NẼO HƯỚNG CỦA TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI
ÉMILE BREHIER (1876-1952)
Émile Brehier. Những chủ đề hiện đại của triết học. Mai Vi Phúc dịch. Sài Gòn: Kỷ Nguyên, 1969, tr. 113-121.
Sự rãi rác thành những chủ đề rất khác biệt nhau của công việc trình bày mà tôi dành cho triết học của thời đại chúng ta, hẳn nhiên là một khuyết điểm, và người ta phải có nhiềuưa thích hơn đối với một sự diễn giải có lớp lang một chủ thuyết nhất định ; thế nhưng, nó lại thích hợp với hoàn cảnh của một thời đại ít có tham vọng đặt ra những hệ thống toàn diện hơn là luận giải, với những phương pháp thích ứng, những chủ đề nhất định và có giới hạn. Tất cả những phương pháp ấy, hiện tượng luận, tâm lý học cơ cấu, phân tâm học, vẫn tìm được sự thống nhất của chúng trong sự nghiên cứu về con người, một con người không được đặt vào sự tiến hóa chung của thiên nhiên và của lịch sử mà được đặt ra trong những sựliên hệ cụ thể và hiện tại của nó, thân xác và linh hồn với thế giới bao quanh nó, với tha nhân, với thực tại bên kia bờ thế tục một con người chỉ tìm thấy những nguyên lý và những giá trị trong sự thực hiện thiết thực của khoa học và trong mở kinh nghiệm về đời sống. Có thể nào, xuyên qua những tư trào khác nhau ngần ấy, người ta tìm ra được vài nét căn bản cho học thuyết về con người không ? điều này không phải là không có được với điều kiện là trở lui lại một vài thế kỷ. Vào thế kỷ XVII, con người hiện ra trước những nhà triết học như một hiện vật có thểđược nhồi hắn theo ý muốn, không có một cơ cấu nào riêng biệt, người ta nhìn thấy trong tinh thần nhân loại cái kết quả và có thể nói là nơi tích trữ những ấn tượng ngoại giới chồng chất lên nhau; và người ta có thể tin là, nhất là Helvetius, sẽ đi đến việc thay đổi được con người theo ý muốn, bằng cách qui định những ảnh hưởng từ bên ngoài theo một nẽo hướng nào đó. Tuy nhiên, đối lại với con người bị chìm đắm giữa vạn vật, người ta dựng lên một con người phổ quát, con người của Cách Mạng, mà những quyền lợi đều tuyệt đối, con người của tri năng luận theo Kant mà ý thức định luật cho vạn vật và nhận lấy về phần nó những định luật của lý trí thực tiễn. Nhưng giữa con người bị tiêu tán dần trông thuyết duy vật và con người phổ quát và trừu tượng của những nhà cách mạng đã biến mất con người cụ thể, một con người bị đày đọa theo thời gian, gặp phải những chướng ngại hay những sự cứu trợ trong môi trường thiên nhiên và xã hội của nó. Ý nghĩa của sự trở thành và của môi trường, đó chính là những gì mà thế kỷ XIX đã mang lại. Triết học vào thời ấy cố gắng thấu đáo con người bằng cách đặt nó vào giữa quá khứ và tương lai trong một dòng tiến hóa chung mà nó là một giai đoạn hiện tại, cố gắng đặt con người, với tất cả những khả năng của thể xác và tinh thần, vào trong chu kỳ toàn diện của hữu thể. Triết học này có những hình thức thật khác biệt nhau, với Auguste Comte, nó hiện ra nhưmột sử quan và một dự liệu về tương lai, với Hegel, nó mang một hình thức biện chứng mà người ta thấy tuần tự nảy sanh ra, tùy theo những ước thúc của tinh thần, đi từ trừu tượng đến cụ thể, cái thực tại con người trong tất cả sự phức tạp của nó. Trong khi thuyết duy vật để mặc con người tiêu tán vào vật giới, triết học này biến con người thành nô lệ cho một dòng tiến hóa mà nó không tự làm chủ lấy: dưới hình thức quen thuộc nhất của nó, thuyết tiến hóa của Spencer, nó còn tạo nên cả mối ảo tưởng nguy hiểm về một sự tiến bộ lũy tiến và một sự ưu thắng cần thiết của hiện tại trước quá khứ. Dù sao, vào thế kỷ XIX cũng như vào thế kỷ XVIII, đã có một sự đoạn tuyệt rõ rệt giữa những cách cấu tạo ấy của triết học với thực tại trực tiếp và sống động của con người. Đó là lý do khiến xây ra vào cuối thế kỷ XIX, sự phản ứng mạnh mẽ đã diễn ra trong thuyết thực dụng của James và thuyết nhân bản của nhà triết học Anh Schiller. Cả hai ông đều tin vào một sự sinh hoạt hiện tại và chính để được hợp thời mà hai ông mới để cho xen vào đó một mối hoài niệm về quá khứ và sự dự liệu cho tương lai. Hai ông không diễn dịch con người như một đối tượng tư duy, hai ông thực nghiệm và thử thách con người Thuyết duy linh của Bergson, vào cùng thời kỳ ấy, tính cách thực nghiệm ; nó không có tham vọng cấu tạo nên kinh nghiệm, mà chỉ muốn mở rộng nó; ông nhìn thấy trong trực giác một kinh nghiệm tất nhiên đã được hướng dẫn một cách khác với lệ thường nhưng cũng không kém phần giá trị và xác thực ; và khi ông nói đến sự tiến hóa thì đó, không phải như theo Spencer, là một định luật phổ quát do những nhà vật lý học tìm ra mà đúng thật là một sự trở thành được bắt gặp nhờ ở sự đào sâu vào ngay chính cõi ý thức. Chính trong phong trào đang hưởng mạnh mẽ đến cái trừu tượng ấy (đó cũng chính là tựa của một tác phẩm đặc sắc của Ô. Jean Wail)- mà người ta cần phải tìm kiếm nguồn gốc của triết học hiện tại. Không phải vì nó đã không kể tiếp một phong trào nào trong số mà tôi vừa kể, mà vì một điều không thể chối cãi là mặc dầu món nợ đối với những phong trào triết học đi trước đã thật nặng nề, những phong trào này hiện đang bị bỏ quên hoặc bị công kích mặc dù người ta đã phục hồi lại cái thế giá của Hegel, địch thủ chính của chúng. Sự thật, trong những phong trào vào buổi đầu của thế kỷXX, đã có một sự đắc chí thật xa lạ với thời đại chúng ta, và đồng thời một sự phổ thông hóa bút pháp triết học đến mức loại trừ xem như vô ích và tai hại mọi ngôn ngữ chuyên môn do những nhà triết học đi trước tạo nên : về điểm này cũng vậy, thời đại của chúng ta, với bao nhiêu bản văn bí hiểm và đầy dẫy những từ ngữ chuyên môn, đã không cho thấy sự tương đồng. Thế nhưng người ta đã thấy những gì mà nó còn giữ lại : đặt vào trung tâm tư tưởng triết học, vấn đề cụ thề của con người, bằng cách chối từ sự phân tách giản lược và giản cách theo kiểu mà Taine chẳng hạn đã xử dụng, cũng như sự tổng hợp vĩ đại của Comte hay của Hegel. Sự phân tách, theo triết học hiện đại, va chạm đến mối cảm nhận về thực tế, mà người ta không thể nào phân giải những yếu tố mà không hủy diệt nó, và do vậy nó giữ lại rất lành lặn mối cảm nhận về tính kỳ đặc của những hữu thể vốn gắn liền vào thuyết Bergson. Do đâu mà nó đã có một thanh sắc thật khác biệt với những công trình vào đầu thế kỷ ? chính bằng cách giải đáp cho câu hỏi này mà tôi hoàn tất việc biểu thị chân tướng của nó. Hãy nhận rõ sự tương phản: nơi nào mà Bergson tìm thấy những thông lộ, những nhà tưtưởng của thời đại chúng ta tìm thấy những sự gián đoạn ; nơi mà Bergson xem sự gián đoạn giữa những hình thể của hữu thể như là kết quả của một cách nhìn sự vật được điều khiển bởi tập tục và nhìn thấy, trong sự tái lập lại sự liên tục thực sự, phần sự của triết học, triết học của chúng ta không ngớt vấp phải những sự gián đoạn mà nó cho là không thể nào vượt qua. Trong khi động cơ chính yếu của triết học Bergson là sự hưng khởi và động lực, ý tưởng chỉđạo những nhà triết học của chúng ta là cơ cấu và giới hạn. Tất cả những vấn đề mà tôi đã đềcập đến là bằng chứng cho điều ấy. Để vay mượn của vật lý học một hình ảnh tất nhiên chỉ có một giá trị gợi hình, tất cảnhững cơ cấu ấy đều thường bị phân cực, người ta không nhìn thấy nơi ý thức một cái bình kín mít được xem như là nơi giam nhốt những hiện tượng ý thức, mà là như một cái cực mà cực kia tùy theo những cơ cấu được xét đoán có thể là ngoại giới, tha nhân, hay là tính siêu việt Tôi có thể thêm vào bao nhiêu thí dụ mà tôi đã nêu lên, những thí dụ khác. Tôi muốn được kể thêm những sự kiếm tìm xác đáng của Ô. Paliard về ý tưởng ẩn tàng trong tri giác vềkhoảng cách. Xưa kia, người ta xem tri giác ấy như được thủ đắc nhờ ở sự phổi hợp những hình ảnh. Ô. Paliard, qua những cuộc thi nghiệm tinh xảo, đã cho thấy nó được hình thành bằng cách nào do một sự phản tỉnh tàng ẩn, nơi mà cảm giác và ngoại vật một cách hồ tương tự qui định như thể đó là hai cực. Để tiếp nối hình ảnh, tôi sẽ kể lại một lời nói sâu sắc của một trong số những nhà tưtưởng lỗi lạc nhất của thời đại chúng ta, Paul Valéry, trong Một vài cảm nghĩ của Ô. Tesle, đã nói đến một thứ môi trường chi phối những hiện tượng ý thức – hình ảnh, ý tưởng, mà nếu không có nó sẽ chỉ là những sự phối hợp, những sự thành hình đối xứng của mọi sự phối hợp. Cũng như trong một điện trường tạo nên do một luồng điện đi qua một dịch thể từ dương cực sang âm cực, những con vốn phân tán một cách ngẫu nhiên trong dịch thể và do đó theo mọi cách phối hợp khả hữu, giờ đây cái thì hướng về dương cực, cái khác về âm cực, những cơ cấu của con người cũng được xem như là những lực trường đã sắp xếp, bằng cách phân cực, những yếu tố nào rơi vào vòng ảnh hưởng của chúng. Ở bên ngoài những môi trường ấy chỉ có trong ý thức những "cặn bã" theo cách gọi trong một tác phẩm mới đây của Aldous Huxley, những cơn mơ mòng ấy mà ông mô tả như đó là "những sự hoán vị và những sự phối hợp của tinh thần được tạo thành trong khi ý thức vận động một cách ngẫu nhiên».[1] Triết học thời mới cô lập và nghiên cứu những lực trường ấy : từ đó nãy sanh ra một đặc tính cuối cùng của nền triết học của chúng ta mà tôi kể đến để kết thúc, đó là lập trường đa nguyên, không phải theo như những nhà chủ trương thuyết nguyên tử xưa kia, mà là của ông Bachelard chẳng hạn, đã khiến nghĩ ngay đến sự phản biệt những mô hình theo kiểu Aristote. Tư tưởng triết học, tóm lại, một khi nó trở nên sâu sắc (và hẳn nhiên là một bài học chung cho mọi người) đã đi ngược hẳn với những sự giản đơn và dạy cho biết rằng người ta không tạo nên điều gì cả với những nguyên lý trừu tượng. Điều đáng kể nơi nền tư tưởng mới của chúng ta là, giữa bao nhiêu những nỗi khó khăn và những sự mơ hồ, đã có một ý thức rõ rệt về điều kiện cốt yếu ấy của triết học. Chú giải cuối cùng. Tôi đã hoàn tất tác phẩm này từ lâu, trước khi tôi được đọc quyển sách của Albert Broud,Từ tâm lý học đến triết học[2]. Không những quyển sách này đã cũng cố thêm những quan niệm của tôi về, nẽo hướng chung của triết học, vì bởi nó không thể nào nhận nghiên cứu những hiện tượng ý thức độc lập với ngoại giới, mà sự áp dụng khái quát cái khái niệm của nó về môi trường giải thích thế giới tinh thần và thể giới vật chất lại còn trùng hợp với những gì mà một bản văn của Valéry đã khơi dậy trong tôi. "Môi trường, ông viết khi đề cập đến môi trường vật lý, không còn là một sự vật nữa mà là một hệ thống tương quan giữa những lực tinh xác. Mỗi trường sẽ che lấp dần dần cải vật chất" (trang 15). Và do đó người ta cũng có thể nói đến một môi trường tâm lý, tức là một vòng vận hành và những hình ảnh được hàm chứa trong một hệ thống được qui hướng bởi một khuynh hướng. Những môi trường như thế đối với nhà tâm lý học là một dữ kiện tối sơ mà những yếu tố chỉ có thể được tách rời bằng sự trừu tượng hóa. Môi trường như vậy sẽ là thực tại phổ quát vượt quá sự phân biệt vật chất với tinh thần. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC