng, liên quan đến Vedānta, đôi khi Phật giáo thực sự rơi vào cùng một đường hướng với họ. Để không để lại bất kỳ một khác biệt cơ bản nào, chỉ trừ sự khác biệt trong cách phân câu và dùng từ mà thôi. Vào giai đoạn đầu tiên Triết học Phật giáo biểu trưng cho một phần mâu thuẫn chống đối lại với triết lý của các Upanishads chủ trương. Chính vị triết học này đã tuyên bố vũ trụ tượng trưng cho một khối thống nhất có thực, đó là chỉ có một không hai, mà chủ thể và đối tượng, bản ngã và thế giới, linh hồn cá thể và linh hồn vũ trụ, đều kết hợp thành cùng một khối Duy Nhất – Cũng giống như vậy, Phật giáo cũng tuyên bố nhấn mạnh rằng chẳng có thể duy nhất nào cả, vạn vật đều rời rạc riêng rẽ, là những phần tách biệt khỏi một vô tận những yếu tố (đại) nhỏ nhoi nhất không thực sự có một linh hồn nơi những yếu tố đó. Cá thể tượng trưng cho một mối những yếu tố thể chất và tâm linh không hề có một linh hồn nào hiện hữu đàng sau cái mối yếu tố đó và cảnh giới bên ngoài chỉ là một mớ những yếu tố (đại) vô thường không có bất kỳ một chất liệu cư trú đàng sau đó. Nhưng ở vào giai đoạn thứ hai, như đã nói ở trên, Nhân quả chỉ là một liên kết duy nhất giữa các yếu tố (đại) riêng rẽ trở thành thực thể hóa, thực thể đó trở thành một bản thể Duy nhất của vũ trụ hoàn vũ trong đó toàn bộ những yếu tố riêng rẽ kia thuộc giai đoạn đầu tiên được hoà trộn với nhau và trở thành “trống không”, thiếu hẳn bất kỳ thực tại nào trong chính các yếu tố đó. Tinh thần của một cuộc phản loạn chống lại nhất nguyên thuyết, sau khi đã tạo ra được một hệ thống hết sức hấp dẫn, tức là đa nguyên thuyết cực đoan, không còn tồn tại nữa. Hệ thống này vẫn không thể triệt phá được nhất nguyên thuyết của người Ấn Độ vẫn tồn tại không hề xoay chuyển đã bám rễ sâu nơi các Pháo đài Bà la môn. Ngược lại, nhất nguyên thuyết đã thực hiện được một thâm nhập công kích và cuối cùng đã tự hiện chứng một cách chiến thắng ngay giữa lòng một Tân Phật giáo. Được bứng trồng trên một mảnh đất tốt nhất nguyên thuyết cổ đại đã tạo ra một sức phát triển mãnh liệt nơi nhiều hệ thống khác nhau. Nơi các trường phái Nāgārjuna và Deva thuyết này nhận được một nền tảng biện luận thuộc mọi hệ thống. Nơi các trường phái Asanga và Vasubandhu thuyết này được an trú một cách giáo điều, như là một hệ thống duy tâm, và cuối cùng, nơi các trường phái Dignāga và Dharmakīrti nó được an trú một cách có phê phán bình giải. Dựa trên một hệ thống nhận thức học và luận lý học. Sự phát triển sum suê như vậy gồm toàn những bảo vệ theo luận cứ đến lượt mình, không thể không ảnh hưởng đến những phường hội cổ đại và chúng ta nhận thấy Gauḍapāda đang kiến tạo một trường phái Vedānta mới và trực tiếp thú nhận theo trường phái Phật giáo[18] cảm thọ của chính việc thú nhận nầy đã được thế chỗ cho, bằng con người của Śankara-ācārya bằng một tinh thần thù hận môn phái. Và ngay cả bằng sân hận tột độ nữa. Nhưng tuy nhiên, sau này chúng ta thấy xuất hiện trong cùng một trường phái giống như Śrīharṣa[19] đã tự do khẳng định rằng chỉ có một sự rạn nứt không mang ý nghĩa trầm trọng nào giữa những quan điểm của ông và những kẻ theo đuổi Mādhyamikas. Như vậy, chính Phật giáo và Vedānta xuất hiện trong lịch sử triết học Ấn Độ như là hai đối tác mang ơn hỗ tương với nhau. 6) Hệ thống Mīmāmsā. Các vị Mimāṃsakas là những vị thần học chính thống nhất thuộc tôn giáo Tế Đàn Bà la môn. Các vị này đối nghịch với bất kỳ loại tư duy nào khác với việc đạt đến lễ tế đàn. Kinh điển của họ là cuốn Kinh Veda, đối với họ không là gì khác hơn là một tập hợp vào khoảng 70 mệnh lệnh để chỉ thị cho họ thực hiện lễ tế đàn và thiết lập một thứ phần thưởng được tạo ra do những lần tổ chức lễ tế đàn này. Chẳng có xúc cảm tôn giáo và chẳng có thăng tiến giới đức trong thứ tôn giáo đó. Tất cả mọi việc chỉ dựa trên một nguyên tắc: “Trả cho vị Bà la môn chi phí và rồi nhà ngươi sẽ nhận được phần thưởng.” Tuy nhiên, họ buộc phải có cách bảo vệ loại tôn giáo giống như một dịch vụ của họ vậy và để tăng cường thêm sức mạnh uy tín cho Kinh Veda do họ tưởng tượng ra một lời thuyết pháp trường cửu. Khởi đầu (ABC), từ đó điều gì lời nói của chúng ta bao gồm, theo đúng học thuyết này là chẳng có tiếng nói nào khác ngoại trừ những âm tiếng nói và âm thanh đó.[20] Các âm thanh này tự bản chất (sui generis), là trường cửu và có mặt ở khắp nơi, nhưng đối với người bình thường thì không thể nhận ra được, ngoại trừ đôi lần âm thanh này thể hiện ra một cách rõ ràng cho họ. Cũng giống như ánh sáng không tạo ra đối tượng mà chỉ khiến cho đối tượng được thể hiện ra khi mà ánh sáng rọi chiếu trên đó mà thôi, cũng giống như vậy, cách phát âm rõ ràng của chúng ta chỉ khiến cho âm thanh thể hiện, mà không tạo ra được âm thanh Phệ-đà. Ý tưởng ngu xuẩn này, đã bị toàn bộ các trường phái chính thống và không chính thống tấn công. Các vị Mīmāṃsakas đã bảo vệ bằng những luận cứ và những lời ngụy biện biện chứng một cách vô cùng tinh tế. Nhìn bên ngoài hình như điều này đã làm cạn kiệt toàn bộ những hóm hỉnh tư duy của họ, vì rằng trong toàn bộ những vấn đề khác họ đều duy trì một vị thế kiên quyết thực tế nhất, chống lại trừu tượng nhất và đồng thời cũng tiêu cực nhất. Không có vị thượng đế gọi là tạo hóa, không có Đấng Toàn tri, không có các vị bậc thánh, cũng chẳng có bất luận loại thần bí nào cả, mà chỉ có cõi trần gian hiện hữu trước các giác quan chúng ta không hơn không kém. Chính vì thế, chẳng có ý tưởng bẩm sanh, không có nội quan, là một tâm thức trần trụi, một tabula rasa (một bạch bản= một trang giấy chưa viết gì trên đó) gồm các giác quan và trí nhớ, đã ghi lại và bảo trì toàn bộ những kinh nghiệm bên ngoài của chúng ta. Cùng một tinh thần siêu hiện thực đã tự thể hiện trong học thuyết các âm thanh có khả năng lưu loát vĩnh cửu, cũng xuất hiện trong học thuyết những phần thưởng đã được ước tính. Toàn bộ một phần hành vi trong đó một lễ tế đàn phức tạp tạo ra một phần kết quả, Thế rồi những kết quả đó cộng chung lại với nhau và tạo ra một phần thưởng tổng hợp, kết quả đó lại được nhắm đến bằng của lễ tế đàn. Trong duy thực thuyết và luận lý của họ những vị Mīmāṃsakas khó lòng có thể phân biệt từ trường phái Nyāya-Vaiśeṣika, nhưng vấn đề về các âm thanh được phát ra lưu loát, trường cửu chính là điểm đang tranh cãi giữa họ. Những đối thủ quyết định nhất của họ chính là những người Phật tử. Khó lòng chỉ thấy có một điểm trong triết lý, trong đó cả hai hệ thống có thể tìm ra một tiếng nói chung mà chỉ có đối đầu lẫn với nhau mà thôi. Toàn bộ các hệ thống triết lý này, dẫu cho có khác nhau, đều dựa trên môn hữu thể học, lại có nhiều khía cạnh giống nhau, đó là học thuyết nhận thức, nói chung vẫn còn được duy trì trong giai đoạn hiện thực thuyết ngây thơ chất phác. Ngay cả Vedānta, bất kể đoàn bộ học thuyết nhất nguyên duy tâm linh, đã chấp nhận dựa trên bình diện thực nghiệm, một học thuyết thực tiễn có nguồn gốc từ kiến tri của chúng ta mà ra. Chúng ta cũng phát hiện ra cùng một tia ánh sáng đang di chuyển về phía đối tượng, tóm lấy hình dáng và đem tia sáng đó trở lại chiếu rọi trên Linh hồn của từng cá nhân một. Thực chất là tia sáng này, đối tượng này và linh hồn của đương sự này đều chỉ là một và cùng một thực thể duy nhất không phá huỷ đi những thói quen hiện thực của tư duy các vị Triết gia được. Học thuyết của môn nhận thức học hiện thực này đã được nghiên cứu tỉ mỉ và được trường phái Nyāya-Vaiśeṣika bảo vệ kỹ lưỡng. 7) Hệ thống Nyāya-Vaiśeṣika. Luận lý học Phật giáo được tạo ra trong tinh thần chống đối quyết định với luận lý của những hạng người duy thực này, và chính vì trong quá trình điều tra nghiên cứu chúng ta thường sẽ phải tham khảo đến hệ thống luận lý của họ, thật không ổn nếu chúng ta dừng lại ngay tại những nguyên tắc chủ đạo này. Các vị chủ trương duy thực Ấn Độ cho rằng chúng ta nhận ra thế giới bên ngoài trong thực tại nguyên thuỷ như thật của nó. Chẳng có tư tưởng bẩm sanh nào trong ta và cũng chẳng có nguyên tắc tiền nghiệm nào cả. Vạn vật xuất hiện trước cá nhân đương sự nhận thức từ bên ngoài. Toàn bộ những nhận thức chỉ là những kinh nghiệm được một bộ phận giác quan của chúng ta dẫn đến Linh hồn nhận thức, trong đó các nhận thức được chọn lọc, được sắp xếp thứ tự và được giữ lại như là những dấu tích các kinh nghiệm trước đó. Những vết tích hầu như yên ngủ này161 lại có khả năng trong những hoàn cảnh thuận lợi được khởi lên và tạo ra những gợi nhớ, được pha trộn lẫn với những kinh nghiệm mới để tạo ra những đối tượng tri giác có chất lượng. Tâm thức chỉ là tâm thức thuần túy mà thôi, tâm thức đó không chứa đựng bất kỳ hình ảnh nào trong đó, nhưng tâm thức đó lại biết chiêm ngưỡng, hay chiếu rọi, trực tiếp cho thực tại bên ngoài đó. Bằng ánh sáng nhận thức, nhận thức chiếu rọi một thứ ánh sáng tinh tuyền, dưới ánh sáng đó các đối tượng nằm trong tầm mắt quan sát. Giác quan thị giác chính là một tia sáng chạm đến đối tượng đó. Nắm lấy hình dạng của đối tượng đó và thông báo đối tượng đó cho Linh hồn Nhận thức. Chẳng có hình ảnh nào nằm giữa thực tại bên ngoài và nhận thức cả. Chính vì thế, nhận thức không mang tính chất nội quan, nhận thức đó không hiểu được hình ảnh, nhưng lại hiểu được thực tại bên ngoài, chính là thực tại vậy. Tự nhận thức được giải thích như là một nhận thức suy luận166 trước sự hiện diện của kiến tri về chính mình hay bằng một bước tiếp theo trong hành vi nhận thức. Cấu trúc của ngoại cảnh tương ứng đầy đủ với điều gì được phát hiện thấy trong nhận thức của chúng ta và trong các phạm trù ngôn ngữ của chúng ta. Nhận thức đó bao gồm các bản thể và các phẩm chất giác quan mà các căn giác quan của chúng ta có thể thu lượm được. Các phẩm chất vốn cố hữu trong các bản thể có thật đó. Toàn bộ các vận chuyển của chúng ta giống như các thực tại nguyên thường (per se), vốn cố hữu trong các bản thể tương ứng. Vạn vật phổ quát cũng chính là các thực tại ngoại vi đó. Các thực tại liên kết với những sự vật đặc biệt chúng đang cư trú trong đó bằng một mối tương quan đặc biệt gọi là tính cố hữu. Mối tương quan cố hữu này mang tính thực thể (hypostasized) và cũng là một thực tại bên ngoài có thực. Toàn bộ những mối tương quan này đều thâm nhập vào bằng tiết mục Hữu Thể dưới tiêu đề các phẩm chất, nhưng tính cố hữu là một ‘ý nghĩa’, tuy là một thực tại ngoại vi khác với toàn bộ những sự vật liên quan. Điều này làm thành sáu phạm trù Hữu thể (Being) đó là: bản thể, phẩm chất, chuyển động, phổ quát, các chi tiết và tính cố hữu, theo đó có phạm trù thứ bảy được thêm vào sau này dưới hình dạng “phi hiện hữu”[21]cũng như một “ý nghĩa” có thật mà nhận thức có thể xử lý được thông qua giác quan bằng một xúc cảm đặc biệt. Ta có thể nói nhân quả là sáng tạo, các nhân duyên thể chất và các nhân duyên tác thành phối hợp lại với nhau để tạo ra một thực thể mới tượng trưng cho một toàn khối mới tinh, là điều trước đó chưa từng hiện hữu, tuy nhiên sự hiện hữu kéo dài cho toàn khối thể chất này lại là một thực tại khác với các bộ phận trong đó nó được tạo ra. Toàn bộ cấu trúc ngoại cảnh này, chính là các tương quan và duyên khởi. Toàn bộ những thứ này giác quan có thể nhận ra được. Trí năng hay lý trí chính là một phẩm chất được tạo ra trong linh hồn bằng những cơ quan đặc biệt. Đây không phải là yếu tính của Linh hồn, thông qua những tương quan linh hồn cũng nhận ra cùng những đối tượng mà các giác quan đã nhận ra được trước đó. Nhưng nhận ra chúng với một mức độ thù thắng hơn về tính chất rõ ràng và tính riêng biệt, toàn bộ hệ thống chẳng đại diện cho điều gì nhưng chỉ là một nguyên tắc hiện thực được áp dụng vào đó. Nếu bản thể là có thực, thời Phổ quát (universals) cư trú trong đó cũng phải là thực, và phải tuân thủ theo nhận thức giác quan, nguyên tắc này được đề ra là căn giác quan am hiểu được sự hiện diện của đối tượng trong phạm vi hiểu biết cũng am hiểu được điều phổ quát nội tại trong đó và những tương quan cũng như những phi hiện hữu tình cờ, hay vắng bóng, của đối tượng nữa. Ta thấy Học thuyết hậu kết (inference) và hình thể (form) tam đoạn luận được thể hiện nơi các hệ thống duy thực đều hoàn toàn ăn khớp với hàng loạt hiện thực thuyết căn bản. Không cần đến những khái niệm tiền nghiệm (a prior) nào, không có chân đế cần thiết nào cả, không cần đến diễn dịch (deduction) nào cả. Mỗi diễn dịch được đặt nền móng trên những kinh nghiệm trước đó, dựa trên toàn bộ những tri thức nhân quả. Toàn bộ phụ tùy (concomitance) cố định, vì là kết quả của kinh nghiệm trước đó, chỉ có thể đạt tới một chừng mực kinh nghiệm đạt đến mà thôi. Không cần đến liên quan tiền nghiệm giữa lý do luận lý và hậu quả lý do đó đem lại. Chính vì thế, toàn bộ phụ tỳ cố định đều được thiết lập dựa trên kinh nghiệm, dựa trên tri thức giác quan, tùy phụ này được thiết lập như là một bản tóm lược thuộc kinh nghiệm đó. Tam đoạn luận có đến năm bộ phận, đó là bước diễn dịch từ một trường hợp đặc biệt này sang một trường hợp đặc biệt khác, chính vì thế ví dụ đóng vai trò một phần của một bộ phận riêng rẽ, qui định chung, đó phải là một ví dụ minh họa, được gộp lại trong ví dụ đó như là một bộ phận phụ thuộc vào ví dụ đó, tam đoạn luận gồm năm bộ phận, vì tam đoạn luận mang tính cách qui nạp-suy diễn. Các bộ phận bao gồm: chính đề, lý do, ví dụ (bao gồm cả giả thuyết chính) áp dụng (=giả thuyết phụ), và kết luận (=đề), thí dụ như: Chính đề: Ngọn núi đang cháy. Lý do: Vì có khói bốc lên từ ngọn núi đó. Ví dụ: Giống như trong bếp ăn, bất kỳ chỗ nào có khói, thời cũng đều có lửa cả. Áp dụng: Ngọn núi có khói bốc lên Kết luận: Ngọn núi đang cháy. Sau này rất có thể do ảnh hưởng bởi những phê bình của Phật giáo Mīmāṃsakas buộc phải nhượng bộ công nhận hoặc là chỉ với ba bộ phận đầu tiên hay ba bộ phận cuối cùng cũng đã đủ để thiết lập một kết luận. Trong ba bộ phận sau nếu chúng ta loại bỏ ví dụ, thời chúng ta sẽ có một kiểu tam đoạn luận hoàn toàn theo kiểu Aristotle. Ngoài ra, một học thuyết nhận thức-giác quan và một học thuyết tam đoạn luận cộng với hệ quả, làm một học thuyết gồm những ảo tưởng luận lý, những cuốn sách giáo khoa Nyāya cổ đại cũng ghi lại một bộ luật gồm các nguyên tắc rất chi tiết để áp dụng trong một cuộc thảo luận, có nghĩa là một bài giảng giải về biện luận. Trường phái Nyāya đã có một hệ thống luận lý rất tiến bộ, khi các Phật tử bắt đầu thể hiện một mối quan tâm mãnh liệt về những vấn đề khó khăn luận lý. Thế rồi học thuyết Phật giáo đã tự tháp ghép và kho tàng tiền Phật giáo cổ đại. Nhưng rồi một bất đồng không ngờ xảy ra ngay lập tức giữa hai quan điểm hoàn toàn xung khắc nhau. Luận lý Bà la môn hoàn toàn hình thức và được xây dựng lên dựa trên một nền tảng thuyết duy thực ngây ngô. Những Phật tử vào thời đó đã trở thành những người duy tâm đầy phê phán, và mối bận tâm của họ về luận lý không mang tính hình thức, nhưng là luận lý triết học, có nghĩa là mang tính chất nhận thức học. Một cuộc cải cách luận lý học đã trở thành tuyệt đối cần thiết. Chính ngài Dignāga đã hoàn tất công việc này.
[1] Những hệ thống chỉ được cứu xét đó là đã tiếp tục tồn tại trong văn chương. Ảnh hưởng của những người đương thời với Đức Phật đó mà tác phẩm của họ không còn tiếp tục tồn tại trong văn chương xem ra vẫn còn rất mạnh. Dưới ảnh hưởng của năm vị thiền sư theo tà đạo về Kỳ-na giáo và Phật giáo cp. Những tài liệu thật thú vị do ngài B.C. Law sưu tầm trong tác phẩm Historical Gleanings, p. 21 ff. (Nhà xuất bản Calcutta, năm 1992). [2] Bài tường trình của Mādhava trong SDS hiện nay vẫn còn tồn tại là nguồn chính cho hiểu biết của chúng ta về những luận cứ Duy vật chủ nghĩa Ấn Độ. Có khá nhiều điều được gán thêm vào đó, vừa qua giáo sư J. Tucci đã thực hiện. Hiện thời giáo sư M. Tubiansky đang tham gia vào công trình sưu tập bằng cách góp nhặt các thông tin về đề tài ngay từ nguồn tư liệu Tây Tạng. [3] Sđd., tr. 7. [4] Như trên, tr. 3. [5] Như thể Bārhaspatyas, Auśauasas, v.v. [6] Cp. Kauṭalīya, I, 39-40 [7] Giống như Phật giáo, Kỳ-na giáo cũng tuyên bố mình là một sāmkleśa-vyavadāniko dharmaḥ, có nghĩa là một giáo lý chuyên dạy giới đức. [8] Cp. một cách giải thích tuyệt vời về học thuyết Kỳ-na về Nghiệp chướng trong tác phẩm của giáo sư H. v. Glasenapp đã dành trọn cho chủ đề này. [9] Tại đó đại nghiệp chướng sẽ phải tận diệt và đại phi pháp (adharma) bắt đầu xuất hiện. [10] Cp. H. Jacobi, ERE, phái Kỳ-na giáo. [11] Dưới hình thức cổ xưa, như Caraka IV. 1 ghi lại, khi Pradhāna và brahman (phạm thiên) cùng có một thực thể, quan hệ song hành với Phật giáo vẫn còn rất lớn, cp đặc biệt IV. 1.44 trong đó có đề cập đến học thuyết sārūpya. [12] “sarvam nityam”, cp. như trên, IV. 1.29 ff., tuy nhiên cách phân biệt cả hai hệ thống này lại là những người chủ trương kṣaṇikatva. [13] Kết quả và nguyên nhân là cùng một thứ - sat-kārya-vada [14] Cp. S.N. Dasgupta, lịch sử, I, p. 243-4; ngài so sánh gunas nơi hệ thống Sānkya với “những điều có thật” mà Herbart chủ trương, theo ý kiến của tôi, sự so sánh đó rất chính xác, quả thật cả guṇas cũng như dharmas đều là “Dinge mit absolut einfacher Qualitāt”. [15] Cp. nhận định của Yaśomitra: vidyamānam dravyam (CC., p. 26 n.), nhưng dravyam ở đây lại được hiểu là kṣaṇikam, là một “bản thể thể chất không tồn tại”. [16] Các vị Yogins Svāyambhuva này chẳng phải là các vị sat-kāriya-vādins, hay họ chỉ thuộc nhóm ôn hoà mà thôi (anekāntataḥ), ở mức độ theo đó toàn bộ những ai chủ trương hiện thực có thể được gán cho nhóm này, xin đọc cp. NK, p. 32 và Tātp., 428, 20 ff. Không nhất thiết phải phỏng đoán rằng các vị tu luyện Yoga phải là Vātsyāyana trong NS, I, 1, 29 là những người Pātañjala yogas như ngài K. Chaṭṭopadhyāya, chủ trương. JRAS. 1927, p. 854 ff. rõ ràng đã phỏng đoán như vậy. [17] Để biết thêm chi tiết về những đối kháng khởi lên cho Pātañjalas khi thừa nhận một cá nhân thượng đế, xin đọc cp. Tuxen, Yoga, p. 62 ff. [18] Cp. Māndūkyop. Kārikā, IV; cp. S . N . Dasgupta, Lịch sử, v. I, p. 422 ff. [19] Cp. Khaṇḍana-Khaṇḍa-Khādya, p. 19 và 29 (Chowkh). – Mādhyamikādi – vāg - vyavahārāṇam svarūpāpalāpo na śakyata iti. [20] Đối với Bhāṭṭa-Mīmāṃsakas dhvani chính là guṇa cho các ālāśa, cũng giống như đối với Vaiśeṣikas, nhưng varna chính là một bản thể, dravya, và đó là một nitya. [21] abhāva = abhāva indriyeṇa gṛhyate, cp. Tarka-bhāṣā, p. 30; các Sānkhya cố đại cũng chấp nhận cùng một thứ như vậy, cp. Cakrapāṇi ad Caraka, IV, 1. 28; đó chính là một viśeṣya- viśe ṣaṇa- bhāva- sannikarṣa. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC