Siêu hình học

Trở lại nền tảng của siêu hình học

 

NHẬP ĐỀ

 

Trở về nền tảng của siêu hình học

 

MARTIN HEIDEGGER

 


Martin Heidegger. Siêu hình học là gì? Trần Công Tiến dịch. Nxb. Ca Dao, 1974.


 

Descartes viết cho Picot, người đã dịch sang Pháp văn quyển Principia Philosophiae : Ainsi toute la Philosophie est comme un arbre, dont les racines sont la Métaphysique, le tronc est la Physique, et les branches qui sortent de ce tronc sont toutes les autres sciences. (Như vậy, tất cả môn Triết học thì giống như một cây, mà rễ là Siêu hình học, thân là Vật lý học, và các nhánh đâm ra từ thân cây đó là tất cả các khoa học khác...) (Opp. ed. Ad. et Ta, IX, 14).

Để ở lại với hình ảnh này, chúng ta tra vấn: rễ của cây triết học ăn bám vào đất nào ? Rễ, và qua rễ này toàn thể cây, nhận được nhựa và sức sống từ nền tảng nào ? Yếu tố nào, ẩn dấu trong nền và đất, kết dệt với rễ mà cưu mang và nuôi sống cây ? Siêu hình học dựa vào đâu và mọc lên từ đâu ? Siêu hình học, nhìn từ nền tảng của nó, là gì ? Trong nền tảng và nói chung Siêu hình học là gì ?

Nó suy tư hiện vật như là hiện vật (as Seiende als das Seiende). Bất cứ ở đâu người ta tra vấn xem hiện vật là gì, hiện vật như là thế được nhìn thấy sự hiện trình (Vorstellen) của siêu hình học có được sự nhìn thấy này nhờ ánh sáng của hữu thể, Ánh sáng, nghĩa là cái mà một tư tưởng như thế kinh nghiệm như là ánh sáng, chính nó lại không đi vào trong sự nhìn thấy của tư tưởng này ; vì tư tưởng này hiện trình hiện vật luôn luôn và chỉ dưới quan điểm của hiện vật. Từ quan điểm này tư tưởng siêu hình học quả thật tra vấn về nguồn suối đang là và về tác giả của ánh sáng. Còn chính ánh sáng này được xem là đủ sáng tỏ nhờ ở việc nó ưng chuẩn thấu thị (Durchsicht) cho mỗi quan điểm về hiện vật.

Dù cho hiện vật có thể được giải thích như thế nào, dù như tinh thần trong ý nghĩa của duy linh chủ nghĩa, dù như vật chất và năng lực trong ý nghĩa của duy vật chủ nghĩa, dù như biến dịch và đời sống, dù như hiện trình (cái được hiện trình), dù như ý muốn, dù như bản thể, dù như chủ thể, dù như energeia, dù như hồi qui vĩnh cửu của đồng thể, mỗi lần hiện vật xuất hiện ra như là hiện vật trong ánh sáng của hữu thể. Hữu thể soi sáng mọi nơi mà siêu hình học hiện trình hiện vật. Hữu thể hiện đến trong một tình-trạng-không-ẩn-dấu (unverborgenheit) (alêtheia). Việc xem hữu thể mang theo với nó sự-không-ẩn-dấu như thế như thế nào, xem chính nó đặt mình vào trong siêu hình học và như là siêu hình học như thế nào, việc đó vẫn còn mờ tối. Hữu thể không được suy tư trong yếu tính hết ẩn dấu của nó, nghĩa là trong chân lý của nó. Tuy nhiên siêu hình học, trong các câu trả lời của nó về hiện vật như là thế, nói từ tình-trạng-khai-mở (offenbarkeit) không được chú ý của hữu thể. Chính vì thế chân lý của hữu thể có thể được gọi là nền tảng mà siêu hình học, xét như là rễ của cây triết học, ăn bám vào và được nuôi sống.

Vì tra hỏi về hiện vật như là thế, siêu hình học ở lại với hiện vật và không quay về với hữu thể như là hữu thể. Với tư cách là rễ cây, nó đưa tất cả nhựa và sức sống về thân cây và các cành của thân cây đó. Rễ đâm sâu vào nền và đất để cho cây, vì sự tăng trưởng, có thể nảy sinh từ nền và đất này, và vì thể có thể bỏ nền và đất này. Cây triết học thoát ra từ đất sống của siêu hình học. Nền và đất chính là yếu tố ở đó rễ cây tỏa ra, nhưng - sự tăng trưởng của cây không bao giờ có thể cất chứa đất sống ở trong nó đến nỗi mà đất sống biến mất đi, như là cái gì có tính cách cây, ở trong cây. Đúng hơn rễ cây mất hút vào trong đất cho đến các sợi nhỏ nhất của nó. Nền là nền cho rễ, ở trong nền đó rễ quên mình đi vì cây. Ngay cả khi phó thác mình, theo cách thể riêng của nó, cho yếu tố đất, rễ vẫn thuộc về cây. Nó phung phí yếu tố của nó và chính nó vì cây. Xét như là rễ nó khôngquay về với đất, ít nhất không phải trong cách thể – tuồng như đó là yếu tính của nó – chỉ tăng triển lên nhịp theo yếu tố này và lan trải trong đó. Nhưng có lẽ yếu tố không là yếu tố nếu rễ không kết dệt với nó.

Vì luôn luôn chỉ hiện trình hiện vật như là hiện vật, siêu hình học không suy tư về chính hữu thể. Triết học không qui tụ vào nền tảng của nó. Nó luôn luôn quên lãng nền tảng và như thế tại vì siêu hình học. Nhưng tuy thế triết học không bao giờ thoát khỏi nền tảng. Trong phạm vi một tư tưởng lên đường tìm kinh nghiệm về nền tảng của siêu hình học, trong phạm vi tư tưởng này tìm suy tư về chân lý của chính hữu thể, thay thế cho chỉ hiện trình hiện vật như là hiện vật, tư tưởng một cách nào đó đã từ bỏ siêu hình học. Tư tưởng này, nếu còn được nhìn từ siêu hình học, trở về với nền tảng của siêu hình học. Tuy nhiên cái mà còn xuất hiện ra như là nền tảng như thế có lẽ là, nếu nó được kinh nghiệm từ chính nó, một cái gì khác chưa được nói lên, cũng y như yếu tính của siêu hình học là cái gì khác với siêu hình học.

Một tư tưởng suy tư về chân lý của hữu thể thực sự không còn bằng lòng với siêu hình học, nhưng nó cũng không suy tư phản lại siêu hình học. Dùng hình ảnh để nói, nó không nhổ bật rễ của triết học. Nó đào nền và cày đất cho triết học. Siêu hình học vẫn là cái đầu tiên của triết học. Siêu hình học không đạt tới cái đầu tiên của tư tưởng. Siêu hình học bị vượt qua trong tư tưởng suy tư về chân lý của hữu thể. Kỳ vọng quản trị mối tương quan căn bản với "hữu thể" và xác định một cách mẫu mực mọi tương giao với hiện vật như là thế của siêu hình học trở nên mong manh. Tuy nhiên « vượt qua siêu hình học » này không dẹp bỏ siêu hình học. Bao lâu con người còn là animal rationale, nó vẫn là animal meta-physicum. Bao lâu con người hiểu mình là sinh vật có lý trí, siêu hình học vẫn thuộc về, theo tiếng của Kant, bản tính của con người. Trái lại nếu thành công trong việc trở về nền tảng của siêu hình học tư tưởng có thể mang lại một thay đổi nơi yếu tính của con người, và một đổi thay nơi siêu hình học cũng theo sau thay đổi đó.

Rồi với sự khai triển câu hỏi về chân lý của hữu thể, một vượt qua siêu hình học sẽ được nói tới, và điều này có nghĩa là: suy tưởng (Indenken) về chính hữu thể. Một suy tưởng về hữu thể như thế vượt qua sự bất-suy-tư vẫn có và đạt tới nền tảng của rễ của triết học. Tư tưởng được toan tính trong Sein und Zeit dấn thân trên đường của soạn cuộc vượt qua siêu hình học đó. Nhưng cái mà tư tưởng như thế mang trên đường hành trình của nó chỉ có thể là chính cái phải được suy tư. Sự thể chính hữu thể và cách thể chính hữu thể chạm tới tư tưởng không bao giờ trước nhất và không bao giờ chỉ do tại tư tưởng. Chính nhờ sự thể và cách thể chạm tới tư tưởng và mang tư tưởng vào một cái nhảy, tư tưởng nảy sinh từ chính hữu thể để tương hợp với hữu thể như là thế.

Nhưng thế thì tại sao một vượt qua siêu hình học loại đó lại cần thiết ? Phải chăng làm như thế chỉ dễ cho môn học này của triết học, môn học mà từ trước tới giờ vẫn là rễ, được nâng đỡ và thay thế bởi một môn học căn nguyên hơn ? Phải chăng cần phải có một thay đổi cho lâu dài chủ thuyết của triết học? Không phải. Hay phải chăng, nhờ việc trở về nền tảng của siêu hình học, một giả thiết từ trước đến giờ không được nhìn thấy của triết học được khám phá và nhờ đó người ta thuyết phục được triết học rằng nó chưa dựa trên nền tảng không thể lay chuyển của nó và vì thế chưa có thể là một khoa học tuyệt đối được ? Không phải.

Cùng với sự hiện đến hay sự ẩn dật của chân lý của hữu thể, một việc khác xảy tới : không phải cơ cấu tổ chức triết học, không chỉ chính triết học, nhưng sự gần kề và ở xa Cái Đó, cái từ đó triết học xét như là tư tưởng hiện trình hiện vật như là thế nhận được yếu tính và thiết yếu tính của nó. Cần phải quyết định xem chính hữu thể có thể, từ chân lý riêng biệt của nó, làm xảy ra mối tương quan của nó với yếu tính của con người hay siêu hình học trong sự xa lìa khỏi nền tảng của nó ngăn cản sự thể mối tương quan của hữu thể với con người xuất hiện ra ánh sáng từ yếu tính của chính tương quan này, một ánh sáng dẫn dắt con người vào sự thuộc về hữu thể.

Siêu hình học, trong các câu trả lời cho câu hỏi về hiện vật như là thế, đã hiện trình, hiện vật,trước cả hữu thể rồi. Nó đã thiết yếu và vì thế luôn luôn nói lên hữu thể. Nhưng siêu hình học không dựa chính hữu thể đến ngôn ngữ, vì nó không suy tư về hữu thể trong chân lý của hữu thể, vì nó không suy tư về chân lý như là sự không-ẩn-dấu và vì nó không suy tư về sự không ẩn dấu trong yếu tính của sự không-ẩn-dấu. Yếu tính của chân lý chỉ luôn luôn xuất hiện ra với siêu hình học trong hình thức phát sinh của chân lý của tri thức và của phát biểu của tri thức này. Sự không-ẩn-dấu, tuy nhiên, có thể là cái gì căn nguyên hơn chân lý được hiểu như veritasAlêthêia có thể là tiếng đưa lại một dấu chỉ chưa được kinh nghiệm về yếu tính không được suy tư của esse. Nếu thế thì rõ ràng tư tưởng hiện trình của siêu hình học không bao giờ có thể đạt tới yếu tính này của chân lý, cho dù nó đã hăng hái đến không tiếc công, trên bình diện lịch sử, với triết học tiền-Socrates; vì đây không phải là một phục sinh nào đó của tư tưởng tiền-Socrates, một dự định như thế thì vô ích và phi lý, nhưng đây là sự chú ý đến sự xảy tới của yếu tính chưa được nổi lên của sự không ẩn dấu trong đó hữu thể đã thông báo mình ra. Trong khi đó chân lý của hữu thể vẫn ẩn dấu với siêu hình học suốt dòng lịch sử của nó từ Anaximander cho tới Nietzsche. Tại sao siêu hình học đã không suy tư về chân lý đó? Phải chăng việc bỏ bằng một tư tưởng như thể chỉ do tại cách thế suy tư của tư tưởng siêu hình học ? Hay sự thể nền tảng riêng tư của siêu hình học tự tách khỏi chính siêu hình học nằm trong định mệnh thiết yếu của siêu hình học, vì vào lúc sự không ẩn-dấu xuất hiện, cái mà khai triển yếu tính trong sự không ẩn-dấu này, tức là sự không ẩn-dấu, ẩn dấu mình đi và như thế vì lợi ích của cái không-ẩn-dấu, cái mà xuất hiện ra như là hiện vật ?

Thế rồi siêu hình học diễn tả hữu thể, thường trực và trong các cách thái khác nhau nhất. Chính nó khơi dậy và củng cố dáng vẻ rằng nhờ nó câu hỏi về hữu thể được tra vấn và trả lời. Tuy nhiên chẳng ở đâu siêu hình học trả lời câu hỏi về chân lý của hữu thể, vì nó không bao giờ đặt câu hỏi này. Nó không đặt vì nó chỉ suy tư về hữu thể khi nó hiện trình hiện vật như là hiện vật. Nó nhằm tới hiện vật trong toàn thể và nói về hữu thể. Nó gọi tên hữu thể và nhắm tới hiện vật như là hiện vật. Phát biểu của siêu hình học di động từ lúc siêu hình học bắt đầu cho đến lúc hoàn thành, một cách kỳ lạ trong sự lẫn lộn thường trực giữa hiện vật và hữu thể. Hiển nhiên sự lẫn lộn này cần phải được suy tư như một biến cố, chứ không như một lỗi lầm. Nó không thể đặt nên tảng nơi một xao lãng thuần túy của tư tưởng hay nơi một khinh xuất của lời nói. Tiếp theo sự xao lãng thường trực này, sự hiện trình đã đạt tới tuyệt đỉnh của lầm lẫn khi người ta quyết đáp rằng siêu hình học đặt câu hỏi hữu thể.

Xem ra hầu như là siêu hình học, qua cách thể nó suy tư hiện vật, bảy tỏ ra, ngoài sự hiểu biết của nó, là một chướng ngại vật ngăn cản con người nhận biết mối tương quan căn nguyên của hữu thể với yếu tính của con người.

Nhưng sự thể sẽ ra sao nếu sự ẩn dật của mối tương quan này và sự quên lãng sự ẩn dật đó từ ngoài xa xác định thời đại mới ? Sự thể sẽ ra sao nếu sự ẩn dật của hữu thể ngày càng giao phó con người một cách độc quyền cho hiện vật thôi, đến nỗi con người hầu như bị mối tương quan giữa hữu thể với yếu tính (con người) của nó bỏ rơi và đồng thời sự bỏ rơi này vẫn ẩn dấu với nó? Sự thể sẽ ra sao nếu sự thực xảy ra như thế và đã như thể từ lâu rồi ? Sự thể sẽ ra sao nếu có các dấu hiệu cho thấy sự quên lãng này trong tương lai còn chìm vào quên lãng quyết liệt hơn nữa ?

Còn có một nguyên do để một kẻ suy tư có thể có thái độ tự cao trước định mệnh của hữu thể không? Nếu sự thể là như thế, còn có nguyên do để, trong sự bỏ bằng hữu thể đi như thế, tự phỉnh gạt và tự phỉnh gạt như thế hoàn toàn vì một phấn khích cá nhân không? Nếu sự bỏ bằng hữu thể là như thế, phải chăng không có đủ lý do để một tư tưởng suy tư về hữu thể phải rơi vào trong sợ hãi: sợ hãi rằng tư tưởng không có thể làm gì khác hơn là duy trì định mệnh này của hữu thể trong xao xuyến để rồi trước nhất giải quyết sự suy tư về tình trạng quên lãng hữu thể ? Tuy nhiên phải tìm hiểu xem một tư tưởng có thể làm điều đó không, bao lâu mà niềm xao xuyến được dùng vào mục đích đó đối với nó chỉ là một tâm trạng đau khổ ? Định mệnh hữu thể học của xao xuyến này có liên quan gì với tâm lý học và phân tâm học ?

Nhưng giả sử rằng vượt qua siêu hình học tương ứng với cố gắng học chú ý tới sự quên lãng hữu thể để kinh nghiệm được sự quên lãng đó và đón nhận kinh nghiệm này vào trong mới tương quan của hữu thể với con người và bảo vệ kinh nghiệm đó trong mối tương quan đó, thì câu hỏi “siêu hình học là gì ? » có lẽ vẫn là, trong nỗi quẫn bách của sự quên lãng hữu thể, cái cần thiết bậc nhất trong các cần thiết dành cho tư tưởng.

Tất cả nằm trong sự thể rằng tư tưởng đã đến lúc trở nên suy tư hơn. Người ta chỉ có thể tiến tới điều đó nếu tư tưởng, thay vì thực hiện được mức độ cao hon trong nỗ lực của nó, được gửi vào một căn nguyên khác. Khi đó tư tưởng mà được đặt ra bởi hiện vật như là thế và vì thế có tính hiện trình và nhờ thế sáng tỏ bị thay thế bởi một tư tưởng gây nên bởi chính hữu thể và vì thế lắng nghe hữu thể.

Những suy xét về việc làm thế nào sự hiện trình luôn luôn vẫn có tính cách siêu hình học và chỉ có tính cách siêu hình học có thể giúp ích, một cách hiệu nghiệm và hữu ích, cho hành động trực tiếp trong đời thường nhật và công cộng, những suy xét đó vẫn lang thang trong khoảng không. Vì tư tưởng càng trở nên suy tư hơn nó càng được hoàn thành một cách tương xứng hơn từ mối tương quan giữa hữu thể với chính nó, để tự nó càng đứng một cách thuần túy hơn trong hành động độc nhất phù hợp với nó: trong tư tưởng về cái dành cho nó suy tư và vì thế đã được nó suy tư.

Nhưng ai lại còn suy tư về cái đã được suy tư ? Người ta đã thực hiện các phát minh. Mang tư tưởng lên một con đường mà dưa tư tưởng tới mối tương quan của chân lý hữu thể với yếu tính con người, mở ra cho tư tưởng một lối đi để nó suy tư một cách đặc biệt tới chính hữu thể trong chân lý của hữu thể, đó là mục đích mà tư tưởng được toan tính trong Sein und Zeit đang trên dường tiến tới. Trên con đường này, có nghĩa là trong việc phục vụ câu hỏi về chân lý của hữu thể, một suy tư về yếu tính của con người trở nên cần thiết ; vì kinh nghiệm và sự quên lãng hữu thể - một kinh nghiệm không được phát biểu vì trước hết nó cần được chứng nghiệm đã – hàm chứa một giả thiết làm nền tảng cho mọi sự : phù hợp với sự không-ẩn-dấu của hữu thể, mối tương quan của hữu thể với yếu tính của con người thuộc về chính hữu thể. Nhưng làm thế nào giả thiết đã được chứng nghiệm này đã có thể trở nên một câu hỏi được phát biểu ra, nếu trước hết người ta không đặt tất cả cố gắng vào việc rút sự xác định yếu tính con người ra khỏi chủ thể tính, gồm cả chủ thể tính của animal rationale ? Để đạt tới, đồng thời và bằng một danh từ, không những mối tương quan giữa hữu thể với yếu tính của con người mà còn sự giao hảo cốt yếu của con người với khai tính offenheit ( "ở đó" Da) của hữu thể như là thế, tiếng « hiện thể » (Dasein) đã được chọn cho lĩnh vực cốt yếu mà trong đó con người hiện hữu như là con người. Tiếng này đã được chọn mặc dù siêu hình học đã dùng nó để chỉ cái mà vẫn thường được gọi là existentia, thực hữu tính, thực thể tính và đối tượng tính (Wirklichkeit, Realitaet, und Objektivitaet), và mặc dù kiểu nói thông dụng “hiện thể (hiện hữu) con người" (menschlichen Dasein) thường được dùng trong ý nghĩa siêu hình học. Cũng chính vì thế giờ đây mọi phản tỉnh sẽ bị ngưng trệ nếu người ta bằng lòng chấp nhận rằng trong Sein und Zeit tiếng « hiện thể » đã dùng thay thế « ý thức ». Dường như ở đây chỉ có tranh luận về việc dùng những tiếng khác nhau, dường như không đề cập đến điều duy nhất này: mang đến trước mặt tư tưởng mối tương quan của hữu thể với yếu tính con người và từ đó, nếu suy tư từ quan điểm của chúng ta, mang đến trước mặt tư tưởng một kinh nghiệm cốt yếu của con người, kinh nghiệm mà đầy đủ đối với sự tra vấn chính yếu. Tiếng « hiện thể » không thay chỗ tiếng « ý thức » và «sự vật, được gọi là hiện thể» cũng không thay chỗ cái mà được hiện trình bằng tiếng “ý thức". Đúng hơn "hiện thể" nói lên cái mà trước hết được kinh nghiệm như là chỗ Stelle, nghĩa là như là nơi chốn (Ortschaft) của chân lý của hữu thể và rồi được suy tư tương xứng với kinh nghiệm đó.

Nội dung được suy tư suốt khảo luận Sein und Zeit của tiếng “hiện thể, được thông báo nơi câu (tr.42): « «Yếu tính» của hiện thể nằm trong hiện hữu của nó ».

Nếu người ta nghĩ rõ ràng rằng trong ngôn ngữ của siêu hình học tiếng “hiện hữu» (Existenz) đồng nghĩa với tiếng « hiện thể (hiện hữu) » (Dasein)[1], tức là chúng cùng chỉ thị thực hữu tính của bất cứ thực thể nào từ Thượng đế cho đến hạt cát, thì với câu nói đó, nếu người ta chỉ hiểu đúng có như thế thôi, khó khăn của cái phải suy tư chỉ chuyển từ tiếng "hiện thể" sang tiếng "hiện hữu". Tiếng "hiện hữu" được dùng độc quyền trong S.U.Z. để chỉ đặc tính của hữu thể con người. Từ "hiện hữu" được suy tư nghiêm chỉnh, “yếu tính» của hiện  thểcó thể được suy tư ; trong khai tính của yếu tính đó chính hữu thể biểu lộ mình ra và ẩn dấu mình đi, hòa hợp và ẩn tránh, thể mà chân lý của hữu thể không bị cạn hết trong hiện thể hoặc có thể được thống nhất làm một với hiện thể như kiểu của câu nói siêu hình học : tất cả đối tượng tính là như là chủ thể tính.

«Hiện hữu» trong S.u.Z. có nghĩa gì? Tiếng đó gọi tên một cách thể của hữu thể, nghĩa là gọi tên hữu thể của hiện vật mà dứng khai mở ra cho khai tinh của hữu thể, trong khai tính đó hiện vật đứng trong khi nó nâng dỡ khai tỉnh đó. Nâng đỡ Ausstehen này được kinh nghiệm dưới cái tên "ưu tư". Yếu tính ngoại xuất (das ekstatische wesen) của hiện thể được suy tư từ ưu tư, cũng như ngược lại ưu tư chỉ được kinh nghiệm đầy đủ trong yếu tính ngoại xuất của nó. Sự nâng đỡ được kinh nghiệm như thể là yếu tính của elstasis (ngoại xuất tinh) mà cần phải được suy tư ở đây. Chính vì thế yếu tính ngoại xuất của hiện hữu chưa được hiểu một cách đầy đủ khi người ta chỉ hiện trình nó là « sự đứng-ra-ngoài» (Hinausstehen) và « ra ngoài » được quan niệm như là « xa khỏi » lãnh vực bên trong của một nội tại tính của ý thức và tinh thần; vì được hiểu như thế, hiện hữu luôn vẫn còn được hiện trình từ « chủ thể tính » và « bản thể » trong khi « ra ngoài » vẫn phải được suy tư như là « sự phân ly » của khai tính của chính hữu thể (das Auseinander der offenheit des Seins). Stasis (tình trạng) của cải ngoại xuất (Die Stasis der Elstatischen) dựa vào, kỳ lạ như có thể « sự đứng vào trong » vào trong sự "ra ngoài" và « ở đó » của sự không ẩn-dấu, một sự không-ẩn-dấu được hiểu như là chính hữu thể thể hiện yếu tính của mình ra. Điều mà cần phải được suy tư trong tiếng "hiện hữu" khi tiếng này được dùng trong lòng một tư tưởng suy tư theo chiều và từ chân lý của hữu thể, điều đó có thể được nói lên một cách tốt đẹp nhất bằng tiếng "tình trạng-đứng-vào-trong" (Instaendigkeit). Nhưng khi đó chúng ta phải tuyệt đối suy tư sự đứng-vào-trong khai tính của hữu thể, sự nâng đỡ sự đứng vào-trong (ưu tư) và sự kiên trì trong cái cùng cực (hữu-qui-tử) chung với nhau và như là yếu tính toàn vẹn của hiện hữu.

Hiện vật mà là trong cách thể của hiện hữu là con người. Chỉ con người hiện hữu. Tảng đá là, nhưng nó không hiện hữu. Cây là, nhưng nó không hiện hữu. Con ngựa là, nhưng nó không hiện hữu. Thiên thần là, nhưng nó không hiện hữu. Thượng đế là, nhưng ngài không hiện hữu. Câu nói « chỉ con người hiện hữu » không hề có nghĩa là chỉ con người là hiện vật có thực, tất cả các hiện vật còn lại không có thực và chỉ là một dáng dấp hay hiện trình của con người. Câu nói: “con người hiện hữu" có nghĩa là con người là hiện vật mà hữu thể của nó được đánh dấu, từ hữu thể và trong hữu thể, bởi sự đứng-vào-trong – một đứng-vào-trong được duy trì khai mở ra trong sự không ẩn-dấu của hữu thể. Yếu tính hiện hữu (Das existenziale Wesen) của con người là nền tảng cho việc con người có thể hiện trình hiện vật như là thế và có ý thức về hiện vật được hiện trình. Tất cả ý thức đều giả thiết hiện hữu mà được suy tư một cách ngoại xuất (ekstatisch) như là essentia của con người và ở đây essentia chỉ cái gì như là cái mà con người thể hiện yếu tính của nó ra trong phạm vi nó là người. Ý thức, trái lại, không trước hết tạo nên khai tính của hiện vật, cũng không trước hết đưa lại cho con người « sự duy trì hiện vật đứng trong tình trạng khai mở». Vậy tất cả ý hướng tính của ý thức có thể di chuyển về đâu, từ đâu và trong lãnh vực tự do nào, nếu con người đã không có được yếu tính của nó trong tình trạng-đứng-vào-trong? Tiếng sein (là) trong danh từ Bewusstsein (ý thức) và «Selbst-bewusstsein» (tự ý thức) có thể nói lên, trong trường hợp người ta đã có lần suy tư nghiêm chỉnh, cái gì khác hơn yếu tính hiện hữu của cái mà là trong khi nó hiện hữu? Là một tự ngã» (Ein Selbst zu sein) chắc hẳn biểu thị đặc tính của yếu tính của hiện vật mà hiện hữu, nhưng hiện hữu này không nằm trong ngã hữu (Selbslsein), cũng không được xác định từ ngã hữu. Tuy nhiên vì tư tưởng siêu hình học xác định ngã-hữu của con người từ bản thể hay từ, xét đến nền tảng cũng giống như trên, chủ thể, cho nên con đường đầu tiên, con đường mà dẫn từ siêu hình học đến yếu tính hiện hữu ngoại xuất (zum ekslatisch-existenzialen Wesen) của con người, phải đi qua sự xác định siêu hình học về ngã-hữu của con người (S.u.Z. 88 63 và 64).

Nhưng vì câu hỏi về hiện hữu luôn luôn chỉ phục vụ câu hỏi độc nhất của tư tưởng, tức là câu hỏi cần phải được khai triển trước nhất, về chân lý của hữu thể xét như là nền tảng ẩn dấu của tất cả siêu hình học, cho nên tựa đề của khảo luận nhằm tìm một trở về nền tảng của siêu hình học không phải là Hiện Hữu và Thời Gian, cũng không phải là Ý thức và Thời Gian nhưng là Hữu Thể và Thời Gian. Nhưng tựa đề này cũng không để được suy tư tương ứng với những tựa đề quen thuộc hữu thể và biến dịch, hữu thể và dáng dấp, hữu thể và tư tưởng, hữu thể và bổn phận. Vì khắp nơi đây hữu thế vẫn được hiện trình một cách giới hạn, tuồng như biến dịch», «dáng dấp», «tư tưởng», «bổn phận» không thuộc về hữu thể, trong khi rõ ràng chúng không phải là hư vô và vì thế thuộc về hữu thể. «Hữu thể» trong Hữu Thể và Thời Gian không là gì khác hơn thời gian» trong phạm vi thời gian xem như là tiền danh của chân lý của hữu thể, một chân lý mà là cái trong đó hữu thể thể hiện yếu tính của nó và vì thế là chính hữu thể. Nhưng tại sao lại “thời gian» và "hữu thể"?

Một hồi tưởng về lúc khỏi thủy của triết học lúc hữu thể khai lộ ra trong tư tưởng Hy Lạp, có thể bày tỏ rằng người Hy Lạp ngay từ đầu đã kinh nghiệm hữu thể của hiện vật như là hiện tinh của cái hiện diện (die Anuesenheit des Anuesendlen). Khi chúng ta dịch einai thành asein» ( «l» ), thì việc dịch đó đúng văn phạm. Tuy nhiên chúng ta chỉ thay thế một âm ngữ bằng một âm ngữ khác. Nếu xem xét lại chúng ta thấy ngay rằng chúng ta không suy tư cinai một cách Hy Lạp cũng không suy tư một xác định tinh tương xứng rõ ràng và không hàm hồ của là». Vay chúng ta nói gì khi thay vì cinai chúng ta nói sein (là), thay vì sein (là) chúng ta nói cinai và esse ? Chúng ta không nói gì hết. Tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh và tiếng Đức vẫn cùa nhạt như nhau. Khi chấp nhận lối dùng thông thường, chúng ta tự tỏ ra chỉ là những kẻ nâng dỡ sự thiếu suy tư lớn

lao nhất, một sự thiếu suy tư đã có lần xuất hiện trong lòng tư tưởng và vẫn thống trị cho đến ngày nay. Thực ra einai này muốn nói: hiện diện (anwesen). Yếu tính của sự hiện diện này ẩn dấu sâu xa trong những tên nguyên thủy của hữu thể. Nhưng đối với chúng ta einai và ousia xét như là par và apousia trước nhất muốn nói điều này: hiện tại và sự thường tồn ngự trị một cách không được suy tư và một cách ẩn dấu trong sự hiện diện, thời gian thể hiện yếu tính của nó trong sự hiện diện. Hữu thể như là thế thì không ẩn dấu từ thời gian. Thời gian như thế qui chiếu về sự không ẩn dấu, nghĩa là về chân lý của hữu thể. Tuy nhiên thời gian mà từ giờ phải được suy tư không được kinh nghiệm trong tiến trình thay đổi của hiện vật. Thời gian rõ ràng còn mang một yếu tính hoàn toàn khác, yếu tính mà không những chưa được suy tư mà còn không bao giờ dễ suy tư bởi ý niệm thời gian của siêu hình học. Vì thế thời gian trở nên tiền danh, một tiền danh trước hết cần được suy tư, dành cho chân-lý-phải-kinh-nghiệm-trước-nhất của hữu thể.

Một yếu tính ẩn dấu của thời gian được nói lên như thế nào nơi những tên gọi siêu hình học đầu tiên của hữu thể, yếu tính đó cũng được nói lên như thế trong cái tên sau cùng của nó : "qui hồi vĩnh cữu của đồng thể". Lịch sử của hữu thể bị, trong thời đại của siêu hình học, chế ngự bởi một yếu tính không được suy tư của thời gian. Không gian không được xếp bên cạnh thời gian, nhưng nó cũng không chỉ được xếp hạn phụ thuộc vào thời gian.

Một dự tính nhằm vượt từ sự hiện trình hiện vật như là như là thế tới chân lý của hữu thể phải khởi đi từ sự hiện trình này và còn phải một cách nào đó hiện trình chân lý của hữu thể, thể nào mà sự hiện trình này thiết yếu vẫn thuộc loại khác và cuối cùng, xét như là sự hiện trình, vẫn không thích hợp với cái phải suy tư. Mối liên quan này – một tương quan phát xuất từ siêu hình học và thuận với sự tương quan của chân lý của hữu thể với yếu tính của con người – được lĩnh hội như là am hiểu. Nhưng am hiểu ở đây đồng thời được suy tư từ sự không-ẩn-dấu của hữu thể. Nó là dự phóng ngoại xuất, nghĩa là dự phóng bị quăng ném đúng vào trong lãnh vực của các khai mở. Lãnh vực mà khai mở ra trong sự dự phóng để trong nó một cái gì (ở đây là hữu thể bày tỏ mình ra như là một cái gì (ở đây là hữu thể xét như là chính nó trong sự không-ẩn-dấu của nó), lãnh vực đó được gọi là ý nghĩa (xem S.u.Z, t.151). "Ý nghĩa của hữu thể" và "chân lý của hữu thể" nói cùng một điều.

Giả sử rằng thời gian một cách còn ẩn dấu thuộc về chân lý của hữu thể, thì mọi dự phóng nhằm duy trì khai tính của chân lý của hữu thể phải tương quan, với tư cách là am hiểu về hữu thể, với thời gian xét như là chân trời khả thể của sự am hiểu hữu thể (xem S.U.Z. §§ 31-1 và 08). 

Lời nói đầu của Sein und Zeit trên trang thứ nhất của khảo luận kết thúc với câu « Đối tượng của khảo luận này là trình bày cụ thể câu hỏi về ý nghĩa của "hữu thể". Mục đích tạm thời là giải thích thời gian như là chân trời khả thể cho mọi am hiểu hữu thể ».

Triết học không thể dễ dàng mang lại cho quyền lực của sự quên lãng hữu thể – một quên lãng mà tất cả triết học đã chìm đắm vào, một quên lãng mà đồng thời đã trở nên và hiện vẫn còn là một đòi hỏi định mệnh đối với tư tưởng, trong S.u.Z - một chứng cứ rõ ràng hơn là nhờ sự chắc chắn mộng du rằng triết học đã lướt qua bên cạnh câu hỏi riêng tư và độc nhất của S.n.Z. Chính vì thế không những đã có những hiểu lầm đối với một quyển sách, nhưng còn có sự bỏ rơi hữu thể của chúng ta.

Siêu hình học nói lên cái mà hiện vật xét như là hiện vật là. Nó chứa động một logos (phát biểu) về on (hiện vật). Tên gọi « hữu thể học » sau này biểu thị đặc tính của yếu tính của nó, hiển nhiên với điều kiện chúng ta lãnh hội nó theo nội dung đích thực của nó chứ không theo sự qui định hạn hẹp trường ốc. Siêu hình học di động trong lãnh vực của on hê on. Sự hiện trình của nó có giá trị cho hiện vật xét như là hiện vật. Trong cách thể như thế khắp nơi siêu hình học hiện trình hiện vật như là thế trong toàn thể, hiện vật tính (Seiendheit) của hiện vật (ousia của on). Nhưng siêu hình học hiện trình hiện vật tính của hiện vật trong cách thể lưỡng diện : một lần toàn thể hiện vật như là bức thứ nhất gởi dân thành Korinther của thánh tông dồ Paulus: oukhi emôranen ho theos tên sophian tou kosmou ; Thiên Chúa Giáo đã không để cho sự khôn ngoan của thế giới trở thành rồ dại sao ? (Lkor, 1,20). Sophia tou kosmou là cái mà, theo 1,22 « Ellenes zêlousin, cái mà người Hy Lạp tìmm kiếm. Aristotlês gọi prôle philosophía (triết học trung thực) rõ ràng là zêloumenê - cái được tìm kiếm. Thần học Thiên Chúa Giáo có tự quyết định một lần nữa chấp hành nghiêm chỉnh lời nói của vị tông đồ và từ đó xem triết học như một rồ dại không ?

Siêu hình học, xét như là chân lý của hiện vật như là thế, có tính cách lưỡng thể. Nhưng nền tảng của lưỡng thể này cũng như nguồn gốc của nó vẫn còn ẩn khuất với siêu hình học, và ẩn khuất như thế không phải tình cờ hay do một sao lãng. Siêu hình học có được lưỡng thể này do sự thể nó là cái nó là : hiện trình hiện vật như là hiện vật, Siêu hình học không còn có sự lựa chọn nào khác. Xét như là siêu hình học, nó bị khai trừ, bởi yếu tính của nó, khỏi kinh nghiệm về hữu thể; vì nó chỉ luôn luôn hiện trình hiện vật (on) trong cái mà đã bày tỏ như là vật hiện vật (hê on) từ hiện vật này, tuy nhiên siêu hình học không bao giờ chú ý tới cái mà ở trong on này, trong phạm vi nó đã trở nên không ẩn dấu, đã ẩn dấu mình đi rồi.

Vì thế đã đến lúc cần phải suy tư lại cái mà đích thực được nói lên với tiếng on, "đang là". Như thế câu hỏi về on đã được lập lại trong tư tưởng (xem S.u.Z., lời nói đầu). Tuy nhiên sự lập lại này không chỉ thuần túy nói lại câu hỏi của Platon và Aristoteles, như tra vấn lại cái mà ẩn dấu mình trong on.

Siêu hình học vẫn còn đặt nền tảng nơi cái mà ẩn dấu trong on này, nếu quả thực nó phó thác sự hiện trình của nó cho on hê on. Vì thế, nhìn từ siêu hình học, câu-hỏi-trở-về với cái ẩn dấu này tìm kiếm nền tảng cho hữu thể học. Vì thế công việc trong Sein und Zeil (t.13) được gọi là "hữu thể học nền tảng”. Nhưng tên gọi này lập tức tỏ ra nguy hiểm như mọi tên gọi khác trong trường hợp này. Suy tư từ siêu hình học, nó chắc chắn nói lên một điều đúng ; nhưng chính vì thế nó dẫn vào lầm lẫn, vì vấn đề là cần phải chiếm được con đường vượt qua siêu hình học đến tư tưởng về chân lý của hữu thể. Bao lâu mà chính tư tưởng này vẫn còn biểu thị đặc tính của mình như hữu thể học nền tảng, với tên gọi này nó gây trở ngại cho chính nó trên con đường riêng tư và làm cho con đường đó trở nên tăm tối. Tên "hữu thể học nền tảng" đưa đến ý nghĩ rằng chính tư tưởng nhằm suy tư chân lý của hữu thể và không suy tư, như tất cả hữu thủ học, về chân lý của hiện vật vẫn còn là, xét như hữu thể học nền tảng, một loại hữu thể học. Thực ra tư tưởng suy tư về chân lý của hữu thể ngay từ bước đầu đã bỏ, với tư cách là sự trở về nền tảng của siêu hình học, lãnh vực của mọi hữu thể học. Trái lại mọi triết học mà di động trong sự hiện trình trực tiếp hay gián tiếp của “siêu việt tính", vẫn thiết yếu là hữu thể học trong ý nghĩa chính yếu, dù chúng muốn đặt một nền tảng cho hữu thể học hay dù chúng từ bỏ hữu thể học vì, theo sự bảo đảm của chúng, hữu thể học là sự làm cứng đọng bằng ý niệm các kinh nghiệm sống.

Nếu bây giờ quả chính thực tư tưởng, mà nhằm suy tư chân lý của hữu thể và suy tư như thể theo truyền thống phát xuất từ tập quán lâu dài của sự hiện trình hiện vật như in thế; bị vướng víu trong sự hiện trình này, thì có lẽ, không những đối với một suy nghĩ đầu tiên mà còn đối với cơ hội của con đường vượt từ tư tưởng hiện trình đến tư tưởng suy tư hữu thể, không gì sẽ cần thiết hơn là câu hỏi: siêu hình học là gì?

Chính sự khai triển câu hỏi này bởi giảng thuyết theo sau chấm dứt với một câu hỏi. Đó là câu hỏi nền tảng của siêu hình học: tại sao lại có hiện vật mà không có vô thể (Warum ist neberhaup! Seiendes und nicht vielmehr Nichts?) Chắc chắn người ta đã nói đi nói lại nhiều về xao xuyến và vô thể trong giảng thuyết. Nhưng người ta vẫn chưa bao giờ đi sâu vào việc suy xét xem tại sao một giảng thuyết mà nhắm, từ tư tưởng về chân lý của hữu thể, suy tư về vô thể và từ đó xâm nhập vào yếu tính của siêu hình học, tuyên bố rằng câu hỏi nêu trên là câu hỏi nền tảng của siêu hình học. Điều này không đặt cho một thính giả chăm chú một suy nghĩ mà hẳn phải quan trọng hơn tất cả mọi nhiệt tâm chống lại xao xuyến và vô thể sao ? Với câu hỏi cuối cùng này chúng ta thấy mình được đặt trước một suy nghĩ rằng một phản tỉnh, mà suy tư hữu thể trên con đường vượt qua vô thể, cuối cùng lại trở về với đi một câu hỏi về hiện vật. Trong phạm vi câu hỏi này, phù hợp với cách thể truyền thống của siêu hình học, vẫn còn tra vấn trong chiều hướng đi tìm nguyên nhân dưới sự hưởng dẫn của Tại Sao ?, tư tưởng về hữu thể bị từ chối hoàn toàn để nhường chỗ cho tri thức hiện trình về hiện vật từ hiện vật. Thật là thừa phải thêm rằng câu hỏi cuối cùng hiển nhiên là câu hỏi mà nhà siêu hình học Leibniz đã đặt trong Principes de la nature et de la grace của ông: Pourquoi il y a plutôt quelque chose que rien ? (Tại sao lại có một cái gì đó hơn là không có gì cả ?) Opp. ed Gerh. tôm. VI, 602,1.7).

Phải chăng giảng thuyết như thế rơi trở lạ sau mục đích riêng của nó, một việc tự nó có thể xảy ra vì nỗi khó khăn của con đường vượt từ siêu hình học đến tư tưởng khác ? Phải chăng cuối cùng nó đặt với Leibniz câu hỏi siêu hình học về nguyên nhân tối thượng của tất cả các sự vật đang là ? Thế tại sao tên của Leibniz đã không được nhắc tới ?

Hay phải chăng câu hỏi được đặt ra trong một ý nghĩa hoàn toàn khác ? Nếu nó không tra vấn về hiện vật và không tìm kiếm cho hiện vật nguyên nhân đang là đầu tiên, thì câu hỏi phải áp dụng vào cái không phải là hiện vật. Cái đó câu hỏi đặt tên và viết hoa : das Nichts, vô thể mà giảng thuyết lấy làm chủ đề độc nhất. Thực thường tình khi có sự đòi hỏi phải một lần suy tư về mục đích cuối cùng của giảng thuyết từ chân trời riêng biệt hướng dẫn tất cả giảng thuyết. Cái mà được gọi là câu hỏi nền tảng của siêu hình học khi đó phải được hoàn thành, trên bình diện hữu thể học nền tảng, như là câu hỏi phát xuất từ nền tảng của siêu hình học và như là câu hỏi về nền tảng này.

Nhưng khi đó chúng ta phải hiểu câu hỏi này như thế nào nếu chúng ta chấp nhận rằng giảng thuyết trung thành với mục đích riêng tư của nó cho đến cùng ?

Câu hỏi được phát biểu : tại sao có hiện vật mà không có vô thể ? Giả sử rằng ta không còn suy tư một cách siêu hình học theo cách thể quen thuộc trong lòng trong siêu hình học, nhưng suy tư từ yếu tính và chân lý của siêu hình học đến chân lý của hữu thể, thì câu hỏi này cũng có thể được hỏi : do đâu xảy ra sự thể khắp nơi hiện vật có ưu thế và đòi hỏi mọi "là" cho nó, trong khi cái mà không phải là hiện vật, vô thể hiểu như là chính hữu thể, vẫn bị quên lãng? Do đâu xảy ra sự thể một cách trung thực không có gì liên hệ tới hữu thể và vô thể không thể hiện yếu tính của nó một cách trung thực ? Phải chăng từ đây xảy ra trong tất cả siêu hình học sự chắc chắn sai lầm không thể lay chuyển rằng hữu thể được tự am hiểu và vì thế vô thể trở nên dễ hơn là hiện vật ? Sự thể là thế đối với hữu thể và vô thể. Nếu khác thế thì Leibniz đã không thể nói khi cắt nghĩa đoạn văn đã dẫn: car le rien est plus simple et plus facile que quelque chose (vì hư vô thì đơn giản và dễ hiểu hơn một cái gì đó).

Hiện vật là hay hữu thể là, (có hiện vật hay có hữu thể), trong hai sự thể đó sự thể nào bí nhiệm hơn ? Hay chúng ta vẫn chưa tiến tới, bằng suy tưởng này, vùng lân cận của bí nhiệm, một bí nhiệm mà đã xẩy tới với hữu thể của hiện vật ?

Dù câu trả lời có thể được phát biểu thế nào đi nữa, giờ đây quả đã đến lúc để suy tư thấu đáo một lần giảng thuyết “Siêu hình học là gì ?", một sự giảng thuyết đã bị công kích nhiều mặt, và suy tư từ mục đích của nó chứ không phải từ một mục đích được tưởng tượng ra.

 



[1] Dasein và Existenz trong ngôn ngữ triết học truyền thống của người Đức đồng nghĩa và vì thế chúng ta có thể được dịch cả hai tiếng đó bằng cùng một tiếng "hiện hữu" người Pháp cũng đã thường dịch cả hai tiếng đó bằng cũng bằng một tiếng existence (chú thích của người dịch)

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt