Chủ nghĩa Marx

Trật tự thế giới của "những bí mật của thành Pa-ri"

GIA ĐÌNH THẦN THÁNH – MỤC LỤC

 

CHƯƠNG V

SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

DƯỚI BỘ MẶT ANH LÁI BUÔN NHỮNG BÍ MẬT,

HAY LÀ

SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

THỂ HIỆN Ở ÔNG SÊ-LI-GA

 


C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 114-116. | Nguyên văn tiếng Đức Bản dịch tiếng Anh | Bản dịch tiếng Pháp.


 

 

7. "TRẬT TỰ THẾ GIỚI

CỦA "NHỮNG BÍ MẬT CỦA THÀNH PA-RI"

 

Thế giới những bí mật đó cũng chính là trật tự thế giới phổ biến trong đó diễn ra những hoạt động cá nhân của "Những bí mật của thành Pa-ri".

"Nhưng" trước khi "... chuyển sang bàn về sự tái hiện về mặt triết học của sự kiện có tính chất anh hùng ca", ông Sê-li-ga còn phải "tập hợp những nét vẽ riêng biệt phác họa trên kia thành một bức tranh hoàn chỉnh".

Khi ông Sê-li-ga nói rằng ông muốn chuyển sang "sự tái hiện về mặt triết học" của sự kiện có tính chất anh hùng ca thì chúng ta phải coi đó là sự thú nhận thực sự, là sự bóc trần cái bí mật có tính phê phán của ông. Cho tới đây, ông đã "tái hiện" trật tự thế giới "về mặt triết học".

Ông Sê-li-ga tiếp tục thú nhận:

"Từ sự trình bày của chúng tôi, có thể rút ra kết luận rằng những bí mật riêng lẻ nghiên cứu trên kia nếu tách riêng từng cái một thì không có giá trị và những bí mật đó cũng không phải là những câu chuyện dông dài hay tuyệt. Giá trị của chúng chính là ở chỗ bản thân chúng hình thành tính nhất quán hữu cơ của những khâugộp cả lại thành ra cái bí mật".

Do tính khí thẳng thắn, ông Sê-li-ga còn đi xa hơn nữa. Ông ta có ý thức rằng "tính nhất quán tư biện" không phải là tính nhất quán thực sự của "Những bí mật của thành Pa-ri".

"Đúng là trong bản anh hùng ca của chúng ta, nhưng cái bí mật không biểu hiện ở tính nhất quán tự hiểu mình ấy" (theo giá thành ư?). "Nhưng vấn đề ta gặp phải ở đây không phảicơ thể lô-gích, tự do và cơ sở trước mắt mọi người của sự phê phán mà là một tồn tại thực vật thần bí".

Chúng ta không nghiên cứu bức tranh hoàn chỉnh của ông Sê-li-ga mà trực tiếp đi vào cái điểm hình thành sự "chuyển tiếp". Qua ví dụ về Pi-plê, chúng ta đã quen biết "sự tự châm biếm của cái bí mật".

"Bản thân cái bí mật xét xử mình bằng sự tự châm biếm. Tự tiêu diệt khi kết thúc sự phát triển của mình, cái bí mật, do đó, thúc đẩy mọi người kiên cường tiến hành kiểm tra độc lập".

Rô-đôn-phơ, ông hoàng Giê-rôn-stanh, vĩ nhân của "sự phê phán thuần túy", mang sứ mệnh tiến hành việc kiểm tra ấy và "bóc trần những bí mật".

Nếu như chúng tôi chỉ bàn đến Rô-đôn-phơ cùng với những chiến công của ông ta sau khi chúng tôi tạm thời bỏ mặc ông Sê-li-ga thì cũng có thể phòng đoán rằng - mà bạn đọc thì có thể dự đoán trong một chừng mực nào đó, - hoặc nói đúng hơn là dự đoán rằng chúng tôi sẽ chuyển ông Rô-đôn-phơ từ "tồn tại thực vật thần bí" mà ông ta đã trải qua trong tờ "Literatur - Zeitung" có tính phê phán thành "một khâu lô - gích, tự do và sờ sờ trước mắt mọi người" trong "cơ thể của sự phê phán có tính phê phán".

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt