Đạo đức học

Câu hỏi 118. Tính hà tiện

TỔNG LUẬN THẦN HỌC của Thomas Aquino

Quyển II, Phần 2, Tập 5: Nhân đức xã hội và đức can đảm. Câu 109-140

 

CÁC TẬT XẤU TƯƠNG PHẢN VỚI NHÂN ĐỨC HÀO PHÓNG

 

CÂU HỎI 118

TÍNH HÀ TIỆN

(8 Tiết)

1. Tính hà tiện là tội?

2. Nó là tội đặc biệt?

3. Nó đối lập với nhân đức nào?

4. Phải chăng nó là trọng tội?

5. Nó là tội nặng nhất trong các tội?

6. Nó là tội xác thịt, hoặc là tội tinh thần?

7. Nó là tật xấu đầu?

8. Các con cái của nó.

 

Tiết 1

TÍNH HÀ TIỆN LÀ TỘI?

VẤN NẠN: Xem ra không phải là tội.

1. Tính hà tiện dịch từ La ngữ avaritia là tiếng đồng nghĩa với tiếng aeris aviditas, sự tham lam kim loại (Isidore, Etym. 10,82), bởi vì nó cốt tại sự ước muốn tiền bạc, đó là điều người ta có thể hiểu về mọi của cải bên ngoài. Mà việc ước muốn các của cải bên ngoài không phải là tội. Con người ước muốn chúng do bản tính của mình, bởi vì, do bản tính chúng nó lệ thuộc vào con người, và bởi vì chúng bảo tồn sự sống của họ đến nỗi người ta gọi chúng nó là bản thể của mình. Vậy tính hà tiện ! không phải là tội.

2. Mọi tội chống Thiên Chúa, chống người đồng loại và chống chính mình như chúng ta đã minh chứng ở trước (I-II, Q.72, a.4). Mà tính hà tiện một cách đích xác không phải là tội chống Thiên Chúa, bởi vì nó không đối lập với nhân đức đạo đức, hoặc nhờ các nhân đức đối thần khác là những nhân đức sắp đặt con người với Thiên Chúa. Nó không phải là tội chống chính mình, vì đó là điều riêng của tính ham ăn và tính dâm dục mà thánh Phaolô (1Cr 6,8) đã đề cập đến: "Do sự dâm dục, người ta phạm tội chống thân xác riêng của mình." Cũng vậy, nó không phải là tội chống người đồng loại: người ta không làm thiệt ai trong khi gìn giữ điều mình có.

3. Cải gì một cách tự nhiên xảy ra, không phải là tội. Mà tính hà tiện là hậu quả tự nhiên của tuổi già và của mọi bệnh tật theo chủ trương của Triết gia (Eth. 4,1). Vậy sự hà tiện không phải là tội.

TRÁI LẠI: Có lời ghi chép trong thư gửi cho tín hữu Do thái: "Trong cách xử thế, không thói ham tiền, đành lòng với phận mình hiện có" (Dt 13,5).

TRẢ LỜI: Ở đâu mà sự tốt cốt tại một mức độ nhất định, sự xấu một cách tất nhiên tuôn chảy ra từ sự vượt qua hay sự bất tất của mức độ này. Mà trong mọi cái gì là phương tiện đối với mục đích, sự tốt cốt tại một chừng mực nào đã được quyết định do mục đích này, như vị thuốc đã được quyết định bởi sức khỏe phải được phục hồi như Triết gia khẳng định (Pol. 1,3). Mà các của cải bên ngoài có yếu tính về công cụ, vì mục đích như chúng ta mới đề cập tới. Như vậy, sự tốt của con người đối với, các của cải bên ngoài cốt tại một mức độ nào, nghĩa là tùy theo mức độ này mà họ tìm kiếm chiếm hữu các của cải giàu có bên ngoài theo mức độ chúng cần thiết cho họ để sống theo thân phận của mình. Và do đó, có tội trong sự vượt qua mức độ này khi người ta muốn thu lượm và gìn giữ chúng quá mức độ cần phải có. Và điều đó gặp được yếu tính của tính hà tiện, bởi vì tính hà tiện được định nghĩa là tình yêu quá độ về sở hữu. Vậy rõ ràng tính hà tiện là tội.

GIẢI ĐÁP:

1. Điều tự nhiên với con người là ước muốn các của cải bên ngoài như là những phương thế vì mục đích. Do đó, không có tật xấu theo mức độ sự ước muốn tồn tại bên trong một quy tắc đã được rút lấy từ yếu tính của mục đích. Mà tính hà tiện vượt quá quy tắc này và do đó nó là tội.

2. Tính hà tiện có thể bao hàm một sự quá mức theo hai thể cách liên hệ với các của cải bên ngoài. Thể cách thứ nhất, nó trực tiếp và liên hệ với sự thu lượm được và bảo tồn các của cải này, nghĩa là người ta thu lượm được chúng và bảo tồn chúng hơn phải lẽ. Theo thể cách này, tính hà tiện là một tội trực tiếp phạm đến người đồng loại, bởi vì con người không thể có nhiều thái quá các của cải bên ngoài, trừ phi kẻ khác thiếu thốn, bởi vì các của cải trần gian không thể đồng thời có nhiều sở hữu chủ.

Theo thể cách thứ hai, tính hà tiện có thể bao hàm một sự quá mức trong các sự yêu mến mà người ta có ở bên trong mình đối với các của cải giàu có, bởi vì người ta yêu mến chúng hoặc ước muốn chúng, hoặc người ta được vui thú với chúng một cách quá độ. Như vậy, tính hà tiện là một tội con người phạm chống lại chính mình, bởi vì tội này làm mất trật tự các sự yêu mến, dầu mà nó không làm mất trật tự trong thân thể họ như các tật xấu xác thịt. Do đường lối hậu quả, đó là tội chống Thiên Chúa cũng như mọi trọng tội, trong tư cách người ta khinh dể sự tốt đời đời vì sự tốt trần gian.

3. Các khuynh hướng tự nhiên phải được sắp đặt do trí năng, vì trí năng có vai trò nguyên thủy trong bản tính nhân loại. Và do đó, các người già cả vì sự giảm bớt sức lực của mình, tìm kiếm một cách dễ dàng hơn ở nơi các của cải bên ngoài, cũng như mọi kẻ cùng khổ tìm làm thỏa mãn sự cùng cực của mình, tuy nhiên, họ không được thứ miễn khỏi tội nếu về vấn đề của cải giàu có họ vượt qua mức độ chính đáng.

 

Tiết 2

TÍNH HÀ TIỆN LÀ TỘI ĐẶC BIỆT?

VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy.

1. Thánh Augustinô (De Lib. Arb. 3,17) đã viết: "Tính hà tiện được gọi trong ngôn ngữ Hy lạp là tình yêu tiền bạc, không phải chỉ được hiểu về tiền bạc hoặc các loại tiền bạc, nhưng về tất cả mọi của cải được ham muốn cách quá độ." Mà trong mọi tội, có sự ước muốn quá độ về một cái gì, bởi vì có tội khi người ta rời bỏ sự tốt không thay đổi để bám các sự tốt thay đổi như đã trình bày ở trước (I-II, Q.71, a.6, obj.3). Vậy tính hà tiện là một tội chung.

2. Theo thánh Isidôrô (Etym. 10,82), từ ngữ avarus (có tính hà tiện) đồng nghĩa với từ ngữ avidus acris (có tính tham lam kim khí, tức là tiền bạc). Vậy, tính hà tiện theo ngôn ngữ Hy lạp, là sự yêu mến tiền bạc.

Mà với từ ngữ tiền bạc, người ta biểu thị mọi của cải bên ngoài mà giá trị được thiết lập bằng tiền bạc, như người ta đã trông thấy (Q.117, 1.2, sol.3). Vậy tính hà tiện cốt tại sự ước muốn bất cứ sự tốt bên ngoài nào.

3. Về đoạn văn (Rm 7,7): "Giả như tôi không biết sự ham muốn...", sách Chú giải lên tiếng: "Luật tốt lành bởi vì trong khi cấm đoán tính ham muốn, cấm đoán tất cả mọi cái gì xấu". Mà luật một cách đặc biệt cấm đoán sự ham muốn này mà người ta gọi là tính hà tiện, đã nói (Xh 20,17): "Ngươi chớ tham của người." Vậy sự ham muôn của tính hà tiện là tất cả mọi sự xấu.

TRÁI LẠI: Thư gửi cho tín hữu Rôma (1,29) kể tính hà tiện trong số các tội đặc biệt: "Đầy mọi thứ bất lương, xấu xa, ác ý, dâm dật, hà tiện..."

TRẢ LỜI: Các tội được phân loại bởi các đối tượng của mình như chúng ta đã trông thấy (I-II, Q.72, a.2). Mà đối tượng của tội đó là sự tốt mà sự ước muốn mất trật tự hướng về đó. Do đó, ở đâu điều được ước muốn cách mất trật tự có yếu tính đặc biệt về sự tốt, thì ở đó có yếu tính đặc biệt về tội. Mà yếu tính của sự tốt ích lợi phân biệt với yếu tính của sự tốt vui thú.

Mà, các của cải giàu có tại sự có yếu tính về sự tốt hữu ích, bởi vì người ta tìm kiếm chúng vì lý do này là chúng cần được con người sử dụng. Do đó, tính hà tiện là một tội đặc biệt tùy theo nó là tình yêu quá mức các sở hữu được biểu thị bằng tên tiền bạc và tính hà tiện rút lấy tên của mình do đó.

Bởi vì động từ "có", xem ra theo công dụng thứ nhất của mình, quy về các sở hữu mà chúng ta hoàn toàn làm chủ, được ứng dụng cho nhiều sự vật khác, bởi vì người ta nói có sức khỏe, có vợ, có áo mặc, v.v... như Triết gia minh chứng (Praed. 12,1). Do đó, tên của tính hà tiện đã mở rộng cho tất cả mọi sự ước muốn quá độ để chiếm hữu một cái gì. Như vậy, thánh Grêgôriô (In Evang. I, Hom. 16,76) đã nói: "Tính hà tiện không những liên hệ với tiền bạc, mà còn liên hệ với sự tri thức và sự cao trọng, khi người ta ước muốn một chỗ nhất quá mức độ hợp lý." Theo ý nghĩa này, tính hà tiện không phải là tội đặc biệt. Và đoạn văn của thánh Augustinô cũng nói như vậy.

GIẢI ĐÁP:

1. Điều đó giải đáp vấn nạn thứ nhất.

2. Mọi của cải bên ngoài phục vụ cho đời sống nhân loại .được bao gồm trong tên tiền bạc trong tư cách chúng nó có yếu tính về sự tốt hữu ích mà có những của cải bên ngoài người ta thu lượm được nhờ tiền bạc, như các sự vui thú, các vinh dự, v.v... Các sự tốt này đáng ước muốn vì một lý do khác. Như vậy, sự ước muốn về các của cải này không được gọi cách đích xác là tính hà tiện tùy theo tính hà tiện là một tật xấu đặc biệt.

3. Sách Chú giải này nói tới sự ham muốn mất trật tự về bất cứ sự tốt nào. Mà người ta hiểu được qua sự cấm đoán ham muốn các sở hữu, sự cấm đoán ham muốn tất cả những gì mà các sở hữu này có thể đem lại.

 

Tiết 3

TÍNH HÀ TIỆN ĐỐI LẬP VỚI NHÂN ĐỨC NÀO?

VẤN NẠN: Xem ra tính hà tiện không đối lập với nhân đức hào phóng.

1. Có lời ghi chép trong Phúc âm thánh Matthêô (5,6): "Phúc cho kẻ đói khát về đạo ngay". Mà thánh Chrysôstômô (Hom. 16,57) phân biệt nhân đức công bình tổng quát và nhân đức công bình đặc biệt mà tính hà tiện đối lập. Và Triết gia cũng nói như vậy (Eth. 5,1).

2. Tội hà tiện cốt tại điều mà người ta vượt quá mức độ trong việc chiếm hữu của cải. Mà mức độ này được nhân đức công bình quyết định. Vậy tính hà tiện đối lập với nhân đức công bình, chứ không phải đối lập với nhân đức hào phóng.

3. Nhân đức hào phóng là nhân đức ở giữa hai tật xấy tương phản như Triết gia xác định (Eth. 2,7). Mà Triết gia minh chứng rằng (Eth. 5,1) tính hà tiện không có tật xấu tương phản. Vậy nó không đối lập với nhân đức hào phóng.

TRÁI LẠI: Có lời ghi chép trong sách Huấn ca (5,9): "Kẻ yêu bạc, bạc mấy cũng không ngon. Ai yêu của, lợi tức mấy cũng không vừa." Mà không lo tiền bạc và yêu mến nó một cách mất trật tự thì tương phản với nhân đức hào phóng, vì nhân đức này nhắm điểm trung dung trong sự ước muốn của cải giàu có. Vậy tính hà tiện đối lập với nhân đức hào phóng.

TRẢ LỜI: Tính hà tiện bao hàm một sự quá mức đối với của cải giàu có theo hai thể cách. Trước hết, cách trực tiếp, về sự thu lượm và bảo tồn chúng, trong tư cách người ta thu lượm tiền bạc và người ta giữ lại nó trái ngược với quyền lợi kẻ khác.

Theo ý nghĩa này, nó đối lập với nhân đức công bình, và chính như vậy mà tiên tri Edêkien đã hiểu điều đó (22,27): "Quan quyền của nó, ở bên trong nó, như sói tham mồi, những mưu chuyện đổ máu hại mạng người để trục lợi do tính hà tiện".

Đàng khác, tính hà tiện bao hàm một sự quá mức trong các tình cảm người ta có đối với của cải giàu có, khi người ta yêu mến các của cải này hoặc ước ao chúng nó một cách thái quá, mặc dầu không đánh cắp của cải người khác. Chính trong ý nghĩa này mà thánh Phaolô đã lên tiếng (2Cr 9,5): "Vậy tôi xét cần phải xin ít người anh em đến với anh em trước và dự liệu việc phúc hậu đã báo trước đó, để việc được sẵn sàng, và thực là việc phúc hậu chứ không phải là một thứ hành động theo tính hà tiện", nghĩa là, theo sách Chú giải, bằng cách buồn phiền về việc cho và bằng cách cho ít.

GIẢI ĐÁP:

1. Thánh Chrysôstômô và Triết gia đề cập đến tính hà tiện hiểu theo ý nghĩa thứ hai. Tính hà tiện hiểu theo ý nghĩa thứ hai được Triết gia (Eth.2,7) gọi là sự hẹp hòi.

2. Nói một cách đích xác, nhân đức hào phóng thiết lập mức độ phải tuân giữ trong việc thu lượm và bảo tồn của cải giàu có, tùy theo yếu tính của nợ pháp định, nghĩa là con người không lấy cũng không giữ lại cái gì thuộc về kẻ khác. Trong khi nhân đức hào phóng thiết lập mức độ của trí năng theo tư cách thứ nhất trong các tình cảm và do đường lối hậu quả, trong sự thu lượm và sự bảo tồn tiền bạc, và trong sự phân phát tiền bạc, tùy theo chúng phát xuất từ các tình cảm này không bằng cách tuân theo yếu tính của nợ nần pháp định, nhưng tùy theo yếu tính của nợ nần đạo đức được trí năng sắp đặt.

3. Tính hà tiện, trong tư cách đối lập với nhân đức công bình, không có tật xấu tương phản, bởi vì tính hà tiện cốt tại chiếm hữu nhiều hơn phải lẽ đối với nhân đức công bình. Cái tương phản hữu, đó là chiếm hữu ít hơn, điều đó không có yếu tính của tội, nhưng có yếu tính của hình phạt. Trong khi tính hà tiện đối với nhân đức hào phóng thì có tật xấu tương phản là sự phung phí.

 

Tiết 4

PHẢI CHĂNG TÍNH HÀ TIỆN LÀ TRỌNG TỘI?

VẤN NẠN: Xem ra tính hà tiện luôn luôn là trọng tội.

1. Không ai đáng chết vì tội nhẹ, nhưng chỉ vì trọng tội. Mà thánh Phaolô, đã đề cập đến (Rm 1,29): "Những kẻ đầy mọi thứ gian ác, ác ý, dâm dục, hà tiện, v.v...", đã nói thêm: "Những kẻ hành động như vậy đáng chết."

2. Điểm thấp nhất của tính hà tiện cốt tại giữ gìn của cải riêng của mình theo một thể cách mất trật tự. Mà điều đó xem ra là trọng tội, vì thánh Baxiliô (Hom. 6, super Lc 12,18) đã nói: "Đó chính là miếng bánh của người đói mà ngươi giữ lại, đó chính là chiếc áo của người ở trần mà ngươi giữ gìn, chính là tiền bạc của người nghèo khó mà ngươi chiếm hữu. Tất cả mọi cái gì ngươi có thể cho là điều bất công đối với người đồng loại." Mà làm sự bất công đối với người đồng loại là trọng tội, bởi vì điều đó đối lập với tình yêu đối với người đồng loại. Vậy mọi tính hà tiện đều là trọng tội.

3. Không ai bị tối tăm thiêng liêng trừ phi do trọng tội làm cho linh hồn mất sự sáng của ơn Thiên Chúa. Mà thánh Chrysôstômô (Op. Imp. in Matth. hom. 15,6) nói chính sự ước muốn tiền bạc làm cho linh hồn bị tối tăm.

TRÁI LẠI: Về lời nói (1Cr 3,12): "Nếu người ta xây cất trên nền móng này..." , sách Chú giải nói người ta xây cất bằng gỗ, bằng cỏ khô và bằng rơm rạ nếu người ta lo lắng trần gian, nếu người ta tìm kiếm làm hài lòng mình, điều đó quy về tội hà tiện. Mà, xây cất bằng gỗ, bằng cỏ khô và bằng rơm rạ, không biểu thị trọng tội nhưng khinh tội, bởi vì người ta nói về kẻ hành động như vậy sẽ được cứu rỗi, nhưng dường như ngang qua lửa. Vậy, tính hà tiện đôi khi là khinh tội.

TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở Tiết trước, tính hà tiện hiểu theo hai ý nghĩa, một đàng, ở điều nó đối lập với nhân đức công bình; và theo ý nghĩa này, nó do bản tính là trọng tội. Quả thế, người ta chỉ về cho tính hà tiện việc chiếm lấy và giữ lại của cải người khác, điều đó quy về sự cướp bóc hoặc sự trộm cắp, và những điều này là trọng tội như người ta đã trông thấy ở trước (Q.66, a.6). Tuy nhiên, xảy ra là trọng giống tội hà tiện này, có khinh tội do sự bất hoàn hảo của hành động như chúng ta đã đề cập đến (Q.66. a.6, sol.3) khi thảo luận về sự trọng trách.

Đàng khác, người ta có thể trông thấy ở tính hà tiện cái tương phản với nhân đức hào phóng. Theo ý nghĩa này, nó bao hàm tình yêu mất trật tự về của cải giàu có. Vậy, nếu tình yêu này gia tăng đến nỗi vượt qua đức mến, nghĩa là vì tình yêu đối với của cải giàu có, người ta không sợ hành động trái ngược tình yêu đối với Thiên Chúa và người đồng loại, tính hà tiện hẳn là trọng tội. Và nếu sự mất trật tự trong tình yêu này còn ở trong một giới hạn nào, ở trong điều mà con người mặc dầu yêu mến của cải giàu có cách thái quá, không coi tình yêu đối với chúng nó hơn tình yêu đối với Thiên Chúa, nếu họ không muốn vì của cải giàu có mà làm điều gì chống lại Thiên Chúa và người đồng loại, trong trường hợp này, tính hà tiện là khinh tội.

GIẢI ĐÁP:

1. Tính hà tiện được kể ra trong số các trọng tội theo yếu tính làm cho nó thành trọng tội.

2. Thánh Baxiliô đề cập đến trường hợp này là người ta bị bắt buộc bởi món nợ pháp định, phải phân phát của cải cho các kẻ nghèo khó vì sự cần thiết trầm trọng hoặc bởi vì người ta có của cải giàu có thái quá.

3. Nói cách đích xác, sự ước muốn của cải giàu có làm mù quáng linh hồn khi nó trục xuất sự sáng của Thiên Chúa tội bằng cách làm cho tình yêu của cải giàu có vượt qua tình yêu đối với Thiên Chúa.

 

Tiết 5

PHẢI CHĂNG TÍNH HÀ TIỆN

LÀ TỘI NẶNG NHẤT TRONG CÁC TỘI?

VẤN NẠN: Xem ra tội hà tiện là tội nặng nhất.

1. Người ta đọc thấy trong sách Huấn ca (10,9): "Không gì phạm trọng tội hơn tính hà tiện. Không gì phạm trọng tội hơn việc yêu mến tiền bạc, vì kẻ đó sẵn sàng bán linh hồn mình." Và Cicéron (De Off. 1,20) đã nói: "Không cái gì tỏ ra linh hồn bủn xỉn và đê hèn như việc yêu mến tiền bạc."

2. Tội càng đối lập với đức mến bao nhiêu thì càng nặng hơn bấy nhiêu. Mà tính hà tiện đối lập với đức mến tới mức tối đa như thánh Augustinô xác định (Quaest. Q.36,40): "Chính sự tham lam đầu độc đức mến."

3. Việc một tội không thể sửa chữa được nhấn mạnh sự trọng đại của mình, và do đó tội phạm đến Chúa Thánh Thần được coi là tội nặng nhất trong mọi tội, bởi vì nó không thể được tha thứ. Mà tính hà tiện là tội không thể chữa lành được, điều đó khiến Triết gia lên tiếng (Eth.4,1): "Tuổi già và mọi hình thức bất lực, tạo nên những người hà tiện." Vậy tính hà tiện là tội nặng nhất.

4. Thánh Phaolô (Ep 5,5) đã nói: người hà tiện là kẻ thờ tà thần. Mà việc thờ tà thần được kể vào số các tội nặng nhất. Vậy tính hà tiện cũng thể.

TRÁI LẠI: Tội ngoại tình là tội nặng hơn tội trộm cắp theo lời ghi chép trong sách Cách ngôn (6,30-32). Mà sự trộm cắp quy về tính hà tiện. Vậy tính hà tiện không phải là tội nặng nhất trong các tội.

TRẢ LỜI: Mọi tội, do sự kiện nó là điều xấu, cốt tại một sự hư hỏng hoặc một sự giảm bớt nào đó ở nơi sự tốt, trong tư cách nó là do ý chí, nó cốt tại sự ước muốn sự tốt. Vậy người ta có thể cứu xét trật tự của các tội theo hai phương diện. Một đàng, về phía sự tốt mà tội khinh dễ hoặc phá hủy: sự tốt này càng to lớn, tội càng nặng nề. Với tư cách này, tội phạm đến Thiên Chúa nặng nhất, thấp hơn tội xúc phạm đến bản thân con người, và thấp hơn nữa đến tội tấn công các của cải bên ngoài được sắp đặt cho con người sử dụng, và đó là tội quy về tính hà tiện.

Đàng khác, người ta có thể cứu xét các bậc của các tội về phía sự tốt mà sự ước muốn của nhân loại bám dính vào đó theo một thể cách mất trật tự. Sự tốt càng nhỏ mọn, tội lỗi càng xấu xa, vì việc bám dính vào một sự tốt ở dưới thấp thì xấu hổ hơn việc bám dính vào sự tốt cao thượng hơn. Mà sự tốt ở nơi các sự vật bên ngoài kém hơn các sự tốt của nhân loại vì nó thấp kém hơn sự tốt của thân thể, sự tốt của thân thể thấp kém hơn sự tốt của linh hồn, và sự tốt của linh hồn thấp kém hơn sự tốt của Thiên Chúa. Theo thứ tự này, tội hà tiện mà sự ước muốn của nhân loại bám dính vào chính các sự vật bên ngoài, có một sự xấu xa to lớn.

Tuy nhiên, bởi vì sự hư hỏng hoặc sự làm mất điều tốt đóng vai trò mô thể ở nơi tội lỗi, trong khi sự hướng đến một sự tốt có thể tiêu diệt chỉ là chất thể của tội, người ta phải đánh giá sự trọng đại của tội theo tương quan với sự tốt mà tội làm hư hỏng, đúng hơn là theo tương quan với sự tốt chế phục sự ước muốn. Và do đó người ta phải nói rằng tính hà tiện không phải là tội nặng nhất.

GIẢI ĐÁP:

1. Các đoạn văn được trích dẫn nhắm tính hà tiện từ sự tốt mà các sự ước muốn bắt mình khuất phục. Như vậy người ta gặp thấy trong sách Huấn ca lý do khiến người hà tiện sẵn sàng bán linh hồn của mình, bởi vì họ làm cho linh hồn mình bị nguy hiểm, nghĩa là sự sống của họ phải nguy hiểm, vì tiền bạc. Cicéron (De Off. 1,20) còn nói thêm việc tự bắt mình khuất phục tiền bạc, đó là có linh hồn bủn xỉn.

2. Thánh Augustinô ở đây chỉ về cho tính tham lam một đối tượng tổng quát: Mọi của cải trần gian, chứ không phải đối tượng đặc biệt là đối tượng của tính hà tiện. Bởi vì sự tham lam mọi của cải trần gian đầu độc đức mến theo mức độ con người khinh chê sự tốt Thiên Chúa vì việc họ bám dính vào sự tốt thế gian.

3. Tính hà tiện không thể được chữa lành theo cùng một thể cách như tội phạm đến Chúa Thánh Thần. Bởi vì tội phạm đến Chúa Thánh Thần không thể chữa lành về tội khinh dể, bởi họ rơi vào tội hà tiện do các sự khiếm khuyết trong bản tính xác thịt của mình.

3. Tội xác thịt là tội làm tan rã chính thân thể của con người theo lời nói của thánh Phaolô (1Cr 6,18): "Kẻ phạm tội dâm dục chống lại thân xác riêng của mình." Mà tính hà tiện làm khổ con người ngay trong thân thể của họ; như vậy thánh Chrysôstômô (In Matth. hom. 28,57), khi chú giải lời nói trong Phúc âm thánh Marco (5,15), so sánh người hà tiện với người bị quỉ ám bị làm đau khổ trong thân xác của mình.

TRÁI LẠI: Thánh Grêgôriô (Moral. 31,45) kể tội hà tiện vào số các tật xấu thiêng liêng.

TRẢ LỜI: Các tội một cách chủ yếu có trú sở trong tình cảm. Mà mọi tình yêu hoặc mọi đam mê của linh hồn chấm dứt ở các sự vui thú và các sự buồn rầu như Triết gia đã minh chứng (Eth. 2,3). Trong các sự vui thú, các sự vui thứ này thuộc về xác thịt, các sự vui thú kia thiêng liêng. Người ta gọi các sự vui thú xác thịt là những sự vui thú được hoàn thành trong sự cảm giác của xác thịt, như các sự vui thú của đàn ông và các sự vui thú của tính, người ta gọi các sự vui thú thiêng liêng là những sự vui thú chỉ hoàn thành trong sự hiếu biết của linh hồn.

Vậy người ta gọi xác thịt là những tội hoàn thành trong các sự vui thú thiêng liêng mà không có sự thụ hưởng của xác thịt. Và đó là trường hợp của tính hà tiện, bởi vì người hà tiện vui thú trong sự xác tín chiếm hữu của cải giàu có. Do đó, tính hà tiện là tội thiêng liêng.

GIẢI ĐÁP:

1. Nếu tính hà tiện có đối tượng hữu hình, nó không tìm kiếm sự thụ hưởng hữu hình, nhưng chỉ tìm kiếm sự thụ hướng tâm linh: con người gặp được sự thụ hưởng của mình trong việc họ chiếm hữu của cải giàu có. Và do đó, tội của họ không phải thuộc về xác thịt. Tuy nhiên, vì đối tượng của mình, tính hà tiện chiếm điểm ở giữa các tội thuần túy thiêng liêng tìm kiếm sự vui thú thiêng liêng quan hệ với các đối tượng thiêng liêng, như tội kiêu ngạo trông thây sự cao thượng của mình, và các tật xấu thuần túy xác thịt tìm kiếm sự vui thú thuần túy xác thịt trong đối tượng xác thịt của mình.

2. Sự chuyển động được phân loại bởi điểm tận cùng mà nó đi tới đó, chứ không phải bởi điểm tận cùng mà nó bỏ ra đi. Do đó, người ta gọi một tật xấu là tật xấu xác thịt, bởi vì nó hướng đến sự vui thú xác thịt, chứ không phải bởi vì nó phát xuất bởi sự khiếm khuyết của xác thịt.

3. Thánh Chyrsôstômô so sánh kẻ hà tiện với kẻ bị quỉ ám không phải bởi vì nó bị làm cho khổ cực trong xác thịt của mình như người bị quý ám, nhưng bằng cách đối lập hai người này với nhau, bởi vì người bị quỷ ám mà thánh Marco nói đến thì sống trần truồng, trong khi kẻ hà tiện chồng chất trên mình các của cái dư thừa.

 

Tiết 7

TÍNH HÀ TIỆN LÀ MỘT TẬT XẤU (MỘT MỐI TỘI ĐẦU)?

VẤN NẠN: Xem ra tính hà tiện không phải là tật xấu đầu.

1. Tính hà tiện đối lập với nhân đức hào phóng như là với nhân đức của điểm trung dung, và với sự phung phí như cái đối lập cực đoan của mình. Mà nhân đức hào phóng không phải là nhân đức chính, và sự phung phí không phải là tật xấu đầu, người ta không thể xếp đặt tính hà tiện trong các tật xấu đầu.

2. Như đã nói ở trước (I-II, Q.84, a.3 và 4), người ta gọi các tật xấu đầu là những mục đích nguyên thủy mà các mục đích của tật xấu khác được sắp đặt vào đó. Mà điều đó không thích hợp với tính hà tiện, bởi vì các sự giàu có của cải không có yếu tính của mục đích, nhưng đúng hơn là có yếu tính của phương tiện vì mục đích như Triết gia minh chứng (Eth. 1,5).

3. Thánh Grêgôriô khẳng định (Moral. 15,25): "Tính hà tiện phát sinh khi thì từ tính kiêu ngạo, khi thì từ sự sợ hãi. Bởi vì những người này, sợ thiếu những của cải cần thiết, dấn thân vào tính hà tiện; những người khác, ước muốn tỏ ra mình có năng lực hơn, rất ham muốn thu lượm các của cải người khác." Vậy tính hà tiện phát sinh bởi các tật xấu khác hơn là tật xấu đầu đối với các tật xấu khác.

TRÁI LẠI: Thánh Grêgôriô đặt tính hà tiện trong số các tật xấu đầu.

TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước (I-II, Q.84, a.3 và 4), người ta gán cho tật xấu này là tật xấu đầu, bởi vì các tật xấu khác phát sinh từ nó tùy theo yếu tính mục đích của nó. Mục đích được ước muốn một cách cao độ, con người bị thúc đẩy bởi sự ước muốn mục đích này tổ chức nhiều điều cách tốt hoặc xấu. Mà mục đích này đáng ước muốn cách tối thượng là vinh phúc làm cùng đích của đời sống nhân loại như người ta đã minh chứng ở trước (I-II, Q.1, a.8). Do đó, một sự vật càng tham dự vào các điều kiện của vinh phúc, nó càng đáng ước muốn. Mà một điều kiện trong các điều kiện của vinh phúc, đó là vinh phúc cách nguyên thường làm cho no thỏa, nếu cách khác, nó không đem lại sự nghỉ ngơi cho thị dục, được coi là cùng đích. Mà chính các của cải giàu có hứa hẹn tới mức tối đa sự no thỏa này như Boèce xác định (De Consol. 3,64). Mà lý do minh chứng điều đó theo ý kiến của Triết gia (Eth. 5,5), là chúng ta sử dụng tiền bạc như người quản đốc trung thành để thu lượm được tất cả những gì chúng ta muốn. Và sách Giảng viên (10,19) đã nói: "Tất cả mọi sự tuân theo tiền bạc". Do đó, tính hà tiện cốt tại sự ước muốn tiền bạc, là tật xấu đầu.

GIẢI ĐÁP:

1. Nhân đức hoàn thành trong trí năng, tật xấu hoàn thành trong khuynh hướng của giác dục. Mà mục đích chính của trí năng không phải là mục đích chính của giác dục. Và do đó, một tật xấu chính không phải bằng một cách tất yếu đối lập với nhân đức chính. Như vậy, dầu mà nhân đức hào phóng không phải là nhân đức chính, bởi vì nó không có mục đích là sự tốt chính của trí năng, tính hà tiện vẫn là tật xấu đầu, bởi vì nó nhắm tiền bạc, và tiền bạc nhắm một ưu tiên nào trong các của cải khả giác vì lý do người ta mới nói tới.

Về sự phung phí, nó không được sắp đặt đến với mục đích được yêu mến theo tư cách nguyên thủy, nhưng nó xem ra phát xuất từ sự thiếu lý do. Như vậy, Triết gia tuyên bố (Eth. 4,1), người phung phí tiêu tan hơn là xấu xa.

2. Sự thật là tiền bạc được sắp đặt đến sự vật khác là mục đích. Tuy nhiên, trong mức độ nó hữu ích để thu được mọi của cải khả giác, nó một cách chiểu hiệu là mọi sự vật. Và do đó, nó đem lại một sự tương tự nào với vinh phúc, như chúng ta mới đề cập đến.

3. Không cái gì ngăn trở đôi khi một tật xấu, vốn là tật xấu đầu, không phát sinh bởi các tật xấu khác như chúng ta đã nói tới (Q.36, a.4, sol.1), mặc dầu các tật xấu khác phát sinh từ nó cách bình thường.

 

Tiết 8

CÁC CON CÁI CỦA TÍNH HÀ TIỆN

VẤN NẠN: Xem ra các con cái mà người ta chỉ về cho tính hà tiện, thật sự không đúng: "Sự phản bội, sự gian trá, sự gian giảo, sự thề dối, sự áy náy, sự hung dữ và sự vô tình chống với lòng thương xót."

1. Tính hà tiện như người ta đã trông thấy (a.1,3), đối lập với nhân đức hào phóng. Mà sự phản bội, sự gian trá và sự gian giảo đối lập với nhân đức trí thuật; sự thề dối đối lập với nhân đức đạo đức; sự áy náy đối lập với đức cậy hoặc đức mến, là nhân đức nghỉ ngơi trong hữu thể được yêu mến; sự hung dữ đối lập với sự bất công; sự vô tình đối lập với lòng thương xót. Vậy các tật xấu này không quy về tính hà tiện.

2. Sự phản bội, sự đánh lừa và sự gian giảo xem ra có cũng một mục đích, đó là đánh lừa người đồng loại. Vậy người ta không nên kể tất cả các điều đó là những đứa con khác nhau của tính hà tiện.

3. Thánh Isiđôrô kể chín đứa con của tính hà tiện (Quaest. in Vet. Text. 83,366): "Sự nói dối, sự gian trá, sự trộm cắp, sự thề dối, sự ước muốn lợi lộc xấu hổ, sự làm chứng dối, sự hung dữ, sự vô nhân đạo, tính tham lam." Vậy sự kể ra ở trên không đầy đủ.

4. Triết gia (Eth. 4,1) kể nhiều giống tật xấu quy về tính hà tiện mà Triết gia gọi là sự hẹp hòi. Đó là những người bủn xỉn, những kẻ keo kiết, những người bán cây thì là, những kẻ hoàn thành những công việc hẹp hòi, những kẻ lợi dụng sự làm đĩ, những kẻ cho vay nặng lãi, những kẻ cờ bạc, những kẻ cướp đoạt xác chết, những kẻ cướp bóc." Vậy sự kể ra thứ nhất xem ra không đầy đủ.

5. Đó nhất là bạo quân bạo chúa hành hung đối với dân chúng. Mà Triết gia đã nói cũng ở đoạn văn đó (Ibid. 4,1): "Chúng ta không gọi là những kẻ hẹp hòi (nghĩa là các kẻhà tiện) các bạo quân bạo chúa phá hoại các thành phố và cướp bóc các cung thánh." Vậy sự hung dữ không được kể là con của tính hà tiện.

TRÁI LẠI: Thánh Grêgôriô (Moral. 31,45) chỉ về cho tính hà tiện các con cái được kể ra ở trên.

TRẢ LỜI: Người ta gọi con cái của tính hà tiện là những tật xấu phát sinh bởi nó và nhất là các tật xấu ước muốn điều là mục đích của nó. Mà bởi vì tính hà tiện là tình yêu thái quá đối với việc chiếm hữu của cải giàu có, nó thái quá ở hai điểm. Trước hết, bằng cách giữ lại điều nó chiếm hữu chính do đó mà tính hà tiện sinh sản ra sự vô tình đối lập với lòng thương xót: lòng của người hà tiện không dễ bị xúc động ngõ hầu sử dụng của cải để giúp đỡ những kẻ khốn khó. Sau đó, tính hà tiện thái quá trong việc mua của mình. Mà ở phương diện này, người ta có thể cứu xét tính hà tiện theo hai thể cách. Trước hết, trong tư cách nó ở trong tâm hồn, và như vậy nó sinh sản sự áy náy, nó đem vào trong con người sự lo lắng vô lối. Vì sách Giảng viên (5,9) nói: "Người hà tiện không bao giờ no thỏa tiền bạc." Thứ đến, người ta có thể cứu xét tính hà tiện trong các hiệu quả của nó. Và trong trường hợp này, theo sự mua được các của cải của người khác, người ta đôi khi sử dụng sự đánh lừa. Nếu sự đánh lừa thể hiện bằng lời nói mà thôi, người ta có sự gian giáo, và sự thề dối nếu người ta thêm vào đó sự quả quyết bằng lời thề. Còn nếu sự đánh lừa thể hiện bằng hành động đối với các sự vật, đó là sự gian trá, và đối với các con người, đó là sự phản bội, như người ta trông thấy ở Giuđa, là kẻ nộp Chúa Kitô do sự hà tiện.

GIẢI ĐÁP:

1. Các con cái của tội đầu không phải một cách cần thiết thuộc về cũng vật giống như nó, bởi vì người ta có thể sắp đặt về mục đích tìm kiếm bởi tật xấu của các tội thuộc về giống khác với nó. Người ta không nên lẫn lộn con cái của tội với các loại của nó.

2. Người ta mới nói tới ba đứa con này của tính hà tiện phân chia ra thế nào.

3. Chính đứa con này quy về bảy đứa con trước. Bởi vì sự nói dối và sự làm chứng dối quy về sự gian giảo; Quả thế, sự làm chứng dối là một loại riêng biệt của sự nói dối như sự trộm cắp là một loại của sự gian trá mà nó dự phần. Sự ước muốn lợi lộc xấu hổ quy về sự áy náy. Sự tham lam quy về sự hung dữ mà nó là một loại. Và sự vô nhân đạo đồng nhất với sự vô tình chống với lòng thương xót.

4. Sự kể ra của Triết gia liên hệ với các loại hơn là các con cái của sự hẹp hòi hoặc của tính hà tiện. Quả thế, người ta gọi là kẻ hẹp hòi hoặc kẻ hà tiện, nếu người ta cho ít thì gọi là kẻ bủn xỉn, nếu người ta không cho gì hết thì bị gọi là keo kiết, nếu người ta cho một cách quá khó khăn, bị gọi là kẻ bán cây thì là, bởi vì người ta khó nhọc nhiều để không được cái gì mấy.

Đôi khi, người ta cũng bị gọi là kẻ hẹp hòi hoặc hà tiện, bởi vì người ta vượt qua mức độ trong sự mua được. Và điều đó thể hiện theo hai thể cách. Trước hết, bằng cách kiếm được sự lợi lộc xấu hổ, nói cách khác, bằng cách hoàn thành những công việc đê hèn và nô lệ nhờ những sự buôn bán hẹp hòi, hoặc bởi vì người ta làm giàu nhờ những hành động đầy tỳ vết, như sự làm đĩ, hoặc người ta thu lượm được nhờ những sự phục vụ mà người ta đáng lẽ cho cách hảo ý và nhưng không, như những người cho vay nặng lãi, hoặc bởi vì người ta thu lượm được ít bằng cách khó nhọc vất vả nhiều, bằng cách hành hung đối với con người như bọn cướp bóc, hoặc bằng cách cướp đoạt các xác chết hoặc bằng cách bóc lột các bạn hữu như những kẻ cờ bạc.

5. Như sự hẹp hòi, tính hà tiện liên hệ với những số bạc .- trung bình. Như vậy, các bạo chúa bạo quân chiếm đoạt những của cải giàu có to lớn bằng sự hành hung, không được gọi là những kẻ hà tiện, nhưng là những kẻ bất công.

 

Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch

Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính


Câu hỏi 117
Câu hỏi 119

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt