CHƯƠNG IV SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN VỚI TÍNH CÁCH LÀ SỰ YÊN TĨNH CỦA NHẬN THỨC HAY LÀ SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN THỂ HIỆN Ở ÔNG ÉT-GA
C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 76-77. | Nguyên văn tiếng Đức | Bản dịch tiếng Anh | Bản dịch tiếng Pháp.
DỊCH MỘT CÁCH ĐẶC TRƯNG SỐ 4
Pru-đông phê phán đã cải tạo những người vô sản Pháp cũng như giai cấp tư sản Pháp do đó cuối cùng đã cải tạo xã hội Pháp. Ông ta không nhận rằng những người vô sản Pháp là có "lực lượng", còn Pru-đông thật thì trách họ thiếu đạo đức (vertu). Ông ta biến sự thành thạo của họ trong công tác thành sự thành thạo chưa chắc chắn - "các anh có thể là nhanh nhẹn trong công tác" - còn Pru-đông thật thì thừa nhận vô điều kiện sự nhanh nhẹn của họ trong công tác ("prompts au travail vous êtes" etc.). Ông ta biến người tư sản Pháp thành anh thị dân ngu xuẩn, trong khi đó Pru-đông thật đối chiếu nhà tư sản ti tiện (bourgeois ignobles) với nhà tư sản "cao quý" bị bôi nhọ (nobles flétris). Ông ta biến người tư sản từ chỗ là kẻ thị dân "giữ đạo trung dung" (bourgeois juste-milieu) thành ra những người "thị dân lương thiện của chúng ta", điều mà giai cấp tư sản Pháp có thể cảm ơn ông ta. Ở đâu mà Pru-đông thật nói đến "ác ý" của người ta sản Pháp ("la malveillance de nos bourgeois") ngày một phát triển thì ở đấy Pru-đông phê phán lại nói một cách hoàn toàn nhất quán đến "sự vô tâm của những thị dân của chúng ta" ngày một tăng lên. Nhà tư sản của Pru-đông thật không phải là không lo lắng, họ tự nói "Đừng sợ! Đừng sợ!". Chỉ có kẻ nào muốn dựa vào lời hò hét để xua đuổi nỗi sợ và nỗi lo mới nói thư thế. Thông qua việc dịch tác phẩm của Pru-đông thật để sáng tạo ra một Pru-đông phê phán, sự phê phán có tính phê phán đã chỉ cho quần chúng thấy bản dịch được hoàn thành một cách phê phán là như thế nào. Nó chỉ cho chúng ta thấy rằng thế nào "dịch đúng như phải có". Vì thế nó có đủ quyền công kích những bản dịch tồi của quần chúng: "Công chúng Đức muốn mua xuất bản phẩm với giá rẻ mạt, vì vậy nhà xuất bản muốn có bản dịch giá rẻ, người dịch không muốn chết đói trong công việc của mình, thậm chí anh ta không thể tiến hành công việc của mình với thái độ suy nghĩ chín chắn" (với tất cả sự yên tĩnh của nhận thức), "vì người xuất bản phải xuất bản tác phẩm dịch nhanh hơn để vượt kẻ cạnh tranh với mình. Hơn nữa, ngay cả người dịch cũng sợ sự cạnh tranh: anh ta lo rằng có người dịch khác nhận hoàn thành công việc nhanh hơn và với giá rẻ hơn. Thế là anh ta vội vàng đọc bản thảo của mình cho một người chép thuê nghèo nào đó, mà đọc hết sức nhanh cốt sao cho người ấy lĩnh lương theo giờ không vớ bở. Nếu như hôm sau, anh ta có thể đưa bản thảo cho người công nhân sắp chữ luôn luôn thúc giục anh ta, thì may mắn lắm rồi. Huống hồ các tác phẩm dịch tràn ngập trên thị trường sách của chúng ta chỉ là một biểu hiện của sự sút kém hiện nay trên văn đàn nước Đức" v.v.. ("Allgemeine Literatur - Zeitung", số VIII, tr. 54).
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC