TỔNG LUẬN THẦN HỌC VỀ ĐAM MÊ (Câu hỏi 22-48)
Câu hỏi 37 CÁC HIỆU QUẢ CỦA SỰ ĐAU ĐỚN HOẶC CỦA SỰ BUỒN RẦU (4 TIẾT) THOMAS AQUINO (1225-1274) Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch
Thomas Aquino. Tổng luận thần học. Quyển II, Phần 1, tập II. Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính.| Phiên bản đăng trên triethoc.edu.vn do Lục Phạm Quỳnh Nhi đánh máy. | Bản dịch tiếng Anh:https://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/sum172.htm
Nghiên cứu các hiệu quả của sự đau đớn hoặc của sự buồn rầu.
TIẾT 1: SỰ ĐAU ĐỚN LÀM BIẾN MẤT NĂNG LỰC HIỂU BIẾT? VẤN NẠN: Xem ra không có như thế 1. Có lời ghi chép: “Khi Chúa phán xét trên trái đất, mọi người sẽ hiểu biết sự công bình của Chúa” (ls 26,8) và tiếp theo đó: “Trong gian truân làm cho chúng than vãn rên rĩ, Chúc dạy cho chúng hiểu biết” (5,16). Mà các sự phán xét của Thiên Chúa và sự gian truân sinh ra sự đau đớn hoặc sự buồn rầu trong tâm hồn nhân loại. Vvậy sự đau đớn không làm biến mất nhưng làm nên năng lực hiểu biết. 2. Còn lời ghi chép: “Ngài sẽ dạy ai sự hiểu biết? Ngài sẽ làm cho ai hiểu bài học? cho những trẻ con vừa thôi bú, vừa xa vú mẹ” (ls 28,9), nghĩa là ra xa khỏi các sự vui thú. Mà nhất là sự đau đớn và sự buồn rầu trục xuất các sự vui thú, như Triết gia nói: “Sự buồn rầu làm cho mọi vui thú trở nên bất khả” (Eth 7,14) và còn ghi chép: “Một giờ khổ não làm quên hết thảy các sự vui thú lớn nhất” (Hc 11,27). Vậy sự đau đớn không làm biến mất năng lực hiểu biết, nhưng đem lại nó. 3. Sự buồn rầu bên trong hơn sự đau đớn bên ngoài, như chúng ta đã thấy (q.35 a.7) mà con người buồn rầu còn học bieetss được, nên họ càng có thể học biết hơn nữa, khi họ đau đớn trong thân thể. TRÁI LẠI: Thánh Augustinô viết: “Mấy ngày nay tôi bị đau răng nhức nhối quá và tôi đã không thể suy nghĩ đúng ngoài suy nghĩ về ác sự tri thức đã có trước. Nhưng tôi một cách tuyệt đối không thể học biết cái gì mới; cho được đạt điều đó, hẳn tôi cần đến tất cả mọ năng lực tinh thần tôi” (Solli 12, PL 32). TRẢ LỜI: Bởi vì mọi năng lực có nguồn gốc trong cũng một yếu tính của linh hồn, khi sự chú ý của linh hồn một cách mãnh liệt hướng về hành động của năng lực này, bị rút lui khỏi hành động của năng lực kia, vì một linh hồn chỉ có một sự chú ý duy nhất. Do đó, nếu cái gì thu hút về mình tất cả sự chú ý hoặc một phần lớn sự chú ý của linh hồn, nó không cho ở bên cạnh nó có sự vật nào khác đòi linh hồn chú ý nhiều. Mà rõ ràng là sự đau đớn khả giác thu hút quá manh động thể tính của linh hồn, bởi vì do bản tính mỗi hữu thể có khuynh hướng sử dụng tất cả mọi năng lực mình để chống lại cái gì tương phản như người ta trông thấy trong thế giới thiên nhiên. Cũng vậy, rõ ràng muốn học biết cái gì mới phải học hỏi với nhiều nỗ lực và chuyên tâm chú ý, như đọc thấy trong bản văn Kinh thánh: “Nếu người tìm kiếm sự khôn ngoan như tìm kiến tiền bạc, và nếu người đào sới để tìm sự khôn ngoan như để tìm kiếm kho tàng quý báu, và như thế người sẽ gặp được sự hiểu biết” (Cn 2,4). Như vậy, nếu sự đau đớn mãnh liệt, con người không thể học biết được. Và hơn nữa sự đau đớn này có thể trở nên khốc liệt đến nỗi trong lúc nó hiện diện, con người không thể bắt tinh thần chú ý đến ngay cả những trí thức đắc thủ trước kia. Tuy nhiên, các trường hợp khác nhau tùy theo tạp đa tính của tình yêu quan hệ với việc học biết hay nghiên cứu bởi tình yêu càng lớn lao, thì nó càng ngăn trở động thể tính của tinh thần không hoàn toàn bị thu hút trong sự đau đớn. GIẢI ĐÁP: 1. Một sự buồn rầu dìu dịu ngăn trở sự tản mạn tinh thần có thể trợ giúp thu lượm được sự học biết, nhất là nếu sự học biết này khiến chúng ta hy vọng được giải thoát khỏi sự buồn rầu. Chính theo thể cách này nhân loại bị gian truân than van rền rĩ, lãnh nhận được khá hơn sự dạy bảo của Thiên Chúa. 2. Sự vui thú cũng như sự đau đớn, theo mức độ chúng thu hút đồng thể tính của linh hồn, ngăn trở hành động của trí năng; vì Triết gia nói: “Việc suy nghĩ về một cái gì trong khi khoái lạc nhục dục thì hoàn toàn bất khả” (Eth. 11,4). Tuy nhiên, sự đau đớn thu hút động thể tính của linh hồn hơn sự vui thú. Người ta cũng thấy trong thế giới thiên nhiên hành động của vật thể mãnh liệt hơn đối với tương phản hữu của nó; nước đun nóng chịu hành động của sự lạnh nhiều hơn, đến nỗi nó đông đặc mạnh hơn. Vậy nếu sự đau đớn hoặc sự buồn rầu dìu dịu, nó có thể bằng cách ngẫu trừ làm dễ sự học biets trong tư cách nó làm biến mất sự thái quá trong cách sự vui thú. Nhưng tại sự nó ngăn trở sự học biết và ngăn trở hoàn toàn, nếu nó trở nên mãnh liệt. 3. Sự đau đớn bên ngoài phát xuất bởi vết đau trong thân thể, nó có sự thay đổi trong giác quan hơn sự đau đớn bên trong. Tuy nhiên, sự đau đớn bên trong to lớn hơn về phương diện yếu tố mô thể của sự đau đớn, và yếu tố này lệ thuộc và linh hồn. Do đó, sự đau đớn trong thân thể năng trở sự chiê ngưỡng nhiều hơn vì sự chiêm ngưỡng đòi hỏi sự yên tĩnh hoàn hảo. Còn chính sự đau đớn bên trong khi trở nên mãnh liệt thu hút sự chú ý đến nỗi người ta không học được cái gì mới; chính sự buồn rầu này đã khiến thánh Grêgôriô làm giác động sự chú giải về tiên tri Êdêklen (In Ezéch 2,10).
TIẾT 2 SỰ LO LẮNG CỦA TINH THẦN LÀ HIỆU QUẢ CỦA SỰ BUỒN RẦU HOẶC CỦA SỰ ĐAU ĐỚN VẤN NẠN: Xem ra không có như thế 1. Thánh Phao-lô viêt: “Hãy xem nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa đã đem lại cho an hem những gì: bao nồng nhiệt và hơn thế nữa, bao lời xin lỗi, bao ân hận, bao sợ hãi, bao ước mong, bao nhiệt tình, bao hình phạt, vv…” (2 Cr 7,11). Mà sự lo lắng và sự tức giận đánh dấu sự nhẩy nẩy lên của tinh thần đối lập với sự lo lắng. Vậy sự lo lắng không phải là hiệu quả của sự buồn rầu. 2. Sự buồn rầu đối lập với sự vui thú. Mà hiệu quả của sự vui thú là nới ra; mà sự lo lắng không đối lập với sự nới ra này, nhưng sự co rút. Vậy người ta không nên coi sự lo lắng là hiệu quả của sự buồn rầu. 3. Sự buồn rầu thu hút theo lời ghi chép: “Anh em phải tha thứ và an ủi, kẻo người đó bị chìm đắm trong nỗi ưu phiền quá mức chăng” (2 Cr 2,7). Mà người bị lo lắng làm ra nặng nề không bị thu hút; nhưng bị đè bẹp dưới gánh nặng của mình; còn kẻ bị thu hút bị nhốt kín trong cái gì thu hút. Vậy sự lo lắng không phải là hiệu quả của sự buồn rầu. TRÁI LẠI: Thánh Grêgôriô đệ Nyssê (De Nat, Hom. 19) và thánh Damascềnô (De Fide Orth. 2,14) đề cập đến sự buồn rầu làm cho nặng nề mệt nhọc, tức là làm cho lo lắng. TRẢ LỜI: Các hiệu quả của các đam mê trong linh hồn khi được biểu thị cách ẩn dụ do sự tương tự với các vật thể khả giác bởi vì các sự chuyển động của thị dục thú vật tương tự với các sự chuyển động của thị dục tự nhiên. Chính như vậy mà sự nóng hừng được quay về tình yêu, sự nới ra được quy về sự vui thú, và sự làm cho quị dưới sự nặng được qui về sự buồn rầu. Thực thế, người ta nói một con người bị quị quị dưới sức nặng khi sức nặng ngăn trở sự chuyển động riêng của họ. Mà thật rõ ràng theo điều chúng ta đã trình bày (q.23, a.4, q31, a.1)(*) sự buồn rầu đến từ sự xấu hiện diện. Sự xấu này, vì nó đối lập với sự chuyển động của ý chí, làm cho trí năng lo lắng bằng cách không cho nó vui thú về điều nó muốn. Nếu sự mãnh liệt của sự xấu làm cho buồn rầu không mạnh đủ để làm biến mất tất cả hy vọng thoát khỏi, thì mặc dầu trí năng lo lắng việc nó hiện tại không vui thú về điều mình muốn, nó vẫn còn khả năng chuyển động để đẩy lui sự xấu làm cho nó buồn rầu. Còn nếu sự mãnh liệt của sự xấu thêm lên đến mức độ làm biến mất tất cả hy vọng thoát khỏi, thì trở cách tuyệt đối đến nỗi nó không còn sức lực quay đi phía này hoặc phía kia. Và thỉnh thoảng tình trạng này xuất hiện ngay đối với sự chuyển động bên ngoài vì nó cũng bị ngăn trở. Vậy con người chỉ còn bất động và sửng sốt. GIẢI ĐÁP 1. Sự nhẩy nẩy lên này của linh hồn được tạo ra bởi sự buồn rầu vì Thiên Chúa bởi vì sự buồn rầu như thế có mang theo hy vọng thấy các tội lỗi được tha thứ. 2. Đối với sự chuyển động của thị dục, sự co rút và sự làm quị dưới sức nặng, tức là sự lo lắng cũng như nhau vì trí năng làm quị dưới sức nặng, tức là lo lắng không thể tự do đem mình ra bên ngoài được, nó rút lui vào trong chính mình dười như nó co rút lại. 3. Người ta nói sự buồn rầu thu hút con người khi sự mãnh liệt của sự xấu ảnh hưởng đến trí năng một cách toàn diện đến nỗi làm cho nó mất tất cả hy vọng giải thoát. Như vậy, sự mãnh liệt của sự xấu đồng thời làm cho trí năng quị dưới sức nặng và thu hút nó. Quả thế, một số sự vật bao hàm lẫn nhau, khi người ta nói cách ẩn dụ, trong khi chúng bất khả hợp, nếu người ta hiểu chúng theo nghĩa đen.
TIẾT 3: SỰ BUỒN RẦU HOẶC SỰ ĐAU ĐỚN LÀM YẾU MỌI HOẠT ĐỘNG TÍNH? VẤN NẠN: Xem ra không có như thế 1. Sự lo lắng không ngăn trở mọi hoạt động tính. Vì sự lo lắng là hiệu quả của sự buồn rầu theo bản văn của thánh Phao-lô mà người ta đã trích dẫn ở tiết trước. Mà sự lo lắng giúp hành động tốt, nghư người ta thấy ở bẳn văn của thánh Phao-lô: “Hãy cố gắng ra trước mặt Thiên Chúa như một người đã được thử luyện, một người thợ không có gì phải xấu hổ, một người thẳng thắn dạy lời chân lý” (2 Tm 2,15). Vậy sự buồn rầu không ngăn trở hoạt động tính, mà lại có thể giúp để hành động tốt. 2. Triết gia nói: “Sự buồn rầu khêu gợi sự ham muốn nơi nhiều người (Eth. 14,6). Mà sự ham muốn làm mạnh thêm hoạt động tính. Nên sự buồn rầu cũng vậy. 3. Một số hành động riêng biệt cho những kẻ vui mừng: các hành động khác riêng biệt cho những kẻ buồn rầu như khóc. Mà mọi sự vật thêm lên do cái gì thích hợp cho mình. Vậy có những hành động mà sự buồn rầu không năng trở, mà trái lại làm cho chúng tốt đẹp hơn. TRÁI LẠI: Triết gia nói: “Sự vui thú làm xong hoàn toàn hành động” và ngược lại “sự buồn rầu ngăn trở nó” (Eth. 4,6). TRẢ LỜI: Chúng ta đã nói đến sự buồn rầu không luôn luôn làm cho trí năng lo lắng, cũng không thu hút nó đến mức độ ngăn trở mọi sự chuyển động bên trong hoặc bên ngoài, nhưng một số hành động thỉnh thoảng được chính sự buồn rầu tạo nên. Vậy hành động có thể có hai mối quan hệ với sự buồn rầu. Trước hết, một quan hệ với đối tượng của sự buồn rầu. Trong trường hợp này sự buồn rầu ngăn trở mọi hành động tính, vì không bao giờ chúng ta làm cách tốt đẹp điều chúng ta làm trong khi buồn rầu cho bằng điều chúng ta làm trong khi vui thú, hoặc ít nhất trong khi không buồn rầu. Lý do chứng tỏ điều khẳng định là ý muốn làm nguyên nhân cho hành động tính nhân loại đến nỗi nếu hành động quan hệ với cái gì làm cho buồn rầu, tất nhiên xảy ra là hành động này bị làm yếu đi. Hành động cũng có thể quan hệ với sự buồn rầu làm nguyên lý và nguyên nhân của mình. Một hành động như thế chỉ được làm nên mạnh bởi sự buồn rầu. Chính tnhuw thế mà một sự vật càng làm cho chúng ta buồn rầu, chúng ta càng nỗ lực đảy lui ra xa sự buồn rầu này, miễn là chúng ta còn hy vọng đạt tới điều này; nếu cách khác, hẳn không sự chuyển động nào, không hành động nào phát xuất do sự buồn rầu. GIẢI ĐÁP: Do những điều vừa trình bày, các vấn nạn được giải quyết xong.
TIẾT 4: SỰ BUỒN RẦU LÀM HẠI THÂN THỂ HƠN CÁC ĐAM MÊ KHÁC CỦA LINH HỒN? VẤN NẠN: Xem ra không có như thế 1. Sự buồn rầu có sự hiện hữu thiêng liêng trong linh hồn. Mà các thực tại thuần túy thiêng liêng không gây nên sự biến đổi trong thân thể, như người ta trông thấy điều này đối với những sức trương của các màu trong không khí không muộm màu vật thể nào. Vậy sự buồn rầu không gây ra sự tổn hại nào trong thân thể. 2. Nếu sự buồn rầu làm hại thân thể cách nào, đó chỉ là trong tư cách nó có sự biến đổi cơ quan đi theo. Mà sự biến đổi này hiện hữu đối với mọi đam mê của linh hồn, như đã nói ở trước (q.22, a.1 và 3). Vậy sự buồn rầu không làm hại thân thể hơn các đam mê khác. 3. Triết gia nói: “Sự giận dữ và sự ham muốn làm cho ra điên một số người” (Eth. 3,7): điều này xem ra là sự tổn hại nặng nề nhất trong mọi sự tổn hại, bởi vì trí năng là cái gì ưu tú nhất trong con người. Sự thất vọng cũng xem ra có hại hơn sự buồn rầu, bởi nó là nguyên nhân của sự buồn rầu. Vậy sự buồn rầu không làm hại thân thể hơn các đam mê khác. TRÁI LẠI: Có lời ghi chép: “Tâm hồn vui mừng đem lại sức khỏe dồi dào; tinh thần bị buồn rầu làm khô xương cốt” (Cn 17,22). Còn lời ghi chép: “Giống bướm vải làm hư quần áo, và con mọ gặp gỗ, cũng vậy, sự buồn rầu làm hại trái tim con người” (Cn 25,20); sau cùng cũng còn ghi chép: “Sự buồn rầu làm cho sự chết chạy gấp đến” (Hc 38,19). TRẢ LỜI: Sự buồn rầu, hơn tất cả mọi đam mê khác của linh hồn, có hại cho thân thể. Cái lý do là sự buồn rầu đối lập với sự sống nhân loại do loại thuộc tính của sự chuyển động của nó, chứ không phải chỉ về phương diện mức độ hoặc lượng của nó, như các đam mê khác của linh hồn. Thực thế, sự sống nhân loại cốt tại một sự cử động nào đó đi từ trái tim, khuếch tán trong các chi thể, cử động này thích hợp với bản tính nhân loại theo một mức độ nhất định. Vậy nếu nó vượt qua mức độ cần, nó đối lập với sự sống nhân loại tùy theo lượng của mình chứ không tùy theo đặc tính loại thuộc của mình. Còn nếu sự phát triển cử động này bị ngăn trở, sự sống sẽ bị làm trái ngược trong điều phân loại nó. Mà phải chú ý trong mọi đam mê của linh hồn, sự biến đổi trong thân thể là yếu tốt chất thể, thì phù hợp và tương ứng với sự chuyển động của thị dục, và sự chuyển động của thị dục là yếu tố mô thể: như trong mọi vật, chất thể tương ứng với mô thể. Các đam mê của linh hồn bao hàm sự chuyển động của thị dục đến một cái gì phải thu lượm được, không đối lập với sự chuyển động của sự sống tùy theo loại của chúng, nhưng chúng có thể đối lập tùy theo lượng, như tình yêu, sự vui mừng, sự ước muốn, v.v… Do đó, các đam mê này được xem xét theo loại của mình có lợi cho bản tính của thân thể, nhưng có thể làm hại bởi sự thái quá của chúng. Còn các đam mê bao hàm sự chuyển động của thị dục trong hướng trốn tránh hoặc rút lui, đối lập với sự chuyển động của sự sống không những tùy theo lượng, mà còn tùy theo loại của sự chuyển động; như vậy, sự sợ hãi và sự thất vọng và nhất là sự buồn rầu làm cho linh hồn lo lắng do sự xấu hiện tại, vì sự xấu hiện tại gây ấn tượng mạnh hơn sự xáu tương lai. GIẢI ĐÁP: 1. Bởi vì linh hồn một cách tự nhiên động thân thể, thì sự chuyển động thiêng liêng của linh hồn một cách tự nhiên tạo nên sự biến đổi trong thân thể. Không phải như vậy đối với các sức trương thiêng liêng không được sắp đặt theo bản tính để động các vật thể khác, và các vật thể này không được sắp đặt theo bản tính để linh hồn động chúng. 2. Các đam mê khác gây nên sự biến đổi trong thân thể phù hợp với sự chuyển động của sự sống về phương diện loại thuộc; còn sự buồn rầu gây nên sự biến đổi tương phản như chúng tôi đã nói. 3. Sự sử dụng trí năng bị ngăn trở bởi những nguyên nhân yếu đuối hơn các nguyên nhân phá hủy sự sống, bởi chúng ta trông thấy nhiều bệnh hoạn lắm mất trí năng, chứ không làm mất sự sống. Tuy nhiên, sự sợ hãi và sự giận dữ làm hại nhiều cho thân thể do sự buồn rầu xen vào và phát xuất bởi sự vắng mặt của điều người ta ước muốn. Lại nữa, chính sự buồn rầu đôi khi làm mất trí năng, như người ta trông thấy nơi những người vì đau đớn bị sút kém tinh thần. (*)Ký hiệu q và a dùng trong Tổng luận thần học là từ viết tắt của các chữ Latinh “quaestio” và “articulus”, nghĩa là “Câu hỏi” và “Tiết” (bản dịch của Lm. Jos. Trần Ngọc Châu) hoặc “Vấn đề” và “Mục” (bản dịch của Joachim Nguyễn Văn Liêm và cộng sự). Ví dụ: (q.23 a.4) nghĩa là (Câu hỏi 23, Tiết 4) hoặc (Vấn đề 23, Mục 4). – Chú thích của triethoc.edu.vn. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC