Đạo đức học

Câu hỏi 114. Tình bằng hữu hay tính hòa nhã

TỔNG LUẬN THẦN HỌC của Thomas Aquino

Quyển II, Phần 2, Tập 5: Nhân đức xã hội và đức can đảm. Câu 109-140

 

đây chúng ta nghiên cứu tình bằng hữu theo ý nghĩa tính hòa nhã (Q.114), và các tật xấu đối lập với nó: sự nịnh bợ (Q.115) và sự kiện tụng (Q.116).

 

CÂU HỎI 114

TÌNH BẰNG HỮU HAY TÍNH HÒA NHÃ

(2 tiết)

 

1. Tình bằng hữu là nhân đức đặc biệt?

2. Nó là một phần của nhân đức công bình?

 

Tiết 1

TÌNH BẰNG HỮU HAY TÍNH HÒA NHÃ

LÀ NHÂN ĐỨC ĐẶC BIỆT?

VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy.

1. Triết gia khẳng định (Eth. 8,3) tình bằng hữu hoàn hảo là tình bằng hữu có nền tảng trên nhân đức. Mà mọi nhân đức là nguyên nhân của tình bằng hữu. Bởi vì, theo Denys (De Div. Nom. 14,10), sự tốt lôi kéo tình yêu của mọi người. Vậy tình bằng hữu không phải là nhân đức đặc biệt, nhưng là hậu quả của mọi nhân đức.

2. Triết gia nói (Eth.4,6) về kẻ thực hiện tình bằng hữu: "Họ lãnh nhận tất cả mọi sự một cách hợp lý, mà không bị ảnh hưởng bởi tình yêu hoặc sự ghét." Còn nếu họ đưa ra các dấu hiệu tình bằng hữu cho những kẻ họ không yêu mến mình, họ xem ra dính dấp với sự giả vờ, và sự giả vờ đối với nhân đức. Vậy một tình bằng hữu như thế không phải là nhân đức.

3. Nhân đức ở điểm trung dung được người khôn ngoan quyết định như Triết gia đã minh chứng (Eth.2,6). Mà người ta đọc thấy trong sách Huấn ca (7,4): "Lòng hạng khôn ngoan nơi đám tang; lòng lũ ngu dại nơi vui nhộn". Vậy việc thích hợp với người nhân đức là giữ mình khỏi sự vui thú như Triết gia chủ trương (Eth.2,9). Mà Triết gia (Eth.4,7) còn nói : tình bằng hữu một cách tự nhiên muốn liên kết với sự vui thú và sợ việc gây nên buồn rầu. Vậy tình bằng hữu không phải là một nhân đức.

TRÁI LẠI: Các giới mệnh của luật có đối tượng là các hành động của các nhân đức. Mà có lời ghi chép trong sách Huấn ca (4,7): "Hãy làm sao để con được dân hội quý mến."

TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước (Q.109, a.2), nhân đức được sắp đặt đến với sự tốt, ở đâu xuất hiện một yếu tính đặc biệt của sự tốt, ở đó phải có một yếu tính đặc biệt của nhân đức. Và trật tự là một trong các yếu tố của sự tốt, chúng ta đã nhắc đến điều đó cũng trong đoạn văn ấy. Mà, các tương quan của đời sống nhân loại hẳn được sắp đặt một cách điều hòa, trong hành động cũng như trong lời nói, nghĩa là, mỗi người phải sống động và cư xử với tất cả mọi người khác theo một thể cách chính đáng. Do đó, phải có một nhân đức đặc biệt duy trì trật tự điều hòa này, chính nó mà người ta gọi tình bằng hữu hay tính hòa nhã.

GIẢI ĐÁP:

1. Triết gia, trong sách Đạo đức học, đề cập đến hai loại tình bằng hữu. Tình bằng hữu thứ nhất một cách chủ yếu cốt tại tình yêu thương của người này đối với người kia và có thể là hậu quả của bất cứ nhân đức nào; ở trước chúng ta đã đề cập đến tình bằng hữu này khi thảo luận về đức mến (Q.23, a.1). Triết gia nói đến một tình bằng hữu khác chỉ cốt tại các sự biểu lộ bên ngoài, lời nói và việc làm; loại bằng hữu này không thể hiện yếu tính của tình bằng hữu một cách hoàn hảo, nhưng tương tự với tình bằng hữu hoàn hảo ở điều mà người ta cư xử cách nhã nhặn với những kẻ mà người ta chia sẻ đời sống với họ.

2. Mọi người theo bản tính là người bạn hữu của mọi người khác do tình yêu công cộng nào đó theo lời sách Huấn ca (13,15): "Vật nào cũng yêu loài của nó, và mọi người ai cũng yêu kẻ giống mình." Người ta biểu lộ tình yêu này qua những dấu hiệu của tình bằng hữu mà người ta đưa ra bằng lời nói hoặc bằng chính việc làm cho những kẻ xa lạ và cho những kẻ mình không biết. Như vậy, ở đó không có sự giả vờ. Bởi vì người ta không đưa ra cho những con người này các dấu hiệu của tình bằng hữu tình bằng hữu hoàn hảo, bởi vì người ta không có cùng một sự quen thuộc với các người xa lạ và với các kẻ kết hợp với chúng ta bằng tình bằng hữu lựa chọn.

3. Nếu người ta nói rằng tâm hồn các kẻ khôn ngoan nơi đám tang, đó không phải để nó đem đến sự buồn rầu cho người đồng loại, bởi vì thánh Phaolô đã nói cho chúng ta: "Đừng để vì thức ăn của ngươi mà làm phiền anh em ngươi, thì ngươi có còn sống theo lòng mến nữa đâu!" (Rm 14,15). Đó để đem lại sự an ủi cho những kẻ buồn rầu theo lời sách Huấn ca (7,34): "Ai khóc, con đừng tránh; kẻ sầu, con hãy phân ưu". Và nếu tâm hồn của các kẻ điên rồ ở trong nhà vui mừng, đó không phải để làm vui các kẻ khác, nhưng để lợi dụng sự vui vẻ của họ.

Vậy điều thuộc về người khôn ngoan là đem lại sự vui thú cho những kẻ sống với mình, không phải là sự vui thú dâm dật mà nhân đức xua đuổi, nhưng là sự vui thú lương thiện theo lời Thánh vịnh (133,1): "Này, tốt đẹp dường bao! dịu ngọt dường bao! Anh em sum vầy với nhau!" Tuy nhiên, đôi khi, để đem lại sự tốt hoặc tránh sự xấu, con người nhân đức không sợ làm buồn phiền các người bạn của mình theo lời nói của thánh Phaolô: "Vì dầu đã viết thư mà làm cho anh em phải ưu phiền, tôi cũng không hối tiếc" (2Cr 7,8). Và tức thì, thánh nhân nói thêm: "Bây giờ tôi vui mừng, không phải vì để anh em đã phải ưu phiền, nhưng bởi vì anh em đã ưu phiền mà tìm đường hoán cải. Do đó, chúng ta không nên, đối với những người chìm đắm trong tội lỗi, tỏ ra vẻ mặt vui tươi để khích lệ họ, kẻo xem ra đồng ý tội lỗi của họ và nâng đỡ sự tao bạo tội lỗi của họ. Như vậy, người ta đọc thấy trong sách Huấn ca (6,24): "Có con gái, con hãy canh chừng thân chủng. Với chúng, đừng lộ mặt vui tươi."

 

Tiết 2

NHÂN ĐỨC BẰNG HỮU

DỰ PHẦN VÀO NHÂN ĐỨC CÔNG BÌNH?

VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy.

1. Việc trả cho người khác điều người ta mắc nợ với họ thì thuộc về nhân đức công bình. Mà điều đó không có cái gì liên hệ với nhân đức bằng hữu có đối tượng là làm cho chúng ta sống tử tế với các kẻ khác. Vậy nhân đức đó không phải là một phần của nhân đức công bình.

2. Theo Triết gia (Eth 4,6), nhân đức bằng hữu liên hệ với sự vui thú hoặc sự buồn rầu người ta gặp trong đời sống công cộng. Mà việc làm điều hòa các sự vui thú thuộc về đức tiết độ, như chúng ta đã minh chứng ở trước (I-II, Q.60, a.5). Vậy nhân đức này là phần của nhân đức tiết độ đúng hơn là với nhân đức công bình.

3. Việc trả công bằng nhau cho những thực tại không bằng nhau là việc trái ngược với nhân đức công bình, vì theo Triết gia (Eth.4, 6), nhân đức này liên hệ với những kẻ mình không biết cũng như với những kẻ mình biết, với những người.

TRÁI LẠI: Macrobe (In Som. Scipion. 1,8) coi nhân đức bằng hữu là một phần của nhân đức công bình.

TRẢ LỜI: Nhân đức này là phần của đức công bình, do điều đó quy về đó như nhân đức phụ thuộc quy về nhân đức chính nó có điều chung với nhân đức công bình là việc nó quan hệ với người khác. Nhưng nó kém hơn đức công bình ở điều nó không thể hiện đầy đủ yếu tính của nợ nần mà người này bị bắt buộc đối với người kia, hoặc bằng nợ nần pháp định mà pháp luật bắt buộc phải thanh toán, hoặc còn bởi nợ nần do ân huệ gây nên. Nhân đức bằng hữu chỉ liên hệ đến một thứ nợ nần danh dự bắt buộc người nhân đức đối với chính mình hơn đối với kẻ khác, bằng cách khiến họ hành động theo điều họ mắc nợ đối với chính mình.

GIẢI ĐÁP:

1. Như chúng ta đã nói ở trước (Q.109, a.3, sol.1), con người do bản tính là thú vật xã hội, một cách lương thiện phải biểu lộ chân lý cho những người khác; mà không có như vậy, xã hội không thể tồn tại. Và, cũng như con người không thể sống trong xã hội mà không có chân lý. Họ không thể thực hiện điều đó, giả như họ mất sự hứng thú. Như Triết gia nói (Eth.8,5): "Không ai có thể ở suốt ngày với một con người buồn phiền hoặc không hứng thú." Do đó, con người có thể bị bắt buộc bởi món nợ tự nhiên về tính lương thiện làm cho vui thú các mối tương quan của mình với các kẻ khác, trừ phi vì một lý do riêng biệt, họ tự bắt buộc mình phải làm cho các kẻ ấy buồn phiền vì lợi ích của các người ấy.

2. Việc chế ngự các sự vui thú khả giác thuộc về nhân đức tiết độ. Mà nhân đức của chúng ta quy về các sự vui thú của đời sống công cộng, các sự vui thú này có sự biện minh hợp lý, trong tư cách mỗi người sống động như phải lẽ đối với người khác. Và các sự vui thú đó, người ta không phải chế ngự chúng như là những vui thú có hại.

3. Người ta phải hiểu lời nói này dường như người ta phải đối xử và giao thiệp với các người quen thuộc và các người xa lạ theo cùng một thể cách, bởi vì Triết gia nói thêm: "Điều này không thích hợp là tiến hành theo cùng một thể cách để an ủi hay làm cho buồn phiền hoặc các kẻ quen thuộc, hoặc các người xa lạ" (Eth.4,6). Vậy sự tương tự chỉ cốt tại điều người ta hành động đối với mọi người.

 

Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch

Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính


Câu hỏi 113
Câu hỏi 115

.

 


 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt