Chủ nghĩa Marx

Sự khốn cùng của triết học - Lời nói đầu

SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC – MỤC LỤC

 

CÁC MÁC

_______

 

 

SỰ KHỐN CÙNG

CỦA TRIẾT HỌC

 

Trả lời cuốn "Triết học về sự khốn cùng"

của ông Pru-đông

 

 

Do C. Mác viết vào nửa đầu năm 1847 Đã in lần đầu tiên thành sách riêng tại Pa-ri và Bruy-xen năm 1847

Ký tên: Các Mác

 

In theo bản in xuất bản năm 1847, có lưu ý đến những chỗ sửa lại trong những lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1885 và năm 1892, và trong lần xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1896

Nguyên văn là tiếng Pháp

 

 


C.Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 4. Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995. | Phiên bản điện tử: tulieuvankien.dangcongsan.vn


 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ông Pru-đông gặp điều không may là ở châu Âu, lạ lùng thay, ông không được người ta hiểu. Ở Pháp, người ta thừa nhận ông ta có quyền là một nhà kinh tế học tồi, bởi vì ông ta vốn có tiếng là một nhà triết học Đức giỏi. Ở Đức, ngược lại, người ta thừa nhận ông ta có quyền là một nhà triết học tồi, bởi vì ông vốn có tiếng là một nhà kinh tế học Pháp vào hạng cừ nhất. Chúng tôi, với tư cách vừa là người Đức vừa là nhà kinh tế học, chúng tôi muốn phản đối lại sự sai lầm có tính chất hai mặt ấy.

Bạn đọc sẽ hiểu cho rằng, trong công việc bạc bẽo này, nhiều khi chúng tôi đã phải bỏ việc phê phán ông Pru-đông để tiến hành phê phán triết học Đức, và đồng thời còn cung cấp một số nhận xét về khoa kinh tế chính trị.

Bruy-xen, ngày 15 tháng Sáu 1847

Các Mác

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt