Triết học xã hội

Xã hội lý và xã hội tình

 

XÃ-HỘI LÝ và XÃ-HỘI TÌNH

 

TRẦN VĂN TOÀN

 


Trần Văn Toàn. "Xã hội lý và xã hội tình". Đại học, số 2, tháng 5-1958, tr. 8-21.


 

Hai thế-giới lý tình

Con người có hai thứ liên-lạc, liên-lạc với vũ trụ bên ngoài và liên-lạc với đồng loại. Liên-lạc với ngoại giới sinh ra thế-giớiđồ vật và dụng cụ cần-lao. Thế-giới này có các phần ăn khớp với nhau một cách máy móc. Ta có thể gọi là thế-giới lý. Liên-lạc với đồng loại tuy không phải là phi lý,nhưng vượt lên trên các luật máy móc của thế-giớilý, và phát-triển theo chiều tự do của con người. Ta có thể gọi là thế-giới tình. Gọi như thế, ta không có ý hiểu là thế-giới của cảm-tình hỗn độn và phi lý, nhưng có ý nhiều là một thái độ vượt quá cả những đòi hỏi của lý-tính.

Hai thế-giớinày có hai phạm vi biệt-lập và không hạn chế lẫn nhau. Đôi khi ta cảm tưởng là có sự va chạm, đó vì là ta coi người như đồ vật, hoặc coi đồ vật như người; nghĩa là vì ta lẫn hai phạm vi với nhau.

Hai thế-giớibiệt-lập ấy đều do hai thái độ của con người mà ra, và gặp nhau trong cần-lao.

Thực thế, vũ trụ và các lực-lượng thiên nhiên, nếu không nguy-hại cho sinh mệnh con người thì cũng là dửng dưng đối với việc phát-triển con người. Công việc đầu tiên của con người là tìm trong ngoại giới những gì có thể nuôi sống và che chở mình khi nóng lạnh, khi gió mưa. Bởi thế con người, chỉ có thể sinh sống và phát-triển khi vũ trụ phù-hợp với mình, hay nói cho đúng hơn, khi con người biết đặt tay lên vũ trụ và xoay hướng cho nó chuyên theo đường phát triển của mình. Thế nghĩa là : không nhân-hóa vũ trụ thì cũng không thể nhân-hóa con người,

Nhân-hóa vũ trụ, đưa vũ trụ vào đời sống, tức là cần-lao. Con người khác con vật ở chỗ biết làm cho điều kiện sinh sống của mình đi đến chỗ hoàn hảo. Nhưng cũng trong cần-lao, ta thấy lộ ra một thực tế mới: loài người ảnh hưởng lên nhau và cộng tác với nhau.

Đứng một mình trước các nguy-hiểm của thiên nhiên, cá nhân không đủ lực để đối phó. Muốn bảo vệ đời sống, phải tìm ra phương pháp để ảnh hưởng lên ngoại giới, phải chế ra dụng cụ và phải hợp sức với người đồng loại. Các di-tích của nhân-loại tiền sử chỉ còn là dụng cụ họ dùng để đối phó với thiên nhiên. Dụng-cụ không phải chỉ có nghĩa cho người sáng-tạo ra, nhưng còn có ý nghĩa đối với tất cả một xã-hội đã phát-sinh và xử dụng nó. Muốn cộng-tác, phải có một ngôn ngữ để dạy bảo nhau phương pháp làm việc, để thông đồng kiến-thức. Các dụng-cụ, lối hành động và kiến thức là văn hóa, theo ngôn-ngữ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay trong một trình độ rất thô sơ của cần-lao, đã xuất-hiện đời sống tập đoàn trong đó loài người trao đổi ý-kiến, phương-pháp làm việc và kết-quả của cần lao. Thế tức là có phân công tác. Có phân công tác thì cũng có tổ chức.

Ai nấy đều có liên-lạc chặt-chẽ với người chung quanh vì cùng nỗ lực biến đổi thiên nhiên, cùng theo một di truyền, cùng một văn-hóa và cùng dự phóng về tương-lai, hình ảnh của một xã-hội lý tưởng.

Văn hóa, ta có thể gọi là ý thức của cần-lao Thực sự, tiên vàn nhân loại đã cần-lao, sau đó mới dùng ngôn ngữ để tư tưởng việc mình làm, và đặt ra các tổ chức để kết-tinh các phương-pháp hành động, để trao đổi cho nhau. Nhưng cũng vì có ngôn ngữ, tư tưởng mà con người không bị kiềm hãm vào trong thế-giớivụ lợi bản năng bảo tồn phát-sinh. Tư tưởng vượt lên trên hiện tại để dự phóng tương-lai và đặt cho cần-lao một giá trị nhân-loại. Nếu không, đời sống tập đoàn của cần-lao, sẽ không khác gì đời sống tập đoàn của loài ong kiến. Và trong khi vượt lên trên cần-lao, con người như được giải-thoát khỏi cần lao để dự phóng nhiều viễn tượng khác với viễn tượng cần lao.

Chúng ta có thể tóm lại rằng: cần lao và văn hóa là nền tảng của xã-hội.

*

*      *

Xã - hội lý.

Đời sống của xã-hội là cộng tác với người chung quanh để nhân-hóa vũ trụ. Nhân-hóa vũ trụ hay biến đổi thiên nhiên thuộc về thế-giới lý của kiến thức và kỹ-thuật. Cộng-tác với người khác, một đàng là về thế-giới lý như trên, theo nguyên tắc hiệu nghiệm ; một đàng là về thế-giới tình. Vì trong thế-giới tình, ta không coi người khác như một lực lượng giúp ta biến đổi thiên nhiên, như con trâu giúp ta kéo cày; nhưng ta coi họ là nhân vị cần được giải thoát và phụng-sự.

Biển đổi thiên-nhiên đòi một tổ chức hợp-lý, các phần tử ăn khớp với nhau như máy móc. Đểtới đó, ta cần phải thu nhặt kiến-thức về vũ trụ: đây là phạm vi của khoa học thực nghiệm. Nhưng hiểu-biết vũ trụ là một chuyện, mà biến đổi được thiên nhiên lại là một chuyện khác. Đến đây ta thấy cần phải có bàn tay người trong tổ chức cần-lao. Muốn thế, ta phải tìm hiểu con người một cách khoa học, y như một đồ vật bên ngoài : tìm biết sức khỏe, sức chịu đựng và các phản ứng tâm lý, rồi tập cho con người biết phương-pháp làm việc. Sau đó mới đem lắp bàn tay người vào các dụng-cụ do kiến thức tìm ra đề biến-đổi thiên nhiên. Các khoa học thực nghiệm về con người, như tâm-lý-học, xã-hội học, đều qui về đấy.

Như thể ta thấy rằng khi nhân loại muốn tự nhân-hóa thì phải tạo nên các tổ-chức làm môi-giới, và đồng thời phải vào làm một bánh xe trong guồng máy hợp lý do mình tạo ra. Các tổ chức mà con người xây dựng trong đời sống tập đoàn, không đi ra ngoài mục-đích đưa con người đến tự do; nhưng không phải con người tự do của cá nhân chủ nghĩa mà là con người xã-hội, có tương-giao với đồng loại. Mục đích tổ chức cần-lao phải là nhân-hóa nhân loại. Các tổ-chức trong xã-hội phải tiến dần tới lý-tính (chúng ta sẽ xem, tới bằng cách nào). Các tổ-chức càng hợp lý thì con người càng phải khôn khéo xử-dụng. Nếu không, chúng sẽ thành lực lượng đàn áp con người, lột hết nhân tính và làm cho con người thành một bánh xe trong guồng máy hợp lý, nhưng vô đích. Như thể con người sẽ mất cả thân thể và đời sống nhân vị. Ta có thể đan cử ra một vài thí-dụ :

a) Kinh-tế: Kinh-tế đã tiến xa trên đường hợp lý-hóa, và tổ chức thành ra máy móc. Người ta đã biết được nhiều định luật thiên-nhiên để kỹ-thuật có thể lợi dụng thiên nhiên, nhiều định-luật kinh-tế để ta tổ chức chương-trình sản-xuất, nhiều định luật của tâm-lý và hiện tượng xã-hội, để đưa con người vào bộ máy kinh tế, nếu quên mất mục-đích nhân-vị và môi-giới của kinh-tế, con người sẽ chỉ là một cái máy tiêu-thụ và sản xuất, giá trị con người sẽ được đo lường tùy theo sức sản-xuất, đời người sẽ qui về đó: thu nhận văn hóa và kiến thức, để biết đường sản xuất, sản xuất để tiêu thụ, tiêu-thụ để có sức thu nhận kiến thức và sản xuất. Và con người sẽ bị trói buộc trong cái vòng quần ấy, mà không tìm ra lối giải-thoát. Con người biến thành nạn nhân của tổ chức mình sáng tạo.

b) An - ninh: Con người không thể sống mà lúc nào cũng lo bị người khác quấy rầy hay ám-sát. Muốn được an-ninh, xã-hội tổ-chức thành các lực-lượng cảnh sát và quân sự. Đây là một tổ-chức máy móc: cấp dưới là một quân cờ để cấp trên sai khiến. Có như thể mới có hiệu-nghiệm. Khi tổ chức an-ninh mất mục-đích nhân vị thì sẽ thành lực lượng mù-quáng và nguy hại cho xã-hội (mật thám và cảnh-binh của các nước độc tài, chiến tranh giữa các nước lân-bang).

c) Văn - hóa : Ta cần phải tổ chức để văn hóa có thể truyền ra trong xã-hội, nhưng khi văn-hóa mất tính cách nhân-hóa, ta sẽ bị nô-lệ vào một chiều. Hoặc là ta đưa những yếu tố không cần cho mọi người vào chương trình và bắt mọi người theo. Và người trong xã-hội sẽ biến thành những dĩa hát để ghi lấy một thứ văn-hóa không bổ ích gì cho họ. Thái độ nô-lệ ấy, một đàng làm cho văn hóa khép kín lại, mất thông đồng với văn hóa khác, một đàng làm cho văn hóa chỉ tiến theo một chiều.

*

*         *

Nhà nước là tổ-chức tổng quát cả đời sống con người và điều-khiển cả ba tổ chức trên đây. Nhà nước của Khổng-học chưa có phạm-vi rõ rệt, chưa có những tổ chức hợp lý như trên. Tất cả còn tiềm tàng trong tam-cương ngũ-thường. Nếu ta gọi thái độ tương-giao mà nhân loại muốn là chính-đề, các tổ-chức hợp lý thực-hiện điều-kiện tương-giao là phản đề, và tương-giao xây dựng trên tổ-chức hợp lý là hợp-đề; gọi như thế, ta có thể đưa tam-cương và ngũ-thường vào chính-đề, pháp-luật tôn vương là một tổ chức về phản đề. Nhưng phản đề này chưa biến thành những công trình cụ thể như ba tổ chức ta vừa nói. Và bao lâu tương-giao chưa đi qua phản đề để tới hợp đề, ta có thể coi là tương-giao vô ý-thức. Có qua phản-đề, tức là tổ-chức hợp lý ta mới có thể trừ khử được những gì phi lý. Thực ra tam-cương ngũ-thường của Khổng-học chỉ là một mớ luật; tuy chưa tới được phổ quát vì chưa có mấy người đặt vấn đề và bàn cãi, ta còn có thể coi là phản đề vì là tổ-chức gò bó con người như 3 tổ chức trên. Ta chỉ giữ lấy pháp-luật do Khổng học phát sinh. Ta sẽ nói đến nó khi ta bàn về pháp-luật trong một nhà nước hiện tại.

Vì nhà nước bao quát những gì là tổ chức đời sống, và vì nhà nước ở giai đoạn phản đề, nên nhà nước phải hợp-lý để điều động ba yếu tố hợp-lý: Kinh-tế, học-chính và an-ninh. Nếu ta đề mặc ba yếu-tố này theo sườn dốc của lý-tính, thì chúng sẽ đi tới chỗ làm cho tất cả đời sống xã-hội thành máy móc, và sẽ tiêu-diệt hết tính cách nhân-vị trong con người. Trong tình-thế hiện tại, ta không còn thấy nhà nước liên-lạc thẳng với từng cá nhân, như trong một xã-hội thô-sơ nhà nước điều động baguồng máy kia và liên-lạc gián tiếp với cá-nhân. Đành rằng lối hành động của nhà nước, thuộc về phạm vi hợp-lý, nhưng nhà nước là như ý thức của nhân loại, vượt lên ba tổ chức kia để dễ điều chế và ghép chung một mục đích vị nhân. Chính vì thế nhà nước phải là chỗ cho tự do của nhân vị khiếu nại, khi các tổ chức kia mất tính cách môi giới và đè nén mình. Nghĩa là nhà nước phải liệu đưa các tổ-chức vào thế-giới Tình. Tuy-nhiên nhà nước không phải là một tổ-chức trong thế-giới Tình. Phương pháp và đường lối hành động của nhà nước phải là hợp lý. Nói thế khác, pháp-luật điều khiển nhà nước phải hợp lý. Lý-tính của pháp-luật không còn như lý tính của kiến thức, của kỹ thuật, vì pháp-luật là mực-thước cho đời sống tập-đoàn của nhân vị tự do. Pháp-luật đi tới lý-tính khi tới được phổ quát. Nếu pháp-luật chỉ được một thiểu số thừa nhận vì lợi cho họ, thì pháp-luật chưa phổ quát và chưa hợp-lý. Quan-niệm tư-sản của Tây phương, chưa phổ quát vì chỉ được một thiểu số thừa nhận. Quan niệm tôn vương của Khổng học, khi Khổng-Tử còn sống không được các chư hầu thừa nhận. Mãi tới đời nhà Tần, thống nhất nước Tàu, bấy giờ thuyết tôn vương được đưa ra làm nền móng cho xã hội. Quan niệm đó không phổ-quát vì chỉ có Vua nhà Tần và những người được ân huệ nhà vua mới chấp nhận. Còn dân gian hoặc là phản đối hoặc là không đặt vấn đề vì chưa có ý-thức.

*

*      *

Về nhà nước và các xã hội lý, ta có thể tóm vào hai điểm: một bên là những tổ-chức hoàn toàn về phạm vi kỹ-thuật như kinh-tế, an-ninh và tổ chức văn-hoá: Lý-tính của chúng cũng là lý-tính của kỹ thuật. Bên kia là pháp-luật đứng lên trên các tổ-chức kia để đưa chúng về mục đích nhân vị. Pháp-luật là tượng trưng của thái độ loài người trước những tổ chức hợp lý. Và pháp-luật phải là dụng-cụ nhân vị dùng qua tay nhà nước, để tự giải thoát ra ngoài sức đè nén của thế giới lý. Thí-dụ, kinh-tế-gia tính rằng muốn tăng-gia sản xuất, con người có thể làm việc 12 giờ một ngày mà không hại đến sức khoẻ: đây là quan điểm kỹ thuật. Đồng thời nhân-vị thấy rằng mình không phải là cái máy kinh tế, và còn phải để thì-giờ phát-triển về nhiều phương diện khác, nên giơ tay phản đối và đòi một đạo luật hạn-chế sức đè nén của Kinh tế. 

Lý-tính của pháp-luật tùy thuộc vào mực lý-tính mà nhân- loại đã tới. Lý tính nhân loại càng cao thì càng thoả-thuận được nhiều điều phổ biến và hợp lý, và các tổ chức về kỹ-thuật càng quay về đúng chiều tiến của nhân-vị, nghĩa là cởi mở và đưa nhân loại đến thế-giới tình.

*

*      *

Xã hội Tình.

Đời sống xã hội không thể không có tính cách hợp lý và máy móc được. Nếu lúc nào cũng sợ không dám động đến con người thì từ chính-trị-gia cho đến kinh-tế-gia không ai có thể tổ-chức gì trong đời sống xã hội. Con người có chịu làm một bánh xe trong guồng máy hợp-lý của xã-hội, thì mới có điều kiện phát triển như một nhân vị. Đấy là phạm vi của xã-hội hợp-lý mà ta vừa bàn qua.

a) Bên ngoài thế-giới lý để liên-lạc với thiên nhiên và với đồng loại, con người cần phải có một thế-giới tình để phát triển theo chiều tự do và để khỏi biến thành một cái máy.

Thế-giới tình phát-sinh ra trong tương-giao và tương-giao có trước khi ta có ý thức về mình. Thực tế, khởi đầu của đời người là tương-giao ; đứa trẻ tương-giao với các đồ vật bên ngoài và nhất là với mẹ nó. Sau đó mới sinh ý-thức rằng mình tách khỏi các vật tương-giao. Đối với người lớn hay đối với lịch sử các xã-hội cũng thế. Sau khi tương-giao, vì nhu cầu của đời sống bắt buộc ta phải bỏ tương-giao, đi vào thế-giớihợp lý và khoa học để tìm ra một lối hành động. Không có quan-sát, không tìm tòi thế-giới bên ngoài, con người không thể sống được. Ta có thể ngồi như một nghệ sĩ để ngắm sông núi hùng-vĩ, đồng cỏ xanh rờn, cây cối và hoa-lá đủ muôn màu: đó là thái độ tương-giao với thiên nhiên. Nhưng nếu nhân loại không bỏ tương-giao và đi vào thế-giới lý và vụ lợi, rồi phá núi lấy vật-liệu xây nhà, phá đồng cỏ để trồng lúa trồng rau, chặt cây làm đồ đạc, thì có lẽ đã mai một đi trong tương-giao rồi. Hai mẹ con yêu nhau, có thể ở bên nhau để tương-giao. Nhưng tương-giao không thể có mãi, vì sẽ có lúc các nhu cầu sinh lý sẽ thúc mạnh hơn cả tương-giao, và buộc người mẹ xa con để tìm đồ ăn mặc cho cả hai.

Đứng trước thiên nhiên, con người có hai thái độ, mỗi thái độ xây nên một thế-giới, và con người bị lôi kéo, bị giằng co giữa hai thế-giới. Đời sống vật-chất lôi con người vào thế-giới lý của cần-lao và của các tổ-chức xã-hội ; tự do lại kéo con người về thế-giớitương-giao của thẫm-mỹ và ái tình.

Một xã-hội thô-sơ và dã man đến đâu cũng có tổ chức. Và tổ chức xã-hội là chỗ cho tương-giao phát triển. Tuy-nhiên các tổ chức xã-hội không phải tự mình có thể đưa lại tương-giao. Nếu con người không dùng các tổ chức làm môi giới cho tương-giao thì các tổ-chức chỉ là những hình thức để bắt chẹt con người. Thực tế, nếu ta bỏ thái độ tương-giao, thì tam-cương ngũ-thường của Nho học, cả pháp-luật trong nhà nước hiện tại, tất cả chỉ là những phương pháp để hạn chế tự do và bắt ta phục tùng một cách vô cớ, Có tương-giao, thì tam-cương ngũ thường mới có tính cách nhân loại, và người dưới mới không thành nô lệ người trên Nhưng chính lúc bỏ thái độ tương-giao là lúc con người đem thái độ hợp lý để thử xem các mối dây liên-lạc ấy có hợp lý không. Và đây chính là căn cứ đề các giây liên-lạc giữa loài người đi đến chỗ hợp lý. Nếu các mối dây liên-lạc ấy không tiến đến chỗ hợp lý, thì hoặc là vì tương-giao còn bền hoặc là vì chính con người chưa hợp lý, chưa có ý-thức về tương-giao của mình. (Ta đã xem trên kia rằng tương-giao không bền mãi được).

b) Tương-giao phát triển tự do và nhân tính của ta. Nhưng tương-giao bao giờ cũng thực hiện qua các đồ vật môi giới. Tất cả tổ chức xã-hội, và tất cả các công trình xã-hội đã xây dựng đều là môi giới cho nhân loại tương-giao.

Trong cần-lao, chúng ta nhân-hóa vũ-trụ, đặt vào trong vũ trụ hình ảnh của chúng ta. Bởi thể các dụng-cụ mà nhân loại đã tác tạo ra, từ con dao bằng đá cho đến các máy rất tinh xảo của thế-giới ta sống, đều chỉ cho ta một hình ảnh của nhân loại. Chúng ta không sống một thời với Khổng-tử hay với Platon, nhưng ta có thể trao đổi tư tưởng ta với các Ngài qua một cuốn sách, có khi cuốn sách ta đọc là một bản dịch từ nhiều ngôn ngữ sang. Lúc đó, những tờ giấy trắng, những nét chữ đen và các câu ngôn-ngữ kia đều là môi-giới giữa ta với các nhà tư tưởng kia.

Các tổ chức xã-hội cũng đưa ta đến giác ngộ với người đang sống bên cạnh ta. Chúng ta dễ có dịp quen biết và thân tình với những người cùng làm việc trong một xưởng hay cùng học một thầy với ta. Trong lúc chiến-tranh, ta có thể tin cần vào một người mà ta chưa hề quen biết, chỉ vì người đó mặc một bộ đồ quân phục như ta. Thậm chí một chén nước chè trong chiếc quán bên bờ đường cũng có thể làm cho ta quen biết những người ở khác làng khác xứ với ta. Người Việt nam thường nói: "chuyển đò nên quen", là thế: khi người ta cùng ở trong một hoàn cảnh, một tổ chức, thì người ta dễ thân tình với nhau.

Các tổ-chức trong xã-hội, tuy chỉ có một mục-đích vụ lợi, nhưng có thể dùng làm môi-giới cho giao-ngộ.

c) Trong tất cả các hình thức, giao-ngộ vẫn là gián tiếp.

Chính thân xác chúng ta lại là một môi giới rất đặc-biệt và lúc nào cũng đi kèm giao-ngộ.

Có thân xác, ta mới hiện thân (être présent) được trong thế-giới vật-chất. Có thân xác ta mới có thể làm cho thế giới thay hình đổi dạng. Có thân xác ta mới có ý-thức về mình. Từ bé, chúng ta phải khám phá dần dần và tập điều khiển thân xác để thu nhận và để biểu-diễn tư tưởng. Thân-xác là một bộ môi-giới rất tinh-tể, và chúng ta tương giao bằng thân xác. Từ một bước chân tiến hay lùi, một bàn tay duỗi ra hay nắm lại, một cái động môi, một cái nhăn trán, cho đến một câu nói, một kiểu nói, tất cả đều biểu diễn thái độ ta đối với người chung-quanh. Thân xác biểu-diễn được lòng trọng kính, tình yêu thương hay lòng giận dỗi.

Đàng khác, thân xác làm cho nhân-vị ta không bị đóng kín lại : vì rằng, chính lúc ta cố ý theo cá-nhân chủ nghĩa, nhất định không chịu tương-giao, thì thân xác và hành vi ta vẫn có một chiều khách-quan mà mọi người trông thấy.

Đang khi ta điều khiển thân xác để biểu lộ ra ngoài một lối hiện thân trong thế giới nhân loại, thì lối hiện thân đó là như một tiếng gọi để người chung quanh đáp. Khi bàn tay ta nắm lại, lông mày ta cau lên, và chân ta tiến về phía trước, khi ấy người chung quanh ta sẽ đáp lại bằng cách giơ tay vớ lấy bất kỳ một đồ vật gì để có thể tiến về phía ta. Khi ta hiện thân và có hành động của một y-sĩ, một giáo-sư, một nhà buôn, thì người đối diện ta sẽ hiện thân là một con bệnh, một sinh-viên, một khách hàng.

c) Trên đây là những lối giao ngộ mà xã-hội phải đi tới để cho các tổ chức có màu sắc nhân loại: ở đây nhân loại đối với nhau bằng tình, tín nhiệm vào nhau, thiện cảm với nhau để làm cho tính cách máy móc trong các tổ chức thành êm dịu hơn.

Tâm tình nhân-loại, phát-sinh ra trong cần-lao và trong tổ-chức xã hội, là như bông hoa thơm của đời sống tập đoàn.

Nhưng đó chưa phải là tất cả tâm tình mà con người có thể thông cho đồng loại, vì tâm tình này chưa đi sâu vào trong nhân vị. Thực thể, chúng ta có thiện cảm và thân tình với người chung quanh vì họ là bạn thợ là bạn học, là khách hàng, là người trong công đoàn ta, trong nước ta. Và cũng theo một lý-do ấy, ta có thể thân tình với trăm ngàn người cùng sống trong một tổ-chức. Đến khi ta thân thiết với người nào, không phải chỉ vì những lý-do trên, mà vì bọ, lúc đó ta sẽ để ý đến thân danh người ấy, ta phụng sự và giúp cho người ấy phát triển. Tương giao đi sâu vào nhân-vị hơn và nhận thức được những gì là đặc biệt của mỗi nhân vị. Hai nhân vị đi sâu vào nhau, phụng sự nhau một cách đặc-biệt. Đây là tinh bằng hữu. Tình bằng hữu giữa phái nam nữ cần đến nhau để bổ túc nhau, đó là ái tình. Ái tình vượt lên trên những tổ-chức xã-hội, vượt lên trên các hành động vụ-lợi. Tuy nhiên, ái tình không phể bỏ những tổ-chức và hành động đó, chỉ vượt lên trên và cho chúng một ý nghĩa sâu xa như ta sẽ nói đến.

d. – Chúng ta biết rằng con người chưa tới được lý-tính và tự do hoàn hảo. Và vì thế những hình thức giao-ngộ như tình nhân loại, tình bằng hữu và ái tình chỉ là những ngọn núi nhân loại phải khó nhọc trèo lên. Nếu có giao ngộ thực thụ thì đó là những giây phút họa hiếm trong đời người.

Con người không thể bỏ tranh đấu với thiên nhiên bằng cần-lao và không thể tổ-chức xã hội cho hợp lý. Đồng thời, tuy con người là nhân-vị cao cả, đáng ta phụng-sự, nhưng con người vẫn là một yếu-tố trong các tổ chức hợp lý và vụ lợi. Bởi thế khi giao-ngộ giảm sút thì người ta bỏ thế-giới tình để bước vào thế giới hợp lý và thực dụng, theo nguyên tắc hiệu nghiệm.

Kinh-tế-gia chỉ cần biết đến dân số, đến sức sản xuất và tiêu-thụ đề lập chương-trình; nghĩa là chỉ cần coi con người như cái máy, cũng đủ cho chương trình hợp lý và thành công, chứ không cần biết đến thân thể của mỗi người trong dân. Y-sĩ có thể coi con người như một bộ máy sinh-lý, chữa bộ phận này để bộ phận kia chạy. Nhà xã hội-học xếp loài người thành từng hạng; và khi trông một người, có thể chỉ thấy dân tộc, thấy quốc-gia, thấy đảng phải, thấy giai-cấp họ tượng-trưng. Và hành vi cử-chỉ ta đối với người khác cũng tùy theo quan niệm trên đây: có khi ta tìm cách hủy-diệt một người chỉ vì họ mặc bộ đồ quân phục khác ta, vì họ nói một thứ tiếng khác ta, hay có những tư-tưởng khác ta.

Ngay khi đứng trước một người ta có thể dò xét lời nói hành vi họ để tìm cách lợi dụng họ theo ý ta muốn. Tất cả những hình thức trên đây là coi người như đồ vật : ta tìm hiểu con người đề dễ lợi-dụng và điều khiển, chứ không còn gì là tương-giao.

Đứng trước thái độ này, chúng ta tự nhiên lo sợ, và tìm cách trốn tránh. Có khi ta lại trả miếng: nếu người coi ta là đồ vật, ta lại coi người là đồ vật; như thể là hòa, nhưng không còn gì là tương-giao. Nhưng trong tương-giao, ta còn một thái-độ tinh-tế hơn để lừa người và lừa mình. Thực sự, ta biết bao giờ giao ngộ cũng là gián-tiếp, và ta khôn khéo dùng các thứ môi giới để người chung quanh có một tư-tưởng tốt với ta. Ta có thể dùng những câu nói những cử chỉ của người sang, mặc quần áo bảnh, hành động trước mặt người ta một cách hào hiệp, có ý cho người ta nghĩ lầm rằng ta giầu, ta sang, ta quân-tử. Thế là đối với người khác, ta có một bộ mặt rất đáng yêu. Cả khi người chung-quanh bị làm và san-sẻ ái-tình với ta. Nhưng đến lúc người ta khám phá ra bộ mặt thực của ta, thì người ta sẽ cho ta là một người không thành thật, là gian giảo.

Tương-quan xã hội lý và xã hội tình

Trong con người có mâu thuẫn. Một đàng ta bị thế giới lý ghim lại trong những hình thức máy móc của cần lao, và bị trói buộc do trăm ngàn thứ bổn-phận đối với người trong xã hội. Đó là một gánh nặng cho ta. Một đàng ta phải vượt lên trên tất cả để vào thế giới tình của tự do. Để giải quyết mâu thuẫn này, nhân loại đã sáng-kiến ra hai phương pháp. Một đàng đem gán cho thế giới đồ vật một ý-nghĩa mới để luôn luôn nhắc cho ta thế-giới tình. Một đàng đặt ra các tổ chức pháp lý, để giúp ta trung thành với ý định ta.

a) - Phương-pháp thứ nhất có ý-nghĩa tâm lý.

Một cái ngăn trở tương-giao là xa cách trong không-gian. Nhân loại đã tìm-cách thẳng nổi không-gian để làm cho người ta gần gủi nhau. Tất cả các phương tiện giao thông, như tàu bay, xe lửa, xe hơi, tàu thủy đều được dùng để người ta gần gũi nhau trong khoảnh khắc. Khi không có giờ để dùng các phương-tiện kia, người ta dùng thư-tín, giây thép, giây nói để giao ngộ. Ngoài ra, người ta còn tổ chức đời sống và để dành một số thời giờ cho thế giới tình. Càng thân thiết ai, thì ta càng để ra nhiều giờ để trò chuyện, để thư từ với họ, hay là để mơ tưởng đến họ.

Khi người ta không thể ở gần gũi người thân yêu được thì dùng sản phẩm của cần lao để giúp tương-giao. Một lá thư, một tấm thiếp, một câu đối, một câu chúc, hay là một gói quà, tuy không là bao nhưng thành giá trị rất lớn giữa bạn bè thân thiết nhau. Quạt ngà, trâm ngọc trong truyện Phan Trần là nghĩa như thế. Có khi ta nhờ một người thân, thay mặt ta để đón tiếp một người thân khác. Có khi ta dùng một đồ vật để thay thế cho hiện thân của ta; ta có thể chính tay viết mấy hàng chữ vào một bức ảnh ta, rồi gửi tặng người bạn, lúc đó bức ảnh ta sẽ thay ta mà ở bên người bạn, bạn ta cũng hiểu ý-nghĩa ta đặt trong tấm hình đó.

Bởi thế ta có thể đem thế giới cần lao về tương-giao Khi văn-minh vật chất càng cao thì ta càng có nhiều cách đề bảo tồn tình thân-ái. Tình thân-ái càng có nhiều cách để biểu-dương và có đi đi lại lại, thì càng thêm giầu và tế nhị. 

b)– Phương-pháp thứ hai có ý-nghĩa xã hội. – Trong đời ta, có lúc trí khôn sáng suốt, ta nhìn thấy rõ đường lối phải đi. Nhưng sau lúc đó có khi vì lợi ích trước mắt mà ta quên mất đường lối. Chính vì biết như thế mà người ta đã đặt ra các thứ luật, để buộc mình trung thành với đường lối mình đã chọn sau khi suy-nghĩ chín chắn. Phương pháp này kết tinh trong pháp luật và trong tổ-chức xã hội. Khi chọn một đường lối, ta đi vào một tổ chức, và lúc đó người trong tổ-chức sẽ chứng kiến ý hướng ta. Thí-dụ : khi ta có thân tình với một người cách đặc biệt và ta đi vào trong chế-độ gia-đình. Trong đó ta buộc mình phải giữ ít nhiều bổn-phận. Xã hội sẽ chứng kiến cho ta trung thành. Có khi trong kinh-tế, vì một thái độ vị nhân, ta muốn không ai được bắt đàn bà con trẻ làm việc trong xưởng máy. Nhưng nếu ta đứng đầu xưởng thợ, có khi ta muốn thuê đàn bà con trẻ làm vì ta dễ bắt nạt và trả ít công, và vì thế lợi cho túi ta. Nếu nhân loại không đem những tư tưởng hợp lý và vị nhân, kết-tinh lại trong một đạo luật có mọi người chứng-kiến, thì sẽ không còn gì ngăn cản ta hành động vô lý và ích-kỷ.

Các tổ-chức trong xã hội, pháp-luật, chế độ gia-đình, chế độ tư-sản, chế độ công-lý v.v... đều là kết-tinh của ý hướng con người đề đi tới một xã-hội vị nhân. Như thế không phải là, hễ những gì đã thành tổ-chức, có pháp-luật bênh vực, thì không ai được đụng đến. Ta chỉ có ý nói rằng : ta không thể vì cảm tình chốc lát mà phế bỏ các tổ-chức kia. Ta có thể đem thái độ hợp lý ra mà phê phán các chế độ, mà nếu lập trường ta hợp lý và phổ biến (có nhiều người hưởng ứng), ta có thể liệu cho các tổ chức đi đến chỗ hợp lý hơn. Đó là tiến bộ.

Các tổ chức làm cho con người phát-triển trong tương giao. Con người càng phát triển, càng văn-minh thì các tổ-chức xã hội càng nhiều và càng hợp-lý; các tổ-chức kia sẽ là bậc thang để đưa tới tự do. Mất pháp luật, mất các tổ chức và các chế độ tức là trở về dã man.

Thế giới tình, Thế-giới siêu-nhân

Trên kia, ta đã đem tất cả thế-giới cần-lao vào tương-giao với đồng loại. Thế-giới cần lao hướng về tương-giao với đồng loại. Nhưng không phải vì thế mà thế giới cần lao mất giá-trị hay bị đè bẹp. Tất cả kỹ thuật và tổ chức xã hội đều tiến trong lý-tính. Khác một đều là chúng được tổng-hợp vào trong thế giới tình và có một ý-nghĩa nhân-loại. Tất cả kỹ thuật, tổ-chức xã hội và tương giao giữa loài người làm thành thế-giới nhân loại. Thế giới nhân loại có giá-trị của nó và biển-chuyển như ta đã nói trên.

Nhưng thế-giới nhân loại chưa phải là thế-giới tình hoàn-hảo. Vì, như ta đã nói trên, trong thế giới đó, mới tinh phổ biến hơn cả mà con người có thể tới, tức là tính nhân loại. Nhưng tình nhân-loại lại không đi sâu vào nhân-vị. Nếu ta đi sâu vào nhân-vị trong ái tình hay trong tình bằng hữu thì mối tình sâu đó, ta lại không có thể đem sau-sẽ cho tất cả mọi người, mà chỉ có thể dành cho một vài người mà ta hiểu biết hơn cả và đã chọn trong muôn ngàn người. Vì con người bị hạn hẹp trong không-gian và trong thời-gian, nên không thể giao-ngộ thân tình được với mọi người. Đàng khác phạm-vi hành động của con người chỉ hạn hẹp vào trong một thời-gian và không gian, vì thế chỉ có thể ảnh hưởng sâu-xa lên một vài nhân-vị. Hơn nữa trong ái-tình, giao-ngộ cũng chưa tới được hoàn hảo; vì rằng con người phải tranh đấu với chính mình để thành thực với mình và với người khác, đồng thời phải tranh đấu với bản năng vụ lợi luôn luôn phá đổ giao ngộ.

Vì thế, thế-giới tình không phải chỉ hạn hẹp vào khuôn khổ một thế-giớinhân loại. Thế-giớinhân loại phải cởi mở và đưa ta vào một thế-giới tình bao quát hơn. Thế-giớinày sẽ tổng hợp cả các yếu-tố của thế-giớinhân loại, từ kỹ thuật qua tổ-chức xã-hội, tính nhân-loài, cho tới ái-tình, tất cả đều mặc thêm một ý-nghĩa siêu-nhân. Tuy nhiên các yếu-tố trên đây vẫn còn giữ ý-nghĩa riêng của mình và phát-triển y như các yếu tố trong thế-giớinhân loại. Vì thế sự thu hợp chúng vào trong một thế-giới siêu nhân, chẳng những không làm tổn thương gì đến thế-giới nhân loại, mà còn tô cho thế-giớinày một màu sắc tươi đẹp và cao cả hơn thế-giớinhân-loại.

Trong thế-giới nhân-loại, yếu tố căn bản để ta tổ-chức là tình nhân loại và là ái-tình. Cũng vậy, trong thế-giới siêu nhân yếu-tố căn-bản có thể thu hợp thế-giới cần-lao và thế-giới nhân loại và mặc cho hai thế-giới này một ý-nghĩa sâu xa, yếu tố căn bản ấy phải là một khối tình siêu-nhân và một tự-do siêu nhân.

Chúng ta đã theo đà phát triển của nhân loại. Ta có thể thấy rằng, nhân loại tiến-hóa trong ba thế-giới: thế-giới cần-lao gồm kỹ-thuật và các tổ chức xã-hội và thuộc về phạm-vi lý-tính.

Thế-giới nhân loại thuộc về tự do và về thế-giớitình. Thế-giớinày đã đem thế-giới cần lao vào trong tình nhân loại và ái tình, và mặc cho thế-giới cần-lao một ý-nghĩa vị nhân. Bây giờ, thế-giớicần-lao là một yếu tố trong thế-giớinhân loại. Sau cùng thế-giớisiêu nhân lại đem thế-giới nhân-loại vào trong một khối tình siêu nhân và mặc cho thế-giới nhân loại một ý nghĩa siêu-nhân. Thế-giớisiêu-nhân là thế-giới của tự do siêu nhân. Cũng như tự do nhân loại giúp cho lý-tính phát-triển, thì tự-do siêu-nhân chẳng những không cản trở gì tự do và mối tình nhân-loại, mà còn làm cho tự do và tình nhân loại thêm sâu-xa và phổ-biển.

Tới được thế-giới nhân loại và thế-giới siêu nhân hay không là tùy ở thái-độ cởi mở của con người, và tùy ở sức giải thoát của tự-do.

TRẦN-VĂN-TOÀN

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt