Chủ nghĩa hiện sinh

Quan niệm bi thiết về con người

 

THUYẾT ĐỀ:

QUAN NIỆM BI THIẾT VỀ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

 

EMMANUEL MOUNIER (1905-1950)

THỤ NHÂN dịch

 


Emmanuel Mounier. Những chủ đề triết hiện sinh. Thụ Nhân dịch. Nhị Nùng xuất bản, 1960, tr. 43-44.


 

Triết hiện sinh, trước hết là một triết lý về con người rồi là một thử triết lý về thiên nhiên dù là triết hiện sinh Công giáo hay không Công giáo nó cũng luôn nhuốm một vẻ bi thiết mà đặc biệt là bi thiết về vận mệnh của con người. Tôi không nói bi thiết là bi quan, bởi vì bi quan chủ nghĩa cũng như lạc quan chủ nghĩa là một hệ thống ta nhìn vũ trụ như một toàn cảnh do lòng ta phác họa, chứ không coi vũ trụ như một khía cạnh kinh nghiệm của con người. Kierkegaard đã chống lại quan niệm của người đương thời: một đàng họ luôn kêu gọi con người trở về một tinh thần trẻ thơ, một đàng lại khuyến khích người lớn làm sao có được tâm hồn thanh thản của con trẻ. Ông đã viết: "Người ta muốn biển đổi trạng thái sinh hoạt của người Công giáo thành một kỷ niệm đẹp". Tại sao vậy ? Vì đứa trẻ không biết hoài nghi cũng không biết thế nào là những chước cám dỗ, và cũng không biết sự lựa chọn cần phải chiến đấu. Jaspers đã đuổi theo sự cám dỗ của hạnh phúc trên mọi phương diện : từ những ảo tưởng của kinh tế học tới những vẻ hòa hợp nhịp nhàng của triết lý. Dưới mắt ông thì tiếng gọi của Tự do chỉ gồm toàn những đối lập quyết liệt và những vò xé thiên thu bất tận. Con người không thể chối bỏ những điều đó bởi lẽ như vậy là từ chối vị trí căn bản của đời mình. Ngày nay, tiếp sau quan niệm lạc quan về vũ trụ và kinh tế quan niệm đã đánh dấu thời đại hoàng kim tuyệt đỉnh của phe trưởng giả với sự giàu sang sung túc về mặt vật chất, nhưng về tưtưởng thì rất hạn hẹp là một làn sóng ý thức về sự bất hạnh, một căn bệnh mới của thời đại đang đẩy xô con người tìm về thứ triết Hiện Sinh bi thiết để biện minh cho lối cười ra nước mắt và những tiểu thuyết tị đời của mình.

Một vài thuyết đề đã được gặp thấy trong những thứ Triết hiện sinh này dưới một vẻ nhịp nhàng tuy khác nhau. Chẳng những thuyết đề giống nhau mà cả về phần bản thể học cũng giống nhau nữa.


Triết đề I
 

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt