TRIẾT ĐỀ II SỰ BẤT LỰC CỦA LÝ TRÍ
EMMANUEL MOUNIER (1905-1950) THỤ NHÂN dịch
Emmanuel Mounier. Những chủ đề triết hiện sinh. Thụ Nhân dịch. Nhị Nùng xuất bản, 1960, tr. 48-52.
Đây là thuyết đề đặc biệt của Pascal, đôi khi tiên sinh còn đi tới chỗ miệt thị lý trí là đàng khác. Giữa chúng ta chẳng có chân lý và công bình nào cả, chỉ thấy có tập tục và sức mạnh thay thế chúng và còn tạo ra những biện chính và phán đoán. “Chúng ta chỉ là dối trá, hai mặt, mâu thuẫn và che đậy, chúng ta che đậy cả với chính ta nữa) (TƯ TƯỞNG, 377). Ai nấy đều sống trong ảo tưởng, công ý cũng như triết lý, các bác học gia cũng như người dân thường (Ibid ; 335). Tiên sinh đã mở đầu cho phong trào Hiện Sinh Công giáo và đã đẩy mạnh thuyết hoài nghi tới độ cao nhất, cốt ý lay chuyển tất cả những sự khôn ngoan dễ dãi và khêu gợi ra sự điên rồ của Thập Giá và tiếp đó tái tạo cái sức lực tối thiểu tự nhiên của con người mà nếu không có nó con người không thể chống lại sự phi lý. Kierkégaard, với tính tÌnh gay gắt, luôn luôn sẵn sàng làm sống dậy tư tưởng tuyệt đối vềtôn giáo của ông nên lại càng bám riết vào điểm nghịch lý này. Lời nói một khi đã được nói ra. Nó có một giá trị siêu hình. Không có một chân lý nào được gọi là trường cửu, căn bản cảvì tự nó là một nghịch lý. Nó chỉ là thật khi nó đối chiếu được với một thực thể hiện hữu (Post Scriptum, 135). Nói đúng ra, thì nghịch luận là một hình thức căn bản của các mối tương quan tôn giáo và nó chỉ được gợi ra nhờ sự suy loại mà thôi. Nhưng con người tôn giáo nơi Kierkégaard đã nuốt chửng con người cá sinh nơi ông. Trong lãnh vực tôn giáo – ở đó cái muôn thuở đã gặp gỡ với thời gian – không có một chỗ nào được dành cho một quả quyết bao quát hoặc một lý luận nào cả. Những điều mà tôn giáo xác quyết có nghĩa là những quan niệm mà trí khôn con người đành bó tay, có một mối tương quan nội tại giữa tiền đề và hậu quả. Cái muôn thuở làm nở bùng tư tưởng cũng như các hành động của chúng ta, gây nên một cơn bão lốc làm xáo trộn toàn thể từ trường và cái địa bàn của tinh thần chúng ta không thể hoạt động được nữa. Nếu hệ thống của Hegel là kết cuộc của mọi khoa học, sản phẩm của tinh thần thì những điều trí khôn ta khám phá và siêu việt chỉ có thể tự diễn tả trong một hình thức mới, pha trộn giữa cái biết và cái không biết, chỉ là cái ta gợi ra chứ không phải là một điều chắc thực. Đó mới đích thực là cái nghịch lý. Nó phát xuất từ điểm nối kết giữa cái muôn thuở và lịch sử tính, giữa cái vô hạn và cái hữu hạn, giữa niềm hy vọng và nỗi thất vọng, giữa cái ngoại lý và cái hữu lý, giữa cái không thể diễn tả được với ngôn ngữ. Nó cắt đứt mọi nền tảng nào có tình cách con người một cách thật là tàn bạo như là tính cách tiềm mặc của luận lý, sự vô tư của thẩm mỹ học, sự thoải mái trong tâm hồn. Nó đã ngự trị bằng một uy quyền ghê gớm. Ta không thử tìm cách từ chối nó, giảm thiểu nó đi hoặc làm cho nó sáng tỏ hơn. Jean Wahl đã nói rất đúng rằng: « Chỉ có một cách giải thích một cách hợp lý nghịch luận của Kierkégaard là : càng ngày ta càng thấy đó là một nghịch luận. Nó không cho ta lý lẽ nào để nghi ngờ cả, nó làm ta câm họng luôn. Nó không khuyến khích trí khôn bắt đầu một cuộc lên đường nào cả, hoặc phải tiến bộ hơn, nhưng nó đòi hỏi trí khôn ta phải nhảy vọt. Nó cùng họ hàng với cái gọi là “xì căng đan, và sự thách đố» (Miettes philosophiques, Gallimard, 99 S; 117). Nó nhân danh cái siêu việt để tự tạo mình thành một xì căng đan. Đó là một thuyết đề mà Jaspers sẽ lấy lại và chúng ta sẽ nhận ra trong bài ca ngợi thần học về sự hài hước của Chesterton. Tiếp vào biện chứng về sự dốt nát này, người ta thấy còn có những tị tổ xa hơn và quyết liệt hơn Pascal đó là thần học và triết học Công Giáo. Hơn nữa đối với sự ngu dốt mà Socrate chủ trương, Kierkégaard lại coi đó như một phác họa đầu tiên của nghịch luận Công giáo, có những lúc ông cũng như Nietzsche không còn nhận thấy Socrate là cha đẻ của phái duy lý. Job chống lại các bạn hữu, Abraham vượt lên tất cả những phản đối thoát ra tự bản năng và luân thường, là hai nhà tiền hô của phái chủ phi lý. Nhưng chính nhờ sự siêu việt đích thực mà nghịch luận nằm trong tâm điểm của tri thức con người. Cậu nói Credo quia absurdum (Tôi tin bởi vì là phi lý) là câu nói được biết hơn là được hiểu, đã tìm thấy nơi đây ý nghĩa của sự không phi lý của nó. Chestov (xem Kierkégaard và triết học cá sinh; 152) đã đối chiếu bản văn của Kierkegaard và của nhà thần học Tertulien đã rút gọn bản văn thần học đó lại thành một thứ triết hiện sinh cổ thời: « Con Thiên Chúa đã bị đóng đinh không phải là một điều đáng xấu hổ vì đó là một điều đáng xấu hổ, và Con Thiên Chúa đã chết, đó là một điều đáng tin hơn là một điều ngu xuẩn, con Thiên Chúa bị chôn trong mồ và đã sống lại là một điều chắc chắn bởi vì đó là một điều không thể có được. » Sự pha trộn giữa cái Tri và cái bất tri tạo thành tâm điểm của điều không thể hiểu được của Pascal. “ Chớ chi Thiên Chúa là một điều gì ta không thể hiểu được. Chớ chi Thiên Chúa là một điều gì có thể hiểu được. » Sự chắc chắn hơn hết mọi sự chắc chắn, hay nói cho đúng ra là Đức Tin đối với lý trí thì đó là một điều mâu thuẫn, sự chắc chắn của đức tin được tạo thành do sự cùng thúc đẩy của hai cực của sự mâu thuẫn. Như vậy ta thấy tất cả các thứ triết lý hiện sinh, tốt hơn nên gọi là thứ triết lý biện chứng. Theo bản thể học cuối cùng của triết lý này thì sự biện chứng này cứ dàn giải ra trong quá trình lịch sử hay trong mối tương quan siêu việt hoặc là sự pha trộn cả hai thứ đó. Siêu hình học bị bế tắc, sự lý luận quá độ, sự ngạc nhiên, sự bất ngờ đi gần lại được với nhau : đó là những phương pháp thông thường của nó. Muốn cho vận động biện chứng khả dĩ được; ta phải làm sao cho những hạng từ không có thểco dãn được nữa vì nếu còn co dãn thì ta không thể có một tư tưởng gì hoặc suy tư gì nữa. Không chắc rằng Kierkégaard đã vượt qua điều đó và cũng đã không biện minh trong lúc các môn đệ không có đức tin của ông thốt ra cảm nói "non possumus" (Chúng ta không có thể.) Trái lại Pascal đã giữ biện chứng ở mức của lý trí và luôn tiếp xúc với lý trí. Cái không thểhiểu được không có nghĩa là cái phi lý (Pensées. 620). “ Không có gì được gọi là thuần chân lý cả... Chúng ta cũng không có một phần của chân lý, hoặc một phần của cái Thiện, nó lẫn cả cái giả dối và cái xấu xa.» (Ibid, 385). Nhưng trong sự « xôi đậu » đó, có một sức mạnh, nói cho đúng ra, có một luồng ánh sáng nội tâm thúc đẩy đề giải quyết tình trạng đó. - « Chúng ta không đủ lực chứng minh trước mọi giáo điều. Chúng ta có một ý tưởng về chân lý đủ đề thắng mọi hoài nghi chủ nghĩa. (Ibid.,,395). Có một cái gì nói với chúng ta rằng mặc dù là phi lý khi có cái phi lý, hơn nữa sự phi lý của trần gian không phải là kết cuộc của một cuộc điều tra, nhưng là một kiểu diễn tả của một tiên kiến chưa được bàn luận kỹ càng cũng như là chưa đáo Lý vậy. Một triết lý về sự bất lực có thể đặt nền tảng trên cái nền móng chật hẹp này. Không có nó, ta không có thể tìm đầu ra được biện chứng cho sự bất lực của Triết Lý.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC