Logos (từ chữ λέγω lego "tôi nói" ) là một thuật ngữ quan trong trong triết học, phân tâm học, tu từ học và tôn giáo. Nguyên nghĩa của từ này là “cơ sở”, “biện hộ”, “ý kiến”, “dự tính”, “ngôn từ”, “lời nói”, nghiên cứu”, “lý tính”.[1] Nó trở thành một thuật ngữ triết học kể từ Heraclite (khoảng 535-475) dùng nó để chỉ một nguyên tắc của trật tự và nhận thức.[2]
Các triết gia thời cổ đại sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau. Các nhà biện sĩ sử dụng thuật ngữ này với nét nghĩa “tiến trình biện luận” (discourse), và Aristoteles dùng thuật ngữ này để chi “biện luận hợp lý, chặt chẽ” (reasoned discourse) hay “luận cứ” trong lĩnh vực tu từ học. Các triết gia Khắc kỷ đồng nhất thuật ngữ này với nguyên lý thần thánh sống động ngập tràn khắp vũ trụ.
Theo Do Thái giáo chịu ảnh hưởng Hy Lạp, Philo (khoảng 20 trCN-50 CN) du nhập thuật ngữ này vào triết học Do Thái.[3] Phúc âm John coi Logos, nhờ nó mà mọi vật được tạo ra, là thần thánh (theos)[4], và hơn nữa coi Jesus là hiện thân của Logos.
Dù thuật ngữ “Logos” được sử dụng rộng rãi theo nghĩa nói trên của Kitô giáo, thì trong giới học thuật, người ta thường dùng nó theo những cách sử dụng khác nhau của người Hy Lạp cổ đại, hay theo những cách sử dụng hậu-Kitô giáo trong triết học đương đại, Sufi giáo[5], và tâm lý học phân tích của Carl Jung.
Philo phân biệt logos prophorikos (ngôn từ được nói ra) và logos endiathetos (ngôn từ vẫn còn nằm ở trong).[6] Các nhà Khắc kỷ cũng nói đến logos spermatikos (nguyên tắc sản sinh của vũ trụ) là nguyên tắc không quan trọng trong truyền thống Kinh thánh, nhưng lại quan thiết trong thuyết Platon-mới.[7]
Các dịch giả đầu tiên dịch từ tiếng Hy Lạp, như Jerome ở thế kỷ 4, gặp khó khăn vô cùng bởi bất cứ chữ Latinh riêng lẻ nào cũng không thể chuyển tải được nghĩa của thuật ngữ Logos được diễn đạt trong Phúc âm John. Các sử dụng in principio erat verbum [mở đầu là ngôn lời] trong bản Kinh thánh bằng tiếng Latinh (Vulgate Bible) của Jerome vì thế buộc phải dùng một danh từ có lẽ không thích hợp là verbum (ngôn lời) để dịch nét nghĩa “ngôn từ” (word), nhưng về sau các bản dịch ngôn ngữ Roman có lợi thế là dùng các danh từ như le mot trong tiếng Pháp. Các dịch giả của phong trào Cải cách theo một lối tiếp cận khác. Chẳng hạn, Martin Luther bác bỏ cách dùng chữ Zeitwort (động từ) mà dùng chữ Wort (ngôn từ), mặc dù các nhà chú giải sau này thường trở lại với một cách sử dụng năng động hơn, chứa nét nghĩa ngôn từ sống động (the living word) như Jerome và Augustine đã cảm nhận.[8]
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Logos. Bản dịch tiếng Việt của triethoc.edu.vn.
[1] Henry George Liddell and Robert Scott, An Intermediate Greek–English Lexicon: logos, 1889.
[2] Cambridge Dictionary of Philosophy (2nd ed): Heraclitus, 1999.
[3] Cambridge Dictionary of Philosophy (2nd ed): Philo Judaeus, 1999.
[4] May, Herbert G. and Bruce M. Metzger. The New Oxford Annotated Bible with the Apocrypha. 1977.
[5] Còn được dịch là “Hồi giáo mật tông” (ND)
[6] Adam Kamesar (2004). "The Logos Endiathetos and the Logos Prophorikos in Allegorical Interpretation: Philo and the D-Scholia to the Iliad". Greek, Roman, and Byzantine Studies (GRBS) 44: 163–181.
[7] David L. Jeffrey (1992). A Dictionary of Biblical Tradition in English Literature. Grand Rapids, Michigan, USA: Wm. B. Eerdmans Publishing Co. p. 459. ISBN 0-8028-3634-8.
[8] David L. Jeffrey (1992). A Dictionary of Biblical Tradition in English Literature. Grand Rapids, Michigan, USA: Wm. B. Eerdmans Publishing Co. p. 460.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC