CHƯƠNG VIII CUỘC CHU DU THẾ GIỚI VÀ SỰ BIẾN HÌNH CỦA SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN, HAY LÀ SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN THỂ HIỆN Ở RÔ-ĐÔN-PHƠ, ÔNG HOÀNG GIÊ-RÔN-STANH
C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995. Phiên bản điện tử: dangcongsan.vn | Nguyên văn tiếng Đức | Bản dịch tiếng Anh | Bản dịch tiếng Pháp. 3. SỰ BÓC TRẦN NHỮNG BÍ MẬT CỦA PHÁP LUẬT
b) Thưởng và phạt sự xét xử song trùng (kèm biểu đồ) Ông Rô-đôn-phơ đã vạch ra một thứ lý luận mới dùng việc thưởng người thiện và phạt kẻ ác để duy trì xã hội. Xét theo quan điểm không phê phán thì thứ lý luận này chẳng phải là cái gì khác hơn là lý luận của xã hội hiện đại. Phải chăng trong xã hội này, việc thưởng người thiện và phạt kẻ ác là hiếm có hay sao? So với bí mật đã bị khám phá đó thì Ô-oen, một người cộng sản có tính quần chúng đã không có đầu óc phê phán đến mức nào khi ông coi chế độ thưởng phạt là sự thần thánh hoá sự khác nhau về đẳng cấp xã hội và là biểu hiện hoàn chỉnh của tình trạng chịu khuất phục một cách nô lệ. Có thể cho rằng Ơ-gien Xuy đã có một phát hiện mới khi ông ta giao việc khen thưởng cho ngành tư pháp, - một thứ bổ sung đặc biệt cho việc xét xử hình sự - và không lấy làm thoả mãn là chỉ có một lối xét xử, ông bèn phát minh ra hai lối xét xử. Tiếc thay, bí mật bị vạch trần đó chỉ là lặp lại một cách giản đơn một học thuyết cũ mà Ben-tam đã trình bày tỉ mỉ trong tác phẩm nói trên. Song chúng ta không xoá nhoà vinh dự của Ơ-gien Xuy là đã trình bày và phát triển đề nghị của mình một cách có tinh thần phê phán hơn rất nhiều so với Ben-tam. Trong khi người Anh có tính quần chúng đó còn hoàn toàn dừng lại ở thế gian đầy tội lỗi thì sự diễn dịch của Ơ-gien Xuy đã bay lên lĩnh vực phê phán của thiên đường. Ông nói: "Để doạ kẻ ác, người ta đem vật chất hoá những kết quả mà người ta dự tính trước của cơn giận của thượng đế. Vậy tại sao không vật chất hoá như thế sự khen thưởng của thượng đế đối với người thiện và không dự tính trước sự khen thưởng ấy ở trên trần?". Theo quan điểm không phê phán thì tình hình trái hẳn lại: trong lý luận về hình phạt trên trời, người ta chỉ lý tưởng hoá lý luận và hình phạt trên trần; giống như trong lý luận về khen thưởng trên trời, người ta chỉ lý tưởng hoá sự nô dịch làm thuê trên trần. Nếu như xã hội không khen thưởng tất cả những người thiện thì đó cũng là điều cần thiết để cho công lý của thượng đế có thể có một sự ưu việt nào đó so với công lý của loài người. Để minh hoạ sự xét xử khen thưởng một cách phê phán của mình, Ơ-gien Xuy đưa tiếp theo "một ví dụ về thứ chủ nghĩa giáo điều" (của Phlo-ra Tơ-ri-xtăng mà ông Ét-ga đã chỉ trích với tất cả "sự yên tĩnh của nhận thức") "của phụ nữ, một thứ chủ nghĩa giáo điều muốn có một công thức và nêu công thức đó phù hợp với những phạm trù của sự vật hiện đang tồn tại". Ông Ơ-gien Xuy đem đối chiếu cặn kẽ từng điều khoản của sự xét xử hình sự hiện hành mà ông hoàn toàn giữ lại, với bảng xét xử khen thưởng mà ông kèm thêm. Để tiện cho bạn đọc nhìn qua là thấy rõ ngay, chúng tôi trình bày hệ thống mà ông đề ra cùng với những điểm tương ứng của sự xét xử hình sự thành một bản đối chiếu.
BẢNG XÉT XỬ HOÀN THÀNH MỘT CÁCH PHÊ PHÁN
Xúc động trước bức tranh tưởng tượng đó, Ơ-gien Xuy kêu gọi: "Ôi! đó là không tưởng ! nhưng hãy giả định là một xã hội được tổ chức đúng như vậy !". Đấy sẽ là tổ chức có tính phê phán của xã hội. Chúng ta buộc phải bảo vệ tổ chức đó mà Ơ-gien Xuy chê trách là cho tới nay vẫn chỉ là một không tưởng. Lại một lần nữa Ơ-gien Xuy quên mất "những giải thưởng cho hành vi đạo đức" phát hàng năm ở Pa-ri mà ông vừa nói trên kia. Giải thưởng này thậm chí đặt ra dưới hai hình thức: giải thưởng vật chất hoặc giải thưởng Mông-ti-ông để thưởng cho đàn ông và đàn bà đã làm được những hành vi cao quý, và giải thưởng rosière1*, dành cho những cô gái đạo đức hoàn mỹ. Ở đây thậm chí cũng không thiếu vòng hoa hồng mà Ơ-gien Xuy yêu cầu. Còn như mật thám đạo đức và sự giám đốc của nhân ái đạo đức tối cao thì phái Giòng Tên tổ chức từ lâu lắm rồi. Ngoài ra, những tờ báo "Journal des Jébats"79, "Siècle"80 Petites affiches de Paris"81, v.v., hàng ngày đều đăng và ca tụng với giá phải chăng những đức hạnh, hành vi cao quý và công trạng của mọi bọn đầu cơ chứng khoán ở Pa-ri, đấy là chưa kể mỗi chính đảng đều có tờ báo riêng của mình để đăng và ca tụng những hành động chính trị cao thượng của đảng viên đảng mình. Ông già Phô-xơ đã chỉ rõ Hô-me còn tốt hơn các thần của mình. Vì vậy chúng ta có thể coi là Rô-đôn-phơ tức "bí mật đã bị bóc trần của mọi bí mật" phải chịu trách nhiệm về những quan niệm của Ơ-gien Xuy. Vả lại, ông Sê-li-ga còn thêm rằng: "Ngoài ra, trong cuốn tiểu thuyết của Ơ-gien Xuy thường có những đoạn xa rời ý chính của câu chuyện, những đoạn xen vào và những tình tiết, và tất cả những đoạn đó đều là sự phê phán".
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC