Triết học tôn giáo

Câu hỏi 37. Tên của Đức Chúa Thánh Thần là Tình yêu

 

CÂU HỎI 37

 

TÊN CỦA ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN LÀ TÌNH YÊU

 


Thomas Aquinas. Tổng luận thần học. Quyển I, Tập 2: "Thiên Chúa và thứ tự sáng tạo" (Từ câu hỏi 15 đến câu hỏi 38). Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. | Xem bản dịch tiếng Anh


 

 

Bây giờ tìm hiểu về tình yêu, có hai điểm cần bàn : 

1. Tình yêu là tên chính xác của Đức Chúa Thánh Thần không ?

2. Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con có yêu nhau do Đức Chúa Thánh Thần không ?

 

Tiết 1

TÌNH YÊU LÀ TÊN CHÍNH XÁC

CỦA ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Tình Yêu không phải là tên chính xác của Đức Chúa Thánh Thần.

1. Thánh Augustinô nói : “Như Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần được gọi là sự khôn ngoan, và không phải là ba sự khôn ngoan, nhưng là một sự khôn ngoan đơn nhất; tôi không tri thức tại sao Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần không được gọi là sự Bác Ái (Caritas), và tất cả ba Đấng chung là một sự Bác Ái đơn nhất” (De Trin. 15,17). Mà không tên nào được chỉ về trong số ít của mỗi ngôi vị và được chỉ về cho tất cả các ngôi vị chung với nhau, và lại là một tên chính xác của một ngôi vị. Vậy, tên “tình yêu” không phải là tên chính xác cho Đức Chúa Thánh Thần.

2. Đức Chúa Thánh Thần là một ngôi vị lập hữu, nhưng tình yêu không được sử dụng để biểu thị một ngôi vị lập hữu, đúng hơn là để biểu thị một hành động đi qua từ người yêu đến người được yêu. Vậy, Tình Yêu không phải là tên chính xác của Đức Chúa Thánh Thần.

3. Tình yêu là cái dây ràng buộc những người yêu, vì Denys nói “Tình yêu là sức mạnh kết hợp” (De Div. Nom. 4,15). Nhưng dây ràng buộc là một trung gian giữa những sự vật mà nó cột lại với nhau, chứ không phải là cái gì phát xuất bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, như đã trình bày trước (Q.36, a.2), thì xem ra Ngài không phải là Tình yêu hoặc cái dây kết hợp Đức Chúa Cha và Chúa Con.

4. Tình yêu thuộc về tất cả mọi kẻ yêu. Nhưng Đức Chúa Thánh Thần là kẻ yêu: bởi đó Ngài có tình yêu. Vậy nếu Đức Chúa Thánh Thần là Tình yêu, thì Ngài phải là tình yêu của tình yêu, và là tinh thần bởi tinh thần: điều này không thể chấp nhận được.

TRÁI LẠI :

Thánh Grêgôriô nói : “Chính Đức Chúa Thánh Thần là tình yêu” (Jn Evang. 2, hom. 30). 

TRẢ LỜI :

Tên “Tình Yêu” trong Thiên Chúa có thể được sử dụng cách yếu tính và cách ngôi vị. Nếu nó được sử dụng cách ngôi vị, nó là tên chính xác của Chúa Thánh Thần, như Lời là tên chính xác của Đức Chúa Con.

Để nhận thấy điều này, chúng ta phải tri thức, như đã trình bày trước (Q.27, a.1,3 và 5), có hai sự phát xuất trong Thiên Chúa, một phát xuất theo đường lối của trí năng, là phát xuất của Lời; và sự phát xuất khác theo đường lối của ý chí, là phát xuất của Tình yêu. Do đó, vì sự phát xuất thứ nhất được chúng ta tri thức hơn, chúng ta có thể ứng dụng các tên thích hợp hơn để bày tỏ nhiều sự nhận xét của chúng ta về sự phát xuất này, chứ không có như vậy đối với sự phát xuất của ý chí. Do đó, chúng ta phải dùng các lời nói quanh co đối với ngôi vị phát xuất và với các tương quan đi theo sau sự phát xuất này mà các tương quan này được gọi “sự phát xuất” và xuy phát như đã trình bày trước (Q.28, a.4), cho dầu hai tên này là những tên bày tỏ nguồn gốc hơn là các tương quan, nếu được sử dụng cách chính xác. Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét chúng trong quan hệ với mỗi sự phát xuất này theo cũng một thể cách. Vì như khi một sự vật được người nào hiểu biết, thì trong người hiểu biết này phát sinh một ý niệm về sự vật đã được hiểu biết, mà ý niệm này được chúng ta gọi là “lời”; cũng vậy, khi một người nào yêu thương một sự vật nào, thì nói được có một ấn tượng nào đó phát sinh về sự vật được yêu thương trong tình cảm của người yêu thương; và vì lý do này mà người ta nói đối tượng được yêu thương ở trong người yêu thương như một sự vật được hiểu biết ở trong chủ thể hiểu biết. Do đó mà, khi bất cứ người nào hiểu biết và yêu thương chính mình thì người đó ở trong chính mình không những bằng đơn nhất tính thực tại, mà còn như sự vật được hiểu biết ở trong chủ thể hiểu biết, và như sự vật được yêu thương ở trong kẻ yêu thương.

Tuy nhiên, đối với trí năng, các lời đã gặp được để miêu tả quan hệ hỗ tương của kẻ hiểu biết và sự vật được hiểu biết, như xuất hiện rõ ràng trong từ ngữ hiểu biết (intelligere), và các từ ngữ khác cũng đã gặp được để biểu lộ sự phát xuất ý niệm của trí năng, tức là, nói và lời. Do đó trong Thiên Chúa, hiểu biết chỉ được ứng dụng cho yếu tính mà thôi; bởi vì nó không biểu lộ tương quan với Lời phát xuất; còn Lời được nói cách ngôi vị, bởi vì nó biểu thị cái gì phát xuất, đang khi từ ngữ “nói” là một từ ngữ thuộc về ý niệm với tính cách biểu thị tương quan của nguyên lý của Lời đối với chính Lời. Đàng khác, về phần của ý chí, ngoài các từ ngữ “yêu”, “yêu thương”, “thương yêu”, “mến”, biểu lộ tương quan của kẻ yêu với sự vật được yêu thương, thì không có các từ ngữ khác được thông dụng để biểu lộ tương quan của ấn tượng hoặc tình cảm của sự vật được yêu thương, được tạo nên trong kẻ yêu thương do sự kiện kẻ đó yêu thương, đối với nguyên lý của ấn tượng này, hoặc ngược lại và do đó, vì sự nghèo từ ngữ, chúng ta biểu lộ các tương quan này bằng các từ ngữ “yêu”, “yêu thương”, “thương yêu”, “yêu đương”. “yêu mến”, như chúng ta cực chẳng đã phải gọi Lời là sự hiểu biết được ý niệm, hoặc là sự khôn ngoan được sinh sản.

Do vậy, tình yêu chỉ nói lên tương quan của kẻ yêu thương đối với sự vật được yêu thương, thì tình yêu và yêu thương được nói cách thuộc về yếu tính, như sự hiểu biết và hiểu biết; nhưng đàng khác, như các từ ngữ này được sử dụng để biểu lộ tương quan của sự vật phát xuất do tình yêu đối với nguyên lý của mình, và ngược lại; vậy do từ ngữ “tình yêu”, thì chúng ta hiểu biết đó là “tình yêu phát xuất”, và do từ ngữ “yêu thương”, chúng ta hiểu biết đó là “sự xuy phát tình yêu phát xuất”: như vậy, “tình yêu” là tên của ngôi vị và “yêu thương” là động từ thuộc về ý niệm, như nói về “sinh sản”.

GIẢI ĐÁP :

1. Thành Augustinô ở đó nói về bác ái với tính cách là yếu tính Thiên Chúa, như đã nói trên.

2. Mặc dầu hiểu biết, muốn và yêu mến biểu thị các hành động đi qua các đối tượng, chúng vẫn là những hành động tồn tại trong những tác nhân của mình, như đã trình bày trước (Q.14, a.2), nhưng chúng tồn tại theo thể cách như vậy đến nỗi ở trong chính tác nhân, chúng nó biểu lộ tương quan nào đó đối với các đối tượng của mình. Do đó, tình yêu chính trong chúng ta cũng là một cái gì ở trong kẻ yêu và lời nói của trái tim là một cái gì ở trong người nói; tuy nhiên, các hành động này tồn tại đến nỗi chúng nó duy trì tương quan với sự vật được biểu lộ bằng lời hoặc với sự vật được yêu. Nhưng ở trong Thiên Chúa không có cái gì thuộc về tùy thể; thì có một cái gì hơn thế đó, bởi vì trong Ngài cả hai Lời và Tình Yêu đều lập hữu. Bởi đó, khi chúng ta nói Đức Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Đức Chúa Cha cho Đức Chúa Con, hoặc cho sự vật nào khác, chúng ta không có ý nói một sự vật nào đi qua tới một sự vật khác, nhưng chỉ có ý nói lên tương quan của tình yêu đối với kẻ được yêu; cũng như ở trong Lời, thì được bao hàm tương quan của Lời với sự vật được biểu lộ bởi Lời.

3. Đức Chúa Thánh Thần được nói là dây kết hợp của Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, vì Ngài là Tình Yêu; bởi vì, khi Đức Chúa Cha yêu chính Ngài và yêu Đức Chúa Con bằng một tình yêu đơn nhất, và ngược lại, thì tương quan của Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con, hoặc ngược lại, được biểu là trong Đức Chúa Thánh Thần với tính cách Ngài là Tình Yêu, như tương quan của kẻ yêu với kẻ được yêu. Nhưng do sự kiện Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu lẫn nhau, thì tất yếu do đó mà Tình Yêu hỗ tương này, tức là Đức Chúa Thánh Thần, phát xuất bởi cả hai Đấng. Bởi đó, đối với nguồn gốc, Đức Chúa Thánh Thần không phải là Đấng trung gian, nhưng là ngôi vị thứ ba trong Ba ngôi; còn đối với tương quan đã nói trên, Ngài là dây kết hợp giữa hai ngôi vị, vì Ngài phát xuất từ cả hai ngôi vị này.

4. Như việc tạo nên một lời không thuộc về Đức Chúa Con, mặc dầu Ngài hiểu biết, vì hiểu biết thuộc về Ngài như thuộc về Lời phát xuất; cũng vậy, dầu Đức Chúa Thánh Thần yêu với từ ngữ tình yêu được sử dụng theo thể cách thuộc về yếu tính; việc xuy phát ra một tình yêu không thuộc về Ngài, vì trong trường hợp này, tình yêu được sử dụng với tính cách là một từ ngữ thuộc ý niệm, bởi vì Ngài yêu theo thể cách thuộc yếu tính, với tính cách là Tình yêu phát xuất, chứ không với tính cách là tình yêu do đó mà tình yêu phát xuất.

 

Tiết 2

ĐỨC CHÚA CHA VÀ ĐỨC CHÚA CON YÊU NHAU

DO ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Có thể xem ra Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau do Đức Chúa Thánh Thần.

1. Thánh Augustinô minh chứng Đức Chúa Cha không khôn ngoan nhờ sự khôn ngoan được sinh sản (De Trin. 7,1). Như Đức Chúa Con là sự khôn ngoan được sinh sản, cũng vậy Đức Chúa Thánh Thần là Tình Yêu phát xuất, như đã giải thích trước. Vậy Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con không yêu nhau do Tình Yêu phát xuất, tức là Đức Chúa Thánh Thần.

2. Trong mệnh đề “Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau do Đức Chúa Thánh Thần”, từ ngữ “yêu” phải được sử dụng hoặc theo thể cách thuộc yếu tính, hoặc theo thể cách thuộc ý niệm. Nhưng mệnh đề này không đúng, nếu nó được sử dụng theo thể cách thuộc yếu tính; vì hẳn theo cũng một thể cách, chúng ta có thể nói Đức Chúa Cha hiểu biết do Đức Chúa Con; lại nữa, nó cũng không đúng, nếu nó được sử dụng theo thể cách thuộc ý niệm, vì hẳn theo cũng một thể cách chúng ta có thể nói Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con làm xuy phát do Đức Chúa Thánh Thần, hoặc Đức Chúa Cha sinh sản do Đức Chúa Con. Bởi đó, không cách nào mệnh đề này đúng : “Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau do Đức Chúa Thánh Thần”.

3. Do cũng một tình yêu, Đức Chúa Cha yêu Đức Chúa Con, chính Ngài và chúng ta. Nhưng Đức Chúa Cha không yêu chính Ngài do Đức Chúa Thánh Thần; vì không có hành động thuộc ý niệm được hồi cố trên nguyên lý của nó, vì không thể nói Đức Chúa Cha sinh sản chính Ngài, hoặc Ngài làm xuy phát ra chính Ngài. Bởi đó, cũng không có thể nói Ngài yêu chính Ngài do Đức Chúa Thánh Thần, nếu “Yêu” được sử dụng theo ý nghĩa thuộc ý niệm. Lại nữa, tình yêu mà Đức Chúa Cha yêu chúng ta xem ra không phải là Đức Chúa Thánh Thần, bởi vì nó bao hàm tương quan với các thụ tạo, và điều này thuộc về yếu tính. Bởi đó, mệnh đề này cũng sai lầm : “Đức Chúa Cha yêu Đức Chúa Con do Đức Chúa Thánh Thần”.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : Đức Chúa Thánh Thần là Đấng mà nhờ Ngài Đức Chúa Con được Đức Chúa Cha yêu và yêu Đức Chúa Cha (De Trin. 6,5).

TRẢ LỜI :

Một sự khó về vấn đề này được nổi bật lên do sự kiện khi chúng ta nói Đức Chúa Cha yêu Đức Chúa Con do Đức Chúa Thánh Thần, bởi vì trong La ngữ, cách thứ sáu trong văn biểu (ablatif) được cấu tạo để biểu thị nguyên nhân, xem ra có ý nói Đức Chúa Thánh Thần là nguyên nhân của tình yêu đối với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con; và điều này không thể được chấp nhận.

Nhìn thẳng vào sự khó này, một số người chủ trương mệnh đề này sai lầm : Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau do Đức Chúa Thánh Thần; và họ nói thêm : thánh Augustinô đã rút lại mệnh đề tương đương của mệnh đề : “này Đức Chúa Cha khôn ngoan do sự khôn ngoan được sinh sản” (Retract. 1,26).

Những người khác (cf. Alex de Halès, summa theol. 2,460) nói mệnh đề này không đúng và phải được giải thích có nghĩa là “Đức Chúa Cha yêu Đức Chúa Con do Đức Chúa Thánh Thần, tức là do tình yêu thuộc yếu tính Ngài, mà tình yêu này được biệt hữu (biệt qui, biệt ứng) cho Đức Chúa Thánh Thần”.

Những người khác nói cách thứ sáu trong văn biểu La ngữ được sử dụng với tính cách là dấu hiệu và nói lên Đức Chúa Thánh Thần là dấu hiệu Đức Chúa Cha yêu Đức Chúa Con, vì Đức Chúa Thánh Thần với tính cách là tình yêu, phát xuất bởi hai Đấng (Simon de Toumai, Sent, 1, p.297).

Hơn nữa, những người khác nói cách thứ sáu trong văn biểu La ngữ này phải được sử dụng với tính cách bày tỏ tương quan về nguyên nhân mô thể, bởi vì Đức Chúa Thánh Thần là tình yêu, mà nhờ đó Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau cách mô thể (William de Auxerre, summa aurea 1, tr.8, ch.7). Sau hết còn những người nói cách thứ sáu trong văn biểu La ngữ này được sử dụng để biểu lộ tương quan về hiệu quả thuộc về mô thể : và những người này đến gần hơn với sự thật.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta phải nhận xét, vì các sự vật, một cách chung, được gọi tên do các mô thể của mình, như vật có màu trắng do sự trắng, người ta do nhân tính; nên bất cứ sự vật nào, mà do đó một sự vật được đặt tên, trong phương diện đặc thù này, có quan hệ với sự vật này, thì ở trong tương quan của mô thể. Như vậy, khi chúng ta nói người này mặc áo, thì cách thứ sáu trong văn biểu La ngữ được sử dụng với tính cách có tương quan với nguyên nhân mô thể, dầu chiếc áo không phải là mô thể. Nhưng có thể một cái gì được đặt tên nhờ chính sự vật do nó mà phát xuất không những với tính cách tác nhân do hành động mà còn do sự chấm dứt của hành động này, tức là kết quả, khi chính hiệu quả được bao gồm trong ý tưởng của hành động. Vì chúng ta nói lửa đốt nóng nhờ sự đốt nóng, dầu sự đốt nóng là hành động phát xuất bởi lửa: và chúng ta nói cây trổ sinh nhiều bông hoa, dầu bông hoa không phải là mô thể của cây, nhưng là những hiệu quả phát xuất do mô thể của cây.

Bởi đó, theo thể cách này, chúng ta phải nói, bởi vì trong Thiên Chúa, yêu được sử dụng hai cách : cách thuộc yếu tính và cách thuộc ý niệm; khi yêu được sử dụng cách thuộc yếu tỉnh, thì có nghĩa “Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau không do Đức Chúa Thánh Thần, nhưng do yếu tính của hai Đấng”. Do đó, thánh Augustinô nói : “Ai dám nói Đức Chúa Cha không yêu chính Ngài, cũng không yêu Đức Chúa Con, và cũng không yêu Đức Chúa Thánh Thần, ngoại trừ do Đức Chúa Thánh Thần” (De Trin. 15,7). Các ý kiến đã được đưa ra trước tiên, thì được sử dụng theo ý nghĩa này. Nhưng khi từ ngữ yêu được sử dụng cách thuộc ý niệm, thì không có ý nghĩa nào khác ngoài “làm xuy phát ra tình yêu”; như nói là “sản xuất lời”, và trổ bông là sản xuất hoa. Bởi đó, như chúng ta nói cây trổ bông do họa của nó, cũng vậy chúng ta nói do Lời, hay do Đức Chúa Con, thì Đức Chúa Cha nói chính Ngài và nói các thụ tạo; và Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau và yêu chúng ta do Đức Chúa Thánh Thần hoặc do Tình Yêu phát xuất.

GIẢI ĐÁP :

1. Là khôn ngoan hoặc là có trí năng, chỉ được sử dụng trong Thiên Chúa cách thuộc yếu tính; và bởi đó, chúng ta không thể nói : Đức Chúa Cha khôn ngoan hoặc có trí năng do Đức Chúa Con. Nhưng yêu không những được sử dụng cách thuộc yếu tính, mà còn theo ý nghĩa thuộc ý niệm; và theo thể cách này, chúng ta có thể nói Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con yêu nhau do Đức Chúa Thánh Thần, như đã giải thích trước.

2. Khi ý tưởng về hành động bao gồm một hiệu quả xác định, thì nguyên lý của hành động này có thể được gọi tên vừa do hành động, vừa do hiệu quả; vậy, thí dụ, chúng ta có thể nói, cây trổ bông do sự nở hoa của nó, hoặc do các hoa của nó. Tuy nhiên, khi ý tưởng về hành động không bao gồm một hiệu quả xác định, thì trong trường hợp này, nguyên lý của hành động không thể được đặt tên do hiệu quả, nhưng chỉ do hành động. Vì chúng ta không nói cây sản xuất hoa do hoa, nhưng do sự sản xuất hoa. Vậy, khi chúng ta nói làm xuy phát hoặc sinh sản, thì điều này chỉ biểu lộ hành động thuộc về ý niệm. Do đó chúng ta không thể nói Đức Chúa Cha Đức Chúa Con làm xuy phát do Đức Chúa Thánh Thần, hoặc sinh sản do Đức Chúa Con. Nhưng chúng ta có thể nói Đức Chúa Cha nói do Đức Chúa Con do ngôi vị phát xuất, và nói do sự nói như do hành động thuộc về ý niệm; vì nói bao hàm ngôi vị xác định phát xuất, vì nói có nghĩa là sản xuất lời. Cũng theo cùng một thể cách, yêu được sử dụng trong ý nghĩa thuộc ý niệm, có ý nghĩa là sản xuất tình yêu; và như vậy có thể nói Đức Chúa Cha yêu Đức Chúa Con do Đức Chúa Thánh Thần, với tính cách là ngôi vị phát xuất và do chính Tình Yêu với tính cách hành động thuộc về ý niệm.

3. Đức Chúa Cha không những yêu Đức Chúa Con, mà còn cũng yêu chính Ngài và chúng ta do Đức Chúa Thánh Thần; bởi vì, như đã giải thích trước, yêu được sử dụng theo ý nghĩa thuộc ý niệm, bao hàm không những sự sản xuất một ngôi Thiên Chúa được sản xuất sản xuất theo thể cách tình yêu, và tình yêu này có tương quan với sự vật được yêu. Do đó, như Đức Chúa Cha nói chính Ngài và tất cả các thụ tạo do Lời được sinh sản, vì Lời được sinh sản tiêu biểu Đức Chúa Cha và cả các thụ tạo, thì cũng vậy, Ngài yêu chính Ngài và tất cả các thụ tạo do Đức Chúa Thánh Thần, vì Đức Chúa Thánh Thần phát xuất với tính cách là tình yêu thiện tính nguyên thủy, do đó mà Đức Chúa Cha yêu chính Ngài và tất cả các thụ tạo. Vậy, thấy được rõ ràng quan hệ với thụ tạo được bao hàm vừa trong Lời vừa trong tình yêu phát xuất, theo thể cách phụ thuộc, vì sự thật và thiện tính là nguyên lý của sự hiểu biết và yêu thương tất cả các thụ tạo.

 


CÂU HỎI 38
CÂU HỎI 36

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt