Triết học tinh thần

Tổng luận thần học: Các thứ thuốc đối với sự buồn rầu hoặc đau đớn

TỔNG LUẬN THẦN HỌC

VỀ ĐAM MÊ (Câu hỏi 22-48)

22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48
                                                     

 

 

CÂU HỎI 38

CÁC THỨ THUỐC ĐỐI VỚI

SỰ BUỒN RẦU HOẶC ĐAU ĐỚN (5 Tiết)

 

THOMAS AQUINO (1225-1274)

Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch

 


Thomas Aquino. “Câu hỏi 38: Các thứ thuốc đối với sự buồn rầu hoặc đau đớn”. Tổng luận thần học. Quyển II, Phần 1, tập II. Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính.| Phiên bản đăng trên triethoc.edu.vn do bạn Lục Phạm Quỳnh Nhi đánh máy. || Bản dịch tiếng Anh: https://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/sum173.htm



 

1. Sự đau đớn hoặc sự buồn rầu được giảm bớt bởi bất cứ sự vui thú nào?

2. Bởi nước mắt?

3. Bởi lòng thương xót của bạn hữu?

4. Bởi sự chiêm ngưỡng của chân lý?

5. Bởi giấc ngủ và bởi sự tắm?

 

TIẾT 1

SỰ ĐAU ĐỚN HOẶC SỰ BUỒN RẦU ĐƯỢC GIẢM BỚT

BỞI BẤT CỨ SỰ VUI THÚ NÀO?

VẤN NẠN: Xem ra không có như thế

1. Sự vui thú làm cho giảm bớt sự buồn rầu chỉ vì tương phản với nó. Vì các thứ thuốc hành động bởi các tương phản hữu, như Triết gia trình bày (Eth 3,4). Mà mọi sự vui thú không tương phản với mọi sự buồn rầu nhưng chúng ta đã thấy ở trước (q.35, a.4). Vậy không phải bất cứ sự vui thú nào làm cho giảm bớt bất cứ sự buồn rầu nào.

2. Cái gì tạo nên sự buồn rầu không làm cho giảm bớt sự buồn rầu. Mà một số vui thú tạo nên sự buồn rầu, như Triết gia nói (Eth. 4,10): “Người độc ác buồn rầu vì đã cảm thấy sự vui thú”. Vậy mọi sự vui thú không giảm bớt sự buồn rầu.

3. Thánh Augustinô viết: Chính ông rời bỏ quê hương mình vì ở đó ông đã có tập quán nói chuyện cùng người bạn hữu bây giờ đã qua đời: “mắt của ông tìm kiếm người bạn hữu này ít hơn ở nơi mà ông đã không có tập quán trông thấy họ” (Cont. 4,7). Do đó, người ta có thể diễn dịch điều này là cái gì làm cho chúng ta cảm thông với các bạn hữu, sẽ trở nên đau đớn cho chúng ta do cái chết hoặc sự vắng mặt của họ. Thế mà chính trong các sự vui thú mà chúng ta cảm thông với họ. Vậy các sự vui thú trở thành đau đớn cho chúng ta khi chúng ta bị làm cho đau đớn. Và như vậy không phải bất cứ sự vui thú nào cũng làm cho giảm bớt bất cứ sự buồn rầu nào.

TRÁI LẠI: Triết gia nói: “Sự vui thú xua đuổi sự buồn rầu hoặc sự buồn rầu n ày tương phản với nó hoặc có quan hệ với nó, miễn là nó to lớn” (Eth 14,6).

TRẢ LỜI: Như chúng ta đã trình bày ở trước (q.23, a.4; q.31, a.1), sự vui thú là một thứ nghỉ ngợi của thị dục trong sự tốt thích hợp với nó; trái lại, sự buồn rầu có nguyên nhân là cái gì tương phản với thị dục. Như vậy, sự vui thú trong các sự chuyển động của thị dục đối với sự buồn rầu thế nào, thì sự nghỉ ngơi trong các sự chuyển động của thân thể đối với sự mệt nhọc thể ấy, sự mệt nhọc phát xuất bởi một sự biến đổi không tự nhiên; vì chính sự buồn rầu bao hàm một sự mệt nhọc nào hoặc một bệnh hoạn của năng lực thị dục. Vậy cũng như bất cứ sự nghĩ ngơi nào của thân thể đem lại thuốc cho bất cứ sự mệt nhọc nào phát xuất bởi bât cứ nguyên nhân tự nhiên nào, cũng vậy mọi vui thú đều là thuốc làm cho giảm bớt mọi sự buồn rầu phát xuất bởi bất cứ nguồn gốc nào.

GIẢI ĐÁP:

1. Dầu mà mọi sự vui thú không tương phản với mọi sự buồn rầu về phương diện loại thuộc, nó vẫn tương phản về phương diện giống thuộc, như chúng ta đã nói (q.35, a.4). Do đó, về phía các sự sắp đặt của chủ thể, mọi sự buồn rầu được làm cho giảm bớt bởi bất cứ sự vui thú nào.

2. Các sự vui thú của những người độc ác không tạo nên cho họ những sự buồn rầu trong giây phút hiện tại, nhưng về sau, theo ý nghĩa này là họ ăn năn hối hận về những sự xấu đã làm cho mình vui mừng. Với sự buồn rầu này, người ta sửa chữa nó bằng những sự vui thú tương phản.

3. Khi hai nguyên nhân hướng về những sự chuyển động tương phản, cả hai ngăn trở nhau; tuy nhiên, nguyên nhân nào sau cùng thì thắng, là nguyên nhân mạnh nhất và bền nhất. Mà nơi kẻ trở nên buồn rầu về điều đã đem lại cho họ sự vui thú với bạn hữu của họ mà giờ đây đã qua đời hoặc vắng mặt, thì có hai nguyên nhân tiến hành theo chiều hướng tương phản. Vì tư tưởng về sự chết hoặc về sự vắng mặt hướng về sự đau đớn; trái lại, sự tốt hiện diện hướng về sự vui thú. Tuy nhiên, bởi vì tình cảm, về cái hiện tại thì mạnh hơn sự nhớ lại cái quá khứ, và tình yêu đối với chính mình tồn tại lâu dài hơn tình yêu đối với kẻ khác, rồi cuối cùng chính sự vui thú xua đuổi sự buồn rầu. Do đó, thánh Augustinô nói thêm sau đó không bao lâu sự đau đớn nhường chỗ cho cũng những sự vui thú như trước.

 

TIẾT 2:

SỰ ĐAU ĐỚN HOẶC SỰ BUỒN RẦU ĐƯỢC GIẢM BỚT BỞI NƯỚC MẮT?

VẤN NẠN: Xem ra không có như vậy

1. Không hiệu quả nào giảm bớt nguyên nhân của mình; mà nước mắt hoặc rên rỉ là hiệu quả của sự buồn rầu.

2. Nước mắt hoặc sự rên rỉ là hiệu quả của sự buồn rầu, như sự cười là hiệu quả của sự vui mừng. Mà sự cười không giảm bớt sự vui mừng. Vậy nước mắt không làm cho giảm bớt sự buồn rầu.

3. Khi người ta khóc, người ta biểu tượng cho mình sự xấu làm cho họ buồn rầu. Mà ảnh tượng này thêm sự buồn rầu như ảnh tượng của sự vật làm vui thú thêm sự vui mừng. Vậy xem ra khóc lóc không làm cho giảm bớt sự buồn rầu.

TRÁI LẠI: Thánh Augustinô viết: “Khi thánh nhân đau đớn buồn rầu về sự chét của người bạn hữu, thì gặp được sự nghỉ ngơi chút ít trong sự rên rỉ và nước mắt” (Conf. 4,8).

TRẢ LỜI: Nước mắt và rên rỉ một cách tự nhiên làm cho giảm bớt sự buồn rầu. Và điều này có hai lý do. Trước hết bất cứ cái gì làm hại, nếu người ta giữ lại điều cho một mình thôi, thì nó làm cho họ đau khổ buồn rầu hơn, bởi vì sự chú ý của linh hồn tập trung vào đó nhiều hơn; trái lại, khi họ phát lộ nó, sự chú ý của linh hồn theo một thể cách nào đó tung tán ra bên ngoài và sự đau đớn nhờ đó được giảm bớt đi. Do đó, khi người ta bị buồn rầu biểu lộ nó bằng sự khóc, rên rỉ hoặc bằng lời  nói, sự buồn rầu này được làm cho giảm bớt. Thứ đến, bởi vì hành động tính thích hợp với con người tùy theo sự sắp đặt của họ trong giây phút hiện tại, luôn luôn làm vui thú. Mà nước mắt và rên rỉ là những hành động rất thích hợp với cho những người buổn rầu hoặc đau đớn. Và do đó, chúng làm cho họ vui thú. Vậy, bởi vì mọi sự vui thú làm giảm bớt chút ít sự buồn rầu hoặc sự đau đớn, như người ta mới thấy, sự khóc và sự rên rỉ làm cho giảm bớt sự buồn rầu.

GIẢI ĐÁP:

1. Chính tương quan nguyên nhân với hiệu quả của nó trái ngược với tương quan của cái gì làm buồn rầu với người buồn rầu. Vì mọi hiệu quả hòa hợp với nguyên nhân và do đó nó làm vui thú nguyên nhân; còn cái gì làm cho buồn rầu tương phản với kẻ bị buồn rầu. Và do đó hiệu quả của sự buồn rầu ở trong người buồn rầu theo tương quan tương phản với tương quan của người buồn rầu có với đối tượng làm buồn rầu. Đó là điều làm cho sự buồn rầu được dịu bớt do hiệu quả của sự buồn rầu vì sự đối lập của tương phản tính mà chúng ta đã đề cập đến.

2. Quan hệ hiệu quả với nguyên nhân tương tự với quan hệ của sự tốt làm cho vui thú với kẻ vui thú; ở cả hai quan hệ này đều có sự thích hợp và hòa hợp. Mà tất cả cái gì tương tự thêm lên cái tương tự với mình. Do đó, sự cười và ác hiệu quả khác của sự vui mừng thêm lên sự vui mừng, trừ ra theo cách ngẫu trừ, khi có sự thái quá.

3. Sự biểu tượng về cái gì làm cho buổn ầu, thì cách nguyên thường (quantum est de se) làm tăng thêm sự buồn rầu; còn về do chính việc người ta biểu tượng mình làm điều thích hợp với tình trạng của mình, họ được sự vui thú nào đó. Cũng vậy, theo sự nhận xét của Cicéron (De Tuscul Quaest. 3,27), nếu người nào cười trong khi mình phải khóc, thì bị buồn rầu dường  như họ làm cái gì không thích hợp.

 

TIẾT 3:

SỰ ĐAU ĐỚN HOẶC SỰ BUỒN RẦU ĐƯỢC GIẢM BỚT

BỞI LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA BẠN HỮU?

VẤN NẠN: Xem ra không có như thế  

1. Các tương phản hữu có các hiệu quả tương phản. Mà thánh Augustinô nói: “Khi người ta vui thú chung cùng với nhau, thì sự vui mừng của mỗi người được thêm lên; vì người ta làm phấn chấn sự hang hái của mình và làm sôi nổi lẫn nhau” (Cont. 8,4). Vậy, theo cùng một lý do, khi nhiều người trở nên buồn rầu chung cùng với nhau, thì sự buồn rầu thêm lên trong mỗi người.

2. Thánh Augustinô nói: “Tình bằng hữu đòi phải có sự hỗ tương”. Mà người bằng hữu có lòng thương xót, đau đớn về sự buồn rầu của bằng hữu mình. Vậy chính sự buồn rầu ở nơi người bằng hữu có lòng thương xót là nguyên nhân cho sự buồn rầu mới nơi kẻ đã có buồn rầu về sự xấu riêng mình. Vậy sự đau đớn lên gấp đôi, thì xem ra sự buồn rầu cũng thêm lên.

3. Bất cứ sự xấu nào xảy ra cho người bằng hữu làm buồn rầu như sự xấu của bản thân. Mà sự đau đớn là sự xấu. Do đó, sự đau đớn của người bằng hữu có lòng thương xót làm thêm lên sự buồn rầu của người bằng hữu mà đối với họ người ta có lòng thương xót.

TRÁI LẠI: Triết gia viết: “Người bằng hữu có lòng thương xót là niềm an ủi trong cơn buồn rầu” (Eth. 11,2).

TRẢ LỜI: Điều tự nhiên là người bằng hữu có lòng thương xót sự buồn rầu của chúng ta, an ủi chúng ta. Triết gia kể ra hai lý do để minh chứng điều đó (Eth. 11,20). Lý do thứ nhất, đó là sự buổn ầu có hiệu quả làm cho lo lắng trở nên một thứ sức nặng mà kẻ chịu đựng nó muốn cố gắng làm cho mình nhẹ bớt. Vậy, khi người ta thấy những người khác bị buồn rầu về sự buồn rầu của chúng ta, người ta tưởng nghĩ họ gánh đỡ gánh nặng với chúng ta và cố làm nhẹ bớt thì sự nặng nề của sự buồn rầu của chúng ta được làm cho giảm bớt; điều này cũng xảy ra đối với các gánh nặng hữu hình. Lý do thứ hai tốt hơn: do sự kiện các bằng hữu buồn rầu với chúng ta, chúng ta ý thức mình được họ yêu mến; và điều này làm vui thú như chúng ta đã nói (q.32, a.5). Vậy bởi vì mọi sự vui thú làm dịu bớt sự buồn rầu như chúng ta đã trông thấy (a.1), thì lòng thương xót của bằng hữu cũng làm dịu bớt nó.

GIẢI ĐÁP:

1. Sự biểu lộ tình bằng hữu trong hai trường hợp: khi người ta vui mừng với kẻ vui mừng, và khi người ta tỏ lòng thương xót với kẻ buồn rầu. Do đó, hai sự việc này làm vui thú vì nguyên nhân của chúng.

2. Sự đau đớn của người bằng hữu được xem xét tại sự thì làm buồn rầu, nhưng cái tư tưởng về cái làm nguyên nhân và cái đó là tình yêu, thì đem lại nhiều vui thú.

3. Điều đó giải đáp vấn nạn 3.

 

TIẾT 4:

SỰ ĐAU ĐỚN HOẶC SỰ BUỒN RẦU ĐƯỢC GIẢM BỚT

BỞI SỰ CHIÊM NGƯỠNG CHÂN LÝ?

VẤN NẠN: Xem ra không có như vậy

1. Có lời ghi chép: “Kẻ thêm lên sự tri thức của mình, thêm lên sự đau đớn của mình” (Hc. 1,18). Mà sự tri thức gắn liền với sự chiêm ngưỡng chân lý. Vậy sự chiêm ngưỡng chân lý không làm dịu bớt sự đau đớn.

2. Sự chiêm ngưỡng chân lý lệ thuộc vào trí năng suy lý. Mà trí năng suy lý không làm chuyển động, như Triết gia khẳng định (De An. 9,7). Bởi vì sự vui mừng và sự đau đớn là những sự chuyển động của linh hồn, xem ra sự chiêm ngưỡng chân lý không làm dịu bớt sự đau đớn chút nào.

3. Phải ứng dụng thuốc ở nơi đau bệnh. Mà sự chiêm ngưỡng chân lý ở trong trí năng. Vậy nó không làm dịu bớt sự đau đớn hữu hình, vì sự đau đớn hữu hình ở trong giá quan.

TRÁI LẠI: Thánh Augustinô viết: “Xem ra nếu sự sáng rực rỡ này của chân lý được biểu lộ trong tinh thần chúng ta, tôi không còn cảm thấy sự đau đớn của tôi, hoặc dầu sao tôi vẫn chịu đựng nó như không” (Sol 1,12).

TRẢ LỜI: Trong sự chiêm ngưỡng chân lý người ta gặp được sự vui thú lớn nhất, như chúng ta đã thấy (q.3, a.5). Mà mọi sự vui thú, như chúng ta đã thấy (a,1), làm cho giảm bớt sự buồn rầu. Do đó, sự chiêm ngưỡng chân lý làm dịu bớt sự buồn rầu hoặc sự đau đớn theo mức độ người ta yêu quí sự khôn ngoan. Vậy sự chiêm ngưỡng các sự vật tuộc về Thiên chúa và vinh phúc sắp đến là nguyên nhân của sự vui mừng trong các sự gian truân theo thánh Giacôbê: “Thưa an hem, an hem hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách tram chiều” (Gc 1,2). Và điều này càng mãnh liệt hơn nữa, đó là người ta gặp được sự vui mừng ngay trông các khổ hình; chính như vậy mà thánh Tử đạo Tiburitô khi đi chân không trên những than lửa cháy hừng đã nói: “Xem ra tôi bước đi trên những hoa hồng vì danh chúa Giêsu Kitô” (Ant. dans Bréviaire Dominicain antéricur au Concile, à la date du 11 Aout).

GIẢI ĐÁP:

1. “Kẻ thêm lên sự tri thức của mình thêm lên sự đau đớn của mình”, đó là sự thực vì do sự khó khăn và các sự thất bại người ta gặp trong khi tìm kiêm chân lý, hoặc bởi vì sự tri thức làm cho người ta hiểu biết nhiều sự mặt trái ngược với ý chí mình. Như vậy, về phía các đối tượng của sự hiểu biết, sự tri thức sinh ra sự đau đớn, còn về phía sự chiêm ngưỡng chân lý thì nó sinh ra sự vui thú.

2. Trí năng suy lý không đọng linh hồn về phía đối tượng của sự suy lý; còn về phía chính sự suy lý, nó là một sự tốt của con người và làm vui thú cách nguyên thường.

3. Các năng lực thượng tầng của linh hồn dội lại trên các năng lực hạ tầng. Và chính như vậy mà sự vui mừng của sự chiêm ngưỡng ở phần thượng tầng dội lại trên cảm giác tính để làm cho giảm bớt sự đau đớn làm cho nó mắc phải.

 

TIẾT 5:

SỰ ĐAU ĐỚN HOẶC SỰ BUỒN RẦU ĐƯỢC DỊU BỚT

BỞI GIẤC NGỦ HOẶC BỞI SỰ TẮM RỬA?

VẤN NẠN: Xem ra không có như vậy

1. Sự buồn rầu ở trong linh hồn; còn giấc ngủ và sự tắm rửa quan hệ với thân thể. Vậy chúng không có công hiệu tính nào để làm dịu bớt sự buồn rầu.

2. Cùng một hiệu quả xem ra không thể phát xuất bởi những nguyên nhân tương phản. Mà các việc này hữu hình đối lập với sự chiêm ngưỡng chân lý; mà sự chiêm ngưỡng như chúng ta mới nói, làm dịu bớt sự buồn rầu. Vậy những việc như thế không làm cho giảm bớt sự buồn rầu.

3. Sự buồn rầu và sự đau đớn vì thuộc về thân thể, cốt tại thứ rung động của trái tim. Mà các thứ thuốc như thế xem ra quan hệ với các giác quan bên ngoài và với các chi thể đúng hơn là với sự sắp đặt bên trong của trái tim. Vậy chúng không thể làm dịu bớt sự buồn rầu.

TRÁI LẠI: Thánh Augustinô viết: “Tôi đã nghe nói từ ngữ tắm rửa (Balneum) phát xuất bởi điều làm trục xuất sự lo lắng của linh hồn” và thánh nhân còn nói: “Tôi ngủ và tôi thức dậy; tôi cảm thấy nhờ đó sự đau đớn được làm dịu bớt” (Conf. 9,12). Thánh nhân cũng kể lại những lời của một bài thánh ca của thánh Ambrôxiô: “Sự nghỉ ngơi trả lại cho sự làm việc của những chi thể mỏi mệt làm cho nhẹ bớt những tinh thần mỏi mệt và tiêu tan các nỗi lo lắng” (Deus Creator ominium, PL 16, 1473).

TRẢ LỜI: Sự buồn rầu, nhưng chúng ta đã nói (q.37, a.4) theo thể cách loại thuộc đối lập với sự sinh động (motion vitale) của thân thể. Và do đó cacsi gì đem bản tính hữu hình lại với tình trạng tự nhiên bình thường của sự sinh động này, thì đối lập với sự buồn rầu và làm cho nó giảm bớt. Do sự kiện các thứ thuốc này đem bản tính trở lại trạng thái bình thường của nó, thì làm nguyên nhân cho sự vui thú; thực thế, chúng ta đã thấy ở trước chính điều đó tạo nên sự vui thú. Như vậy, các thứ thuốc hữu hình này làm dịu bớt sự buồn rầu, bởi vì đó là hiệu quả của sự vui thú.

GIẢI ĐÁP:

1. Sự sắp đặt bình thường của thân thể theo mức độ được biết, là nguồn sự vui thú, và do đó làm giảm bớt sự buồn rầu.

2. Chúng ta đã nói (q.3,1, a,8), sự vui thú này ngăn trở sự vui thú khác; tuy nhiên mọi sự vui thú đều làm dịu bớt sự buồn rầu. Vậy thật không phi luận lý là sự buồn rầu được làm cho giảm bớt bởi việc các nguyên nhân ngăn trở nhau.

3. Mọi sự sắp đặt tốt của thân thể theo thể cách nào đó dội lại trên trái tim, như trên sự bắt đầu và sự cuối cùng của các sự chuyển động hữu hình như thấy trong quyển sách Nguyên nhân của sự chuyển động của các động vật (Aristote, 11).

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt