Chính Các Mác là nhà phê bình những giáo điều cứng nhắc, khủng bố quân sự, đàn áp chính trị và quyền lực nhà nước độc tài. Ông cho rằng, những đại biểu chính trị cần có trách nhiệm với các cử tri của mình.
Chủ nghĩa Mác là sự phê phán chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phê phán sâu sắc, toàn diện và khắt khe nhất từ trước đến nay. Không những thế, chủ nghĩa Mác còn là sự phê phán duy nhất làm thay đổi bộ phận lớn của thế giới.
Tôi nêu ra trong cuốn sách 10 phê phán phổ biến nhất về Các Mác, không sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng mà tôi chỉ cố gắng phản bác từng ý kiến phê phán một. Theo cách này tôi cũng mong muốn giới thiệu một cách rõ ràng và dễ tiếp cận tư tưởng của ông cho những ai chưa biết tác phẩm của ông.
Con người không phải chỉ lăn mãi trên bãi cát phù du của đại dương vũ trụ vật lý, mà còn phải sống trong xã hội có tổ chức của nhân loại. Hơn tất cả, như ta thấy trong cuốn “Hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”, chính xã hội loài người là nơi dụng võ của tự do Sartre, là quê mẹ của tự do con người.
Một trong những khám phá quan trọng về phương pháp luận trong triết học phương Tây thế kỷ XX là phương pháp hiện tượng và triết học hiện tượng (phenoménologie, phenomenology, phaenomenologie), được xây dựng trên cơ sở của nó, do E. Husserl (1859-1938) sáng lập.
Jacques Derrida là kẻ vừa hấp dẫn vừa gây khó chịu. Lý thuyết “giải cấu trúc” của ông, qua việc công kích nền tảng lý luận phương Tây, đã được xem như một hành động phê bình cấp tiến. Mười năm sau khi mất, Derrida còn lại gì?
TRẦN VĂN GIÀU || Sau một thời thống trị của siêu hình và thần học, tư tưởng duy vật của thế kỷ 18, là cả một cuộc cách mạng tư tưởng, cuộc cách mạng tư tưởng ấy là một trong những dấu hiệu của cuộc cách mạng chính trị, xã hội 1789 - 1793.
Con người của Sartre sẽ qua đi, như sấm sét. Điểm quan trọng đối với chúng ta là tìm bắt lấy phần nào tư tưởng của Sartre, ít ra trong hình thức đã sáng chế ra dưới ngòi bút của ông và đã được đem chưng bày trên thị trường văn hóa nhân loại. Sản phẩm tinh thần của Sartre đã trở thành một “món hàng” trao đổi. Chúng ta có thể đánh giá món hàng ấy. Công cuộc phê bình đó dĩ nhiên sẽ tùy thuộc vào quan điểm của độc giả, vào đòi hỏi nghề nghiệp hoặc tình cảm của những người này
TRẦN VĂN GIÀU || Trong triết học của Descartes có những điểm rất tiến bộ, duy vật, song cũng có những điểm mù mờ mâu thuẫn mà người đời sau gọi là nghịch lý, Descartes vừa là một nhà vật lý học, vừa là một nhà siêu hình học. Môn đồ của ông chi ra làm hai ngả: một cánh tiến bộ
Triết lý là làm sáng tỏ chân lý toàn diện. Làm sáng tỏ là công việc của người, không phải của một sinh vật nào khác. Một công việc vượt khả năng của nhân loại. Dưới mắt Jaspers, Chân lý hay Hữu là một Siêu vượt ngay cả trong kích thước thời gian và không gian của nó. Do đó, nếu chân lý chỉ có thể do người làm sáng tỏ, nghĩa là nếu chân lý tự mặc khải qua diễn tiến sử tính nhân loại, thì đi tìm chân lý tức là trở về với quá trình diễn biến lịch sử nhân loại, và đặc biệt lịch sử triết học.
Ở trong các trường học Tây, những ông giáo sư triết học dạy chúng ta rất nhiều về ông Descartes và thuở nọ học sinh nào qua năm triết học tú tài cũng gần thuộc lòng quyền Thuyết trình về phương pháp cả.
Người ta có thể nói rằng triết học của Jaspers là một học thuyết về thất bại. Nhưng thất bại là trường dạy lạc quan và con đường đưa tới chân lý. Jaspers muốn cho độc giả không dừng lại trên bình diện thất bại, nhất là đừng đối lập thất bại với siêu vượt: “L’échee n’est pas un argument qu’on puisse opposer à la vérité fondée dans la transcendence”
Đối với độc giả quen với kinh tế chính trị học, tôi không cần phải đoán chắc rằng tôi đã đi đến các kết luận của tôi bằng con đường phân tích một cách hoàn toàn kinh nghiệm dựa trên việc nghiên cứu kinh tế chính trị học một cách có phê phán và trung thực
Tự do và thiết yếu tương liên hỗ tạo. Đó là nghịch lý của tự do. Trước hết, tự do bị hạn giới bởi Dasein, thân thể. Như bị kẹt vào tù ngục thể chất người không làm được như ý muốn. Sự yếu hèn, mong manh của hình hài luôn luôn đem tự do về với thực tại.
Triết lý của hiện sinh chính là tư tưởng khám phá được tất cả các lĩnh vực của kinh nghiệm, bằng cách vượt những lĩnh vực ấy, chính là tư tưởng, nhờ đó, con người tìm cách trở thành chính mình.
Tất cả mọi vật đều có thể trở thành sở hữu của con người, vì con người là ý chí tự do, và, với tư cách ấy, hiện hữu tự-mình-và-cho-mình, trong khi cái đối vật không có được phẩm tính ấy. Do đó, ai ai cũng có quyền biến ý chí của mình thành vật hay biến vật thành ý chí của mình