Đạo đức học

Câu hỏi 113. Sự mỉa mai

TỔNG LUẬN THẦN HỌC của Thomas Aquino

Quyển II, Phần 2, Tập 5: Nhân đức xã hội và đức can đảm. Câu 109-140

 

CÂU HỎI 113

SỰ MỈA MAI

(2 Tiết)

1. Sự mỉa mai là tội?

2. So sánh sự mía mai với sự khoe khoang

 

Tiết 1

SỰ MỈA MAI LÀ TỘI?

VẤN NẠN: Xem ra sự mỉa mai mà do đó người ta giới thiệu mình thấp ở dưới giá trị thật sự của mình, không có tội.

1. Không tội nào phát xuất từ sự đảm bảo đã được Thiên

Chúa đưa ra, mà do sự đảm bảo này, một số người tự hạ mình như lời ghi chép trong sách Cách ngôn (30,1.2): "Thị kiến đã được thuật lại bởi một người được Thiên Chúa giúp đỡ và củng cố, và người này đã nói: Tôi là kẻ ngu độn nhất trong mọi người, chẳng chút trí khôn người đời". Và người ta đọc thấy trong sách tiên tri Amốt (7,14): "Amốt đáp lại: Tôi không phải là tiên tri".

2. Thánh Grêgôriô đã viết thư cho thánh Augustinô giám mục của người Anh (Pl. 77,1195): "Các linh hồn nhân đức nhìn nhận mình có tội lỗi ngay ở nơi không có tội lỗi. Mà mọi tội lỗi trái ngược với linh hồn nhân đức." Vậy sự mỉa mai không phải là tội.

3. Việc tính kiêu ngạo không phải là tội. Mà theo Triết gia (Eth. 4,7): "một số người tự giảm giá trị mình để tránh sự kiêu ngạo".

TRÁI LẠI: Có lời nói của thánh Augustinô (Serm. ad Pop 181,4): "Khi ngươi nói dối do sự khiêm nhượng, giả như ngươi không phải là tội nhân trước khi nói dối, ngươi trở nên tội nhân do sự nói dối của mình.

TRẢ LỜI: Việc người ta tự hạ mình có thể xảy ra theo hai thể cách. Trước hết, vì tôn trọng chân lý, khi người ta thinh lặng về điều người ta tốt hơn, khi người ta tỏ ra điều người ta ít tốt hơn và tỏ ra về mình như thế đang khi họ nhìn biết các điều này hiện hữu ở trong mình. Việc làm giảm bớt mình như vậy không phải là việc mỉa mai và không phải là tội theo giống của mình, trừ phi điều đó bị làm cho hư hỏng bởi hoàn cảnh nào.

Như vậy người ta có thể làm cho mình ra kém đi bằng cách tránh sự thật, thí dụ bằng cách gán cho mình một sự xấu xí mà mình không có, hoặc bằng cách phủ định một phẩm chất tốt đẹp mình có. Trong trường hợp này, đó là sự mỉa mai, và sự mỉa mai luôn luôn có tội.

GIẢI ĐÁP:

1. Có hai thứ khôn ngoan và hai thứ bệnh điên. Vì có sự khôn ngoan theo Thiên Chúa, sự khôn ngoan này có một bệnh điên làm bạn theo nhân loại hay theo thế gian, như thánh Phaolô đã nói: "Nếu trong anh em có ai nghĩ mình là khôn ngoan trên đời này, kẻ ấy điên rồ, để được thành khôn ngoan" (1Cr 3,18). Có sự khôn ngoan thứ hai là sự khôn ngoan thế gian mà thánh Phaolô nói tiếp: "Sự khôn ngoan thế gian này là sự điên rồ nơi Thiên Chúa". Vậy, kẻ được Thiên Chúa làm cho trở nên vững mạnh nhận biết mình là rất dại dột theo ý kiến của nhân loại, bởi vì họ khinh chê các của cải trần gian được sự khôn ngoan thế gian tìm kiếm, do đó, ngài nói tiếp: "Sự khôn ngoan của nhân loại không ở với tôi, và tôi biết sự tri thức của các thánh." Hoặc người ta có thể nói rằng sự khôn ngoan nhân loại là sự khôn ngoan thu lượm được do trí năng nhân loại, còn sự khôn ngoan các thánh là sự khôn ngoan phát xuất từ sự linh ứng của Thiên Chúa.

Còn về tiên tri Amốt, điều ngài phủ nhận, đó là điều ngài là tiên tri do sự sinh ra, bởi vì ngài không thuộc về gia đình các tiên tri, như vậy, ngài nói thêm: "Tôi không phải là con cái của tiên tri."

2. Việc hướng về sự hoàn hảo của đức công bình thuộc về linh hồn nhân đức. Và do đó, nó coi là tội không những việc thiếu với đức công bình chung, điều đó thật sự là tội, nhưng còn coi việc thiếu đối với sự hoàn hảo của đức công bình, điều đó không phải luôn luôn là tội. Mà con người có linh hồn nhân đức không gọi là tội điều mà mình không cho là tội, bởi vì điều đó hắn là sự mỉa mai giả dối.

3. Không ai phạm tội để tránh một tội khác. Vậy người ta không nên nói dối tí nào để tránh tính kiêu ngạo. Thánh Augustinô (Tr. in Joan. 43,8) đã nói: "Người ta không nên sợ tính kiêu ngạo đến nỗi thiếu nhân đức chân lý." Và thánh Grêgoriô (Moral 31,5) cũng đã nói những người khiệm nhượng bị mắc dây thắt cổ của sự nói dối thì bất khôn.

 

Tiết 2

SO SÁNH SỰ MỈA MAI VỚI SỰ KHOE KHOANG

VẤN NẠN: Xem ra sự mỉa mai không ít tội hơn sự khoe khoang.

1. Sự mỉa mai và sự khoe khoang đều là tội trong tư cách chúng nó đi xa khỏi nhân đức chân lý, vì nhân đức chân lý là một sự bằng nhau nào đó. Mà người ta không đi ra khỏi sự bằng nhau khi người ta phóng đại hơn là khi người ta giảm bớt chân lý. Vậy sự mỉa mai không ít hơn sự khoe khoang.

2. Theo Triết gia (Eth. 4,7), sự mỉa mai đôi khi thuộc về sự 'khoe khoang. Mà sự khoe khoang không bao giờ thuộc về sự mỉa mai. Vậy sự mỉa mai là tội nặng hơn sự khoe khoang.

3. Người ta đọc thấy trong sách Cách ngôn (26,25): "Nó nói giọng ân cần, chớ có tin nó, bởi vì trong lòng nó có bảy điều ghê tởm." Việc nói bằng giọng ân cần thì thích hợp với sự mỉa mai. Vậy trong sự mỉa mai có nhiều điều ghê tớm.

TRÁI LẠI: Có sự khẳng định của Triết gia (Eth. 4,7): "Những kẻ thực hiện sự mỉa mai và nói ít đến sự mỉa mai, là những kẻ vui thú nhất trong sự giao tiếp của đời sống."

TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước (Q.110, a.2 và 4), sự nói dối này trọng tội hơn sự nói dối khác khi thì vì chất thể của nó, và chính như vậy mà sự nói dối trong khi dạy dỗ đức tin là tội trọng nhất; khi thì vì lý do thúc đẩy phạm tội, và chính như vậy mà sự nói dối tai hại trọng tội hơn sự nói dối hảo ý hoặc vui vẻ. Mà sự mỉa mai và sự khoe khoang nói dối về cũng một đối tượng (hoặc bằng lời nói, hoặc bằng bất cứ dấu hiệu bên ngoài nào), nghĩa là về tình trạng của kẻ nói. Ở phương diện này, chúng nó bằng nhau. Nhưng rất thường sự khoe khoang phát xuất bởi lý do thấp hèn hơn: Sự ước muốn lợi lộc hoặc danh dự. Trong khi sự mỉa mai, dầu mà theo thể cách mất trật tự, tránh việc trở nên khó chịu cho kẻ khác về sự tự phụ của mình. Và ở phương diện này, Triết gia (Eth. 4,7) tuyên bố rằng sự khoe khoang là tội nặng hơn sự mỉa mai. Tuy nhiên, đôi khi xảy ra là người ta tự làm giảm giá trị vì một lý do khác, thí dụ, để đánh lừa mạnh hơn. Trong trường hợp này, sự mỉa mai là tội trọng hơn.

GIẢI ĐÁP:

1. Chứng cứ này có giá trị đối với sự mỉa mai và sự khoe khoang tùy theo người ta xem xét sự trọng đại của sự nói dối được hiểu biết tại sự, hoặc do chất thể của nó. Chúng ta đã nói ở phương diện này, sự khoe khoang và sự mỉa mai bằng nhau.

2. Có hai sự hơn: Sự hơn trần gian và sự hơn thiêng liêng. Mà đôi khi xảy ra là người ta bằng các dấu hiệu bề ngoài hoặc bằng lời nói tự làm giảm giá trị bên ngoài, như mặc áo dơ nhớp bẩn thỉu hoặc cái gì tương tự để biểu lộ sự hơn thiêng liêng. Chúa Giêsu (Mt 6,16) đã phán rằng một số người khi ăn chay sa sầm mặt lại để ra dáng ăn hay trước mặt người đời. Như vậy họ đồng thời mắc phải tật xấu mỉa mai và tật xấu khoe khoang, dầu mà trong những tương quan khác nhau, và vì đó tội của họ nặng hơn. Như vậy, Triết gia (Eth. 4,7) đã nói: "Sự rất phong phú và sự nghèo nàn cùng cực đều thích hợp cho sự khôn ngoan". Và người ta đọc thấy trong sách hạnh thánh Augustinô (Possidius 22,32) thánh nhân không muốn mặc áo quý giá quá, cũng không hèn hạ quá, bởi vì nhân loại tìm kiếm vinh quang của mình trong hai sự thái quá này.

3. Có lời ghi chép trong sách Huấn ca (19,23): "Một người hung ác như thế hạ mình, nhưng tâm hồn của họ đầy tràn sự đánh lừa." Chính theo ý nghĩa này mà vua Salômon, trong lời cách ngôn đã được trích dẫn, đề cập đến người hung ác nói hạ giọng bởi sự khiêm nhường giả tạo.

 

Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch

Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính


Câu hỏi 112
Câu hỏi 114

.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt