SIÊU HÌNH HỌC Quyển A, trang [980α]
ARISTOTELES (384 – 322 TCN)
980α Πάντες ἄνθρωποι τοῦ εἰδέναι ὀρέγονται φύσει. Σημεῖον δ᾽ ἡ τῶν αἰσθήσεων ἀγάπησις: καὶ γὰρ χωρὶς τῆς χρείας ἀγαπῶνται δι᾽ αὑτάς, καὶ μάλιστατῶν ἄλλων ἡ διὰ τῶν ὀμμάτων. Οὐ γὰρ μόνον ἵνα πράττωμεν ἀλλὰ καὶ μηθὲν [25] μέλλοντες πράττειν τὸ ὁρᾶν αἱρούμεθα ἀντὶπάντων ὡς εἰπεῖν τῶν ἄλλων. Αἴτιον δ᾽ ὅτι μάλισταποιεῖ γνωρίζειν ἡμᾶς αὕτη τῶν αἰσθήσεων καὶ πολλὰς δηλοῖ διαφοράς. Φύσει μὲν οὖν αἴσθησιν ἔχοντα γίγνεται τὰ ζῷα, ἐκ δὲ ταύτης τοῖς μὲν αὐτῶν οὐκ ἐγγίγνεταιμνήμη, τοῖς δ᾽ ἐγγίγνεται.
Bản dịch của C.D. Reeve All humans by nature desire to know. An indication of this is our liking for the perceptual capacities.For even apart from their utility, these are liked because of themselves — and most of all the one because of the eyes. For it is not only in order to do an action, but even when we are not going to do anything whatsoever, that we choose sight over (one might almost say) all the others. The cause of this is that of all perceptual capacities it enables us to know most fully and makes clear many differences. Dịch nghĩa: Tất cả mọi người tự bản tính tự nhiên đều ham hiểu biết. Dấu hiệu cho biết điều này là việc ta yêu thích các năng lực tri giác. Vì ngay cả khi không xét tới tính hữu tích của chúng, những năng lực này được yêu thích là vì bản thân chúng – và hơn hết thảy là cái vì đôi mắt. Vì không chỉ để hành động, mà ngay cả khi ta sẽ không làm bất cứ điều gì, ta chọn thị giác hơn (hầu như ta có thể nói như vậy) mọi cái khác. Nguyên nhân là do trong số mọi năng lực tri giác, thị giác mới có thể phép ta biết đầy đủ nhất và thấy được rõ nhất nhiều sự khác biệt.
CHÚ GIẢI
Tất cả mọi người tự bản tính tự nhiên đều ham hiểu biết: Một phát biểu có thể dùng để so sánh với nó là "con người tự bản tính tự nhiên là con vật chính trị" (Pol. I 1 1253a2-3) phần nào đó có nghĩa là "một động cơ hướng tới loại cộng đồng này, tự bản tính tự nhiên, đã hiện hữu ở tất cả mọi người rồi" (2 1253a29–30) – bản tính tự nhiên hay động lực (hormé) lại được kết hợp nhau ở Δ 23 1023a9. Vì thế, có lẽ ta không cần phải hiểu ham hiểu biết là cái ai cũng mong muốn có được hoặc làm theo. Có lẽ nó chỉ hiện hữu như là một động cơ thôi thúc, nếu có thời gian rỗi rải và những sự phát triển văn hóa khác cần thiết cho nó (981b20–23) thì ta sẽ thấy được sự biểu hiện của nó trong đời sống con người. Tự bản tính tự nhiên (φύσει / phusei): (1) Nhiều điều mà Aristotle muốn nói qua chữ phusis ("tự nhiên") được bàn luận trong Δ 4. Nhưng ông sử dụng thuật ngữ này với hàm nghĩa rộng hơn những gì mà phần bàn luận ấy gợi ra. Theo "cách nguyên sơ và đầy đủ" nào đó, một thực thể đang tồn tại hay đang làm cái gì đó bởi/tự bản tính tự nhiên đều có một bản tính tự nhiên (nature), nó là điểm xuất phát nội tại của vận động và đứng yên (Δ 4 1015a13–15). Thế giới tự nhiên, do khoa học tự nhiên nghiên cứu, là thế của những thực thể như vậy, mọi thực thể trong thế giới ấy đều có chất liệu có thể tri giác được làm yếu tố cấu tạo (E 1 1025b30–1026a6). Thế giới này đại khái là thế giới phía bên dưới mặt trăng. Phía bên trên mặt trăng là thế giới các thiên thể, đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và thần học (1026a7–22), ở đó các thực thể không phải là vật chất hoặc là vật chất thuộc loại khác(Ζ 2 1028b15n, 10 1036a9–12). Mặc dù, nói cho chặt chẽ, các thực thể này không có bản tính tự nhiên, thế nhưng Aristotle lại nói về chúng như thể chúng có cái bản tính ấy (1026a20, 25 là những ví dụ thú vị – vì đặc biệt không thích hợp). Chúng ta sử dụng thuật ngữ "tự nhiên" theo cách tương tự khi nói về bản tính của các con số hay bản tính của các thực thể hư cấu, không có ý muốn nói là những thứ này là bộ phận của thế giới tự nhiên (so sánh M 4 1078a10). (2) Đôi khi, thay vì dùng phusis để quy chiếu tới (một) phusis của X, Aristotle sử dụng thuật ngữ này và dạng số nhiều của nó là phuseis để biểu thị điều gì đó mà ta dịch là "tự nhiên" hay "các tự nhiên". Sự vật hay các sự vật được quy chiếu đến có thể hoặc không thể có các bản tính tự nhiên (tự nhiên theo nghĩa hẹp); chúng có thể chỉ là các thực thể thuộc loại nào đó. (3) Aristotle cũng nói về phusis hay hê phusis ở phương diện tác nhân (agentive) – chẳng hạn, khi ông nói, như ông thường làm, rằng tự nhiên chẳng làm điều gì vô ích cả (ví dụ, DA II 5 415b16–17, III 9 432b21, 12 434a31, PA I 1 641b12–29). Cũng như khi ông nói "bản tính của cái toàn bộ" ("the nature of the whole"), ta không rõ những từ này được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa chính xác như thế nào (Λ 10 1075a11n). Dấu hiệu cho biết điều này là việc ta yêu thích các năng lực tri giác (aisthêseôn / αἰσθήσεων): đôi khi Aristotle sử dụng danh từ aithêsis / αἴσθησις để chỉ (1) hoạt động đang tri giác một đối tượng tri giác nào đó, và đôi khi chỉ (2) các quan năng tri giác (hay các giác quan). Cách dùng ở dạng số nhiều, và những gì ông sẽ tiếp tục nói, cho thấy khả năng ông dùng danh từ này theo nghĩa (2), như ở 980a28 và 981b14. Cái vì đôi mắt (ἡ διὰ τῶν ὀμμάτων / hê dia tôn ommatôn): Vì ở đây Aristotle đang bàn về các năng lực tri giác chứ không phải bản thân các tri giác, cụm từ hê dia tôn ommatôn không quy chiếu tới một loại tri giác nào đó mà ta có được "nhờ" (một nghĩa khác của chữ dia) đôi mắt, mà tới năng lực tri giác (thị giác) mà ta có vì ta có đôi mắt (cơ quan thị giác). Vì thế ở Sens. 1 437a5–7 chính "năng lực thị giác" mới "tường thuật nhiều sự khác biệt, vì mọi vật thể đều có chung màu sắc." Nguyên nhân là do trong số mọi năng lực tri giác, thị giác mới có thể phép ta biết đầy đủ nhất và thấy được rõ nhất nhiều sự khác nhau: Tuy nhiên, chính ở độ chính xác và khả năng phân biệt của xúc giác chứ không phải trong sự nhìn mà con người mới hơn hẳn các loài vật khác: "Quả thực, dường như trong khi khứu giác là cái gì đó tương tự với vị giác, và các loại (eidos) của mùi cũng tương tự với các loại của vị, vị giác của con người chính xác hơn vì nó là một loại xúc giác, và năng lực tri giác ấy là chính xác nhất ở con người. Vì ở những điểm khác, anh ta thua kém nhiều loài động vật, nhưng trong xúc giác anh ta ngày càng chính xác hơn nhiều so với các loài khác. Đó là ý do tại sao anh ta cũng là loài thông minh nhất trong các loài động vật. Dấu hiệu cho thấy điều này là các thành viên của giống loài (genos) người theo lẽ tự nhiên đã có xu hướng tốt hay theo lẽ tự nhiên đã có xu hướng xấu tùy thuộc vào cơ quan tri giác này chứ không phải cơ quan khác, vì những người có thịt da rắn chắc theo lẽ tự nhiên là có xu hướng tư duy kém, trong khi đó những người có thịt da mềm lại có xu hướng tư duy tốt" (DA II 9 421a18–26). Nguyên nhân (αἴτιον / aition): sự khác nhau giữa αἴτιον / aition (giống trung), được dùng ở đây, và αἰτία / aitia (giống cái), cũng được dùng ở đây: aitia là một luận cứ giải thích (một loại diễn dịch) xác định các nguyên nhân, trong khi đó aition là một phần tử trong thế giới có tác động nhân quả. Aristotle không nhận xét một cách có hệ thống sự phân biệt này, nhưng chính aitia có mặt trong các định nghĩa của ông về nhận thức kĩ thuật thủ công và nhận thức khoa học (APo. I 2 71b9–12, II 11 94a20–27). Cả aition lẫn aitiađều được dịch là "nguyên nhân". Biết (γνῶσις / gnôsis; động từ, γιγνώσκειν / gignôskein): Mặc dù giữa gnôsis và ἐπιστήμη / epistêmê (động từ ἐπίστασθαι / epistasthai) chẳng có sự khác biệt gì mấy, nhưng epistêmê thường được áp dụng cho các khoa học chứng minh, kĩ thuật thủ công hay các loại tri thức khoa học có tính hệ thống, cho nên epistêmê là một loại tri thức khoa học đặc biệt. Gnôsis thì yếu hơn và được sử dụng cho cái biết tri giác và cái biết do quen thuộc - cái gì đó thân thuộc là γνώριμος / gnôrimos. Nếu X biết rằng p, suy ra p đúng và X có lý do chính đáng để tin như thế. Những phép suy tương tự cũng thấy có trong các trường hợp của epistasthai và εἰδέναι / eidenai (được dùng trong câu mở đầu) nhưng có thể không có trong trường hợp gignôskein. Đinh Hồng Phúc dịch
Nguồn: Aristotle. Metaphysics. Translated with introduction and notes by A. D. C. Reeve. Indianapolis/Cambridge: Hackett. 2016.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC