I. SA-ME-RI-AN
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ LÀ GÌ?
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT HÀ NỘI, 1961 ------- o0o ------
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁI GÌ?
Trong lịch sử từ trước tới nay của loài người, các loại chế độ khác nhau đã ra đời. Chế độ xã hội cũ được thay bằng chế độ xã hội mới. Một số nhà nước này được lập lên, một số nhà nước khác tiêu vong đi. Thế giới biến đổi không ngừng. Nếu chúng ta so sánh tình hình thế giới hồi đầu thế kỷ XX với tình hình thế giới hiện nay, thì chúng ta thấy rằng chỉ trong khoảng nửa thế kỷ mà đã có biết bao nhiêu biến đổi rõ rệt. Tháng 11 năm 1917, một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã xuất hiện trên thế giới; nước đó chiếm 1 phần 6 diện tích trái đất. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, nhiều nước xã hội chủ nghĩa mới cũng đã ra đời ở châu Âu và châu Á. Hiện nay các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 26% lãnh thổ thế giới và gồm có gần 35% số dân thế giới. Các nước đó đã sản xuất ra gần 1 phần 3 sản phẩm công nghiệp thế giới. Nếu trước đây không lâu chỉ có một hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, thì ngày nay ngoài hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, còn có hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Tương lai là thuộc về hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Trong tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ hợp tác tương trợ anh em đang phát triển. Mối quan hệ đó xây dựng trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng và tự chủ. Trong chính sách ngoại giao của mình, các nước xã hội chủ nghĩa giữ vững nguyên tắc chung sống hòa bình giữa tất cả các nước có chế độ xã hội khác nhau. Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, giữa các nước, giữa các dân tộc có mối quan hệ khác hẳn thế. Trong hệ thống đó, nước mạnh thống trị nước yếu. Đặc điểm của các nước trong phe đế quốc chủ nghĩa là: sự bóc lột tàn khốc đối với giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, sự thất nghiệp, sự bần cùng tột độ của quần chúng nhân dân, sự áp bức và hành động tàn bạo của bọn thực dân, sự bất bình đẳng về dân tộc và chủng tộc, chính sách xâm lược và chiến tranh cướp đoạt. Thế thì nguyên nhân nào đã gây ra việc thay thế các chế độ xã hội, gây ra việc chuyển từ một chế độ xã hội này sang một chế độ xã hội khác? Trong sự biến đổi của chế độ xã hội, có quy luật khách quan tồn tại không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của con người hay không? Hay là sự thay thế đó là do tình hình ngẫu nhiên, do ý chí của nhân vật đột xuất cả biệt gây ra? Chỉ có hiểu rõ thực chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử (tức là quan điểm duy vật về lịch sử), chúng ta mới có thể giải thích được những vấn đề đó một cách đúng đắn và khoa học. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không phải là nghiên cứu một số mặt cả biệt của đời sống xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội, nghiên cứu mối liên hệ bên trong, sâu sắc nhất giữa các hiện tượng xã hội, và quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử giải thích một cách khoa học những vấn đề căn bản của đời sống xã hội sau đây: Tác dụng của đời sống vật chất của xã hội và tảo dụng của việc sản xuất tư liệu vật chất trong sự phát triển xã hội và sự thay thế chế độ xã hội; Tác dụng của quần chúng nhân dân và của cá nhân (trong đó gồm cả nhân vật đột xuất) trong lịch sử; Thực chất của giai cấp và đấu tranh giai cấp; Cách mạng xã hội và tác dụng của nó trong quá trình lịch sử; Tác dụng của tư tưởng, ý thức xã hội trong sự phát triển của xã hội. Nói tóm lại, chủ nghĩa duy vật lịch sử là khoa học về những quy luật phát triển của xã hội. Môn khoa học đỏ phản ánh lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, và đem sự hiểu biết về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội đề vũ trang cho giai cấp công nhân. Quy luật phát triển của xã hội Danh từ « luật » thường còn được dùng để chỉ pháp luật. Pháp luật là do cơ quan lập pháp tối cao của Nhà nước định ra. Trong nước tư bản chủ nghĩa, pháp luật bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. Pháp luật của Liên-xô, của nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa và của các nước dân chủ nhân dân khác phản ánh lợi ích của nhân dân lao động; mục đích của nó là củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi người ta nói về luật phát triển của xã hội, thì không phải là chỉ pháp luật.[1] Pháp luật có thể do người ta đặt ra, sửa đổi và bãi bỏ đi; còn quy luật phát triển của xã hội, và cả quy luật của giới tự nhiên đều khác pháp luật; các quy luật này là cái khách quan, nghĩa là sự tồn tại và sự phát sinh tác dụng của nó không phụ thuộc vào nguyện vọng và ý chí của con người. Người ta không thể tự ý cải biến, hoặc bãi bỏ một quy luật nào đó của giới tự nhiên và của sự phát triển xã hội. Quy luật khách quan của giới tự nhiên hoặc của xã hội phản ánh mối liên hệ bản chất nhất (trọng yếu nhất), sâu sắc nhất, thường xuyên nhất giữa các hiện tượng. Trong giới tự nhiên và trong xã hội, mọi hiện tượng đều liên hệ với nhau, chi phối lẫn nhau. Trong sự phát triển của nó, một số hiện tượng này dẫn tới một số hiện tượng khác. Cái đó gọi là mối liên hệ nhân quả. Trong một điều kiện nhất định, thì một nguyên nhân nhất định bao giờ cũng phải dẫn tới một kết quả nhất định. Ví dụ, đem đun nước nóng tới 100 độ dưới áp lực không khí bình thường, nước sẽ sôi và biến thành hơi. Quả đất xoay quanh mặt trời, do đó sinh ra một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau. Quả đất cũng xoay quanh mình nỏ, do đó sinh ra ngày đêm nối tiếp nhau. Trong sự phát triển của xã hội cũng như trong sự phát triển của giới tự nhiên đều có quy luật của nó. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất sinh ra hiện tượng người bóc lột người. Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Trong điều kiện nhất định, sự gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản sẽ dẫn tới khởi nghĩa cách mạng. Nhiệm vụ cơ bản của khoa học là phải nghiên cứu một cách sâu sắc và có hệ thống mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội, và nói rõ quy luật đã có tác dụng ở đó như thế nào. Trước khi Mác phát hiện và trình bày quy luật đấu tranh giai cấp, ông đã nghiên cứu tỉ mỉ rất nhiều tài liệu thực tế trong lịch sử đấu tranh của giai cấp những người lao động chống bọn áp bức, của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản, đã tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa chế độ tưhữu và sự bóc lột. Sự phân tích khoa học đã chứng tỏ rằng: trong xã hội mà chế độ tư hữu về công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất chiếm địa vị thống trị thì không thể tránh khỏi việc phân chia xã hội thành giai cấp đối lập: người bóc lột và người bị bóc lột; các giai cấp đó đấu tranh với nhau. Lợi ích giai cấp của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản không thể điều hòa. Sự đấu tranh của giai cấp vô sản sẽ dẫn đến chuyên chính của giai cấp vô sản. Chuyên chính của giai cấp vô sản là công cụ để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là thực chất của quy luật đấu tranh giai cấp do Mác phát hiện ra. Thực tiễn của nhiều thế kỷ của người ta đã chứng thực kết luận khoa học sau đây: mọi hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội đều phục tùng tác dụng của quy luật khách quan; giới tự nhiên và xã hội ở trong trạng thái không ngừng phát triển theo quy luật. Như vậy, xã hội và giới tự nhiên quan hệ với nhau như thế nào? Xã hội là một bộ phận của giới tự nhiên Xã hội loài người là một bộ phận của giới tự nhiên. Nhưng nó có đặc điểm của nó. Con người là do từ giới động vật mà ra. Con người cũng như bất cứ một sinh vật nào khác đều chịu tác dụng của những quy luật tự nhiên như các động vật khác. Con người cũng như động vật đều có quá trình ra đời và chết đi, phải ăn thức ăn để duy trì đời sống, cùng phải khổ vì bệnh tật, khổ vì rét, nóng, khổ vì thiếu thốn thức ăn, thức uống. Tất cả những điều đó đều chứng minh rằng giữa người và giới động vật có nhiều chỗ giống nhau. Nhưng ngoài những chỗ giống nhau đó, còn người và xã hội loài người còn có một số đặc điểm mà bất cứ một bộ phận nào khác của giới tự nhiên cũng không có. Khác với động vật, bản thân con người sản xuất ra tư liệu vật chất để phục vụ mình. Khi sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người tích cực ảnh hưởng đến giới tự nhiên, làm cho giới tự nhiên phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của mình. Người ta có một công cụ mạnh mẽ để giao thiệp với nhau là ngữ ngôn có âm tiết rõ ràng mà động vật không có. Trong giới tự nhiên, thì lực lượng mù quáng, tự phát gây tác dụng; còn trong xã hội loài người thì con người có ý thức, gây tác dụng. Như vậy chúng ta có thể rút ra kết luận gì? Kết luận đỏ là: chúng ta không thể coi quy luật khách quan của xã hội loài người cũng như quy luật của các bộ phận khác của giới tự nhiên. Sinh hoạt của xã hội loài người là do quy luật phát triển đặc thù của nó điều tiết; giới tự nhiên và giới động vật không có quy luật đó, và cũng không thể có. Nhưng điều đó không có nghĩa là quy luật xã hội và quy luật của giới tự nhiên không có điểm nào giống nhau. Giữa hai loại quy luật đó vừa có điềm giống nhau, lại vừa có sự khác nhau căn bản. Những điểm giống nhau giữa quy luật xã hội và quy luật của giới tự nhiên Điểm giống nhau đầu tiên giữa quy luật của giới tự nhiên và quy luật xã hội là: cả hai thứ quy luật đó đều tồn tại một cách khách quan, tức là, sự tồn tại của chúng không phụ thuộc vào nguyện vọng và ý chí của con người, cũng tức là không phụ thuộc vào việc người ta có biết sự tồn tại của các quy luật đó hay không. Hai là: tác dụng của quy luật khách quan của giới tự nhiên và xã hội đều có tính tất nhiên. Chúng ta lấy quy luật thay cũ đổi mới trong sinh vật học làm ví dụ. Khoa học đã chứng minh rằng: bất cứ một sinh vật nào cũng đều cùng với hoàn cảnh xung quanh mà không ngừng phát sinh tác dụng thay cũ đổi mới. Thể hữu cơ không ngừng hấp thụ các loại vật chất (thức ăn, không khi v.v.) từ hoàn cảnh xung quanh; những vật chất đó sau khi bị tiêu hóa thì biến thành vật chất của bản thân thể hữu cơ. Đồng thời, thể hữu cơ cũng thải trừ ra ngoài những vật chất sinh ra trong quá trình phân giải ở bên trong cơ thể. Khi sự thay cũ đổi mới ngừng lại, thì sự sống của thể hữu cơ tất nhiên cũng kết thúc. Bây giờ chúng ta lại lấy một thí dụ trong đời sống xã hội. Trong xã hội loài người, quy luật đang gây tác dụng là cái mới, cải tiến bộ chiến thắng cái cũ, cải phân động, suy tàn. Tác dụng của quy luật đó đã được lịch sử của loài người chứng thực. Trong cuộc đấu tranh giữa chế độ xã hội mới, tiến bộ với chế độ xã hội cũ, suy tàn, bao giờ chế độ xã hội mới, tiến bộ cũng chiến thắng. Ví như, chế độ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ Cách mạng tháng Mười Nga, hiện nay đã phát triển thành hệ thống thế giới. Sự phát triển hơn nữa của hệ thống đó, và thắng lợi cuối cùng của nó trong cuộc thi đua với hệ thống tư bản chủ nghĩa cũ, giẫy chết, đều là điều tất yếu. Đó là quy luật khách quan không thể thay dổi của sự phát triển xã hội. Chúng ta nói rằng tác dụng của quy luật xã hội và quy luật của giới tự nhiên có tính chất tất nhiên. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta bao giờ cũng là nô lệ cho tính tất nhiên mù quáng đó, và không tự chủ được. Người ta có thể nhận thức được tác dụng của một quy luật nào đó và hạn chế được hậu quả không tốt của nó, hoặc là lợi dụng tác dụng của nó đề mưu lợi ích cho xã hội. Sau khi đã nhận thức được tính năng của điện, người ta biết làm cột thu lôi, và lợi dụng điện một cách rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, và trong đời sống hàng ngày. Liên xô và các nước dân chủ nhân dân, trên cơ sở nhận thức và lợi dụng quy luật xã hội, đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ chúng ta nghiên cứu sự khác nhau giữa quy luật xã hội và quy luật của giới tự nhiên. Sự khác nhau giữa quy luật xã hội và quy luật của giới tự nhiên Quy luật xã hội liên hệ một cách chặt chẽ với đời sống và sự hoạt động của người ta. Đối với quy luật của giới tự nhiên thì không thể nói như thế được. Việc tồn tại của giới tự nhiên và tất cả các quy luật của nó không có quan hệ gì với việc có hay không có con người trên thế giới. Khi trên quả đất chưa có người, giới tự nhiên cũng đã tồn tại. Còn quy luật xã hội thì chỉ có tác dụng trong xã hội loài người; người ta không thể nào nói tới quy luật xã hội ngoài xã hội, ngoài đời sống và hoạt động của con người ta. Quy luật của giới tự nhiên có tinh chất tự phát, nghĩa là trong tác dụng của nó không có tính ý thức và tính mục đích. Còn quy luật xã hội thì biểu hiện hoạt động của con người là sinh vật có ý thức, Quy luật xã hội còn khác quy luật của giới tự nhiên ở chỗ thời gian tác dụng của nó dài ngắn khác nhau. Trong giới. tự nhiên, cỏ quy luật tuyệt đối, vĩnh viễn. Ví như định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Thực chất của quy luật đó là: năng lượng là bất diệt, các hình thức của nó – cơ năng, nhiệt năng, điện từ năng, hóa năng — chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng ở trong xã hội thì không có những quy luật tuyệt đối, vĩnh viễn như vậy. Do đó này ra vấn đề tại sao lại như vậy? Đó là vì giới tự nhiên tồn tại vĩnh viễn, còn xã hội loài người từ khi sinh ra đến nay chưa quá 100 vạn năm. Do đó, thời gian tác dụng của ngay cả quy luật xã hội chung nhất so với thời gian tác dụng của bất cứ loại quy luật nào của giới tự nhiên cũng ngắn hơn. Ví như, quy luật sinh vật học là quy luật ít tuổi, nhất của giới tự nhiên, ra đời cùng với sự xuất hiện sự sống trên trái đất; nhưng so với bất cứ một quy luật xã hội nào thì nó cũng vẫn là cao tuổi hơn nhiều. Cần phải biết rằng, sau khi sự sống ra đời trên trái đất hàng mấy vạn vạn năm, loài người mới ra đời. Sự khác nhau giữa quy luật xã hội và quy luật của giới tự nhiên còn ở chỗ: trong xã hội có giai cấp, việc phát hiện và vận dụng quy luật xã hội được tiến hành trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tập đoàn và giai cấp trong xã hội. Việc phát hiện ra những quy luật vật lý, hóa học, sinh vật và quy luật của các môn khoa học tự nhiên khác cùng việc vận dụng các quy luật đó trong sản xuất (công nghiệp, hoặc nông nghiệp) thông thường không dẫn tới một sự xung đột kịch liệt nào. Còn quy luật của đời sống xã hội, ví như việc phát hiện và vận dụng quy luật cách mạng của giai cấp vô sản do Mác phát hiện ra thì không giống như vậy. Cách mạng của giai cấp vô sản là công cụ tất nhiên trên lịch sử để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, cao hơn. Nhưng muốn thực hiện quy luật đỏ, thì sẽ gặp sự chống lại mãnh liệt của mọi thế lực phản động của giai cấp tư sản. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC