Thuật ngữ triết học Hy Lạp
Sophía / σοφία : minh triết, minh triết lý thuyết
Nghĩa ban đầu của chữ này gắn nó với nghề thủ công, xem Homer, Il. xv. 412; Hesiod, Các tác phẩm, 651 (so sánh Aristotle, Eth. Nich. vi, 1141a). Vào thời Herodotus, nó cũng bao hàm một loại tính ưu việt nào đó đậm chất lý thuyết hơn, Hist. I, 29 (Bảy "nhà Hiền triết"), IV, 95 (Pythagoras được coi là một biện giả). Heraclitus (Diels, fr. 129) nói rằng sự minh triết này của Pythagoras chẳng qua chỉ là một gã đọc nhiều hiểu rộng và hành nghề bất chính. Đối với Plato, có một sự khác nhau mặc nhiên giữa một bên là sophia chân thật, đối tượng của philosophia [triết học] (xem Phaedrus 278d) và, giống như phroneisis, được đồng nhất với tri thức chân thật (episteme) (Theaet. 145e), tức sự hiểu biết về eide [Hình thức hay Ý niệm], với bên kia là người thực hành sophia giả dối, tức các biện giả trong đối thoại cùng tên [Biện giả]. Đối với Aristotle, sophia là đức hạnh trí tuệ cao nhất, được phân biệt với phronesis, sự khôn ngoan hay minh triết thực hành, (Eth. Nich. 1141a-b, 1143b-1144a), và được đồng nhất với siêu hình học, prote philosophia trong Meta. 980-983a. Nhà "hiền triết" (sophos) trở thành lý tưởng của đức hạnh ở phái Khắc kỷ, xem SVF I, 216; III, 548; D.L. VII, 212-122, và chân dung phê phán trong D.L. VII, 123 và Cicero, Pro Mur. 29031; xem thêm: philosophia, phronesis, episteme, endoxon. Đinh Hồng Phúc dịch Trích dịch từ: F.E. Peters. Greek philosophical terms: A historical lexicon. New York University Press, 1967, tr. 179. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC