Nhập môn triết học

10 triết thuyết lạ đời nhất

 

10 TRIẾT THUYẾT LẠ ĐỜI NHẤT

ASH GRANT

Trên trang toptenz.net, tác giả Ash Grant đưa ra bản danh mục 10 luận thuyết triết học lạ đời nhất khá thú vị. Triethoc.edu.vn xin giới thiệu bạn đọc bản danh mục này:

10. THUYẾT DUY TÂM

Luận thuyết duy tâm cho rằng không có lòng tin nền tảng nào cả. Thay vào đó, những lòng tin của chúng ta tồn tại trong một hệ thống các tri giác liên kết với nhau. Với lý thuyết này, về cơ bản bạn có thể kết luận rằng không một lòng tin nào quan trọng hơn lòng tin nào. Cuối cùng, lý thuyết này cực kỳ luẩn quẩn. Nếu một lòng tin nào đó là đúng vì nó ăn khớp hay phù hợp với những lòng tin khác, thì cái gì làm cho chúng khớp nối? Buồn thay, chẳng có câu trả lời nào hết. Rốt cuộc, bạn sa lầy vào quá trình quy thoái vô tận.

9. THUYẾT BẨM SINH (CÁC Ý NIỆM BẨM SINH)

Thuyết bẩm sinh (innatism) phát biểu rằng tâm trí (mind) được sinh ra cùng với, và đã được đổ đầy, các ý niệm cũng như tri thức. Quan niệm này được tạo ra để chứng minh quan niệm của John Locke coi tâm trí con người là “tabula rasa” (tấm bảng trắng) mà suốt đời ta ghi vào đó trong cuộc nghiệm sinh là sai. Luận thuyết này cho rằng chúng ta đã biết các chân lý toán học đơn giản, như 2 + 2 = 4, và các chân lý về Thượng đế rồi. Nhưng, nếu lý thuyết này đúng thì tại sao con người lại thấy khó khăn khi cộng những con số lớn hơn (ví dụ 1359 + 3515)?. Và nếu có các ý niệm bẩm sinh này thì tại sao người ta lại không tin vào các chân lý của tôn giáo? Và làm thế nào ta biết được là ta đã học được điều gì đó? Có thật là ta nhớ ra nó sao?

8. THUYẾT VẬT LINH

Thuyết vật linh phát biểu rằng khi xét đến các linh hồn và tinh thần, cả hai không chỉ hiện hữu nơi con người và các loài động vật, mà chúng còn hiện hữu nơi các sự vật như đất đá, cây cối, sấm sét, núi non và các vật thể khác. Nhiều người cho rằng thuyết vật linh chỉ được dùng trong các nền văn hóa ở đó tôn giáo và xã hội hãy còn chưa dựa vào khoa học và toán học. Nhiều nhà phê phán giải thích rằng triết học của thuyết vật linh chỉ được sử dụng để đưa ra những câu trả lời cho các câu hỏi chưa được biết đến. Tôi không thể tin viên đá mà tôi giẫm trên con đường đất lại có linh hồn.

7. THUYẾT NGUYÊN TỬ LÔGIC

Luận thuyết này, do Bertrand Russell phổ cập, phát biểu rằng thế giới được hình thành từ “các sự kiện” lôgic (aka “atoms”) không thể phân chia được nữa. Nó cũng phát biểu rằng mọi chân lý đều phụ thuộc vào một lớp các sự kiện nguyên tử (atomic facts). Do đó, lý thuyết này khằng định rằng ngôn ngữ phản chiếu thực tại. Quả thực món triết học này tôi không thể gặm nổi. Cuối cùng nó nói rằng thế giới được tạo thành từ các sự kiện cực kỳ đơn giản và dễ hiểu.

6. THUYẾT GIẢI CẤU

Được Jacques Derrida đặt tên, thuyết này phát biểu rằng không có bất cứ một nghĩa nào khi quan sát một văn bản. Thay vào đó, một văn bản có nhiều nghĩa khác nhau. Lý thuyết này cũng phát biểu rằng khi đọc một bài văn, thì rốt cuộc độc giả, chứ không phải văn bản ở trong sách, mới là người quyết định nghĩa của bài văn ấy là gì. Tôi thường thấy sự giải cấu khá là hiệu lực, nhưng theo nghĩa nào đó, nó làm cho văn chương trở nên vô nghĩa. Nếu bạn quy giản và quy giản nghĩa của điều gì đó đến mức vô nghĩa, thì rốt cuộc nó chẳng còn một mục đích nào hết. Và nếu ta luôn xác định được nghĩa của điều gì đó thì sao mà người ta lại cứ hiểu nhầm hoài vậy? Về những gì bạn nói thì tôi diễn giải thế này: bạn chỉ cần nói không một tiếng là xong chuyện.

5. THUYẾT HIỆN TƯỢNG

Thuyết hiện tượng (phenomenalism) phát biểu rằng các đối tượng vật thể chỉ hiện hữu như là các hiện tượng tri giác, chứ không như là vật tự thân. Nghĩa là, ta không thể biết cái có thực nào ngoài phạm vi cái ta tri giác và kiểm chứng. Dù có vẻ rành mạch thế nào đi nữa, thuyết hiện tượng có những vấn đề của nó. Cái gì ta coi là “được kiểm chứng”? Còn toán học thì thế nào? Toán học đương nhiên là thực và nó không cần đến tri giác cảm tính.

4. THUYẾT VỊ KỶ ĐẠO ĐỨC

Thuyết vị kỷ đạo đức (ethical egoism) phát biểu rằng các tác nhân luân lý phải làm những gì nằm trong quyền lợi riêng của chính họ. Về cơ bản, nó là điều kiện cần và đủ cho một hành động đúng về mặt luân lý, cái đúng ấy có thể tối đa hóa lợi ích riêng của ai đó. Điều này có nghĩa là ta chỉ làm theo những luân lý và những hành động nào đó vì lợi ích của chính mình và những hành động ấy là đúng. Lý thuyết này về cơ bản hẳn sẽ ủng hộ quan điểm rằng việc thó tiền của người khác là đúng, vì nó nuôi dưỡng lợi ích riêng của ta và mang lại số tiền thưởng cao hơn.

3. THUYẾT TUYỆT ĐỐI LUÂN LÝ

Theo tôi, không có gì tuyệt đối cả, cho nên thuyết tuyệt đối luân lý chẳng nghĩa lý gì đối với tôi. Lý thuyết này cho rằng có những cái đúng và cái sai tuyệt đối, mà không cần phải xét tới ngữ cảnh của hành động. Luận điểm này nêu ra một trong những câu hỏi triết học phổ biến hơn: ăn gian nói dối vì một điều tốt hơn có được không? Giả thử bạn nói dối để cứu một mạng người chẳng hạn. Đó có phải là sai về mặt luân lý không vì nói dối được coi là sai? Ai mà biết được, nói dối có bao giờ hết đâu. Thế rồi bạn bắt đầu tự hỏi liệu luân lý có phải là những thứ có thực hay không.

2. THUYẾT NHẤT NGUYÊN TRUNG LẬP

Thuyết nhất nguyên trung lập nói rằng cái tinh thần và cái thể xác không phải là hai thứ khác nhau về cơ bản. Thay vào đó, quan niệm này cho rằng thể xác và tinh thầy được tạo thành từ cùng một chất liệu, chất liệu này không phải tinh thần cũng không phải là thể xác. Tôi chỉ thấy có mỗi vấn đề là luận thuyết này nghiêng hẳn về phía tinh thần. Chằng phải thế sao? Luận thuyết này giả định rằng tinh thần là “có thực” và nó hết sức tin cậy vào năng lực tinh thần.  Và … ta có kinh nghiệm cái ở bên ngoài tinh thần ta không nhỉ? Tri giác ư? Cảm giác ư? Chúng phù hợp ở chỗ nào nhỉ?

1. THUYẾT DUY NGÃ

Tôi đã từng nói rằng thuyết duy ngã là thứ khiến tôi muốn viết ra cái danh mục này. Theo định nghĩa của từ điển, thuyết duy ngã là một luận thuyết triết học cho rằng con người ta chẳng thể biết được gì ngoài việc mình đang hiện hữu, và bản ngã là cái hiện hữu duy nhất. Theo lối nói thông thường, thuyết duy ngã nói rằng bạn tin bạn là cái có thực duy nhất. Nói một cách cực đoan về thuyết cái tôi-trung tâm, tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu một câu lạc bộ duy ngã luận.


Nguồn: http://www.toptenz.net/top-10-strangest-philosophies.php

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Lê Quang Hồ - 18:16 12/05/2014
Theo danh sách 10 đến 1 này, không phải ngẫu nhiên tác giả đặt thuyết duy ngã đứng cuối cùng và đánh số 1. Đến tận cùng thì có vẻ như các lý luận triết học đều mang tính duy ngã của con người trong đó. Các triết thuyết ở một mặt nào đó, nó là kết quả của bản năng sinh tồn của con người chăng? Nói đơn giản hơn, biết và hiểu triết thuyết nhiều có thể làm cho ta dịu bớt sự lo lắng về cái chết, sự hủy diệt hoàn toàn.
Thủy Thanh - 10:29 14/07/2014
Bài viết nhìn nhận 1 chiều, không đem lại nhiều thông tin cho người đọc một cách khách quan.
quang nguyen - 08:49 12/08/2014
cách phản biện của tác giả chứng tỏ tác giả là người thuộc phái duy vật, "Tôi chỉ thấy có mỗi vấn đề là luận thuyết này nghiêng hẳn về phía tinh thần. Chằng phải thế sao? Luận thuyết này giả định rằng tinh thần là “có thực” và nó hết sức tin cậy vào năng lực tinh thần", đây là bằng chứng.
anh hoàng - 10:19 12/08/2014
ooo có o trong đó thôi.
Lý Vinh - 00:10 13/08/2014
Như chủ thớt đã đề cập, THUYẾT DUY NGÃ là nguồn cảm hứng của anh cho bài viết này.(có đôi chỗ dịch sát nghĩa). Dựa vào thái độ nhận định chung, tôi đồng ý với Thủy Thanh, bài viết là chỉ nhìn nhận một chiều. Đồng thời,khi xét theo khía cạnh bản ngã, bài viết mang nặng cái tôi của tác giả - "bản ngã là cái hiện hữu duy nhất". Điều này là chưa chính xác. Khi ta xét về học thuyết "Nhân cách con người" của S.Freud, (Tâm lý học đại cương) trong con người bao gồm 3 nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chòng chéo trái ngược nhau: - ID: là nó hay cơ thể - Có nguồn góc là bản năng, cái con người cần thỏa mản...( ăn, ngủ, Sex...) - SUPER EGO: Cái Siêu tôi, lương tâm hay "tâm hồn". - tìm cách làm điều đúng đắn, đại diện là lòng tự trọng của con người. Nói đơn giản hơn, cái Siêu tôi giúp con người là những việc đúng đắn, ko bị cắn rức. - EGO: Cái tôi hay bản ngã - Là cái con người thể hiện ra bên ngoài, là một dạng lương tâm ở mức độ thấp hơn. Chỉ muốn trở nên đúng. Cái tôi thường khiến con người làm những việc cốt để đánh bóng hình ảnh bản thân, không phải những việc mà họ cho là đúng. Như vậy, Thuyết Duy Ngã chỉ phản ánh được cái tôi trong con người. Nhưng S.Freud khi đưa ra học thuyết "Nhân cách con người" ko quên nhắc nhở ta rằng: EGO và SUPER EGO là 2 giá trị tỉ lệ nghịch với nhau. Từ đó có thể nhìn nhận: - Người có cái tôi lớn là người có tự trọng thấp, ngược lại, cái tôi của chúng ta trong bức tranh càng nhỏ thì chúng ta càng nhìn thực tế rõ ràng hơn. - Theo bài viết trên, trường phái Duy Ngã cho rằng con người chỉ nhìn thấy bản bản thân mình đang hiện hữu là đúng hay sai? Và nếu trong con người tồn tại cả 3 "đại lượng" được nêu trên thì tỉ lệ nào là hợp lý? Điều này được giải thích như sau: Một ví dụ của Freud thế này (xin lỗi mọi người về Vd này): Hầu hết mọi người đều có nhu cầu nhu cầu sex, khi còn trẻ, chưa có GĐ riêng, có thể họ muốn (ID) thoả mãn dưới hình thức... (masturbation) nhưng những người có học vấn cao (SUPEREGO) thì họ biết rằng lạm dung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có thể gây các bệnh đến TD sau này. Vì vậy, họ sẽ cố gang tập luyện TDTT để giải phóng năng lượng hoặc hạn chế mức độ (Ego) và họ thể hiện ra những hành vi ... Vì thế, việc đề cập đến mức độ nhiều hay ít trong 3 yếu tố trên cũng khó định lượng? Nó tùy thuộc trải nghiệm của mỗi cá nhân (học tập để nâng cao hiểu biết.... SUPEREGO) thì nó sẽ canh cửa ID và thể hiện ra từ kết quả dung hòa giữa ID và SUPEREGO là EGO? lyngocvinh2610@gmail.com
Hao Tran - 23:16 27/12/2016
Ở phần 5 thuyết hiện tượng bạn có nói là "Cái gì ta coi là “được kiểm chứng”? Còn toán học thì thế nào? Toán học đương nhiên là thực và nó không cần đến tri giác cảm tính." Thật sự điều này là không đúng! Bạn cần tìm hiểu lại thật kỹ trước khi phát biểu để tránh ngụy biện. Bản thân khoa học không phải riêng gì toán học đều dựa trên những gì con người không hề biết. Ví dụ: Tại sao nói 1+1=2? tại sao lại nói hai đường thẳng song song không thể cắt nhau? rồi sau nó lại nói hai đường thẳng song song căt nhau tại một điểm ở vô cùng? Toán học bắt đầu từ những gì con người quan sát được và xây dựng nên những lý thuyết phù hợp với thực tế, nếu không phù hợp với thực tế quan sát sẽ bị loại bỏ. Bất cứ một lý thuyết toán học nào cũng đều dựa trên những tiên đề con người ta chẳng biết gì về tính đúng sai của nó (thật ra chúng ta không cần quan tâm nó đúng hay sai mà chỉ cần quan tâm nó có phù hợp với những gì ta quan sát được ở thế giới xung quanh hay không!) cũng không thể chứng minh từ bất cứ những điều gì đã biết trước đó mà phải chấp nhận nó như một chân lý!
Tống Bùi Sơn - 16:49 08/08/2017
10 Thuyết triết trên hoàn toàn đi theo chiều lấy nhận thức của con người làm cứu cánh.
Nhận thức đúng và sai...nhưng cơ bản giới hạn trong hệ quy chiếu nào đó.
Những tồn tại khách quan, chắc chắn không lệ thuộc vào nhận thức của con người.
Do vậy, khám phá nó rồi đúc rút thành kết luận, nhiều khi có thể làm ta lạc lối trong suy luận logic.
Đưa ra luận thuyết sau đó lấy nó áp dụng vào thực tiễn, nhiều khi nó phá vỡ vũ trụ trong đó có hành tinh của ta.
Chẳng hạn, những khám phá gần đây đã tìm thấy những hạt Higg và coi là hạt cơ bản nhất của vũ trụ...
Tuy nhiên tìm ra nó và giải thích vũ trụ theo cách lấy nó làm căn cơ thì lại không thể..vì còn nhiều tác nhân khác không liên quan đến nó, như các hiện tượng về cảm xúc với linh hồn...nó được tạo ra từ hạt à...
Nếu thuyết do chính con người tạo ra, chắc chắn rằng sẽ sai số so với vũ trụ tồn tại tự nhiên, và chắc chắn rằng không bao giờ con người có thể gói gọn sự tồn tại của các sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian trong một triết thuyết được.
Đừng có hão huyền về điều đó.
Cái mà con người truyền lại qua nhiều thế hệ sẽ bị giới hạn bởi vòng đời của cả loài người.
Triệu phong - 22:48 14/08/2018
Nếu tác giả đọc wikipedia về triết học tinh thần thì sẻ hiểu, phái chủ nghĩa duy vật gặp rất nhiều vấn đề cho việc giải thích mối tương tác nhân quả của nó với tinh thần, Những thứ như quyền lực, ngôn ngữ và tinh thần là những thứ phi vật chất lại chi phối và tương tác nhân quả lên vật chất, VD: Đứa trẻ chạm tay vào lửa( sự kiện vật chất) - chúng đau đớn( sự kiện tinh thần)- chúng hét lên( sự kiện vật chất- người bảo mẫu nghe thấy( sự kiện tinh thần)
Sci addiction - 20:57 05/05/2022
Dẫu là ''lạ đời'' nhưng chúng cho ta thấy rằng triết học không ngừng phát triển và lớn mạnh
Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt