CÂU HỎI 140 CÁC GIỚI MỆNH LIÊN HỆ VỚI NHÂN ĐỨC SỨC MẠNH (2 Tiết)
1. Các giới mệnh liên hệ với nhân đức sức mạnh. 2. Các giới mệnh liên hệ với các phần của nhân đức sức mạnh.
Tiết 1 CÁC GIỚI MỆNH LIÊN HỆ VỚI NHÂN ĐỨC SỨC MẠNH VẤN NẠN: Xem ra trong luật Thiên Chúa, các giới mệnh này đã được đưa ra cách không tốt đẹp. 1. Luật mới hoàn hảo hơn luật cũ. Mà, trong luật cũ, người ta gặp một số giới mệnh liên hệ với nhân đức sức mạnh, như có lời ghi chép trong sách Đệ nhị luật (20,2). Vậy trong luật mới, người ta hắn phải đưa ra một số giới mệnh cho nhân đức sức mạnh. 2. Các giới mệnh chế định có tầm rộng hơn các giới mệnh cấm chế, bởi vì các giới mệnh chế định bao gồm các giới mệnh cấm chế, và không ngược lại. Vậy luật Thiên Chúa đối với nhân đức sức mạnh chỉ chứa đựng các luật cấm chế, cấm đoán sự sợ hãi. 3. Nhân đức sức mạnh là một nhân đức trong các nhân đức chính như người ta đã thấy ở trước (Q.123, a.11; I-II, Q.61, a.2). Mà các giới mệnh được sắp đặt đến với các nhân đức là mục đích của chúng nó; như vậy, chúng nó phải tương ứng với các nhân đức. Do đó, các giới mệnh nhắm nhân đức sức mạnh phải có mặt trong Mười điều răn ĐCT, ở đó có các giới mệnh chính của luật. TRÁI LẠI: Cái trái ngược xuất hiện trong sự giảng dạy của Kinh thánh. TRẢ LỜI: Các giới mệnh của luật phụ thuộc vào ý định của nhà lập pháp; như vậy tùy theo những mục đích khác nhau được nhà lập pháp nhắm các luật phải được thiết lập cách khác nhau. Chính như vậy mà trong các công việc nhân loại, các giới mệnh khác biệt nhau nếu chúng nó phát xuất từ chính thể dân chủ, chính thể quân chủ hoặc chính thể bạo chúa quân chúa. Mà mục đích của luật Thiên Chúa, đó là để cho loài người kết thợp với Thiên Chúa. Và do đó, các giới mệnh của luật Thiên Chúa, dầu chúng nó liên hệ với nhân đức sức mạnh hoặc các nhân đức khác, đều được ban bố tùy theo sự thích hợp sắp đặt linh hồn với Thiên Chúa, do đó có lời ghi chép trong sách Đệ nhị luật (20,3): "Các ngươi đừng sợ, vì có chính Giavê Thiên Chúa của các ngươi đi với các ngươi, đến chiến đấu cho các ngượi với quân thù của các ngươi." Trái lại, các luật nhân loại được sắp đặt với của cải trần gian, và chính trong tương quan với chúng nó mà luật nhân loại đưa ra những giới mệnh liên hệ với nhân đức sức mạnh. GIẢI ĐÁP: 1. Giao ước cũ có những sự hứa hẹn trần gian. Giao ước mới có những sự hứa hẹn thiêng liêng và vĩnh cửu như thánh Augustinô xác định (Contra Faust. 4,2). Như vậy, luật cũ cần thiết phải để cho dân biết chiến đấu thế nào, ngay chiến đấu cách vật lý, để chinh phục được đất Thiên Chúa đã hứa. Còn trong giao ước mới, phải dạy cho nhân loại làm thế nào nhờ cuộc chiến đấu thiêng liêng, chiếm hữu được sự sống đời đời theo lời ghi chép: "Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và những kẻ gường bạo chiếm đoạt lấy" (Mt 11,11). Như vậy, thánh Phộrô cảnh cáo nhân loại: "Đối thủ của anh em là ma quỉ như sư tử rống, nó lượn rình tìm sao nuốt được một ai" (1Pr 5,8). Và thánh Giacôbê: (4,7) nói: "Hãy chống lại ma quỉ, và nó sẽ chạy trốn anh em". Tuy nhiên, bởi vì nhân loại hướng về các của cải thiêng liêng có thể bị quay đi khỏi chúng nó do các sự nguy hiểm thể xác, hẳn cũng phải đưa ra trong luật Thiên Chúa các giới mệnh về nhân đức sức mạnh, ngõ hầu một cách can đảm chịu đựng các sự xấu trần gian theo lời ghi chép trong Phúc âm thánh Matthêô (10,28): "Đừng sợ những kẻ giết được thân xác" 2. Do các giới mệnh của mình, luật phải dạy dỗ mọi người. Mà, cái gì phải làm trong cơn nguy hiểm không thể qui về một quy tắc chung, như điều người ta phải tránh. Và do đó, các giới mệnh liên hệ với nhân đức sức mạnh đã được ra theo hình thức cấm chế hơn là hình thức chế định. 3. Như chúng ta đã nói ở trước (Q.122, a.1), các giới mệnh trong Mười điều răn ĐCT đã được đặt ra trong luật như các nguyên lý sơ thủy đã được mọi người hiểu biết cách tự nhiên. Và do đó, chúng nó một cách chủ yếu liên hệ với các hành động của nhân đức công bình, ở đó yếu tính của nợ nần hiển hiện, chứ không phải liên hệ với các hành động của ân huệ sức mạnh, bởi vì việc không sợ hãi các sự nguy hiểm gây ra chết chóc là món nợ thì không thấy được rõ ràng.
Tiết 2 CÁC GIỚI MỆNH LIÊN HỆ VỚI CÁC PHẦN CỦA NHÂN ĐỨC SỨC MẠNH VẤN NẠN: Xem ra các giới mệnh này không được giảng dạy cách tốt đẹp trong luật Thiên Chúa. 1. Như nhân đức nhẫn nại và nhân đức bền chi; Cũng vậy, nhân đức đại lượng và nhân đức độ lượng hoặc nhận đức tin cậy là phần của nhân đức sức mạnh như người ta đã minh chứng ở trước (Q.128); mà về nhân đức nhẫn nại, người ta gặp thấy vài giới mệnh trong luật Thiên Chúa; cũng vậy, về nhân đức bền chí. Vậy người ta hẳn phải cũng đưa ra các giới mệnh về nhân đức đại lượng và nhân đức độ lượng. 2. Nhân đức nhẫn nại là nhân đức cần thiết, bởi vì đổi với thánh Grêgôriô (In Evang II, Hom. 35,76), nó là kẻ giữ gìn các nhân đức khác. Mà đối với các nhân đức khác, người ta đưa ra các giới mệnh tuyệt đối. Vậy không nên đưa ra cho nhân đức nhẫn, nại các giới mệnh chỉ nhằm mục đích chuẩn bị tâm hồn như thánh Augustinô xác định (De Serm. Dom. in Monte I,19). 3. Nhân đức nhẫn nại và nhân đức bền chí là phần của nhận đức sức mạnh như người ta đã nói tới (Q.128). Mà về nhận đức sức mạnh, người ta chỉ đưa ra các giới mệnh cấm chế như chúng ta vừa trông thấy (a.1, sol.2). Vậy về nhân đức nhân nại cũng như về nhân đức bền chí, người ta không nên đưa ra các giới mệnh chế định, nhưng chỉ nên đưa ra các giới mệnh cấm chế. TRÁI LẠI: Cái trái ngược xuất hiện trong sự giảng dạy của Kinh thánh. TRẢ LỜI: Luật Thiên Chúa cách hoàn toàn giáo huấn nhân loại về điều cần thiết để họ sống tốt lành; mà nhân loại, để đạt được mục đích này, không những cần đến các nhân đức , chính, mà còn cần đến các nhân đức phụ thuộc. Do đó, cũng như người ta trong luật Thiên Chúa đưa ra các giới mệnh thích nghi đối với các hành động của những nhân đức chính, người ta cũng đưa ra các giới mệnh thích nghi cho các hành động của các nhân đức phụ thuộc. GIẢI ĐÁP: 1. Nhân đức đại độ (đại lượng) và nhân đức độ lượng quy về giống của nhân đức sức mạnh chỉ vì sự hơn trong sự to lớn liên hệ với chúng nó về chất thể riêng của chúng nó. Mà, cái gì quy về một sự hơn, thì nằm trong các lời khuyên của sự hoàn hảo hơn là nằm trong các giới mệnh cần thiết cho sự cứu rỗi. Và do đó, về nhân đức đại độ và nhân đức độ lượng, người ta không nên đưa ra các giới mệnh, nhưng chỉ đưa ra các lời khuyên. Các sự đau buồn và khó nhọc của đời sống hiện tại quy về nhân đức nhẫn nại và nhân đức bền chí, không phải vì sự to tát người ta khám phá được ở đó, nhưng vì bản tính của chúng nó. Và chính vì điều đó mà người ta đã đưa ra các giới mệnh về nhân đức nhẫn nại và nhân đức bền chí. 2. Như chúng ta đã nói ở trước (Q.3, a.2; 1-II, Q.71, a.5, sol.3; Q.100, a.10), các giới mệnh chế định, nếu chúng nó bắt buộc luôn luôn chúng nó không bắt buộc mọi lúc, những theo nơi chỗ và thời gian. Do đó, cũng như các giới mệnh chế định đã được đưa ra cho các nhân đức khác phải được lãnh nhận về việc chuẩn bị tâm hồn, theo nghĩa này là con người phải săn sàng để hoàn thành chúng nó khi phải hoàn thành, các giới mệnh liên hệ với nhân đức nhẫn nại cũng vậy. 3. Nhân đức sức mạnh, trong tư cách nó phân biệt với nhân đức nhẫn nại và với nhân đức bền chí, liên hệ với các sự nguy hiểm trầm trọng nhất, mà trong các sự nguy hiểm này người ta phải hành động với nhiều đề phòng, mà không phải định rõ trong chi tiết phải làm cái gì. Còn nhân đức nhẫn nại và nhân đức bền chí liên hệ với các sự đau buồn và các sự nỗ lực nhẹ hơn. Do đó, người ta định rõ cho chúng nó bằng một cách không có nguy hiểm nào, cái gì phải làm, nhất là trong những nét lớn.
Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC