Siêu hình học

Siêu hình học Aristoteles: Quyển A trang [980β]

 

SIÊU HÌNH HỌC

QUYỂN A, trang [980β] 

 

ARISTOTELES (834-822 TCN)

 

[21] καὶ διὰ τοῦτο ταῦτα  φρονιμώτερα καὶ μαθητικώτερα τῶνμὴ δυναμένων μνημονεύειν ἐστί, φρόνιμα μὲν ἄνευ τοῦ μανθάνειν ὅσαμὴ δύναται τῶν ψόφων ἀκούειν (οἷον μέλιττα κἂν εἴ τι τοιοῦτον ἄλλογένος ζῴων ἔστι, μανθάνει [25] δ᾽ ὅσα πρὸς τῇ μνήμῃ καὶ ταύτηνἔχει τὴν αἴσθησιν. τὰ μὲν οὖν ἄλλα ταῖς φαντασίαις ζῇ καὶ ταῖςμνήμαις, ἐμπειρίας δὲ μετέχει μικρόν: τὸ δὲ τῶν ἀνθρώπων γένος καὶτέχνῃ καὶ λογισμοῖς. Γίγνεται δ᾽ ἐκ τῆς μνήμης ἐμπειρία τοῖςἀνθρώποις: αἱ γὰρ πολλαὶ μνῆμαι τοῦ αὐτοῦ πράγματος μιᾶςἐμπειρίας δύναμιν ἀποτελοῦσιν.

 

BẢN DỊCH CỦA C.D. REEVE:

By nature, animals are born possessed of perception. In some of them, memory does not come about from this, but in others it does come about. And because it does, they are more practically-wise and better at learning than those incapable of remembering. Practically-wise, but outside the reach of teaching, are the ones that cannot hear sounds (for example, bees and whatever other kind (genos) of animal may be like them), whereas those that in addition to memory have this perceptual capacity can be taught.

DỊCH NGHĨA:

Tự bản tính tự nhiên, các loài động vật sinh ra đã có tri giác rồi. Ở những loài này, từ tri giác không nảy sinh ký ức, nhưng ở những loài kia thì ký ức nảy sinh. Và vì nảy sinh ký ức nên chúng khôn ngoan trong thực hành hơn và học tập tốt hơn những loài không thể nhớ. Khôn ngoan trong thực hành, nhưng ở ngoài tầm giảng dạy, là những loài không thể nghe âm thanh (chẳng hạn ong hay bất cứ loại (genos) động vật nào khác có thể giống chúng), trong khi đó những loài nào ngoài ký ức ra còn có năng lực tri giác này thì mới có thể được giảng dạy.

 

CHÚ GIẢI

 

Các loài động vật sinh ra đã có tri giác rồi: Thực vậy, mọi linh hồn động vật về cơ bản có hai năng lực, hai năng lực này phải xuất hiện cùng nhau (DA II 2 413b23-24), năng lực này là "phân biệt rõ các sự vật và năng lực kia là gây ra sự dịch chuyển vị trí" (III 9 432a15-17). Một linh hồn có năng lực phân biệt rõ ràng, trước hết nó phải có một "bộ phận tri giác (aisthêtikon)” (III 9 432a30), chịu trách nhiệm cho sự tri giác đúng đắn và nhiều chức năng khác, như trí tưởng tượng. Ở trường hợp con người, bộ phận này chính là bộ phận tri giác nguyên khởi, nằm ở trong tim, cũng như các năng lực tri giác riêng biệt khác nhau – thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác – và các năng lực tri giác chung. Bộ phận đảm trách cho sự vận động là bộ phận ham muốn (orektikon). Nó gồm những sự thèm thuồng, như đói và khát chẳng hạn, cũng như các ham muốn và cảm xúc thuộc các loại khác nhau, gây ra sự vận động hay hành động bằng cách trở thành các phương thức tiếp nhận hay phản ứng lại các phương diện của thực tại được nhận biết là vui sướng hay khổ sở, nói cách khác, tốt hay xấu (III 7 431b8–10).

Ở những loài này, từ tri giác không nảy sinh ký ức, nhưng ở những loài kia thì ký ức nảy sinh: "Ký ức không phải là tri giác hay giả định, mà là một trạng thái hay tình cảm liên quan đến một trong những loài này, khi thời gian đã trôi qua... Và đó là lý do tại sao mọi ký ức đều liên quan đến thời gian. Cho nên chỉ những loài vật nào tri giác thời gian thì mới nhớ, và chúng nhớ được nhờ cái mà chúng dùng để tri giác [cụ thể là, bộ phận tri giác đầu tiên và trí tưởng tượng, thuộc về nó] ... Và không thể nào hiểu được nếu không có hiện tượng (phantasmatos) [=đối tượng của trí tưởng tượng]... Cho nên ký ức sẽ thuộc về tư duy một cách trùng khít, nhưng về nguyên tắc là thuộc về bộ phận tri giác sơ cấp. Và đó là lý do tại sao một số loài động vật khác cũng có trí nhớ, và không chỉ con người và những loài động vật này mới có niềm tin hay sự khôn ngoan thực hành. Nhưng nếu trí nhớ là một trong những bộ phận giác tính, thì số loài động vật khác có nó là không nhiều, và có lẽ không một con vật hữu tử nào có nó, bởi lẽ thậm chí trong hoàn cảnh hiện nay không phải tất cả chúng đều có ký ức. Vì khi ai đó kích hoạt trí nhớ của mình..., ngoài ra anh ta cảm thấy rằng anh ta đã thấy nó, hay nghe nó hay biết nó trước đó; và cái sớm hơn và cái muộn hơn là ở trong thời gian. Thế thì, rõ ràng là bộ phận nào của linh hồn mà ký ức thuộc về, đó cũng là bộ phận trí tưởng tượng thuộc về. Và chính các hiện tượng [= các đối tượng của trí tưởng tượng] mới được nhớ một cách nội tại, trong khi đó những gì không được nắm bắt nếu không có các hiện tượng thì được nhớ một cách ngẫu nhiên.

Khôn ngoan trong thực hành (phronimôtera): Φρόνησις / Phronêsis (động từ φρονεῖν / phronein) được sử dụng: (1) theo nghĩa rộng để chỉ tư tưởng hay (nói chặt chẽ) trí tuệ thuộc mọi loại (như ở Γ 5 1009b13, 30); (2) theo nghĩa hẹp để chỉ sự khôn ngoan thực hành riêng biệt được bàn luận trong NE VI 5; và (3) tương đương về nghĩa với σοφία / sophia hay sự khôn ngoan lý thuyết (M 4 4 1078b15, và xuyên suốt Protr.). (2) trong hình thức đầy đủ nhất của nó, và (3) là những tài sản riêng biệt của con người. Nhưng Aristotle đôi khi gán một hình thức yếu hơn (HA VII 1 588a18–31) của (2) cho các loài động vật không phải người, như nai, thỏ, sếu, ong và kiến (I 2 488b15, IX 5 611a15–16, IX 10 614b18, PA II 2 648a5–8, 4 650b18–27, GA III 2 753a10–17).

Loại (γένος / genos; t.Anh: kind): Những cách sử dụng khác nhau của danh từ genos được bàn luận trong Δ 28. Aristotle sử dụng nó theo nghĩa kĩ thuật để quy chiếu tới một loài [genus] nào đó, được nghiên cứu bởi một khoa học duy nhất, khi ông dùng chữ εἶδος / eidos để chỉ một loại của một loài, tới hình thức (đối lập với chất liệu), và tới một Hình thức riêng biệt kiểu Plato. Nhưng ông cũng dùng cả hai thuật ngữ này theo nghĩa khái quát hơn để chỉ "loại" [kind]. Khi điều này xảy ra, những cách dịch âm chữ được thêm vào cho chính xác. Xem thêm 980227 bàn về διαφορά / diaphora.

Đinh Hồng Phúc dịch 

 


Nguồn: Aristotle. Metaphysics. Translated with introduction and notes by A. D. C. Reeve. Indianapolis/Cambridge: Hackett. 2016. 


 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt