Chủ nghĩa hiện sinh

Sự bất tất của cuộc sống con người

 

TRIĐỀ I

S BT TT CA CUC SNG CON NGƯỜI

 

EMMANUEL MOUNIER (1905-1950)

THỤ NHÂN dịch

 


Emmanuel Mounier. Nhng ch đề triết hiện sinh. Thụ Nhân dịch. Nhị Nùng xuất bản, 1960, tr. 44-48.


 

“Khi tôi nhận thấy sự ngắn ngủi của cuộc sống, bị cái "đời đời" đã có trước và sẽ đang tới nuốt trọn vẹn, cái khoảng gian ngắn ngủi tôi phải vạch cho xong, khi tôi tự thấy mình chìm đắm trong cái khoảng gian vô hạn mà tôi không biết vì về nó, và nó cũng chẳng biết gì tới tôi, tôi run sợ và bỡ ngỡ lạ lùng tại sao tôi không có ở đây hơn là ở đó, tại sao hiện tại hơn là đã quá, Ai đã đặt vào tôi cái không gian đó : Do lệnh ai, do ai sai khiến mà tôi lại được đặt vào cái không gian và thời gian này!».

Đó là thuyết đề ra ngày nay dù gặp thấy ở đâu, ta cũng không thể không nhận ra âm vọng của "giàn nhạc" Pascal. Ta nên nhớ rằng sự bất tất đó lại được tăng lên gấp đôi. Và ta có thểnói : Tại sao có con người ? Và tại sao cái thằng tôi, một cá nhân riêng biệt, tôi có phải là con người đó không ? Con người ở đây và bây giờ ?

Đối với triết hiện sinh Công giáo thì sự bất tất của cuộc sống tôi, đã bắt nguồn từ sự bất tất nguyên sơ do tác động tạo dựng nhưng không của CHÚA, và sau đó lại được Chúa Cứu Thế Nhập thể để Cứu chuộc. Triết Hiện sinh này đã giảm bớt lòng kính sợ Chúa mà huyền nhiệm nguyên sơ đã gợi ra bằng cảm nghĩ về lòng nhân từ chứa chan của Chúa. Nhưng dầu sao thì thuyết này vẫn còn mập mờ khi đề cập về mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người vì có chỗ thì đề cao lòng nhân từ của Chúa, có chỗ thì lại đề cao sự lệ thuộc tuyệt đối của con người vào tác động tạo dựng, có một sự cách biệt tuyệt đối giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo-sự khốn nạn của con người không có Chúa và sự siêu việt của Chúa. Kinh nhật tụng mới của thứ Ki tô giáo quyết liệt và đường đột này là cuốn « Trường Ki tô giáo », Kierkégaard đã viết vào năm 1850 với một tinh thần tự do tôn giáo hoàn toàn. « Kitô giáo đi vào trần gian như một cái gì tuyệt đối, chứ không phải như một thứ để an ủi như lý trí con người hằng mong muốn. » (École du Christianisme, 81). Trạng thái của người Công giáo là một « trạng thái ghê gớm », Nó cấm không cho họ được nghỉ ngơi và bắt tự tổ chức bản thân, dù là một cách không Công giáo, ở trần gian này. Cố gắng của những công cuộc Công giáo tiến hành là một cố gắng có tính cách ngoài đạo Công giáo vì đã muốn chối bỏ sự bất tất luôn luôn dòn ải của sự tạo dựng và sự Nhập thể, để thay vào đó bằng một sự bất động gây ấm lòng như một luật lệ. « Ở đâu mà hình như hoặc người ta nhận là có một cộng đồng Kitô giáo được thành lập, thì ởđó người ta thấy là có một cố gắng để tạo dựng một Hội Thánh Chiến Thắng - mặc dầu người ta không dùng danh từ đó bởi vì Hội Thánh Chiến đấu là một cái gì đang diễn tiến còn một cộng đồng Kitô giáo đã được thiết lập thì không còn biếđổi nữa, nó là thế rồi. (Ibid 258). Do đó để tẩy xóa mọi hậu quả của sự bất tất nguyên sơ của phận làm người, đức khôn ngoan của nhân loại đã luôn thử bằng nhiều cách dù là bằng những cách tuyệt vọng nhất, nghĩa là ởphản bội Kitô giáo để bênh vực cho Kitôgiáo » (Ibidl,282).

Đối với những triết gia hiện sinh ngoài Kitô giáo, sự bất tất cả cuộc sống con người không nhuốm một màu bí nhiệm khó hiểu đầy thách thức, nhưng lại nhuốn một màu hoàn toàn vô lý và phi lý đến tàn bạo. Con người là một sự kiện trần trụi, mù lòa. Nó  đónhư vđó, chả có nghĩa lý gì cả. Đó là cái mà Sartre và Heidegger gọi là mu kin tính. Mỗi người chúng ta, ai nấy tới lượt thấy mình  đó (Befindlichkeit), ở đó, bây giờ, tại sao ở đó mà không phải là ở đây, chỉ ai biết cả, thật là ngốc, Khi con người có được ý thức và tự mình sống cuộc sống thì hắn đã thấy mình ở đó rồi, hắn không xin trước được như vậy. Như hắn bị ném xuống đó - ai ném ? Chả có ai cả. Tại sao! Chẳng tại gì cả ! Đó là cảm tính về hoàn cảnh nguyên sơ, một cảm tính tối thượng, và ngoài ra thì chả còn gì cả. Tôi chợt thức giấc giữa một câu truyện điên đang tiếp diễn. Người ta nhớ lại câu nói “chúng ta đã xuống tàu» của cuốn Hono Viator (Khách Lữ Hành). Nhưng con tầu đó, một bên là những ngọn gió vô hình đưa đây con tàu trong tuyệt vọng, một bên là một sự phiêu dạt không chút hy vọng nhỏ. Cảm tính này quá ngột ngạt đến nỗi Sartre đã phải diễn tả theo một lối mới, với một quan điểm siêu hình mới: người, mt cái gì tha. Cái tính cách si ngốc không thể biện minh được làm ta khó chịu như một hành động điên rồ. Người ta không ngốc đến độ đó. Tôi không cảm thấy dễchịu trong một đám đông chen vai thích cánh, hoặc giữa một khoảng trống vắng, nhưng cảm thấy dễ chịu trong một khoảng gian mà các cử động của tôi được đầy đủ khoảng khoát và củmục tiêu. Khi cảm tính dễ chịu mất đi, hình như là cảm thụ tính giao động như một chiếc kim điên giữa cảm tính bị ngột ngạt và cảm tính thấy vô vị trống rỗng. Cảm tính phi lý này giàn giải ra mãi mãi. Heidegger đã diễn tả bằng cảm tính về sự nhập định tuyệt đối trong hư vô. Sựyên lặng muôn thuở của những khoảng gian vô hạn». Tôi như bị cái hư vô không có mặt nhìn, cũng chẳng trả lời gì cả ném tôi và bỏ tôi bơ vơ trong một miền hoang vu trong vũ trụ. Không phải nó ném tôi một lần như vậy là thôi (lúc tôi sinh vào đời), nhưng trái lại cái cảnh này vẫn tái diễn, khi hắn bỏ tôi bơ vơ giữa một xứ lạ chẳng có gì để phòng thân ; nó còn ấn sâu vào tâm tư tôi tính cách xa lạ bao quanh tôi, nó còn làm tôi không còn đầu ẩm với chính tôi nữa mà chỉ còn thấy nỗi thất vọng gắn liền với một lời hứa đã quá quen thuộc. (Xem triết đề về tính cách xa lạ này trong KẺ XA LẠ của CAMUS). Trong những triết gia mà chúng tôi vừa đề cập tới thì thuyết đề cả sinh luôn luôn đặt trước vấn đề phê bình. Và vấn đề này sẽđưa tới vấn đề kia.


Triết đề II
THUYẾT ĐỀ

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt