Triết học nhân học

Người là gì?

 

 

NGƯỜI LÀ GÌ?

LÊ THÀNH TRỊ

 


Lê Thành TrĐường vào triết hc. T sách Triết hc, 1971, tr. 165-186.


 

Chúng ta đã nói có những triết gia quan niệm Người và chỉ người là đối tượng triết học. Không có người không có triết học. Nói khác đi, triết học trước hết là tìm hiểu bản chất người, ý nghĩa người, khả năng người v.v... Chúng ta không hẳn đồng ý hoàn toàn với quan niệm ấy. Nhưng lập trường ấy dầu sao đã nói lên được sự hiện hữu của người và vai trò của người trong Triết học. Ta không thể không dành cho Người một chú ý đặc biệt trong tập biên khảo này.

Người đặt ra nhiều vấn đề, không thể nào một lần bàn đến tất cả ở đây được. Chúng tôi chỉ giới hạn ở một số vấn đề.

Trước hết, người là gì? Đây là vấn đề thiết yếu tổng quát, do đó rất khó trả lời cho đầy đủ. Chúng ta sẽ bắt đầu ở điểm nào ? Tôi nghĩ rằng khi bàn về người, tức là bàn về hai đề tài căn bản và đầu tiên; người là một con vật, và là một con vật kỳ diệu, hoàn toàn đặc biệt. Đó là một nhận định, kể ra, không có gì mới mẻ, cổ kim đã nói tới. Nhân linh ư vạn vật, câu nói này từ ngàn xưa đã đặt người giữa vạn vật, nhưng đồng thời khẳng định cho người một địa vị cao trọng trong vũ trụ.

Tại sao lại đặt người giữa muôn vật? Tại vì người là một con vật với tất cả đặc tính của một con vật. Một con vật là một toàn thể hữu cơ, có ngũ quan, đói ăn khát uống, sinh tử, cửđộng và đi lại, người là như vậy. Người cũng có bản năng thú vật như bản năng tự tồn, bản năng chiến đấu, bản năng nam nữ... Tâm phân học, đặc biệt Freud, đã mô tả nhiều những bản năng thú vật ấy của người. Cao hơn một bậc nghĩa là về tâm tình thì như kinh nghiệm bản thân và tâm lý học cho ta thấy, giữa người và vật có những chỗ tương đồng không chối cãi. Tình mẫu tử, nghĩa đoàn thể của loài vật cũng là một cái gì không hẳn tuyệt đối của người, mà có thể thấy nơi nhất là những con vật cao đẳng. Có những thi sỹ ca tụng người bằng những vần thơ cảm động, diệu huyền. Nhưng ai không thấy rằng có những con chó mà tâm tình hiếu chủ thách đố bất cứ một ngòi bút tán dương nào của người. Thậm chí, nhiều khi tâm tình của con vật này còn là những bài học cho nhiều người phản chủ... Nói rằng chúng ta cũng thuộc về loài chó có lẽ không thuận tai mấy, nhưng chúng ta phải nhận như vậy và chúng ta là những con vật. Và chó, mèo, trâu bò là những anh chị em chúng ta, bà con của chúng ta. Những từ ngữ này không có tính cách ẩn dụ Trái lại đó là một sự thật. Chúng ta không cần phải đọc những lý thuyết nào khác, chẳng hạn của Darwin, chẳng hạn của Teilhard de Chardin... cũng có thể cho rằng chúng ta là «con cháu» của một con vật nào đó, dĩ nhiên không phải là loài khỉ như thường nghe nói. Nói vắn lại, không cần phải suy luận theo khoa học nào, ta cũng thấy dễ dàng người là con vật.

Sự thật ấy không nên quên. Vì sự thật ấy cần chi phối bất cứ một hoạch định hay mộtđánh giá nào trong đời sống của người xét theo là cá nhân và xét theo là thành phần xã hội. Nhưng đồng thời người là con vật kỳ quan, tuyệt diệu. Nơi người có rất nhiều đặc điểm các vật khác không có hoặc có rất ít. Mà lạ thay những đặc biệt điển hình nhất lại được thấy rõ trong và nhờ những nhược điểm không ngờ không thấy nơi thú vật khác. Trước hết vềphương diện sinh vật học, người không thể nhân danh cái gì, không thể căn cứ vào đâu để tựdành cho mình quyền sinh sát trên mặt đất nầy, để tự chiếm hữu và làm chủ nhân ông quả địa cần này. Thị giác, thính giác, vị giác... không có gì khả quan lắm đối với các loài khác. Chúng ta đã nghe nói đến mắt thần của chim dơi, hoặc sự thính hơi, thính mùi của con ong cái kiến... Người cũng không có lấy một cơ thể nào trong mình khả dĩ lấy đó làm khí giới tựnhiên để tự vệ, không nanh vuốt, không sừng mỏng thua xa các loài hồ báo hoặc các ác thủkhác. Sức mạnh thân xác thì thật là đáng buồn ». Không một loài nào dễ bị cảm khi thời tiết thay đổi, bị đau ốm bệnh tật khi ăn uống không cẩn thận... Người được kẻ là ít được thiên nhiên phòng vệ hơn rất nhiều loài khác. Một điềm lạ hơn nữa, là trong khi các loài khác không cần hay rất ít cần đến sự nuôi dưỡng khi vừa lọt lòng mẹ hay ở trứng nở ra, thì riêng người lại chỉ có thể tồn tại và lớn lên với điều kiện được nuôi dưỡng ít ra một vài năm đầu sau khi chào đời. Nói tóm lại, nhìn dưới khía cạnh sinh vật học, người không có quyền sống sót trong cuộc chiến đấu mạnh được yếu thua giữa các sinh vật, và lẽ ra qua thời gian dài đăng đẳng hàng triệu năm, người đã bị loại khỏi vòng chiến như trăm ngàn vật khác mà sức mạnh có khi còn trăm ngàn lần khả quan hơn nhiều.

Nhưng sự thực thì khác hẳn. Chúng tôi xin miễn nói.

Chẳng những không bị tiêu diệt, người đã sớm khắc phục thiên nhiên và điều khiển sức mạnh vật chất. Người đã hủy diệt hoặc gia hóa cầm thú độc ác nhất. Người đã biến đổi mặt đất này và ngày nay đang đi sâu mãi vào các thế giới vi ti cũng như đang phóng mình vào không gian bao la vô tận. Địa cầu này càng ngày càng trở nên quá bẻ nhỏ, không đủ thỏa mãn hiếu kỳ và tham vọng của giống người. Nước của người không ngưng mở rộng, quyền của người đang được cũng cố thêm mãi. Người khác vật ở chỗ đó.

Tại sao lại có tình trạng ấy? Tại sao con người nhỏ bé, yếu nhược như ta thấy trên đây, đã thực hiện được những việc kinh khủng, kỳ diệu đến thế ? Người ta đã trả lời, dĩ nhiên, nhờ cơcấu thân thể của người: tứ chi ngũ quan được sắp đặt một cách thích hợp, chân đạp đất, đầu ngửng thẳng... Merleau Ponty đã thấy được và mô tả ý nghĩa của sự tiến hóa nhân loại trong tổ chức cơ thể của người. Karl Marx thì lại quy sự cao cả của người vào năng lực của hai bàn tay. Nhưng ta không nên quên rằng thân thể nói chung hai tay nói riêng là của người, của con người tôi, do đó của cái gọi là tư thân tôi. Tư thân tôi là cái gì mang theo tính, tình và tri. Đặc biệt, nhất là trí. Người nếu đã làm được gì đặc biệt là nhờ có trí tuệ. Phải, mặc dầu nhỏ bé, người có một khí giới đáng sợ, một khi giới biến hóa linh động không bờ bến, không một cầm thú nào theo kịp, đó là trí tuệ biết suy tư. Dĩ nhiên nơi mèo chó, khỉ voi cũng có những dấu hiệu trí tuệ. Nhưng không đáng kể gì đối với nhân tri dầu là nơi con người mộc mạc và mọi rợ nhất. Trí tuệ người xuất hiện thì vũ trụ liền trở nên nóng ấm và chói sáng như Fechner đã tin tưởng.

Chúng tôi nói rằng trí tuệ nơi loài vật không thể nào so sánh được với trí tuệ của người. Phải chăng trí tuệ đồng tính nơi người và vật, có khác chăng là ở trình độ ? Phải chăng trí tuệcủa loài vật so với trí tuệ người như ánh sáng yếu ớt của tinh tú ban đêm so với ánh mặt trời đúng ngọ? Thực ra, những điều chúng tôi vừa nói về nhân tri chỉ là những câu trả lời khai mào và rất phiến diện cho câu hỏi: tại sao người lại chiếm được địa vị ưu tiên trên mặt đất. Người không những có nhiều trí tuệ hơn các sinh vật mà còn có một loại trí tuệ khác với trítuệ theo nghĩa thường hiểu và thường thấy chung cho người và vật. Một trí tuệ đặc loại với những đặc tính của nó chỉ có nơi người và không thấy nơi loài vật. Có năm đặc tính trọng yếu : kỹ thuật, truyền thống, tiến bộ, tài năng, và sau hết là phản tỉnh.

Kỹ thuật đại khái có hai nghĩa. Trước hết, kỹ thuật chỉ một sự sắp đặt thông minh và khéo léo những tài liệu gặp được trong thiên nhiên, thế nào cho công trình thích ứng với mục tiêu thực hành. Xử dụng chất liệu hay công cụ ấy có tính cách sáng tạo và sản xuất. Hiểu theo nghĩa này, thì kỹ thuật là thành quả của sự dò dẫm ướm thử. Nói khác đi đặc hữu của kỹ thuật là thực tập với hai bàn tay chứ không tìm kiếm bằng suy tư (Alain, Humanités, 193), là một suy tư của hai bàn tay và của công cụ (Alain Propos, Pléiade, 644). Tổ tiên chúng ta đã đạt đến những trình độ kỹ thuật khả quan. Một điều đáng ghi nhận là trong kỷ thuật cổ truyền tưtưởng chưa theo kịp thực hành, tôi muốn nói có những công trình được thực hiện hoàn toàn do bản năng điều khiển, mãi về sau lý trí mới tìm ra nguyên tắc và lý do. Cho nên trong kỷthuật theo nghĩa thứ nhất này có một phần tự động máy móc, một phần trí thông minh tựphát. Xét theo trình độ này, có những loài cầm thú vượt xa loài người: một tổ chim, một hang chồn chẳng hạn, nhiều khi là cả một kỳ công của tạo hóa. Mặt khác có những giống vật thượng đẳng như loài nhân hầu từ đầu đã biết xử dụng cành cây, hòn đá làm phương tiện trú ẩn, di chuyền hay sinh nhai... Nhưng riêng loài người, và chỉ có loài người mới ý thức đượcưu khuyết điểm của kỹ thuật và công trình kỹ thuật của mình. Do đó, người không hoàn toàn là nạn nhân của tập quán kỹ thuật mà luôn luôn cố gắng vượt tập quán để tiến bộ. Người hơn vật là nhờ khả năng nhận thúc giá trị năng lực sáng tạo của mình.

Theo lịch sử thì kỹ thuật có trước khoa học, nhưng kỹ thuật chỉ đánh dấu sự thăng phi của mình từ ngày chịu để cho khoa học can thiệp vào và từ ngày kỹ thuật cố gắng theo kịp đà tiến triển của khoa học. Do đó, kỷ thuật mang một ý nghĩa thứ hai là ứng dụng của suy tưkhoa học lý thuyết, nhưng mục đích của kỹ thuật vẫn là sản xuất hay sáng tạo, còn mục đích của khoa học là nhận thức. Nói rằng là ứng dụng của khoa học, nhưng kỹ thuật khoa học không rời bỏ thí nghiệm và không ngừng cải thiện trong kinh nghiệm (B.Russel, Esprit scientifique, 136). Nói tóm lại, kỹ thuật trong mọi trường hợp, là một đặc hữu phân biệt người và vật và đặc biệt nhất là kỹ thuật của thời đại nguyên tử này đã hùng hồn chứng tỏ người là chủ nhân của vũ trụ, đúng như Bachelard nói: ... Lessor de la pensée scientifique, dans ses formes contemporaines se révèle comme une solidarité du génie et de la technique. La nature est alors vaincue deux fois, vaincue dans son mystère et vaincue dans ses forces. L'homme ordonne la nature en met- tant à la fois de l'ordre dans ses pensées et de l'ordre dans son travail (G.Bachelard, L'activité rationaliste. 222).

Kỹ thuật không hạn giới ở một cá nhân. Kỹ thuật theo chính danh là của nhiều người có tính chất xã hội. Đành rằng cũng có những cầm thú thực hiện kỹ thuật nhờ «tinh thần” hayđời sống tập thể, cái kiến con ong chẳng hạn. Nhưng nơi loài người, danh từ xã hội mang một ý nghĩa đặc biệt, khác với thế giới cầm thú. Thực vậy, người sinh trưởng trong môi trường và không khí truyền thống. Truyền thống nói ở đây không phải chỉ là do liên hệ hay ảnh hưởng máu huyết, hay bản năng chủng loại. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là ý thức suy luận vềtruyền thống cũng như sự tìm hiểu và thiện chí duy trì bảo vệ truyền thống. Bảo vệ truyền thống không phải như một cổ vật đã chết hoặc chỉ có tính chất kỷ niệm. Nhưng sự bảo vệ ấy nhằm vào giá trị mà cổ vật là dấu hiệu, giá trị có tính chất gương mẫu lý tưởng nhưng sống động. Không làm gì có truyền thống hiểu theo là một ý niệm trừu tượng về miên tục nào đó. Trái lại nói truyền thống là nói đến sự thích ứng cụ thể một tinh thần hay một tình cảm đã được thực tế chứng minh là có giá trị và còn được công nhận là có giá trị đối với hiện tại. Một trong những phương tiện để tìm về với truyền thống và tiếp nối truyền thống là ngôn ng.Trong ngôn ngữ ẩn nấp cả một bản chất truyền thống.

Nhờ có truyền thống, người mới tiến tới nhật nhật tân. Người không thôi tìm kiếm và trau dồi kiến thức. Không phải chỉ có cá nhân học hỏi, mà toàn thể nhân loại cùng theo nhịp thời gian tự cải thiện. Vì người tư chất vốn phong phú và linh động. Nội tâm và hành động của người bản chất là biện chứng hay cụ thể hơn là hướng thiện. Trong khi các loài vật khác vẫn ù lỳ đứng một chỗ từ đời này qua đời khác, thì nhân loại không ngừng tiến hay ít ra càng nhiều kiến thức và thực hiện được nhiều kỷ thuật hơn quá khứ. Ngay cả trong một thế hệ, nhiều khi xuất hiện những đổi mới hay những tiến bộ không thể ngờ trước, những đổi mới vô cùng vĩ đại nhất là trong lãnh vực khoa học. Một cá nhân thường khi cũng thấy mình vượt bậc trong kiến thức hay sáng tạo so với những năm về trước. Điều cần lưu ý là tất cả những thay đổi ấy trên bình diện cá nhân cũng như xã hội không liên hệ gì đến sự phát triển sinh vật học hay sinh lý học hoặc chỉ liên hệ rất ít. Người ta không thể hoàn toàn đồng ý với Freud vềquan niệm như là thăng hoa của ông theo đó văn minh nhân loại có lần đã được ông quan niệm như là tinh hoa một quá trình sinh lý của bản năng dị phái (instinct sexuel). Thực vậy, trên bình diện sinh vật học, người đời nay đâu có khác gì người xưa. Nhưng nhất định, người hạ bán thế kỷ XX này biết nhiều hơn người xưa.

Kỷ thuật, truyền thống và tiến bộ, cả ba sự kiện ấy nhiều ít lệ thuộc vào suy tư, khả năng suy tư, vốn đa hình đa diện, chúng ta đã nói đến. Sở dĩ người hơn loài vật là vì người biết trừu tượng nghĩa là rút cái thiết yếu và phổ biến ra khỏi những bất tất, đặc thù. Cầm thú chỉ cần thấy cá biệt, cụ thể, còn người có thể trông thấy cái gì chung, cái tổng quát. Đặc biệt toán học và triết học. Chúng ta đừng tưởng khả năng trừu tượng và phổ biến là kết quả của giáo dục, chỉ có nơi những người văn minh. Nơi các dân tộc thiểu số, mọi rợ, cũng có khả năng ấy, nhiều khi đến một trình độ rất khả quan, đáng phục. Khả năng ấy đã cho phép họ chẳng hạn phân loại theo mục, thú vật hay các thứ đá (xem Lévy Strauss, La pensée sauvage).

Nhờ những ưu điểm ấy, mà người vượt lên trên và ra ngoài sự kềm chế của những định luật sinh vật. Đặc biệt có hai điều không lệ thuộc vào những định luật ấy: khoa học và tôn giáo. Những gì cầm thú biết đều bị ràng buộc bởi mục phiêu. Cái cầm thú trông thấy phải là những điều có ích dụng cho nó hay cho đồng loại.

Suy tư (theo nghĩa rộng) của cầm thú hoàn toàn có tính chất thực hành. Nơi người thì khác. Người nghiên cứu tìm hiểu nhiều khi không phải vì mục đích thực hành nào cả mà chỉvì muốn biết muốn hiểu, thế thôi. Người có khả năng đạt đến khoa học khách quan và thật sựđã đạt đến khoa học ấy. Tôn giáo còn có những hiện tượng kỳ lạ hơn nữa, chẳng hạn tại sao ởven bờ phía nam Địa Trung Hải đáng lẽ nghề trồng nho rất phồn thịnh nhưng lại không mấy ai để ý tới, trong khi dọc theo hai bờ Sông Rhin hay ở Na-uy, mặc dầu điều kiện thiên thời địa lợi không bằng mà nghề trồng nho lại rất phát đạt. Sự kiện ấy được giải thích như sau: miền Nam Địa Trung Hải là đất của những người theo Hồi Giáo, còn miền Bắc Tây âu là thổ cưcủa những người theo đạo Thiên Chúa. Một ví dụ khác. Các trung tâm hành hương của Thiên Chúa Giáo hoặc Phật Giáo đâu phải bắt nguồn ở một ý nghĩa sinh vật học nào. Người tùy thuộc những huyền lực tôn giáo không thể giản lược vào một định luật nào của sinh vật học, huyền lực ấy vốn chi phối nhân sinh và tuyệt nhiên không hề thấy nơi loài vật khác.

Ta có thể thấy sự độc lập của người trong nhiều hiện tượng khác nữa. Nhưng tất cả đều bắt nguồn ở ý thức phi trung gian và trực tiếp rằng mình có tự do. Mỗi người tự cảm thấy rằng mình có thể bất chấp mọi định luật thiên nhiên. Thái độ của các nhà khắc kỷ trong triết học, của các vị anh hùng hay các vị thánh là những chứng cớ hùng hồn.

Tự do liên hệ đến suy tư và suy tư là thể hiện cao cả của tự do. Người không những tự do hướng ngoại. Người còn quay lại với chính mình, hướng vào nội tâm, tự mình suy tư trên suy tư của mình, động tác ấy gọi là suy tư phản tỉnh. Người phân tách được động tác suy tư, tìm hiểu những ý hướng thường ẩn nấp, vô danh trong động tác ấy. Nói tóm lại người tự vấn đến những động tác sâu xa thầm kín nhất của ý nghĩa làm người. Do đó, người tìm vào với những miền biên giới của «số mệnh» rồi từ đó suy rộng ra đến tương lai, đến sinh tử mất còn của chính mình. Trong các ý niệm, chết là một ý niệm hấp hối nhất : tại sao tôi, tôi đây, lại phải chết ? Nếu một ngày kia,tôi không còn nữa, thì cuộc đời hiện tại với bao nhiều hy sinh, cố gắng còn có ý nghĩa gì không ? Chắc chắn loài vật cũng hoảng hốt, lo sợ trước tử thần. Nhưng chỉ có người mới đặt tử thần thành vấn đề suy tư. Càng suy tư càng như không còn hiểu gì, và do đó càng hấp hối.

Xét về mọi phương diện, người ở trong vũ trụ nhưng không hoàn toàn thuộc về vũ trụ. Thân phận người dường như bám vào mặt đất để được hướng về trời: người là nơi gặp gỡ giữa vật chất và tinh thần, giữa cái cao cả và cái gì thấp hèn. Người là con vật, vì người có thể xác, nhưng người là con vật kỳ diệu vi người có tinh thần.

Nhưng những điều vừa nói cũng chỉ còn là những điều tổng quát. Còn bao nhiêu vấn đề liên hệ đến người được mệnh danh là con vật kỳ diệu. Nói rằng người có lý trí, người có tinh thần nhờ đó người khống chế được vũ trụ và tự phân biệt với loài vật, nhưng thể xác hay tinh thần không phải là hai yếu tố tịnh hành hay sống chung trong người. Người là một thực tại sống động, duy nhất, bất khả phân. Chúng ta nhận thấy rằng tinh thần trong người mật thiết lệ thuộc vào hữu cơ sinh vật học, vào thân thể vậy. Khoa thần kinh sinh lý học cho biết rằng não óc một khi bị hỗn loạn thì thông minh siêu quần bạt chúng đến đâu, người cũng không còn suy tưđược. Một lít rượu mạnh uống vào, thì một hiền nhân quân tử đến mấy cũng sẽ thành người mất trí, không còn nói được lời nào giá trị. Hình ảnh hùng biện nhất là nạn nhân của vi trùng chó dại : người thành chó trong nhiều cử chỉ hay thái độ rất điển hình.

Tại sao bản chất dị biệt mà thân thể và tinh thần lại có thể làm thành một, duy nhất đến thế? Đó là một vấn đề trung tâm của triết học, mà có người định nghĩa là khoa nhân loại học. Sự phối hợp ấy là một huyền nhiệm không hy vọng thấu triệt bằng con đường suy luận hay thực nghiệm.

Tuy nhiên, qua thời gian các triết gia đã cố gắng trả lời cho vấn đề căn bản ấy và mỗi triết gia trả lời mỗi cách. Tối sơ nhất và đơn giản nhất là quan điểm cho rằng người chỉ là thân thể và vận động cơ giới của các vận động cơ giới của thân thể. Đó là giải đáp của thuyết duy vật theo nghĩa mạnh và theo đó óc não tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. Ngày nay không còn mấy ai chủ trương như vậy. Trong các luận cứ phi bác thuyết ấy có luận cứcủa Leibniz xin nhắc tới đây. Các ngài hãy tưởng tượng, ông nói, một bộ óc khổng lồ trong đó các ngài có thể đi lại dễ dàng như trong một máy xay. Nhưng các ngài chỉ có thể gặp nơi bộóc đó sự chuyển vận của những phần tử vật thể chứ không bao giờ thấy được một cái gì nhưtư tưởng. Vì tư tưởng, hay những gì tương tự, khác hẳn với sự vận chuyển thân thể. Tư tưởng không có vật thể tính (corporéité) nhờ đó mới có tự do và tự chủ như Rogér M. Chaucard đã không ngần ngại nhắc lại trong một cuộc họp mặt quốc tế.[1] Dĩ nhiên người ta có thể nói rằng thì đã thấy tư tưởng hoặc ý thức ở một nơi nào đâu ? Nhưng triết gia không quan niệm vấn đề một cách quá ư đơn giản như vậy. Tôi suy tư, tôi có hoặc, để nói theo Bergson, tôi tồn tại, là những cái cỏ thực hơn là sự vật vật lý, Cái có của một ngoại vật do ý thức của tôi khẳngđịnh qua trung gian của tư thân : nếu ý thức không có thì làm gì sự vật có đối với tôi. Cho nên nói rằng không thấy ý thức và tư tưởng tức là ý thức và tư tưởng không có, nói như vậy là sai lầm.

Ngoài thuyết duy vật quả khích đó, còn có một thuyết duy vật khác, ôn hòa hơn, dạy rằng có ý thức, nhưng ý thức là chức vụ của thân thể, một chức vụ chỉ khác về trình độ với chức vụ thấy nơi cầm thú. Thuyết này nghiêm chỉnh hơn và đáng nghiên cứu hơn.

Thuyết thứ ba có những điểm dị đồng với thuyết thứ hai. Đó là thuyết của Aristote. Người là một toàn thể. Toàn thể ấy có nhiều chức vụ khác nhau : chức vụ vật lý, chức vụ thảo mộc, chức vụ thú vật, chức vụ tinh thần, mỗi một chức vụ là của toàn thể, và do đó không có đối lập giữa các chức vụ. Mặt khác, Aristote cũng như Platon, quả quyết rằng chức vụ tinh thần nơi người là một đặc hữu của người, và không hiện diện nơi các loài khác. Aristote lại còn chứng minh rằng tất cả các chức vụ đều tùng phục hoặc phục vụ chức vụ tinh thần trong khi đó Platon sánh tinh thần như con người kỹ mã mà các chức vụ hạ đẳng là những con ngựa bất kham cần được điều khiển và hướng dẫn.

Quan niệm này ảnh hưởng đến những nhà học giả Platon (Platonistes) theo họ người là một tinh thần nằm trong một cơ giới vật chất, một Thiên thần điều động cơ giới thân thể. Tinh thần là một cái gì bản tính khác hẳn với các vật khác. Descartes, Bergson hay Hussserl cũng có những quan điểm tương tự. Học phái hiện sinh cũng không mấy khác quan điểm khi chủtrương hiện sinh là thái độ tinh thần tự định đoạt lấy số mệnh bản thân.

Về phần chúng ta, chúng ta nghĩ thế nào? Chúng ta nghĩ thế nào về bản tính tinh thần nơi người ? Nói rộng ra nơi người có cái gì bản tính khác nơi các thủ vật cao đẳng không và cái gì đó liên hệ đến các thành phần bản tính của người như thế nào ? Đó là hai vấn đề trọng đại. Nhưng còn một câu hỏi căn bản khác xuất hiện gay cấn trong triết học từ vài chục năm nay trong triết học và chủ nghĩa Hiện sinh. Vấn đề ấy được đặt ra như sau. Ta đã nói đến tại sao người hơn vật, tại sao người ngự trị trên muôn loài và cái gì làm cho người có được vinh dự ấy. Nhưng người không phải chỉ có thể. Người là một cái gì có khiếm khuyết, chưa đầy đủ, chưa hoàn thành, tràn ngập nhiều nỗi băn khoăn lo âu, lầm than đau khổ. Từ ngàn xưa,đời người được quan niệm như là « thung lũng mắt », là khổ hải, do đó được đánh dấu bằng những « tiếng khóc ban đầu mà ra ». Ta xem loài vật, thấy chúng không mong gì hơn là ăn no ngủ kỹ và chơi giỡn, thế là đã sung sướng lắm rồi, thú tính đã được thỏa mãn rồi. Trong khi đó, người là những « lục súc tranh công » không bao giờ thỏa mãn với hiện tại, luôn luôn có những đòi hỏi mới, luôn luôn thấy mình chưa được no nê đầy đủ. Người tạo ra tiền bạc, đểrồi không bao giờ thỏa mãn vi tiền bạc, để rồi chạy theo tiền và làm nô lệ cho tiền. Bất cứthuộc loại nào, nhu cầu, ước vọng, của người không được đồ đầy : người như một chiếc thùng không đáy, người không có đảy, bao nhiêu cũng không vừa. Phải chăng vì người sinh ra là để hưởng về vô biên và võ tận, và phải chăng đó là nguồn gốc của mọi thống khổ không bao giờ vơi cạn ? Như có một cái gì mâu thuẫn: người thấy mình không hạn giới trong tham vọng đồng thời với ý thức hữu hạn của mình, nói khác đi ý niệm hữu hạn và vô hạn là hai ý niệm định nghĩa cho mọi dự phỏng của người và xác định cho tình trạng lượng ứng vui buồn sướng khô,của thân phận làm người. Có những triết gia hiện sinh suy luận rằng thực ra người chỉ là đau khổ, vì người đang đi dần về cõi chết được coi như là tổng kết mọi nỗi đau khổ của người. Một lần nữa, chết và ý thức về cõi chết làm cho người ăn không ngon ngủ không yên, luôn luôn khuấy động trong tình trạng hấp hối, không lối thoát. Hướng về vô biên, đợi chờtương lai mà lại đồng thời thấy cái thân này một ngày kia sẽ tan rã dưới nấm mồ, hai ý niệm ấy làm thể nào giải thích ? Hay là người cũng huyền nhiệm như hai ý niệm ấy (Gabriel Marcel) ? Đi tìm ý nghĩa của đời người không phải là một việc dễ tuy là cần thiết. Nhưng liệu có thể nói rằng ý nghĩa làm người là vượt khẩn trương do ý thức hãn hữu và vĩnh cửu hoặc ý thức tan biến và tồn tại gây ra không ? Từ nghìn xưa bài toán ấy đã được đề cập tới. Nhưng có ba giải đáp đáng chú ý hơn cả.

Trước hết sự ước mong bất diệt là do nhu cầu được như kẻ khác, sống mãi với người khác. Nhu cầu bất diệt này phải được thỏa mãn bằng cách đồng nhất với xã hội, với nhân loại. Theo nghĩa đó, cả nhân đau khổ thất bại hay phải chết đi, tất cả những sự trạng ấy không có nghĩa lý gì : nhân loại vẫn cứ tiến không ngừng. Nói kiểu khác ý nghĩa cuộc đời của cá nhân là làm thế nào để mặc dầu hình hài cá nhân mình có tiêu tan nhưng nhờ đo vẫn sống mãi với nhân loại. Thi sĩ Nguyễn Du đã có lần tự hỏi theo hướng đó: không biết ba trăm năm sau còn có ai khóc Tố Như. Đó là lời giải đáp của thế kỷ 19 không còn được các triết gia ngày nay chấp nhận. Chẳng những đã không giải đáp được gì, lập trường ấy đã phủ nhận tính cách đặc thù, cá nhân, của nhu cầu bất diệt. Cá nhân ông A bà B muốn sống mãi và được thấy mình đang sống, sự ước muốn đó không nên lẫn với sự hòa đồng nào đó có tính cách phi ngã, hoặc vật lý. Sự chết mà cá nhân lo sợ là sự biến đổi, sự không còn nữa của chính cá nhân ấy. Cho nên những lý thuyết không đếm xỉa đến cá tính ấy của sự chết tức tà không giải đáp vấn đề và phải nói là sai lầm. Để thay thế cho giải đáp lấy nhân loại làm lý tưởng trên đây, một số triết gia hiện sinh tuyên bố rằng người không có nghĩa lý gì hết Người là một thất bại của thiên nhiên, tạo vật bị hỏng hụt, một đam mê vô ích như Sartre hay Simone de Beauvoir đã chủ trương, người đã phi lý thì cuộc đời cũng không có nghĩa lý gì. Bài toán người không đặt ra hoặc không giải đáp được. Triệt để hơn, đặt bài toán người là một việc phi lý vì làm gì có bài toán, làm gì có câu trả lời. Thuyết hiện sinh, như vậy, đã đưa đến hệ luậnchúng ta vĩnh viễn sẽ là một câu hỏi bi đát cho chính chúng ta. Nhưng nếu người là tuyệt đối phi lý thì tại sao lại có sự bi đát ấy. Sau hết người ta không hiểu tại sao Hiện sinh lai nói đến phi lý, lại đưa ra một giải đáp khi cho rằng tất cả không giải đáp được.

Trong khi đó có những triết gia không tin có sự vô nghĩa hoàn toàn của cuộc đời. Họthấy cần phải tìm lời giải đáp cho đời người. Lời giải đáp ấy là : người có thể đạt tới bất tận nhưng không thể đạt tới ở cõi đời này mà là bên kia thế giới ngoài thiên nhiên, ngoài vũ trụ. Đạt tới như thế nào và bằng cách nào ? Theo nhiều triết gia sự bất tử của linh hồn có thểchứng minh được. Theo những triết gia khác thì đó là việc của niềm tin chứ không phải là việc của lý chứng. Mội số triết gia khác trong đó Gabriel Marcel (Presence et Immortalité, Flammarion) hay Paul Ricoeur lại dựa vào những tâm tình liên chủ thể đặc biệt niềm tin yêu, hy vọng, để quả quyết rằng linh hồn bất tử. Chúng tôi nghĩ rằng sự bất tử cũng chưa phải là đã trả lời cho vấn đề đặt ra trên đây. Thực vậy, vấn đề không phải là tìm xem bên kia cuộc sống, người có thể đạt tới bất tận như thế nào. Platon đã có lần nói rằng câu trả lời tối hậu chỉcó thể có được nhờ một đấng Tối cao và câu trả lời chỉ hiển nhiên bên kia cuộc sống, nói vắn lại vấn đề bất tử của linh hồn liên hệ đến vấn đề Thượng đế. Không có Thượng đế thì vấn đềbất tử của linh hồn không đặt ra hoặc không có nghĩa gì. Bất tử của linh hồn, hạnh phúc vĩnh viễn và Thượng đế nguồn gốc hạnh phúc, là ba vấn đề không rời nhau được.

Đến đây độc giả sẽ thấy rằng chúng ta đang ra khỏi lãnh vực triết học đề bước vào ngưỡng cửa tôn giáo, nơi đây phải chăng triết học sẽ được thay thế bằng một thứ ánh sáng khác, của tín ngưỡng ?[2]

 



[1] ....en particulier, j'avais essayé de montrer justement par delà toutes les structures analytiques, l'existence chez l'homme même au plan neurologique d'une possibilité de synthèse qu' est la base neurologique de la personnalitá consciente et qui sous entend justement la possibilité de liberté, C est là justement. qu est I erreur de Jean Rostand. Il voit l'homme entièreme- nt déterminé et il a raison, mais il ne voit pas en plus un plan tout different: cette possibilité de maitrise» Structure de la perso. nnalité trong Notion de Structure, XXe semaine de Synthèse..

[2] (1) Độc giả có thể đối chiếu với đoạn văn này của Gabriel Marcel: "Il convient d'ailleurs d'aller plus loin et de remarquer que l'idée d'immortalité dépassant infiniment celle de survie, il est impossible de ne pas déboucher ici dans la théologie propremment dite, c'est-à-dire de ne pas remonter à la source même de toute lumière, c'est-à dire à Dieu et à son amour pour les créatures. On s'engage par là bien au-delà d'une philosophie de la présence proprement dite, et il devient impossible de ne pas faire appel au dogme éclairé par les révélations des Saints. Mais c'est de facon délibérée que je me suis maintenu ici en. deçà d'une enceinte que le philosophe en tant que que tel ne peut que difficilement franchir.

Je ne doute pas à vrai dire que certains ne protestent contre une tentative comme celle-ci et ne contestent la valeur et le bien-fondé d'une pensée qui s'efforce au-delà l'objecti vité de presenter certaines approches concrètes de la Révélation. Déclarons d'ailleurs catégoriquement que l'image du pont, si elle se présente inévitablemment à l'esprit, doit être refusée

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt