Triết học nhân học

Câu hỏi 75. Nhân loại được hỗn hợp với bản thể thiêng liêng cùng bản thể hữu hình

 

CÂU HỎI 75

 

VỀ NHÂN LOẠI ĐƯỢC HỖN HỢP VỚI

BẢN THỂ THIÊNG LIÊNG CÙNG BẢN THỂ HỮU HÌNH

VÀ TRƯỚC TIÊN VỀ YẾU TÍNH CỦA LINH HỒN

 


Thomas Aquinas. Tổng luận thần học. Quyển I, Tập 4: "Thiên Chúa và thứ tự sáng tạo" (Từ câu hỏi 58 đến câu hỏi 83). Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. | Xem bản dịch tiếng Anh


 

 

Đã thảo luận về thụ tạo thiêng liêng và thụ tạo hữu hình, bây giờ chúng ta tiến hành thảo luận về nhân loại được hỗn hợp với bản thể thiêng liêng và bản thể hữu hình. Trước tiến chúng ta sẽ thảo luận về bản tính của nhân loại trong tương quan với linh hồn. Và thứ đến về nguồn gốc của nhân loại (Q.90). Ngày nay các nhà thần học nghiên cứu bản tính của nhân loại trong tương quan với linh hồn, chứ không trong tương quan thân thể trừ phi theo mức độ thân thể có tương quan với linh hồn. Do đó, đối tượng đầu tiên của sự nghiên cứu của chúng ta là linh hồn. Và bởi vì Denys nói có ba vật được gặp trong các bản thể thiêng liêng : yếu tính, năng lực và hành động (De caelo Hier. 11,2). Chúng ta sẽ thảo luận trước tiên cái gì thuộc về yếu tính của linh hồn; thứ nhì, cái gì thuộc về năng lực của linh hồn (Q.77); thứ ba, cái gì thuộc về hành động của linh hồn (Q.84).

Vấn đề thứ nhất có hai điểm nghiên cứu : bản tính của linh hồn tại sự; sự phối hợp linh hồn với thân thể (Q.76). Mục thứ nhất gồm 7 điểm sưu tầm:

1. Hồn là vật thể ?

2. Hồn nhân loại là vật lập hữu ?

3. Hồn của thú vật lập hữu ?

4. Hồn là người ta, hoặc người ta được hỗn hợp với hồn cùng thân thể ?

5. Hồn hỗn hợp với chất thể và mô thể ?

6. Hồn bất khả diệt ?

7. Linh hồn thuộc về cũng một loại như thiên thần ?

 

Tiết 1

HỒN CÓ PHẢI LÀ VẬT THỂ KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra hồn là vật thể.

1. Hồn là chủ động của thân thể. Không có vật động mà không bị động. Trước tiên, bởi vì rõ ràng không cái gì có thể động trừ phi chính nó bị động, vì không cái gì cho điều nó không có; thí dụ, cái gì không nóng thì không đốt nóng. Thứ đến, bởi vì giả như có cái gì động mà chính nó không bị, nó phải là nguyên nhân của sự chuyển động đều đều và vĩnh cửu, như thấy chứng minh ở Vật lý học I (Aristote, Phys. 8,10).

Điều này đã không xảy ra trong sự chuyển động của thú vật mà sự chuyển động này được hồn tạo nên. Vậy hồn là một chủ động bị động. Mà tất cả mọi chủ động bị động là những vật thể. Vậy hồn là vật thể.

2. Tất cả mọi sự hiểu biết được tạo nên bởi sự tương tự. Mà không có sự tương tự nào của vật thể với vật vô hình. Vậy giả như hồn không phải là vật thể, thì hẳn nó không có sự hiểu biết về các sự vật hữu hình.

3. Giữa chủ động và vật bị động phải có sự đụng chạm nhau. Mà sự đụng chạm chỉ có thể được giữa hai vật thể. Vậy bởi vì hồn động vật thể, thì xem ra hồn phải là vật thể.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : “Hồn là đơn giản trong sự đổi chiếu với thân thể, vì nó không chiếm không gian theo một độ nào” (De Trini., 6,6).

TRẢ LỜI :

Chúng ta tìm hiểu bản tính của hồn, thì trước tiên phải xác định hồn được định nghĩa là nguyên lý đệ nhất sự sống trong vật sống thuộc thế giới chúng ta; vì chúng ta gọi các vật sống là vật có hồn, và gọi những vật không có sự sống là những vật vỏ hồn. Thực thế, sự sống một cách chủ yếu được biểu lộ bằng hai hoạt động tính : Sự hiểu biết và sự chuyển động. Các triết gia ngày xưa, không có khả năng vượt lên trên tưởng tượng đã giả thiết nguyên lý của hai hành động này là cái gì hữu hình (Democrite et Empedocles, d'après Aristote, de An. 1,2); họ khẳng định duy các vật thể thực tại, và cái gì không hữu hình thì không phải là cái gì cả (Q.50, a.1). Do đó, họ chủ trương hồn là một thứ vật thể (St. Augustin, De Civit. Dei. 8,5). Sự sai lầm của ý kiến này có thể chứng tỏ ở nhiều khía cạnh: nhưng ở đây chúng ta chỉ sử dụng một bằng chứng duy nhất biểu lộ tính cách phổ quát và chắc chắn hồn không phải là vật thể.

Điều này hiển nhiên là không phải bất cứ nguyên lý nào của hành động sống là hồn; vì như vậy, con mắt hẳn là hồn vì nó là nguyên lý của sự trông thấy; và cũng một lý luận này có thể ứng dụng cho tất cả các dụng cụ của hồn. Nhưng nguyên lý đệ nhất của sự sống được chúng ta gọi là hồn. Vì một cách rõ ràng, vật thể với tính cách là vật thể không thể là nguyên lý sự sống, cũng không thể là sinh vật, vì giả như có như thế, thì tất cả mọi vật thể hẳn là sinh vật, hoặc chính là nguyên lý sự sống. Vậy một vật thể có thể là sinh vật, hoặc là chính nguyên lý của sự sống bởi lý do nó là một vật thể “như thế”. Mà nó là một vật thể như thế cách hiện thể, phải có một nguyên lý nào đó mà nguyên lý này được gọi là hiện thể của nó; như sự nóng là nguyên lý của sự đốt nóng, không phải là một vật thể, nhưng là một hiện thể của một vật thể.

GIẢI ĐÁP :

1. Bởi vì mỗi vật bị động, phải bị động bởi vật khác, sự tiến trình này không thể kéo dài đến vô cùng; chúng ta phải chấp nhận không phải tất cả các chủ động đều bị động. Vì bị động là đi qua từ tiềm-thể-tính đến hiện-thể-tính, nên chủ động cho điều mình có cho vật bị động, theo mức độ nó làm cho vật bị động trở nên hiện thể. Mà như đã trình bày ở Vật lý học (Aristote, Phys. 8,5), có một chủ động hoàn toàn bất khả động, vừa không bị động cách yếu tính vừa không bị động cách tùy thể; và một chủ động như thế vừa có thể từ vĩnh cửu tạo nên một sự chuyển động đều đều và vĩnh cửu. Tuy nhiên có một thứ chủ động nữa, không bị động cách yếu tính, bị động cách tùy thể; và vì lý do này, nó không tạo nên sự chuyển động đều đều. Một chủ động như thế, chính là hồn. Lại nữa còn một thứ chủ động nữa bị động cách yếu tính, tức là vật thể. Và bởi vì các triết gia thời xưa tin tưởng không cái gì hiện hữu ngoài các vật thể, họ chủ trương tất cả mọi chủ động đều bị động, và hồn bị động cách yếu tính, và chỉ là vật thể (cf. Aristote, De An. 1,2).

2. Không tất yếu sự tương tự của vật được hiểu biết phải ở cách hiện thể trong bản tính của chủ thể hiểu biết. Nhưng trong trường hợp mọt hữu thể hiểu biết cách tiềm thể, và sau đó hiểu biết cách hiện thể, thì sự tương tự của vật được hiểu biết phải ở trong bản tính của chủ thể hiểu biết, không theo cách hiện thể, nhưng cách tiềm thể. Do đó, không phải tất yếu sự tương tự của các vật hữu hình một cách hiện thể ở trong bản tính của hồn, nhưng là tất yếu phải có tiềm-thể-tính trong hồn đối với sự tương tự như thế. Mà các nhà thiên nhiên học thời xưa không biết làm thế nào phân biệt hiện-thể-tính với tiềm-thể-tính (cf. Aristote, De genesi, 1.10); và như vậy họ đã chủ trương hồn phải là vật thể để có sự hiểu biết về vật thể, và nó phải được hỗn hợp với các nguyên lý mà bởi đó tất cả mọi vật thể được cấu tạo.

3. Có hai thứ đụng chạm, sự đụng chạm của lượng và đụng chạm của năng lực. Với sự đụng chạm thứ nhất một vật thể có thể được vật thể khác đụng đến; với sự đụng chạm thứ nhì, một vật thể có thể được một thực tại vô hình đụng đến mà thực tại này động nó.

 

Tiết 2

HỒN CỦA NHÂN LOẠI CÓ PHẢI LÀ VẬT LẬP HỮU KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra hồn của nhân loại không phải là vật lập hữu.

1. Cái gì lập hữu, thì được nói là “vật đặc thù này” (hoc aliquid). Mà “vật đặc thù này” không được nói về hồn, nhưng được nói về cái gì được hỗn hợp bằng hồn và thân thể. Vậy hồn của nhân loại không phải là vật lập hữu.

2. Cái gì lập hữu, thì hành động. Mà hồn của nhân loại không hành động, vì Triết gia nói “hồn cảm giác và hiểu biết là như nói hồn dệt vải hoặc xây nhà” (De An. 1.4). Vậy hồn của nhân loại không lập hữu.

3. Giả như hồn của nhân loại là vật lập hữu, nó hẳn có hành động riêng rẽ ngoài thân thể. Mà nó không có hành động riêng rẽ ngoài thân thể, cũng không có hành động hiểu biết; vì hành động hiểu biết không xảy ra mà không có ảnh tượng, mà ảnh tượng không thể hiện hữu ngoài thân thể. Vậy hồn của nhân loại không phải là vật lập hữu.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : “Bất cứ ai hiểu biết bản tính của tinh thần là bản thể, không phải bản thể vật thể, sẽ trông thấy những kẻ chủ trương bản tính hữu hình của tinh thần bị lạc đường bởi điều này là họ kết hợp với tinh thần những sự vật mà không có chúng nó họ không suy nghĩ được bản tính nào, tức là các ảnh tượng của các vật thể” (De Trin. 10,7). Vậy bản tính của tinh thần nhân loại không những vô hình, mà còn là bản thể, tức là một cái gì lập hữu.

TRẢ LỜI :

Tất yếu phải chấp nhận nguyên lý của hành động thuộc trí năng, mà chúng ta gọi là hồn của nhân loại, là nguyên lý vừa vô hình vừa lập hữu. Vì rõ ràng là nhờ trí năng mà nhân loại biết tất cả các sự vật hữu hình. Nhưng bất cứ vật nào biết một vài sự vật nào đó, thì không có cái gì về các sự vật đó trong bản tính mình : vì cái gì một cách tự nhiên ở trong nó, thì ngăn cản sự biết về bất cứ sự vật nào khác. Như thế, chúng ta quan sát cái lưỡi bệnh nhân bị mất quân bình do một chất đắng nào đó, thì vỏ cảm giác đối với bất cứ chất ngọt nào, và tất cả mọi món ăn hoặc uống đều đắng đối với nó. Vậy nếu nguyên lý có trí năng chứa đựng trong chính mình cái bản tính của bất cứ vật thể nào, hẳn nó không có thể biết tất cả các vật thể. Thực thế, mỗi vật thể có bản tính nhất định của mình. Vậy nguyên lý có trí năng không có thể là vật thể. Cũng không có thể hiểu biết nhờ cơ quan hữu hình, bởi vì bản tính nhất định của cơ quan đó hẳn cũng ngăn cản sự biết tất cả các vật thể, như khi một màu nhất định nào không những ở trong con người mà còn ở trong bình thủy tinh, thì chất lỏng trong bình đó cũng có một màu.

Do đó, nguyên lý có trí năng mà chúng ta gọi là tinh thần hay trí năng, một cách yếu tính có hành động mà vật thể không có phần trong đó được. Vì duy cái gì lập hữu tại sự mới có thể hành động tại sự. Vì không vật gì có thể hành động ngoài vật ở hiện thể, và như vậy một vật hành động như nó hiện hữu; vì lý do này, chúng ta không nói sự nóng cho sự nóng, nhưng vật nóng cho sự nóng. Vậy chúng ta phải kết luận hồn nhân loại được gọi là trí năng hay tinh thần, là vật vô hình và lập hữu. Và hồn nhân loại là linh hồn.

GIẢI ĐÁP :

1. Vật đặc thù này có thể hiểu biết theo hai ý nghĩa: thứ nhất, đó là bất cứ vật lập hữu nào; thứ nhì, đó là cái gì lập hữu và đầy đủ trong bản tính loại thuộc. Ý nghĩa thứ nhất trục xuất mọi sự đính kết của tùy thể hoặc của mô thể hữu hình ý nghĩa thứ nhì cũng trục xuất sự bất-hoàn-hảo của phần; như vậy bàn tay có thể được gọi là “vật đặc thù này” theo ý nghĩa thứ nhất, nhưng không theo ý nghĩa thứ nhì. Vậy hồn của nhân loại là phần của bản tính nhân loại (nhân tính), được gọi là vật đặc thù này theo ý nghĩa thứ nhất, với tính cách là vật lập hữu; chứ không theo ý nghĩa thứ nhì, vì theo ý nghĩa này, hợp vật của hồn và thân thể mới được gọi là vật đặc thù này. 

2. Triết gia đã viết các từ này với tính cách biểu lộ, không phải ý kiến riêng của ông, nhưng ý kiến của những kẻ nói hiểu biết là bị động như thấy được rõ ràng theo những phần khác cùng một bản văn (De An. 1,4). Hoặc chúng ta có thể giải đáp hành động cách nguyên thường thuộc về vật hiện hữu cách nguyên thường. Mà một vật có thể đôi khi được nói là hiện hữu cách nguyên thường, nếu nó không đính kết với tính cách một tùy thể hoặc một mô thể hữu chất; và mặc dầu nó là phần của một vật nào. Tuy nhiên nói cách chính xác, thì hiện hữu nguyên thường, không được đính kết như nói trên, cũng không là một phần của vật nào khác. Theo ý nghĩa này, con mắt hoặc bàn tay không được nói là lập hữu nguyên thường; và vì lý do này, cũng không được nói là hành động cách nguyên thường. Do đó, hành động của các phần thì nhờ mỗi phần, mà được chỉ về cho cái toàn thể. Vì chúng ta nói nhân loại trông thấy nhờ mắt, và sờ mó nhờ bàn tay, và đó không phải theo một ý nghĩa như khi chúng ta nói cái gì nóng thì cho sự nóng nhờ sự nóng của mình; vì sự nóng nói cách chính xác, không cho sự nóng. Chúng ta có thể nói hồn hiểu biết như mắt trông thấy; nhưng đúng hơn thì nói nhân loại hiểu biết nhờ hồn.

3. Vật thể cần thiết cho hành động của trí năng không với tính cách là cơ quan hành động của nó, nhưng về phía của đối tượng vì ảnh tượng đối với trí năng như màu sắc đối với thị giác. Và sự lệ thuộc như thế nào vào vật thể không chứng tỏ trí năng không lập hữu, giả như cách khác, thì hẳn do đó mà thú vật không lập hữu vì nó phải cần đến những khả-giác-hữu bên ngoài để cảm giác.

 

Tiết 3

HỒN CỦA THÚ VẬT CÓ LẬP HỮU KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra hồn của thú vật lập hữu.

1. Nhân loại thuộc về cùng một giống với các thú vật và hồn của nhân loại lập hữu. Vậy hồn của thú vật lập hữu.

2. Tương quan của năng lực cảm giác với các đối tượng khả giác tương tự với tương quan của năng lực trí năng đối với các đối tượng khả niệm. Mà trí năng hiểu biết các đối tượng khả niệm bằng cách không cần đến vật thể; vậy các giác quan tri giác các đối tượng khả giác bằng cách không cần vật thể. Vậy bởi vì hồn của thú vật thuộc về cảm giác, chúng nó lập hữu bởi cũng một lý do mà hồn của nhân loại lập hữu, vì nó thuộc về trí năng.

3. Hồn của thú vật động vật thể. Mà vật thể không phải là chủ động, mà là bị động. Vậy hồn của thủ vật có hành động riêng rẽ khỏi vật thể.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép trong sách về các Tín điều Hội thánh: “Chúng ta tin tưởng duy nhân loại có hồn lập hữu; còn các hồn của thú vật không lập hữu” (De Eccl. Dogm. 16, Gennadius).

TRẢ LỜI :

Các triết gia thời xưa (Empedoclès, d'après Aristote, De An. 3,3) không phân biệt giác quan với trí năng, đã chủ trương cả hai năng lực này là cũng một nguyên lý hữu hình như đã nói trước. Còn Platon phân biệt trí năng với giác quan, nhưng đã qui cả hai về một nguyên lý vô hình, chủ trương sự cảm giác, như sự hiểu biết, thuộc về hồn với tính cách như thế (cf. Nemesius. De Nat. Hom.6). Do điều này mà chính các hồn của thú vật lập hữu (cf. Nemesius, de Nat. Hom.2). Nhưng Triết gia chủ trương trong các hành động của hồn, duy sự hiểu biết được thực hiện không cần đến cơ quan hữu hình (De An. 3.4). Đàng khác, sự cảm giác và các hành động, tiếp theo của giác hồn thì rõ ràng xuất hiện với một sự thay đổi nào đó trong vật thể: như khi trông thấy, con người bị thay đổi bởi sự tương tự của màu sắc. Và cũng nói như thế với các giác quan khác. Do đó, giác hồn không có hành động nguyên thường riêng của mình, và tất cả các hành động của giác hồn thuộc về hợp vật. Vậy chúng ta kết luận vì các hồn của thú vật không có hành động nguyên thường, chúng không lập hữu. Vì hành động của bất cứ vật nào đều đi theo thể cách hiện hữu của mình.

GIẢI ĐÁP :

1. Dầu nhân loại thuộc về cùng một giống như các thú vật, nhân loại thuộc một loại dị biệt. Mà sự dị biệt loại thuộc này do sự dị biệt của mô thể; và mỗi sự dị biệt của mô thể không một cách tất yếu tạo nên và tạp-đa-tính của giống.

2. Tương quan của năng lực cảm giác đối với đối tượng khả giác theo một thể cách cũng là một với tương quan của năng lực trí năng đối với đối tượng khả niệm, theo mức độ một trong hai năng lực này ở tiềm thể đối với đối tượng của mình. Còn theo thể cách khác, các tương quan của chúng khác biệt với nhau, vì ấn tượng của khả giác hữu trên giác quan được thực hiện với sự thay đổi trong vật thể; như vậy khi cường độ của khả-giác-hữu quá đa, thì giác quan bị hư hỏng. Điều này là việc không bao giờ xảy ra trong trường hợp của trí năng.

Vì trí năng hiểu biết cái cao nhất trong các đối tượng khả niệm, thì càng có năng lực về sau để hiểu biết các đối tượng khả niệm thấp hơn; lại càng thấu suốt đối tượng khả niệm, trí năng càng được hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu trong khi tiến hành hành động của trí năng, vật thể mệt mỏi, thì kết quả này xảy ra cách ngẫu trừ, vì trí năng đòi phải có hành động của các năng lực cảm giác để sản xuất các ảnh tượng.

3. Năng lực chủ động có hai thứ : năng lực thị dục truyền khiến sự chuyển động. Hành động của năng lực này trong giác hồn không hiện hữu mà không có vật thể; vì sự giận, sự vui và các đam mê với bản tính tương tự xuất hiện với sự thay đổi trong vật thể. Một năng lực chủ động khác thi hành sự chuyển động bằng cách làm cho các chi thể thích hợp tuân theo sự xúc động thị dục; và hiện thể của năng lực này không phải cốt tại việc động, nhưng tại sự bị động. Do đó một cách rõ ràng, việc động không phải là hiện thể của giác hồn không có vật thể.

 

Tiết 4

PHẢI CHĂNG LINH HỒN LÀ NGƯỜI TA ?

 

VẤN NẠN :

Có thể nói linh hồn là người ta.

1. Có lời ghi chép : “Tuy con người bên ngoài của chúng ta tàn tạ, con người bên trong vẫn ngày càng được canh tân” (2Cr 4,16). Mà cái bên trong của người ta là linh hồn. Vậy linh hồn là người ta bên trong.

2. Hồn nhân loại, tức linh hồn, là bản thể. Mà nó không phải là bản thể phổ quát. Nó là bản thể đặc thù. Nó là ngôi hoặc ngôi vị và nó chỉ có thể là ngôi vị nhân loại. Vậy linh hồn là người ta.

TRÁI LẠI :

Thanh Augustinô tán dương Warron chủ trương người ta không phải là linh hồn mà thôi, cũng không phải chỉ là thân thể, nhưng vừa là linh hồn vừa là thân thể (De Civit. Dei. 19,3). 

TRẢ LỜI :

Sự khẳng định linh hồn là người ta có hai ý nghĩa. Thứ nhất, người ta nói chung là linh hồn, mà người ta đặc thù này. thí dụ, ông Socrates. không phải là linh hồn, nhưng được hỗn hợp với linh hồn và thân thể. Tôi nói điều này, bởi vì một số người chủ trương duy mô thể thuộc về loại (Averroès in Metaph. 7, conim.21), đang khi chất thể là phần của cá thể. Cứ không phải là phần của loại. Điều này không thể đúng với sự thật, vì bản tính của loại thuộc về cái gì được lời định nghĩa biểu thị, và trong các vật thiên nhiên lời định nghĩa không biểu thị mô thể mà thôi, nhưng biểu thị cả mô thể và chất thể. Do đó trong các vật thiên nhiên, chất thể là phần của loại; nhất định đó không phải là chất thể đòi chất lượng, làm nguyên lý cả thể hóa, nhưng là chất thể chung. Vì bản tính của người đặc thù này được hỗn hợp bằng linh hồn này, thịt này và các xương này, đang khi bản tính nhân loại (nhân tính) được hỗn hợp bằng linh hồn, thịt và các xương; vì bất cứ cái gì một cách chung thuộc về bản thể của tất cả các cá thể được chứa đựng trong một loại, thì cũng phải thuộc về bản thể của loại.

Thứ nhì, sự khẳng định linh hồn là người ta có thể có nghĩa là linh hồn này là người ta này. Hẳn người ta có thể nói như vậy, giả như hành động của giác hồn là riêng biệt của nó mà không cần đến vật thể; bởi vì trong trường hợp đó, tất cả các hành động được chỉ về cho người ta, hẳn có thể chỉthuộc về linh hồn. Mà mỗi vật là vật thực hiện các hành động riêng của mình và do đó chính người ta thực hiện các hành động của người ta. Mà như vừa trình bày ở trước, sự cảm giác không phải là hành động của linh hồn mà thôi. Bởi vì sự cảm giác là hành động của người ta, cũng không phải là hành động riêng của linh hồn, thì hẳn rõ ràng người ta không phải là linh hồn mà thôi, nhưng là vật được hỗn hợp linh hồn và thân thể. Platon, vì giả thiết sự cảm giác là hành động riêng của linh hồn, chủ trương người ta là linh hồn sử dụng thân thể.

GIẢI ĐÁP :

1. Theo Triết gia, mỗi vật xem ra một cách chủ yếu là cái gì quan trọng nhất trong nó (Eth. 9,8). Như vậy, điều gì mà người thống trị một quốc gia làm, thì người ta nói quốc gia đó làm. Cũng vậy đôi khi cái gì quan trọng nhất trong người ta, được nói là người ta : đôi khi phần thuộc về trí năng thích hợp với chân lý, được gọi là người ta bên trọng; cũng đôi khi phần cảm giác với thân thể được gọi là người ta theo ý kiến của những kẻ làm nô lệ cho các sự vật khả giác. Và cái đó được gọi là người ta bên ngoài.

2. Những phải tất cả mọi bản thể đặc thù được gọi là ngôi hoặc ngôi vị, nhưng bản thể có bản tính đầy đủ của loại mình. Do đó bản tay, hoặc bàn chân, không được gọi là ngôi hoặc ngôi vị; cũng vậy duy linh hồn không được gọi như thế, vì nó chỉ là một phần của bản tính nhân loại.

 

Tiết 5

PHẢI CHĂNG LINH HỒN

LÀ HỖN HỢP CHẤT THỂ VÀ MÔ THỂ ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra linh hồn là hỗn hợp chất thể và mô thể.

1. Tiềm-thể-tính đối lập với hiện-thể-tính. Mà bất cứ vật nào ở hiện thể, thông phần Hiện thể đệ nhất, và Hiện thể đề nhất là Thiên Chúa. Chính bởi được thông phần vào Thiên Chúa mà tất cả mọi sự vật là tốt, là những hữu thể và là những sinh vật, như thấy được rõ ràng theo ý kiến của Denys. Vậy bất cứ vật nào ở tiềm thể, thì thông phần tiềm-thể-tính đệ nhất, Mà tiềm-thể-tính đệ nhất là chất thể đệ nhất. Vậy, bởi vì linh hồn theo một thể cách nào đó, ở tiềm thể, như thỉnh thoảng ở tiềm thể đối với sự hiểu biết, xem ra linh hồn phải thông phần vào chất thể đệ nhất, với tính cách là một phần của nó.

2. Bất cứ ở nơi nào, các đặc tính của chất thể được gặp thấy, chất thể hiện hữu ở đó. Mà các đặc tính của chất thể được gặp thấy trong linh hồn, tức là, linh hồn làm chủ thể và có thể thay đổi. Vì linh hồn bị bắt buộc phải hiểu biết và có nhân đức; nó thay đổi từ tình trạng dốt nát đến sự tri thức và từ tật xấu đến nhân đức.

3. Các vật không có chất thể, không có nguyên nhân cho sự hiện hữu của mình, như Triết gia nói ở Siêu hình học (Aristote, Métaph. 7,6). Mà linh hồn có nguyên nhân cho sự hiện hữu của mình, vì nó đã được Thiên Chúa sáng tạo. Vậy linh hồn có chất thể.

4. Cái gì không có chất thể và chỉ là mô thể, là hiện thể thuần túy và vô cùng. Mà điều này chỉ thuộc về Thiên Chúa. Vậy, linh hồn có chất thể.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô minh chứng linh hồn không được tạo thành với chất thể hữu hình, cũng không với chất thể thiêng liêng (De genest ad Litt. 7,7.)

TRẢ LỜI :

Linh hồn không có chất thể. Chúng ta có thể nghiên cứu vấn đề này theo hai cách. Thứ nhất, bởi khái niệm về linh hồn cách tổng quát, theo đó linh hồn là mỏ thể của thân thể. Thì ra, linh hồn là mỏ thể theo toàn-thể-tính của mình, hoặc theo một phần của chính mình. Nếu bởi toàn thể tính của nó, thì không phần nào của nó có thể là chất thể, nếu chúng ta hiểu chất thể là cái gì thuần túy ở tiềm thể; vì mô thể với tính cách là mô thể, là một hiện thể, và cái gì thuần túy ở tiềm thể, thì không thể là phần của hiện thể, bởi vì tiềm-thể-tinh mâu thuẫn với hiện-thể-tính, vì là đối lập với nó. Tuy nhiên, nếu linh hồn là mô thể bởi một phần của chính nó, thì chúng ta gọi phần đó là linh hồn, và chất thể mà nó hiện-thể-hóa được chúng ta gọi là vật có hồn thứ nhất.

Thứ đến, chúng ta có thể tiến hành từ khái niệm loại thuộc về linh hồn theo tư cách nó có trínăng. Vì điều này rất mực hiển nhiên là vật nào được lãnh nhận vào trong một cái gì, thì được lãnh nhận tùy theo điều kiện của vật lãnh nhận. Mà một vật được hiểu biết theo mức độ mô thể của nó ở trong chủ thể hiểu biết. Nhưng linh hồn có trí năng hiểu biết một vật một cách tuyệt đối trong bản tính của nó; thí dụ, linh hồn hiểu biết một hòn đá một cách tuyệt đối là hòn đá; và bởi đó mô thể của hòn đá một cách tuyệt đối với ý niệm mô thể riêng của nó, hiện hữu trong linh hồn có trí năng. Vậy chính linh hồn có trí năng là một mô thể tuyệt đối, chứ không phải là một vật được hỗn hợp bằng chất thể và mô thể. Vì giả như linh hồn có trí năng được hỗn hợp bằng chất thể và mô thể thì hẳn các mô thể của các vật được lãnh nhận vào trong nó với tính cách là những cá thể, và như vậy hẳn nó chỉ hiểu biết các cá thể mà thôi; như đối với các năng lực cảm giác lãnh nhận các mô thể trong cơ quan hữu hình của mình, chỉ biết các cá thể mà thôi. Vì chất thể là nguyên lý mà bởi đó các mô thể được cá-thể-hóa. Do đó mà linh hồn có trí năng và tất cả mọi bản thể có trí năng một cách tuyệt đối hiểu biết các mô thể, thì không bị hỗn hợp chất thể và mô thể.

GIẢI ĐÁP ;

1. Hiện thể đệ nhất là nguyên lý phổ quát của tất cả mọi hiện thể, bởi vì nó vô cùng, chứa đựng trước tất cả mọi sự vật trong năng lực của Mình, như lời Denys nói (De Div. Nom.5 9). Vậy nó được thông phần bởi tất cả mọi sự vật, không phải với tính cách là một phần của chúng, song bởi vì tràn lan các sự phát xuất từ sự sung mãn của nó. Nhưng bởi vì tiềm-thể-tính có thể lãnh nhận hiện thể, thì phải ở trong tỷ lệ với hiện thể. Quả thế, các hiện thể đã được lãnh nhận, phát xuất bởi Hiện thể đệ nhất vô cùng và là những sự thông phần của nó, thì tạp đa, đến nỗi không thể có một tiềm-thể-tính duy nhất nào để lãnh nhận tất cả mọi hiện thể, như có một hiện thể duy nhất mà bởi đó có tất cả mọi hiện thể đã được thông phần. Nếu cách khác, tiềm-thể-tính lãnh nhận hẳn bằng chủ năng của Hiện thể đệ nhất. Nhưng tiềm-thể-tính lãnh nhận trong linh hồn có trí năng thì khác với tiềm-thể-tính lãnh nhận của chất thể đệ nhất, như thấy được rõ ràng bởi tạp-đa-tính các vật đã được lãnh nhận bởi cả hai. Vị chất thể đệ nhất lãnh nhận các mô thể cá thể; còn trí năng lãnh nhận các mô thể phổ quát. Do đó, sự hiện hữu một tiềm-thể-tính như thế trong linh hồn có trí năng không minh chứng linh hồn bị hỗn hợp chất thể và mô thể.

12. Việc làm chủ thể và thay đổi thuộc về chất thể bởi lý do về sự hiện hữu của nó ở tiềm thể. Vậy, như tiềm-thể-tính của trí năng là một việc, và tiềm-thể-tính của chất thể đệ nhất là một việc khác: ở một trong hai thứ tiềm thể này có một thể cách làm chủ thể và thay đổi khác. Vị trí năng làm chủ thể cho sự hiểu biết, và được thay đổi từ tình trạng dốt nát đến sự hiểu biết, bởi lý do nó hiện hữu cách tiềm thể đối với các ánh niệm khả niệm.

3. Mô thể tạo nên chất thể hiện hữu, và đó là hành động của tác nhân; và như vậy tác nhân tạo nên chất thể hiện hữu theo mức độ nó thay đổi chất thể đến hiện-thể-tính của mô thể. Tuy nhiên mô thể lập hữu không phải có sự hiện hữu của mình bởi một nguyên lý mô thể nào, cũng không có nguyên nhân thay đổi nó từ tiềm-thể-tính tới hiện thể. Vậy theo các lời đã được dẫn chứng ở trên, Triết gia kết luận trong các vật được hỗn hợp chất thể và mô thể không có nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân chuyển động chúng từ tiềm-thể-tính tới hiện thể; đang khi bất cứ các vật nào không có chất thể, thì thật sự là những hữu thể tại sự (Metaph. 8,6).

4. Mỗi vật được cho thông phần, so sánh với vật cho thông phần như so sánh với hiện thể của mình. Bất cứ mô thể được sáng tạo nào được giả thiết là lập hữu cách nguyên thường, nó được thông phần sự hiện hữu : vì chính sự sống. hoặc bất cứ cái gì được nói như vậy, đều được thông phần chính sự hiện hữu, theo lời nói của Denys (De Div. Nam. 5,5). Thực thế, sự hiện hữu được thông phần, thì bị giới hạn bởi khả năng của vật được thông phần; vậy duy Thiên Chúa duy nhất là sự hiện hữu riêng của Mình, thì thuần túy và vô cùng. Mà ở các bản thể có trí năng, có sự hỗn hợp của hiện-thể-tính và tiềm-thể-tính, nhất định không phải là của chất thể và mô thể, nhưng của mô thể và sự hiện hữu được thông phần. Vì thế mà một số người nói chúng hỗn hợp bằng cái mà nhờ đó chúng hiện hữu và bằng cái mà chúng là cái đó (cf.Q.50, a2 ad 3); vì chính sự hiện hữu là cái mà bởi đó một thực tại hiện hữu.

 

Tiết 6

LINH HỒN CÓ THỂ TIÊU HƯ KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra linh hồn tiêu hư.

1. Các vật có sự bắt đầu tương tự và tiến hành cách tương tự với nhau, có sự chấm dứt tương tự. Mà sự bắt đầu bằng sự sinh sản của nhân loại thì tương tự với sự bắt đầu của thú vật, chúng được tạo thành bởi đất. Và sự tiến hành đời sống thì tương tự đối cả hai; bởi vì tất cả các vật này thở như nhau, và nhân loại không có cái gì hơn thú vật, theo lời đã ghi chép (Hc 3,19). Vậy cũng bản văn này kết luận : “Nên cả người cả thú vật đều chết, và đợi bên cùng một số phận. Mà các giác hồn (các hồn của thú vật) thì tiêu hư. Vậy các linh hồn (các hồn của nhân loại) cũng tiêu hư.

2. Hiện hữu từ hư vô, có thể trở về với tình trạng hư vô, bởi vì sự chấm dứt tương xứng với sự bắt đầu. Mà như đã ghi chép : “Chúng ta được tạo thành bởi hư vô” (St 2,2); điều này là xác thực không những đối với thân thể, mà còn đối với linh hồn. Vậy, như đã được kết luận trong cũng một đoạn văn “Rồi sau đó chúng ta sẽ như đã không có, ngay cả đối với linh hồn chúng ta”.

3. Không vật nào mà không có hành động của mình. Mà hành động riêng của linh hồn là sự hiểu biết nhờ ảnh tượng, thì nó không thể hiện hữu mà không có thân thể: vì linh hồn không hiểu biết cái gì mà không có ảnh tượng, và không có ảnh tượng nào mà không có thân thể như Triết gia nói (Aristote, De An. 1,2). Vậy linh hồn không thể sống sót sau khi thân thể chết mất.

TRÁI LẠI :

Denys khẳng định linh hồn bởi thiện tính của Thiên Chúa mà có trí năng, và có sự sống bản thể bất-khả-diệt (De Div. Nom. 4.2).

TRẢ LỜI :

Chúng ta phải xác nhận nguyên lý có trí năng được gọi là linh hồn, thì bất-khả-diệt. Vì một vật có thể bị tiêu diệt theo hai cách : tại sự và cách ngẫu trừ. Đối với hữu thể lập hữu. thì điều này bất khả là được sinh sản và bị tiêu diệt cách ngẫu trừ, nghĩa là, bởi sự sinh sản và sự tiêu diệt của vật nào khác. Vì sự sinh sản và sự tiêu diệt thuộc về một vật theo cũng một thể cách mà sự hiện hữu thuộc về nó, và sự hiện hữu có được hiện hữu tại sự, không có thể được sinh ra hoặc bị tiêu diệt trừ phi tại sự; còn các vật không lập hữu như các tùy thể và các mỏ thể hữu chất thu được sự hiện hữu và mất sự hiện hữu bởi sự sinh sản hoặc bởi sự tiêu diệt của hợp vật. Thực thế, như đã trình bày trước, các hồn của thú vật không tự lập hữu, đang khi linh hồn tự lập hữu; như thế các hồn của thú vật bị tiêu diệt khi thân thể bị tiêu diệt; còn linh hồn không thể bị tiêu diệt trừ phi nó bị tiêu diệt tại sự. Điều này bất khả, không những đối với linh hồn, mà còn đối với bất cứ vật nào lập hữu mà vật này chỉ là mô thể mà thôi. Vì chúng ta thấy được rõ ràng cái gì thuộc về một vật vì chính vật này thì không có thể tách rời khỏi nó. Mà sự hiện hữu thuộc về mô thể và mô thể là hiện thể vì chính mình. Và như vậy, chất thể thu được sự hiện hữu hiện thể tùy theo nó thu được mô thể; và chất thể bị tiêu diệt theo mức độ mô thể bị tách ra khỏi nó. Mà một mô thể dứt khoát không thể bị tách ra khỏi chính mình, vậy mô thể lập hữu không thể thôi hiện hữu.

Mặc dầu cho rằng linh hồn được hỗn hợp chất thể và mô thể, như một số người chủ trương (Q.50. a.2), chúng ta vẫn có thể chủ trương linh hồn bất-khả-diệt. Vì sự tiêu diệt chỉ được gặp thấy ở nơi có sự tương phản, bởi vì sự sinh sản và sự tiêu diệt hiện hữu bởi các vật tương phản và hướng đến những vật tương phản. Do đó, các thiên thể bất khả-diệt, vì chủng không có chất thể phải chịu tương phần. Mà không thể có sự tương phản trong linh hồn có trí năng; vì nó là chủ thể lãnh nhận tùy theo thể cách hiện hữu của mình, và các sự vật mà nó lãnh nhận, thì không ở trong sự tương phản. Như vậy, các khái niệm của chính các cái tương phản thì không tương phản tại sự, bởi vì những cái tương phản cùng thuộc cũng một trị thức. Vậy linh hồn có trí năng không có thể bị tiêu diệt.

Hơn nữa, chúng ta có thể biểu hiện chân lý này nhờ sự kiện tất cả mọi vật một cách tự nhiên đều ước muốn sự hiện hữu theo thể cách riêng của mình. Thực thế, trong các vật có sự hiểu biết, ước ao sự hiểu biết. Các giác quan nhất định không biết sự hiện hữu trừ phi trong các điều kiện ở đây và bây giờ, còn trí năng thì hiểu sự hiện hữu một cách tuyệt đối, và luôn mãi; như thế mọi vật, có trí năng một cách tự nhiên ước ao hiện hữu luôn mãi. Mà sự ước ao tự nhiên không thể là hão huyền. Vậy bản thể có trí năng, thì bất-khả diệt.

GIẢI ĐÁP :

1. Salomon đưa ra một lý luận như vậy theo con người điên rồ, như được biểu lộ trong các từ của sách Khôn ngoan (Kn 2). Vậy lời nói nhân loại và thú vật có sự bắt đầu tương tự trong sự sinh sản, thì đúng sự thật đối với thân thể. Vì tất cả mọi thú vật và nhân loại đã được tạo thành bởi đất. Nhưng lời nói đó không đúng sự thật đối với hồn. Vì đang khi các hồn của thú vật được sản xuất bởi năng lực nào đó của thận thể, hồn của nhân loại, tức là linh hồn, được Thiên Chúa sáng tạo trực tiếp. Để biểu thị các chân lý này, Kinh thánh đã ghi chép về hồn của thú vật : “Đất hãy sinh sản hồn sống” (St 1.24); còn về nhân loại, đã được ghi chép : “Thiên Chúa thở sinh khí vào lỗ mũi” (St 2,7). Và như vậy trong chương cuối cùng của sách Giảng viên, có kết luận : “Bụi bặm trở lại với đất của mình mà do đó mình hiện hữu; và tinh thần trở lại với Thiên Chúa là Đấng tạo thành nó” (Gv 12,7). Lại nữa, sự tiến hành sự sống tương tự nhau đối với thân thể theo lời đã ghi chép : “Tất cả hai loài đều thở không khí” (Gv 3,19); và sách Khôn ngoan nói : “Hơi thở trong lỗ mũi chúng ta là khói” (St 2,2). Nhưng sự tiến hành không tương tự đối với hồn, vì nhân loại có sự hiểu biết, còn thú vật không có. Do đó nói như thế này thì sai lầm : “nhân loại không có cái gì khác với thú vật”. Vậy sự chết đến theo thể cách tương tự đối với thân thể, chứ không đối với hồn.

2. Bởi vì một vật có thể được sáng tạo, không phải bởi lý do của tiềm-thể-tính thụ động, nhưng chỉ bởi lý do tiềm-thể-tính chủ động của Đấng Sáng Tạo, là Đấng có thể tạo thành một vật nào từ hư vô. Vậy khi nói một vật có thể bị đem trở lại hư vô, chúng ta không có ý nói trong thụ tạo có tiềm-thể-tính đến phi hữu, nhưng có ý nói trong Đấng Sáng Tạo có năng lực thôi duy trì sự hiện hữu. Nhưng một vật bị nói là có thể tiêu hư, bởi vì trong nó có tiềm-thể-tính đến phi hữu.

3. Hiểu biết nhờ ảnh tượng là hành động riêng của linh hồn vì sự phối hợp của nó với thân thể. Sau khi tách ra khỏi thân thể, nó sẽ có một thể cách khác để biểu biết, tương tự với các bản thể khác đã tách rời khỏi thân thể, như sẽ tiếp tục trình bày sau (Q.89, a.1).

 

Tiết 7

LINH HỒN

CÙNG MỘT LOẠI VỚI THIÊN THẦN KHÔNG ?

 

VN NẠN :

Xem ra linh hồn thuộc về cùng một loại với thiên thần.

1. Mỗi vật được sắp đặt đến mục đích riêng của mình bởi bản tính thuộc loại của mình, do đó mà nó có khuynh hướng về mục đích này. Mà mục đích của linh hồn cũng là một với mục đích của thiên thần, tức là hạnh phúc vĩnh cửu. Vậy linh hồn và thiên thần thuộc về cùng một loại.

2. Sự dị biệt loại thuộc cuối cùng thì cao quý nhất, bởi vì nó làm đầy đủ bản tính của loại. Mà không cái gì cao quý trong thiên thần hoặc trong linh hồn hơn sự hiện hữu thuộc về trí năng của hai thứ hữu thể này. Vậy linh hồn và thiên thần phù hợp trong sự dị biệt loại thuộc cuối cùng, và do đó, thuộc về cùng một loại với nhau.

3. Xem ra linh hồn không dị biệt với thiên thần trừ ra sự phối hợp của nó với thân thể. Mà bởi vì thân thể ở ngoài yếu tính của linh hồn, không thuộc về loại của nó. Vậy linh hồn và thiên thần thuộc về cùng một loại.

TRÁI LẠI :

Các vật có các hành động tự nhiên dị biệt, thì thuộc về những loại dị biệt. Mà các hành động tự nhiên của linh hồn và của thiên thần dị biệt nhau, bởi vì, như Denys nói : “tinh thần của các thiên thần có trí năng đơn giản và vinh phúc, không thu thập sự hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa từcác sự vật hữu hình” (De Div. Nom. 7,2). Vậy linh hồn và thiên thần không thuộc về một loại.

TRẢ LỜI :

Origene chủ trương linh hồn và thiên thần tất cả thuộc về cùng một loại (Peri Archon 3,5); và sở dĩ ông đã nêu lên chủ trương này là bởi ông giả thiết trong các bản thể này sự dị biệt về cấp bậc thuộc về tùy thể, phát xuất bởi tự do ý chí (Pen Archon, 1.6), như chúng ta đã thấy ở trước (Q.47, a.2). Nhưng điều này không thể hiện hữu, vì trong các bản thể vô hình không thể có tạp-đa-tính về số mà không có tạp-đa-tính về loại và sự không bằng nhau về bản tính, vì nếu chúng không hỗn hợp bằng chất thể và mỏ thể, chúng lại là những mô thể lập hữu, một cách rõ ràng tất yếu phải có giữa chúng một tạp-đa-tính về loại. Vì mô thể tách rời, không có thể được hiểu biết cách khác ngoài là một mô thể duy nhất thuộc về một loại duy nhất. Vậy, giả thiết một màu trắng tách rời mà hiện hữu, thì nó chỉ là một, vì màu trắng này không dị biệt với màu trắng kia trừ phi ở trong chủ thể này hoặc chủ thể kia. Mà tạp-đa-tính về loại luôn luôn được tạp-đa-tính về bản tính đi theo. Vậy trong những loại về các màu sắc, màu sắc này được ứng dụng cho các loại khác, vì các sự dị biệt phân chia một giống thì tương phản nhau. Tuy nhiên những cái tương phản được so sánh với nhau như cái hoàn hảo với cái bất hoàn hảo, bởi vì nguyên lý của các sự tương phản là chiếm hữu và sự khuyết phạp, như đã trình bày ở Siêu hình học (Aristote. Metaphys. 9.4).

Cũng một kết luận xảy ra giả như các bản thể vô thể được hỗn hợp bằng chất thể và mô thể. Vì nếu chất thể này phân biệt với chất thể kia, thì hoặc là mô thể là nguyên lý phân biệt chất thể, nghĩa là, chất thể được phân biệt bởi tương quan của nó đối với các mô thể tạp đa và trong trường hợp này còn có thể phát xuất sự dị biệt của loại và sự không bằng nhau của bản tính. Hoặc, chất thể là nguyên lý phân biệt các mô thể. Nhưng chất thể này không thể được phân biệt với chất thể kia trừ phi bởi sự phân biệt về lượng, mà điều này không xảy ra đối với các bản thể vô hình như thiên thần và linh hồn.

Do đó linh hồn và thiền thần không có thể thuộc về cùng một loại. Và thể nào mà có nhiều linh hồn đều thuộc về một loại duy nhất, sẽ được trình bày sau. (Q.76).

GIẢI ĐÁP :

1. Lý luận này được quan hệ với mục đích tự nhiên và gần. Tuy nhiên hạnh phúc vĩnh cửu là mục đích siêu nhiên và cuối cùng.

2. Di biệt loại thuộc cuối cùng cao quý nhất vì nó được xác định nhất, như hiện-thể-tính cao quý hơn tiềm-thể-tính. Tuy nhiên cái gì thuộc về trí năng không cao quý nhất, vì nó vô định và chung cho nhiều cấp bậc của trí tính; như khả-giác-hữu chung có nhiều cấp bậc của sự hiện hữu khả giác. Do đó, như tất cả mọi vật khả giác không thuộc về cùng một loại duy nhất, thì tất cả mọi hữu thể có trí năng không thuộc về cùng một loại duy nhất.

3. Thân thể không thuộc về yếu tính của linh hồn, nhưng linh hồn bởi bản tính của yếu tính của mình, có thể phối hợp với thân thể; như vậy, nếu cách chính xác, chính linh hồn không ở trong loại, nhưng hợp vật ở trong loại. Và chính sự kiện linh hồn theo một thể cách nào đó đòi phải có thân thể để hành động, chứng tỏ linh hồn được ban cho cấp bậc trí tính thấp kém hơn cấp bậc trí tính của thiên thần, là đấng không phối hợp với thân thể.

 


CÂU HỎI 76
CÂU HỎI 74

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt