TỔNG LUẬN THẦN HỌC của Thomas Aquino Quyển II, Phần 2, Tập 5: Nhân đức xã hội và đức can đảm. Câu 109-140
CÂU HỎI 115 SỰ NỊNH BỢ (2 Tiết) 1. Sự nịnh bợ là tội? 2. Phải chăng nó là trọng tội?
Tiết 1 SỰ NỊNH BỢ LÀ TỘI? VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy. 1. Sự nịnh bợ cốt tại lời nói ca ngợi hướng về cho người nào trong ý định làm đẹp lòng họ. Mà việc ca ngợi người nào không phải là điều xấu theo lời ghi chép trong sách Cách ngôn (31,28): "Con cái nàng chỗi dậy để cao nàng là hạnh phúc; chồng nàng, để khen ngợi nàng." Cũng vậy, việc muốn làm đẹp lòng người ta không phải là điều xấu theo lời thánh Phaolô: "Cũng như tôi, trong mọi sự, tôi cố làm hài lòng mọi người" (1Cr 10,33). 2. Sự xấu tương phản với sự tốt, và sự khiển trách tương phản với sự ca ngợi. Mà việc khiển trách sự xấu không phải là điều xấu. Vậy ngợi khen sự tốt cũng không phải là điều xấu, đang khi điều đó quy về sự nịnh bợ. Vậy sự nịnh bợ không phải là tội. 3. Sự nói xấu tương phản với sự nịnh bợ, như vậy thánh Grêgôriô nói (Moral. 22,9), sự nói xấu là vị thuốc để chữa lành sự nịnh bợ: "Người ta phải biết rằng để tha thứ tội kiêu ngạo được gây nên bởi các lời ca ngợi quá mức sự khôn ngoan của Thiên Chúa chúng ta cho phép chúng ta bị xé rách bởi những sự chỉ trích chê bai, ngõ hầu chúng ta được nâng lên bởi lời nói kẻ nịnh bợ khi chúng ta bị hạ xuống bởi lời nói của người phỉ báng." Mà chúng ta đã trông thấy (Q.73, a.2), sự phỉ báng là sự xấu. Vậy sự nịnh bợ là sự tốt. TRÁI LẠI: Người ta đọc thấy trong sách tiên tri Êdêkien (13,18): "Khốn cho những kẻ khâu giải bùa cho mọi khớp tay và làm khăn êm cho mọi cỡ đầu..." Và sách Chú giải hiểu ở đó là các sự dịu dàng của sự nịnh bợ. TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói rằng (Enchir. 12,40) tình bằng hữu hoặc sự hòa thuận của điều chính tự yếu của nó là tốt lành luôn những kẻ kẻo nịnh bợ, và không sự làm cho sự xấu. Trong trường hợp đó, việc tìm kiếm làm hài lòng luôn luôn, đó là vượt qua mức độ và phạm tội bằng cách thái quá; kẻ trong điều đó không có ý định nào khác ngoài việc làm hài lòng, được Triết gia (Eth.4,6) gọi là những người ân cần tử tế; còn kẻ có ý định gặp được ở đó sự lợi ích của mình, thì nói một cách chính xác, là kẻ nịnh hót hay nịnh bợ. Tuy nhiên, theo thể cách tổng quát, tên này được gán cho tất cả mọi kẻ vượt qua mức độ chính đáng bằng lời nói hoặc bằng hành động ân cần tử tế trong đời sống xã hội. GIẢI ĐÁP: 1. Lời ca ngợi có thể tốt hoặc xấu, tùy theo các hoàn cảnh là hoặc không là điều chúng nó phải là. Việc ngợi khen người nào và làm hài lòng họ, để khích lệ họ trong những cơn thử thách hoặc những nỗ lực cố gắng, trong mọi hoàn cảnh bình thường, đó là thực hiện hành động hòa nhã. Trái lại, việc ca ngợi điều gì không đáng được ca ngợi hẳn là sự nịnh bợ, thí dụ, việc ca ngợi về điều xấu như lời ghi chép trong Thánh vịnh (10,3): "Những kẻ hung ác ca ngợi sự ham muốn của mình"; hoặc việc ca ngợi về điều còn nghi ngờ: "Người đừng ca ngợi ai trước khi họ nói" (Hc 27,8). Người đừng ca ngợi người nào về sắc đẹp của họ" (Hc 11,2); hoặc còn nếu người ta sợ lỗi ngợi khen xui giục đến hư danh: "Người đừng ca ngợi ai trước khi họ chết" (Hc 11,28). Cùng vậy, việc tìm kiếm làm hài lòng để nuôi dưỡng nhân đức mến hoặc làm cho tiến triển thiêng liêng, đó là điều đáng ca ngợi. Trái lại, nếu người ta nhắm sự hư danh, sự lợi ích xác thân, hoặc nếu người ta để cấp đến các ác do của sự nịnh bợ, đó là tội lỗi: "Thiên Chúa liệt họ vào số của những người để sự hài lòng nhân loại" (Tv 53,6). Thánh Phaolô (Gl 1,10) nói: "Giả như tôi còn làm hài lòng nhân loại, hẳn tôi không phải là đầy tớ Chúa Kitô." 2. Việc khiển trách điều xấu cũng có thể là xấu, nên người ta làm việc đó mà không lưu ý đến các hoàn cảnh. Và sự ngợi khen điều tốt cũng vậy. 3. Không cái gì ngăn trở hai tật xấu không tương phản với nhau. Và do đó, nếu sự phỉ báng là điều xấu, sự nịnh bợ cũng vậy. Có sự mâu thuẫn giữa chúng nó, nhưng không có mâu thuẫn trực tiếp về mục đích: kẻ nịnh bợ tìm kiếm làm hài lòng kẻ mình nịnh bợ; và kẻ phỉ báng không tìm kiếm đến nỗi như thế để làm buồn phiền nạn nhân của mình, bởi vì họ hành động đôi khi cách lén lút nhưng đúng hơn là để làm hoen ố thanh danh của người đó.
Tiết 2 PHẢI CHĂNG SỰ NỊNH BỢ LÀ TRỌNG TỘI? VẤN NẠN: Xem ra có như vậy. 1. Thánh Augustinô (Enchir. 12,40) nói: "Người ta gọi sự xấu là cái gì làm hại." Mà sự nịnh bợ làm hại tột bậc theo lời ghi chép trong Thánh vịnh 10,3: "Kẻ vô đạo được vinh quang vì các sự ham muốn của mình, tội nhân được chúc tụng, và khiêu khích Thiên Chúa." Người ta đọc thấy trong thư được chỉ về cho thánh Giêrônimô (Epist. 148, Celantia): "Không cái gì làm hư hỏng linh hồn một cách dễ dàng hơn là sự nịnh bợ." Về lời nói trong Thánh vịnh (70,4): "Việc hạ xuống thấp làm cho họ tan nát", sách Chú giải lên tiếng: "Miệng lưỡi của người nịnh bợ làm hại hơn lưỡi gươm của kẻ bách hại." Vậy sự nịnh bợ là tội rất nặng. 2. Kẻ hại người khác bằng lời nói không hại chính mình ít hơn; do đó, có lối ngầm dễ trong Thánh vịnh (37,15): "Chiếc gươm sẽ đâm thấu vào tâm hồn họ." Mà kẻ bợ ngợi kẻ khác lôi kéo họ đến trọng tội. Như vậy về lời trong Thánh vịnh (14,5): "Dấu của tội nhân không làm cho dấu của tội được thơm tho", sách Chú giải cắt nghĩa: "Lời ca ngợi giả dối của kẻ nịnh bợ làm cho các linh hồn yếu đuối, tách rời các linh hồn ra khỏi chân lý nghiêm khắc và đem chúng nó đến điều xấu." 3. Có lời qui định trong Giáo luật (Gratien, Decret.l, dist. 46, can.3): "Giáo sĩ phạm tội nịnh bợ và tội phản bội, bí mật chức vụ của mình." Mà một hình phạt như thế nói lên trọng tội. TRÁI LẠI: Trong số các tội nhẹ, thánh Augustinô kể ra tội nịnh bợ (Serm. Suppos. 104,39): "Việc nịnh bợ một nhân vật có chức vị cao hoặc bằng cách tự phạt, hoặc bằng cách cẩn thiết." TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước (Q.24, a.12; Q.35, a.3; l-ll, Q.72, a5), trọng tội là tội đối lập với đức mến. Mà sự nịnh bợ đôi khi thì đối lập với đức mến, và đôi khi thì không. Nó đối lập với đức mến theo ba thể cách. Thứ nhất, bởi chất thể, thí dụ, khi người ta ca ngợi tội của người nào bởi vì điều đó đối lập với tình yêu đối với Thiên Chúa mà kẻ nịnh bợ xúc phạm đến sự công chính của Ngài, và đối lập với tình yêu đối với kẻ đồng loại, mà người ta khuyến khích tội lỗi của họ. Một sự nịnh bợ như thế là trọng tội theo tiên tri Isaia (5,20): "Khốn cho những kẻ gọi điều xấu là điều tốt". Thứ đến, bởi ý định như khi người ta khiến người nào để bằng cách đánh lừa làm hại thân thể hoặc linh hồn họ. Điều đó còn là trọng tội theo lời ghi chép trong sách Cách ngôn (27,6): "Các vết thương bị gây nên bởi kẻ yêu mến các người thì tốt hơn những cái hôn giả dối đã được đưa ra bởi những kẻ ghét các ngươi." Thứ ba, bởi cơ hội, khi sự ca ngợi của kẻ nịnh bợ tạo ra cho kẻ khác có lỗi phạm tội, ngay khi người nịnh bợ không muốn điều đó. Về điểm này, người ta phải cứu xét cho biết cơ hội đã được tạo nên hoặc chỉ được lãnh nhận, và sự tai hại nào do đó mà phát xuất, như chúng ta giải thích điều đó khi thảo luận về gương xấu (Q.43, a.4). Còn nếu người nào dấn thân nịnh bợ để ước muốn vui thú, hoặc để tránh sự xấu, hoặc để dự phòng sự cần thiết, điều đó không trái ngược với nhân đức mến, vì đó chỉ là tội nhẹ. GIẢI ĐÁP: 1. Các đoạn văn này đề cập đến sự nịnh bợ ca ngợi tội lỗi của người nào. Người ta nói sự nịnh bợ như thể làm hại hơn lưỡi gươm của người bách hại, vì nó đụng tới các của cải thiêng liêng là những của cải quý báu nhất. Mà sự làm hại của nó không còn hiệu như vậy, bởi vì lưỡi gươm của kẻ bách hại giết chết thật sự, lưỡi gươm đã đủ để giết chết, trong khi không có ai là nguyên nhân đẩy dữ đối với tội lỗi của người khác như chúng ta đã mình chứng ở trước (Q.43, a.1, sol.3). 2. Chứng cứ này có giá trị đối với kẻ nịnh bợ với ý định làm hại. Họ làm hại chính mình hơn là cho kẻ khác, bởi vì họ đối với chính mình làm nguyên nhân đầy đủ để phạm tội; đối với các kẻ khác, họ chỉ là nguyên nhân cơ hội để phạm tội. 3. Đoạn văn này đề cập đến người nịnh bợ nịnh hót cách phản bội để đánh lừa.
Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính
. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC