TỔNG LUẬN THẦN HỌC của Thomas Aquino Quyển II, Phần 2, Tập 5: Nhân đức xã hội và đức can đảm. Câu 109-140
CÂU HỎI 138 CÁC TẬT XẤU ĐỐI LẬP VỚI NHÂN ĐỨC BỀN CHÍ (2 Tiết) 1. Tính nhu nhược. 2. Tính cứng đầu.
Tiết 1 TÍNH NHU NHƯỢC ĐỐI LẬP VỚI NHÂN ĐỨC BỀN CHÍ? VẤN NẠN: Xem ra tính nhu nhược không đối lập với nhân đức bền chí. 1. Về lời nói (1Cr 6,9): "Hạng ngoại tình, hạng nhu nhược, hạng dâm cuồng...", sách Chú giải cắt nghĩa nhu nhược là trụy lạc. Mà điều đó đối lập với nhân đức trinh khiết. Vậy, tính nhu nhược không phải là tật xấu đối lập với nhân đức bền chí. 2. Theo Triết gia (Eth. 7,7), tính yếu ớt là một loại nhu nhược. Mà tính yếu ớt xem ra quy về sự không điều độ. Vậy tính nhu nhược không đối lập với nhân đức bền chí, nhưng đối lập với nhân đức tiết độ. 3. Triết gia còn nói (Eth. 7,7) kẻ chơi thì nhu nhược. Mà tình yêu vô độ đối với sự chơi đối lập với nhân đức chơi vui như Triết gia xác định (Eth. 4,8). TRÁI LẠI: Triết gia nói (Eth. 7,7) người nhu nhược đối lập với người bền chí. TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước (Q.137, a.1 và 2), công đức của nhân đức bền chí cốt tại điều là người ta không đi xa khỏi sự tốt, dầu mà người ta phải chịu đựng lâu dài các sự khó khăn, các sự cực nhọc. Điều đối lập trực tiếp với nhân đức bền chí, đó là việc người ta một cách dễ dàng rời bỏ sự tốt vì các nỗi khó khăn người ta không thể chịu dựng. Và điều đó quy về tính nhu nhược, vì người ta định nghĩa nhu nhược là nhường cách dễ dàng đối với sự ép. Mà người ta không đánh giá sự nhu nhược về sự nhượng đối với sự tấn công mãnh liệt, bởi vì chính những bức tường sụp đổ do chiến cụ phá thành. Người ta cũng không đánh giá nhu nhược kẻ nhượng bộ do những sự tấn công rất nặng nề. Như vậy Triết gia nói (Eth. 7,7): "Nếu người nào bị thua bởi các sự vui thú hoặc bởi các sự buồn rầu ở ngoài mức chung, điều đó không kinh ngạc, nhưng đáng tha thứ nếu họ cố gắng chống lại." Vậy rõ ràng là sự sợ hãi sự nguy hiểm ảnh hưởng mãnh liệt hơn sự ước muốn thưởng thức. Và Cicéron (De Off. I, ch.20) đã viết: "Điều này không bình thường là kẻ chống sự buồn rầu lại bị lôi kéo bi sự ước muốn, cũng không bình thường việc kẻ đã khải hoàn đối với sự đau khổ lại bị thua bởi sự khoái lạc." Về sự khoái lạc, nó động mãnh liệt bởi sự lôi cuốn của nó hơn là sự buồn rầu do sự làm mất sự khoái lạc, bởi vì việc thiếu sự khoái lạc chỉ là sự khiếm khuyết đơn giản. Như vậy Triết gia một cách xác thực định nghĩa con người nhu nhược: "Người nhu nhược là kẻ rời bỏ sự tốt do các sự buồn rầu bị gây nên bởi sự vắng mặt của sự khoái lạc, bởi vì họ nhường cho một sự thúc đẩy rất yếu ớt." GIẢI ĐÁP: 1. Sự nhu nhược này có thể có hai nguyên nhân. Trước hết tập quán: khi người ta đã quen các sự khoái lạc, người ta chịu đựng sự vắng mặt của nó một cách khó khăn hơn. Hoặc sự nhu nhược phát xuất từ một sự sắp đặt tự nhiên: người ta có tâm hồn không bền bỉ có sự yếu đuối của tánh tình. Và theo thể cách này, các người nữ giới đặt vị trí mình trong quan hệ với nam giới như Triết gia xác định (Eth. 7,7). Do đó, những kẻ để mình bị xúc động như người đàn bà thì gọi là nhu nhược. 2. Sự khoái lạc vật lý có sự đối lập của sự đau khổ trong sự nỗ lực; và do đó sự nỗ lực đối lập với sự khoái lạc. Mà người ta gọi là yếu ớt những kẻ không thể chịu đựng một số sự nỗ lực, cũng không chịu được cái gì giảm bớt sự khoái lạc. Như người ta đọc thấy trong sách Đệ nhị luật (28,56): Con đàn bà mỏng giòn mềm mại nhất đời nơi ngươi, đứa không hề đặt thử bàn chân xuống đất, bởi quá ư mềm mại mỏng giòn, sẽ chau mày lườm nguýt chồng của lòng nó hay con trai con gái nó..." Và do đó sự yếu ớt là một thứ nhu nhược. Mà sự nhu nhược liên hệ với sự thiếu khoái lạc, và sự yếu ớt liên hệ với nguyên nhân ngăn cản các sự khoái lạc này, như sự đau khổ trong sự nỗ lực. 3. Trong sự chơi, người ta phải cứu xét hai yếu tố. Trước hết, sự vui thú, và như vậy kẻ chơi không điều độ đối lập với nhân đức chơi vui; hoặc người ta xem xét trong sự chơi một sự giải trí, một sự nghỉ ngơi, đối lập với sự nỗ lực, và bởi vì việc không có khả năng chịu đựng một sự nỗ lực kéo dài, lệ thuộc vào tính nhu nhược, cũng như vậy đối với sự tìm kiếm thái quá về sự giải trí hay sự nghỉ ngơi trong sự chơi.
Tiết 2 TÍNH CỨNG ĐẦU ĐỐI LẬP VỚI NHÂN ĐỨC BỀN CHÍ? VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy. 1. Thánh Grêgôriô (Moral. 1,32) nói tính cứng đầu phát sinh bởi sự hư danh. Mà sự hư danh không đối lập với nhân đức bền chí, nhưng đối lập với nhân đức độ lượng như người ta đã trông thấy ở trước (Q.132, a.2). 2. Nếu tính cứng đầu đối lập với nhân đức bền chí, điều đó hẳn do sự thái quá hoặc do sự khiêm khuyết. Mà nó không đối lập với nhân đức bền chí bằng cách thái quá, bởi vì ngay con người cứng đầu nhường cho sự vui thú hoặc sự buồn rầu, bởi vì theo Triết gia (Eth. 7,7), họ vui mừng khi họ khải hoàn, và họ buồn rầu nếu ý kiên của họ bị thua kém. Và nếu nó đối lập với nhân đức bền chí bằng sự khiếm khuyết, tính cứng đầu hẳn đồng nhất với tính nhu nhược, điều đó rõ ràng sai lầm. Vậy tính cứng đầu không đối lập với nhân đức bền chí một cách nào cả. 3. Cũng như kẻ bền chí tồn tại trung thành với điều tốt mặc dầu có những sự buồn rầu, cũng vậy, kẻ kiêng cử và kẻ điều độ trung thành với điều tốt, mặc dầu có những sự ước muốn, người hùng dũng trung thành với điều tốt, mặc dầu có những sự sợ hãi, và người hiền lành trung thành với điều tốt dầu có những sự giận dữ. Nhưng người ta gọi là cứng đầu kẻ tồn tại bền vững thái quá trong lập trường của họ. Vậy tính cứng đầu không đối lập với nhân đức bền chí cách nhiều hơn là với các nhân đức khác. TRÁI LẠI: Cicéron (Rhet. 2,54) nói có cũng một tương quan giữa tính cứng đầu và nhân đức bền chí như ở giữa sự mê tín và nhân đức đạo đức. Mà người ta đã nói ở trước, sự mê tín đối lập với nhân đức đạo đức. Cũng vậy, tính cứng đầu đối lập với nhân đức bền chí. TRẢ LỜI: Với thánh Isiđôrô (Etymol. 10,82), người ta gọi người cứng đầu là một người nào ngoan cố tuyệt đối đối với mọi người và chống mọi người hoặc khăng khăng trong ý kiến của mình cho tới khi chiến thắng. Và triết gia (Eth. 7,9) gọi những con người đó là những người mạnh mẽ trong ý kiến của mình hoặc là những kẻ bám dính vào ý kiến của mình, bởi vì họ khư khư vào đó quá đáng; còn kẻ nhu nhược dính bám vào ý kiến của mình ít hơn như phải lẽ. Còn kẻ bền chí dính bám vào ý kiến của mình như phải lẽ. Vậy rõ ràng người ta ca ngợi nhân đức bền chí chiếm điểm trung dung; người ta quở trách người cứng đầu bởi vì họ vượt qua điểm trung dung, và người ta khiển trách kẻ nhu nhược vì họ không đạt tới điểm trung dung. GIẢI ĐÁP: 1. Nếu người nào khăng khăng quá đáng trong ý kiến riêng của mình, bởi vì họ muốn như vậy để chứng tỏ sự hơn của mình; và do đó tính cứng đầu được gây nên bởi sự hư danh. Mà chúng ta đã nói ở trước (Q.127, a.2, sol.1; Q.133, a.2) sự đối lập của các tật xấu đối với các nhân đức không được xét đoán tùy theo nguyên nhân của chúng, nhưng tùy theo loại của chúng. 2. Kẻ cứng đầu phạm tội cách thái quá trong điều họ khăng khăng theo thể cách mất trật tự chống lại nhiều điều khó khăn. Tuy nhiên, cuối cùng họ gặp ở đó sự thưởng thức như người hùng dũng và người bền chí. Mà bởi vì sự thưởng thức này xấu xa bởi đã ước muốn cách thái quá và trốn tránh sự buồn rầu tương phản, kẻ cứng đầu tương tự với kẻ không điều độ và kẻ nhu nhược. 3. Các nhân đức khác cầm cự tốt chống các đam mê; tuy nhiên, công đức riêng của chúng nó không ở đó, như ở trong nhân đức bền chí; công đức của sự tiết chế cốt tại sự chiến thắng của nó đối với các sự vui thú. Do đó, tính cứng đầu cách trực tiếp đối lập với nhân đức bền chí.
Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính
.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC