Đạo đức học

Câu hỏi 111. Sự giả vờ và tính giả hình

 

CÂU HỎI 111  

SỰ GIẢ VỜ VÀ TÍNH GIẢ HÌNH

(4 Tiết)

 

1. Sự giả vờ luôn luôn có tội?  

2. Tính giả hình đồng nhất với sự giả vờ không?  

3. Tính giả hình đối lập với nhân đức chân lý không?  

4. Nó là trọng tội không?

 

Tiết 1

SỰ GIẢ VỜ LUÔN LUÔN CÓ TỘI?

 

VẤN NẠN: Xem ra sự giả vờ không phải luôn luôn có tội.

1. Người ta đọc thấy trong Phúc Âm thánh Luca (24,28): "Chúa Giêsu đã giả vờ đi xa hơn." Thánh Ambrôxiô trong quyển sách về các tổ phụ (De Abraham 1,8) đã nói với chúng ta rằng Abraham đã nói cách đánh lừa các tôi tớ của mình khi nói với họ: "Tôi và đứa con của tôi, chúng tôi sẽ đi đến nơi kia, chúng ta sẽ thờ lạy Thiên Chúa và chúng tôi sẽ trở lại với các anh" (Kn 22,5). Mà việc giả vờ và việc nói năng cách đánh lừa, thuộc về sự giả vờ. Mà người ta không thể quy tội cho Chúa Kitô và Abraham. Vậy sự giả vờ không phải luôn luôn có tội.

2. Không tội nào có ích. Mà theo thánh Giêrônimô (In Gal. 1,2), Giêhu, vua Israel, đã đưa ra chúng ta một tấm gương hữu ích và đáng bắt chước, vua đã ra lệnh giết các sãi của thần Baan bằng cách giả bộ muốn thờ lạy các tà thần (2V 10,8). Vua Đavit đã giả bộ là người điên khùng trước mặt Akish, vua xứ Gat (1Sm 21,13).

3. Sự tốt là tương phản hữu của sự xấu. Vậy nếu giả vờ sự tốt là điều xấu, thì việc giả vờ điều xấu là tốt; người ta đọc thấy lời quở trách này trong sách tiên tri Isaia (3,9): "Họ phô bày tội lỗi của họ như thành Sôđôma! Họ không che giấu." Mà việc che giấu tội lỗi thuộc về sự giả vờ. Vậy việc sử dụng sự giả vờ không phải luôn luôn là tội.

TRÁI LẠI: Về đoạn văn trong sách tiên tri Isaia (16,14): "Trong ba năm..." sách Chú giải cắt nghĩa: "Nếu người ta so sánh hai sự xấu, việc phạm tội công khai là sự xấu nhỏ hơn việc giả vờ thành thiện." Mà việc phạm tội công khai luôn có tội. Vậy sự giả vờ luôn luôn là tội.

TRẢ LỜI: Chúng ta đã nói ở trước (Q.109, a.3, sol.3), nhân đức chân lý làm cho người ta dùng các dấu hiệu hữu hình tỏ minh ra bên ngoài y như mình nói. Mà các dấu hiệu hữu hình không những chỉ là các dấu hiệu ngôn ngữ mà còn là các hành động. Cũng như nói dối là diễn đạt điều tưởng mình đối lập với nhân đức chân lý, đó là nói dối, cũng vậy, người ta biểu lộ nhân đức chân lý nhờ các dấu hiệu, tức là các hành động hoặc các sự vật mà tỏ minh ra trái ngược với điều người ta có ở đáy lòng, và đó là điều được gọi cách chính xác là sự giả vờ. Như vậy, sự giả vờ, nói cách đích xác, là sự nói dối được gây nên bởi các dấu hiệu bên ngoài, tức là bởi các hành động. Không quan trọng gì mấy việc người ta nói dối bằng lời nói hoặc bởi mọi việc làm khác như chúng ta đã nói ở trước (Q.110, a.1, sol.2). Như vậy, bởi vì mọi sự nói dối là tội, như chúng ta đã trông thấy (Q.110, a.3), do đó mà mọi sự giả vờ đều là tội.

GIẢI ĐÁP:  

1. Như thánh Augustinô (De Quaest. Evang. 2,51) đã nói: "Điều gì chúng ta tượng trưng bằng các hành động của chúng ta không phải luôn luôn là sự nói dối. Có sự nói dối khi điều chúng ta tượng trưng không biểu thụ cái gì cả; còn khi điều đó có một ý nghĩa, đó là sự tượng trưng do nhân đức chân lý." Và thánh nhân đưa ra những cách nói được tượng trưng làm thí dụ, mà trong các cách nói này một sự vật được tiêu biểu mà chúng ta không khẳng định nó là thế nọ thế kia trong thực tại. Nhưng chúng ta muốn đưa sự vật đó ra làm tượng trưng cho một sự vật khác mà chúng ta muốn khẳng định. Chính như vậy mà Chúa Giêsu đã giả vờ đi xa hơn, bởi vì Ngài đưa ra cho dáng đi của Ngài cách đi của kẻ muốn đi xa hơn, để biểu thị bằng cách tượng trưng rằng Ngài đã xa lòng tin của hai môn đệ này như thánh Grêgôriô giải thích (In Evang. 2, hom. 23); hoặc theo thánh Augustinô (De Quaest. Evang 2,51), bởi vì Ngài sắp đi xa lên Trời, bị cầm giữ lại dưới đất bởi sự tiếp đãi của họ.

Abraham cũng nói cách tượng trưng như vậy. Thánh Ambrôxiô (De Abraham 1,8) đã nói về Tổ phụ này: "Ông nói tiên tri về điều ông không biết. Ông sắp đặt mình sẽ trở lại sau khi sát tế người con trai của mình; và việc ông nói thế, ông Giêsu loan báo điều Người chuẩn bị." Vậy Chúa Giêsu cũng như Abraham đã không sử dụng sự giả vờ.

2. Thánh Giêrônimô sử dụng từ ngữ giả vờ theo nghĩa rộng biểu thị bất cứ sự giả dối nào. Sự giả vờ của vua Đavit là một sự giả dối tượng trưng như sách. Chú giải cắt nghĩa điều đó ở Thánh vịnh (34): "Tôi sẽ chúc tụng Thiên Chúa mọi lúc." Về sự giả dối của vua Giêhu, người ta một cách tất nhiên không phải thử miễn ông khỏi sự nói dối hoặc khỏi tội, bởi vì chính ông là một nhà vua xấu không từ bỏ mọi sự thờ tà thần của vua Giêrôbôam. Tuy nhiên, nhà vua được ca ngợi và lãnh nhận từ Thiên Chúa phần thưởng trần gian không phải vì sự giả vờ của mình, nhưng vì lòng nhiệt thành phá hủy sự thờ tà thần Baan.

3. Một số người khẳng định rằng không ai có thể giả bộ xấu xa, bởi vì không ai làm cho mình có vẻ xấu xa bởi các công việc tốt lành, còn nếu người ta làm những công việc xấu xa, đó là người ta xấu. Nhưng chứng cứ này không có giá trị, bởi vì người ta có thể giả bộ xấu xa bởi những công việc không xấu tại sự, nhưng có vẻ bề ngoài xấu xa.

Tuy nhiên, sự giả vờ tại sự là một sự xấu trong tư cách nói là sự nói dối cũng như trong tư cách là gương xấu. Nó làm cho kẻ giả vờ trở nên xấu, chứ không phải sự xấu mà họ giả vờ làm cho họ trở thành xấu. Và bởi vì sự giả vờ xấu tại sự, đó không phải vì điều nó giả vờ: Nó giả vờ sự tốt hoặc sự xấu, nó vẫn là tội.

4. Người ta nói dối trong lời nói khi người ta nói ra cái gì không có, nhưng không phải khi người ta giả điều có thực, điều này đôi khi được phép làm. Cũng vậy, người ta giả vờ khi có dấu hiệu bên ngoài như các hành động hoặc các sự vật, người ta biểu thị cái gì không có, nhưng người ta không giả vờ nếu người ta không biểu thị cái gì có thực; chính như thế mà người ta phải hiểu điều thánh Giêrônimô đã nói cũng ở đoạn văn đó (In Isaiam 2,3): "Vị thuốc thứ hai sau khi bị chê đắm, đó là giấu tội của mình, ngỏ hầu không làm gương xấu cho kẻ khác."

 

Tiết 2

TÍNH GIẢ HÌNH ĐỒNG NHẤT VỚI SỰ GIẢ VỜ KHÔNG?

 

VẤN NẠN: Xem ra không phải như vậy.

1. Sự giả vờ cốt tại sự nói dối bằng hành động. Mà vẫn có sự giả hình nếu người ta tỏ ra bên ngoài điều mình làm bên trong theo lời Phúc Âm (Mt 6,2): "Khi người bố thí, chớ thổi loa trước mặt, như bọn giả hình làm nơi hội đường và phố sá, hầu được vinh dự nơi người đời."

2. Thánh Grêgôriô (Moral. 31,13) nói với chúng ta: "Có những người mặc áo thánh thiện mà không có công đức về sự hoàn hảo. Người ta không nên coi họ là những kẻ giả hình, bởi vì việc phạm tội do yếu đuối khác với việc phạm tội do ác ý."

Mà những kẻ mang áo thánh thiện và không có công đức của sự hoàn hảo là những kẻ giả vờ, bởi vì chiếc áo bề ngoài của sự thánh thiện biểu thị các công việc hoàn hảo. Vậy sự giả vờ không đồng nhất với tính giả hình.

3. Tính giả hình chỉ cốt tại ý hướng, bởi vì về vấn đề các kẻ giả hình, Chúa Giêsu đã phán (Mt 23,5): "Họ làm mọi hành động để cho được người ta trông thấy." Và thánh Grêgôriô (Ibid.) nói: "Họ không bao giờ xem xét điều mình phải làm, nhưng chỉ xem xét thể cách làm bất cứ cái gì để làm đẹp lòng nhân loại." Đang khi sự giả vờ không cốt tại ý hướng mà thôi, mà còn cốt tại hành động bên ngoài; như vậy về lời nói trong sách Gióp (36,13): "Những kẻ giả vờ là những kẻ nuôi mồ gậy nên cơn thịnh nộ của Thiên Chúa," sách Chú giải cắt nghĩa: "Kẻ giả vờ giả môt điều và làm một điều khác; kẻ phô bày đức tính khiết và chân đấm trong đấm óp; họ trưởng thành đức ngheó khó và họ làm cho đầy túi tiền."

TRÁI LẠI: Thánh Isidôrô nói trong sách ngữ nguyên (X. Epist. H. 82) đã nói: "Từ ngữ Hy Lạp hypocrite dịch tiếng La ngữ simulator (kẻ giả vờ), bởi vì kẻ xấu bên trong tỏ ra tốt bên ngoài, vì hypo biểu thị sự giả dối, và crysis biểu thị sự phán đoán."

TRẢ LỜI: Như thánh Isidôrô nói ở cũng đoạn văn đó, từ ngữ hypocrite có nguồn gốc là về bên ngoài của những kẻ diễn kịch với mặt nạ, và các mặt nạ này do sự khác biệt của chúng nó phân biệt các nhân vật được tiêu biểu, đàn ông hoặc đàn bà, để tạo nên ảo ảnh ở nơi các khán giả trong các trò chơi. Điều đó khiến thánh Augustinô (De Serm. Dom. in Monte II,2) nói: "Cũng như những người diễn hý kịch (hypocritae) giả vờ các nhân vật khác, đóng vai trò của kẻ mà họ không phải như vậy (vì diễn viên đóng vai trò Agamemnon không phải là Agamemnon thực sự, nhưng giả vờ); cũng vậy, trong Hội thánh và trong mọi đời sống, mọi người nào muốn làm cho người ta cho mình có điều mình không có, là kẻ giả hình (hypocrita): "Họ giả vờ đức công bình, họ không thực thi nó." Như vậy, người ta phải nói rằng tính giả hình là sự giả vờ; không phải là bất cứ sự giả vờ nào, nhưng chỉ là sự giả vờ mà ở đó người ta giả vờ một nhân vật khác, thí dụ, khi một tội nhân giả vờ là nhân vật của con người công chính.

GIẢI ĐÁP:

1. Công việc bên ngoài do bản tính biểu thị ý hướng. Vậy, người ta khi hoàn thành các công việc tốt lành mà các công việc này theo đặc tính của mình góp phần vào việc thờ phượng Thiên Chúa, tìm kiếm làm đẹp lòng nhân loại, chứ không phải làm đẹp lòng Thiên Chúa, người ta giả vờ ý hướng ngay thẳng mà mình không có. Như vậy thánh Grêgôriô (Moral. 31,19) nói: "Những người giả hình khiến các điều phụng sự Thiên Chúa trở thành phục vụ lợi ích trần gian, bởi vì họ do các công việc thánh thiện được phô trương mà tìm kiếm điều khác chứ không phải điều họ đáng làm." Vậy các người này, mặc dầu họ giả vờ ý hướng ngay lành mà họ không có, mặc dầu họ không giả vờ công việc lành được họ hoàn thành.

2. Chiếc áo thánh thiện của tu sĩ hoặc của giáo sĩ, biểu thị rằng vì bắt buộc thi hành các công việc hoàn hảo. Do đó, nếu kẻ mang áo này với ý hướng bước vào địa vị hoàn hảo, thất bại điều đó do sự yếu đuối, không phải là kẻ giả vờ hoặc là kẻ giả hình, bởi vì họ không bị bắt buộc tỏ ra tội lỗi của mình bằng cách cởi bỏ chiếc áo thánh thiện. Họ hẳn là kẻ giả hình và giả vờ, giả như họ mặc chiếc áo này ngõ hầu phô trương mình là người công chính.

3. Sự giả vờ, như sự nói dối, bao hàm hai yếu tố: một yếu tố là dấu hiệu, yếu tố kia là thực tại được biểu thị. Trong tính giả hình, chính ý hướng xấu xa được nhằm là thực tại được biểu thị, thực tại này không tương ứng với dấu hiệu. Mà trong mọi loại giả vờ và nói dối, chính các thực tại bên ngoài, lời nói, hành động và tất cả mọi cái gì giác quan có thể biết được, được coi là các dấu hiệu.

 

Tiết 3

TÍNH GIẢ HÌNH ĐỐI LẬP VỚI NHÂN ĐỨC CHÂN LÝ?

 

VẤN NẠN: Xem ra không có như vậy.

1. Trong sự giả vờ hoặc tính giả hình, có dấu hiệu và thực tại được biểu thị. Mà về hai tận cùng này, nó xem ra không đối lập với một nhân đức đặc biệt nào, vì tính giả hình tất cả mọi nhân đức như thế tất cả mọi công việc tốt lành của các nhân đức này, như sự ăn chay, cầu nguyện và bố thí, theo Phúc âm thánh Matthêô (6). Vậy, tính giả hình không đối lập một cách đặc biệt với nhân đức chân lý.

2. Mọi sự giả vờ phát xuất từ sự đánh lừa, đến nổi nó đối lập với dối gian tính. Mà sự dối gian là đối lập với nhân đức trí thuật như chúng ta đã minh chứng ở trước (Q.55, a.4). Vậy tính giả hình, đồng nhất với sự giả vờ không đối lập với nhân đức chân lý, nhưng đối lập với đức trí thuật hoặc gian tính.

3. Trong đạo đức học, mọi đạo đức quyết định bởi mục đích. Mà mục đích của tính giả hình là để thu được lợi ích hoặc hư danh. Như vậy, về đoạn văn sách Gióp (27,8): "Hy vọng của kẻ giả đạo đức là cái gì, nếu là kẻ trộm cắp tham lam...", sách Chú giải lên tiếng: "Kẻ giả hình được gọi trong La ngữ là kẻ giả vờ, là người trộm cắp tham lam, bởi vì họ sống liền tục đời sống bất công, ước muốn được tôn trọng do sự thánh thiện của mình, đến nỗi họ đánh cắp lời ngợi khen không thuộc về mình." Vậy, bởi vì tính tham lam và hư danh không đối lập cách trực tiếp với nhân đức chân lý, thì xem ra cũng như vậy đối với sự giả vờ hoặc tính giả hình.

TRÁI LẠI: Mọi sự giả vờ là sự nói dối như chúng ta đã đề cập đến ở Tiết 1. Mà sự nói dối trực tiếp đối lập với nhân đức chân lý. Vậy sự giả vờ hay tính giả hình cũng thế.

TRẢ LỜI: Theo Triết gia (Metaph. 10,9), tương phản tính là sự đối lập theo mô thể, và mô thể phân loại các thực tại. Do đó, sự giả vờ hoặc tính giả hình có thể đối lập với một nhân đức theo hai thể cách: sự đối lập của nó hoặc tương phản tính của nó trực tiếp phải được cứu xét tùy theo loại của hành động, và hành động phát xuất từ đối tượng riêng của mình. Như vậy, bởi vì tính giả hình là sự giả vờ mà do đó, người ta giả bộ một nhân vật mà người ta không phải là nhân vật này, như chúng ta mới nói ở Tiết trước; do đó mà nó đối lập trực tiếp với nhân đức chân lý, bởi vì nhân đức chân lý người ta trong đời sống của mình cũng như trong các lời nói của mình, tỏ ra mình như mình đang có, theo sự xác định của Triết gia (Eth. 4,7).

Còn về sự đối lập hoặc tương phản tính gián tiếp, nó được cứu xét tùy theo bất cứ tùy thể nào: thí dụ, tùy theo mục đích xa, hoặc tùy theo một trong các công vụ của hành động, v.v.

GIẢI ĐÁP:

1. Khi kẻ giả hình giả vờ một nhân đức, họ nhận lấy nhân đức này làm mục đích không phải theo thể cách thực tại như kẻ muốn chiếm hữu nhân đức này, nhưng theo vẻ bề ngoài như kẻ muốn xem ra chiếm hữu nó. Do sự kiện này, họ không đối lập với nhân đức này, nhưng đối lập với nhân đức chân lý trong tư cách họ muốn đánh lừa người khác về nhân đức này. Còn về các công việc của nhân đức này, họ không nhận lấy chúng nó như đã được chính mình nhắm, nhưng trong tư cách công vụ, là các dấu hiệu của nhân đức này. Do đó, họ không trực tiếp đối lập với nhân đức này.

2. Như người ta đã nói ở trước (Q.55, a.3), điều đối lập trực tiếp với đức trí thuật, đó là mưu mô mà vai trò là khám phá một số đường lối có vẻ bề ngoài, chứ không thực tại để đến các mục đích của mình. Mà mưu mô đạt được mục đích riêng của mình bằng lời nói nhờ sự đánh lừa, bằng hành động nhờ sự gian trá. Và mối tương quan của mưu mô đối với đức trí thuật lại được gặp thấy trong sự đánh lừa và gian trá đối với đức đơn giản tính.

Mà sự đánh lừa hoặc sự gian trá có mục đích thứ nhất là đánh lừa và đôi khi một cách phụ thuộc là làm hại. Như vậy, việc giữ mình cho khỏi bị đánh lừa thì trực tiếp thuộc về đức đơn giản tính. Và như vậy, như người ta đã nói ở trước (Q.109, a.2, sol.4), đơn giản tính là nhân đức đồng nhất với nhân đức chân lý; nó chỉ phân biệt với nhân đức chân lý đối với trí năng, bởi vì người ta nói đến chân lý tùy theo các dấu hiệu phù hợp với các thực tại được biểu thị, và người ta nói đến đơn giản tính tùy theo người ta không theo đuổi những mục đích khác nhau bằng cách tìm kiếm bên trong cái gì khác với điều người ta có vẻ theo đuổi bên ngoài.

3. Sự lợi ích và vinh danh là những mục đích xa của kẻ giả vờ như của người nói dối. Như vậy họ không gặp được ý nghĩa của mình là mục đích tỏ ra mình khác điều mình đang làm. Như vậy, xảy ra là có người nào giả vờ những điều to lớn về mình, mà không có mục đích nào khác ngoài ra sự vui thú giả vờ như Triết gia xác định (Eth. 4,7), và như chúng ta đã nói ở trước (Q.110, a.2) khi nói về sự nói dối.

 

Tiết 4

PHẢI CHĂNG TÍNH GIẢ HÌNH LUÔN LUÔN LÀ TRỌNG TỘI?

 

VẤN NẠN: Xem ra có như vậy.

1. Thánh Giêrônimô, khi chú giải về tiên tri Isaia (16,14) đã nói: "Nếu người ta so sánh hai sự xấu, việc phạm tội công khai là sự xấu nhỏ hơn việc giả vờ thánh thiện." Và về lời nói trong sách Gióp (1,21): "Như Thiên Chúa đã quyết định về điều đó...", sách Chú giải khẳng định rằng sự công chính giả vờ không còn là sự công chính, nhưng là hai tội. Về lời nói trong sách Ai ca (4,6): "Tội lỗi của dân Ta đã vượt qua tội lỗi thành Sôđôma", nó cắt nghĩa: "Người ta than van các tội ác của dân hẳn hồn rồi vào tính giả hình, và tội của nó lớn hơn tội thành Sôđôma." Mà các tội lỗi của thành Sôđôma là những trọng tội. Vậy tính giả hình là trọng tội.

2. Thánh Grêgôriô (Moral. 31,13) nói tính giả hình là tội do ác ý. Mà tội này nặng nhất trong mọi tội, bởi vì nó lệ thuộc vào tội phạm đến Chúa Thánh Thần.

3. Không ai đáng bị cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và bị trục xuất ra khỏi việc trông thấy thánh nhan Thiên Chúa trừ phi vì trọng tội. Mà do tính giả hình, người ta đáng bị cơn thịnh nộ của Thiên Chúa theo sách Gióp (36,13): "Những kẻ giả hình nuôi mồ gậy nên cơn thịnh nộ của Thiên Chúa." Hơn nữa, kẻ giả hình nào sẽ xuất hiện ra trước thánh nhan Ngài." Vậy tính giả hình luôn luôn là trọng tội.

TRÁI LẠI:

1. Chúng ta biết rằng tính giả hình là sự nói dối bằng hành động, bởi vì nó là một sự giả vờ. Mà mọi sự nói dối bằng lời nói không phải là trọng tội. Cũng như vậy đối với tính giả hình.

2. Tính giả hình tìm kiếm để được xem ra là tốt. Mà điều đó không đối lập với đức mến. Vậy tính giả hình tại sự không phải là trọng tội.

3. Tính giả hình phát sinh từ sự hư danh như thánh Grêgôriô xác định (Ibid. 31,45). Mà sự hư danh không phải luôn luôn là trọng tội. Vậy tính giả hình cũng không phải là trọng tội.

TRẢ LỜI: Có hai yếu tố trong tính giả hình: Sự thiếu thánh thiện và sự giả vờ. Vậy nếu người ta gọi kẻ giả hình là kẻ có ý định về cả hai yếu tố này, nghĩa là kẻ không lo lắng trở nên thánh, nhưng chỉ có vẻ bề ngoài là thánh, điều đó là ý nghĩa thông dụng trong Kinh thánh, trong trường hợp này rõ ràng là có trọng tội. Bởi vì không ai hoàn toàn mất sự thánh thiện trừ phi do trọng tội.

Còn nếu người ta gọi kẻ giả hình là người muốn giả vờ sự thánh thiện mà nó không có vì trọng tội, trong trường hợp này mặc dầu tình trạng của họ ở trong trọng tội mà do đó thiếu sự thánh thiện trong đời sống của họ, sự giả vờ của họ không phải luôn luôn là trọng tội về phía họ, ngoại trừ khi là tội nặng. Sự thiếu thết này phát xuất từ mục đích mà họ nhắm, nó bất khả hợp với tình yêu đối với Thiên Chúa hoặc sự hoàn thiện nếu đồng loạt thì có trọng tội; thí dụ, nếu họ giả vờ sự thánh thiện để gieo rắc các đạo lý sai lầm, hoặc để lãnh nhận được chức vụ trong Hội thánh, mặc dầu họ bất xứng. Còn nếu điều họ làm là vì các vấn đề khác, và họ bị kẻ khác lừa dối, xảy ra là sự vui thú mình để giả vờ, và đã được Triết gia cho điều đó xem ra là hư ảo hơn là xấu xa. Bởi vì cũng một sự nhận thức được ứng dụng cho sự nói dối và sự giả vờ; nhưng đôi khi xảy ra là người ta giả vờ sự thánh thiện hoàn hảo, một sự hoàn hảo không cần thiết cho sự cứu rỗi. Và một sự giả vờ như thế không phải luôn luôn là trọng tội, cũng không có trọng tội đi kèm theo.

GIẢI ĐÁP: Tất cả những điều vừa trình bày ở trên giải đáp xong các vấn nạn.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt