Triết học tôn giáo

Câu hỏi 14. Về sự tri thức của Thiên Chúa

 

CÂU HỎI 14

VỀ SỰ TRI THỨC CỦA THIÊN CHÚA

 


Thomas Aquinas. Tổng luận thần học. Quyển I, Tập 1: "Thiên Chúa và thứ tự sáng tạo" (Từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 14). Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. | Xem bản dịch tiếng Anh


 

 

Đã nghiên cứu những gì thuộc về bản thể Thiên Chúa, bây giờ chúng ta phải nghiên cứu những gì thuộc về hành động của Thiên Chúa. Và bởi vì một thứ hành động, thì nội tại, và một thứ hành động nữa, thì phát xuất đến các hiệu quả bên ngoài, chúng ta sẽ nghiên cứu trước tiên về sự tri thức và sự muốn (q.19), vì sự hiểu biết ở trong trí năng tác động và sự muốn ở trong chủ thể muốn; và sau đó, thì nghiên cứu về năng lực mà năng lực ở đây được xác nhận là nguyên nhân hành động của Thiên Chúa phát xuất đến các hiệu quả bên ngoài (q.25). Nhưng bởi vì hiểu biết là một thứ sự sống, sau khi nghiên cứu sự tri thức của Thiên Chúa, chúng ta phải nghiên cứu sự sống của Thiên Chúa. Và vì sự tri thức liên quan với chân lý, chúng ta phải nghiên cứu chân lý (q16) và sự giả dối (q 17). Hơn nữa, vì luôn luôn tất cả mọi sự vật được tri thức ở trong chủ thể tri thức, và các yếu tính của các sự vật đang hiện hữu trong tri thức của Thiên Chúa, được gọi là các ý tưởng, sự nghiên cứu sự tri thức sẽ được bổ sung bằng sự nghiên cứu các ý tưởng (q.15).

Liên quan sự tri thức, có 16 quan điểm sau đây :

1. Có tri thức trong Thiên Chúa không ?

2. Thiên Chúa hiểu biết chính Ngài không ?

3. Ngài hiểu biết Ngài không ?

4. Sự hiểu biết của Ngài là bản thể của Ngài không?

5. Ngoài ra, Ngài còn hiểu biết các sự vật khác không? 

6. Ngài có iri thức chính xác về các vật khác không? 

7. Sự tri thức của Thiên Chúa suy luận không ?

8. Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật không?

9. Thiên Chúa có sự tri thức về các sự vật không hiện hữu không?

10. Ngài có tri thức về sự xấu không ?

11. Ngài có tri thức về các sự vật cá thể không ?

12. Ngài trí thức vô-cùng-hữu không ?

13. Ngài tri thức các sự vật bất tất vị lai không ?

14. Ngài tri thức tất cả cái gì có thể được chúng ta thông tin không ?

15. Sự trí thức của Thiên Chúa thay đổi không ?

16. Thiên Chúa có sự tri thức suy lý hoặc thực tiễn về các sự vật không ?

 

 

Tiết 1

CÓ TRI THỨC TRONG THIÊN CHÚA KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra trong Thiên Chúa không có sự tri thức.

1. Sự tri thức là tập quán. Và tập quán không thuộc về Thiên Chúa, vì tập quán là cái gì ở giữa tiềm-thể-tính và hiện thể. Bởi đó, tri thức không có trong Thiên Chúa

2. Hơn nữa, vì tri thức đạt tới các câu kết luận, đó là một thứ hiểu biết được tạo nên bởi một sự vật nào khác, tức là, bởi các nguyên lý. Mà không có cái gì được tạo nên trong Thiên Chúa. Vậy Ngài không có sự trị thức.

3. Tất cả mọi tri thức đều phổ quát, hoặc đặc thù. Mà trong Thiên Chúa không có cái phổ quát, hoặc đặc thù (Q.13, a.q, ad 2). Vậy, không có tri thức trong Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Thánh Phaolô nói : “Ôi ! cao cả thay sự sung mãn, khôn ngoan và thượng trí Thiên Chúa" (Rm 11,33).

TRẢ LỜI :

Trong Thiên Chúa hiện hữu sự tri thức hoàn hảo nhất. Để minh chứng điều nầy, chúng ta phải nhận thấy các hữu thể tri thức phân biệt với các hữu thể vô-tri-thức chỉ chiếm hữu mô thể riêng của mình mà thôi; còn hữu thể tri thức, một cách tự nhiên có năng lực để cũng có mỏ thể của sự vật khác, vì ảnh niệm của sự vật được tri thức, ở trong chủ thể tri thức. Bởi đó, rõ ràng là bản tính của các hữu thể vô-tri-thức bị thu nhỏ lại và bị hạn chế hơn; còn bản tính của các hữu thể tri thức có độ rộng và chiều dài hơn. Đó là lý do tại sao Triết gia đã nói : “Tinh thần, theo một ý nghĩa nào đó, là tất cả mọi sự vật” (De An., 3,18). Nhưng sự thu nhỏ lại của mô thể xuất phát do chất thể. Bởi đó, như chúng ta đã trình bày trước, các mô thể tùy theo chúng nó càng vô chất thì càng đến gần hơn với một thứ vô-hình-tính (Q.7, a.2). Do đó, rõ ràng là vô-chất-tính của một vật và lý do tại sao nó có khả năng tri thức, và thể cách của tri thức tùy theo thể cách của vô-chất-tính. Bởi đó, như đã nói về hồn (De An., 3,8), thực vật cây cối không tri thức vì vật-chất-tính của mình, giác quan có khả năng tri thức, vì nó có thể lãnh nhận hình ảnh đã tách rời ra ngoài chất thể và trí năng là khả năng tri thức to lớn hơn, vì nó được tách rời nhiều hơn ra ngoài chất thể và không hỗn hợp, như đã nói về hồn (Aristote, De An., 3,4). Bởi đó, Thiên Chúa ở bậc cao nhất về vô-chất-tính, như đã trình bày trước (Q.7, a.1). Do đó, Ngài chiếm chỗ cao nhất trong sự tri thức.

GIẢI ĐÁP :

1. Các hoàn hảo bắt nguồn từ Thiên Chúa chảy đến các thụ tạo, hiện hữu vào trạng thái cao hơn ở nơi Thiên Chúa, bất cứ khi một tên được rút ra từ bất cứ hoàn hảo thụ tạo nào, mà được chỉ về cho Thiên Chúa, thì bất cứ cái gì thuộc về thể cách bất toàn riêng biệt cho các thụ tạo, phải được tách rời ra ngoài cái ý nghĩa của nó. Do đó, sự tri thức ở nơi Thiên Chúa không phải là phẩm chất, cũng không phải là tập quán; nhưng là bản thể và là hiện thể thuần túy.

2. Bất cứ cái gì bị phân chia và nhân lên nhiều trong các thụ tạo, hiện hữu nơi Thiên Chúa cách đơn giản và đơn nhất, như đã nói trước (Q.13, a.4). Nhưng người ta có nhiều thứ tri thức, tùy theo nhiều thứ đối tượng tri thức của nhân loại. Nhân loại có sự hiểu biết về sự tri thức các nguyên lý; nhân loại có hiểu biết như sự tri thức các kết luận, nhân loại có sự khôn ngoan tùy theo tri thức các nguyên nhân cao nhất; nhân loại có sự bàn bạc và sự cẩn thận, tùy theo tri thức điều phải làm. Nhưng Thiên Chúa tri thức tất cả những sự nầy bằng một hành động đơn giản tri thức, như sẽ trình bày sau. Bởi đó, sự tri thức đơn giản của Thiên Chúa có thể được gọi bằng tất cả mọi tên nầy; tuy nhiên, phải gọi tên thế nầy bằng một cách nào, để mỗi tên trong các tên nầy, khi được ứng dụng cho Thiên Chúa, được tách rời khỏi bất cứ cái gì bất toàn; và bất cứ cái gì bày tỏ sự hoàn hảo, thì phải được giữ lại cho các tên nầy. Do đó, có lời đã nói : Thượng Đế vừa khôn vừa thế lực, Ngài gồm đủ ý chí thông minh (G 12,13).

3. Sự tri thức tùy theo thể cách của chủ thể tri thức, vì sự vật được tri thức, ở trong chủ thể tri thức tùy theo thể cách của chủ thể tri thức. Nhưng, bởi vì thể cách của yếu tính Thiên Chúa thì cao siêu hơn thể cách của các thụ tạo, không phổ quát, không đặc thù, không có tính cách tập quán, không có tính cách tiềm thể, cũng không theo bất cứ thể cách nào tương tự.

 

Tiết 2

THIÊN CHÚA TRI THỨC CHÍNH NGÀI KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không hiểu biết chính Ngài.

1. Người ta đã trình bày trong quyển sách Nguyên nhân, mỗi chủ thể tri thức, mà tri thức yếu tính riêng của mình, thì hoàn toàn trở về với yếu tính riêng của mình (De causis, 15, 173). Nhưng Thiên Chúa không đi ra ngoài yếu tính của Ngài, Ngài cũng không bị động tí nào; như vậy, Ngài không trở về với yếu tính riêng của Ngài, tức Ngài không tri thức chính Ngài.

2. “Hiểu biết là một thứ thụ động và trở nên”, như Triết gia nói (De An., 3,4); và sư tri thức là một đồng hóa với đối tượng được tri thức, và sự vật được tri thức là hoàn hảo của chủ thể tri thức. Nhưng không gì trở nên, hoặc chịu, hoặc được làm nên hoàn nào bởi chính mình; và, như thánh Hilariô nói, một sự vật không phải là sự tương tự riêng của mình (De Trin., 3,23). Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức chính Ngài.

3. Chúng ta tương tự với Thiên Chúa chủ yếu ở trong trí năng chúng ta, vì linh hồn chúng ta được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa như Augustinô nói (De génesi ad litt, 7,12). Nhưng tri thức chúng ta chỉ hiểu biết chính mình nhờ việc nó hiểu biết các sự vật khác, như đã nói trong sách về hồn (De An., 3.4. Arisiote). Bởi đó, Thiên Chúa không hiểu biết chính Ngài, trừ phi tình cờ nhờ việc Ngài hiểu biết các sự vật khác.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : Vậy ngoài trí năng ở trong chính loài người, thì ai am tường được bí nhiệm nhân loại ? Cũng thế, ngoài Thánh Linh, nào ai biết được những bí nhiệm Thiên Chúa ? (1 Cr 2,11).

TRẢ LỜI :

Thiên Chúa hiểu biết chính Ngài nhờ chính Ngài. Để minh chứng điều nầy, phải tri thức rằng, mặc dầu ở trong các hành động đi đến hiệu quả bên ngoài, đối tượng của hành động được biểu thị như cái giới hạn, là một cái gì ở ngoài tác nhân; nhưng ở trong các hành động tồn tại ở tác nhân, đối tượng được biểu thị như cái giới hạn của hành động, thì ở trong chính tác nhân; và đối tượng ở trong tác nhân thế nào, hành động được hiện thể thế ấy. Do đó, Triết gia nói : khả-giác-hữu hiện thể là giác quan hiện thể, và Khả-niệm-hữu hiện thế là trí năng hiện thể. Lý do tại sao chúng ta bằng cách hiện thể cảm giác, hoặc hiểu biết một sự vật, đó là bởi trí năng chúng ta, hoặc giác quan chúng ta bằng cách hiện thể, được mô hiệp bởi hình ảnh khả giác, hoặc hình ảnh khả niệm. Và chỉ lý do nầy, mà thành ra giác quan, hoặc trí năng phân biệt với đối tượng khả giác, hoặc đối tượng khả niệm, vì cả hai đều tiềm thể.

Bởi đó, hữu thể không có cái gì ở trong Ngài, mà ở tiềm thể, nhưng Ngài là hiện thể thuần túy; trí năng của Ngài và đối tượng của nó phải hoàn toàn cũng là một trong thể cách, như vậy Ngài cũng là một, là đồng nhất theo mọi thể cách; do đó, Ngài không bao giờ không có mô thể khả niệm như chúng ta. Khi chúng ta hiểu biết cách tiềm thể; và mô thể khả niệm không phận biệt với chính bản thể của trí năng Thiên Chúa, như xảy ra cho trí năng chúng ta, khi nó hiểu biết cách hiện thể. Do đó, mô thể khả niệm mà người ta nói ở đây, là chính trí năng Thiên Chúa; vậy Thiên Chúa hiểu biết mình bởi chính mình.

GIẢI ĐÁP :

1. Trở về với yếu tính của mình chỉ có nghĩa là một vật lập hữu tại sự. Vì mô thể làm hoàn hảo chất thể bằng đem sự hiện hữu cho chất thể, một thể cách nào đó, nó tràn lan trong chất thể; và nó trở về với chính nó, vì nó có sự hiện hữu tại sự. Bởi đó, có những năng lực biết không lập hữu, nhưng là các hành động của các cơ quan không biết chính mình; đó là lý do tại sao trong sách Các Nguyên nhân nói bất cứ ai tri thức yếu tính mình thì trở về với chính mình (De Causis 15,73). Do đó, theo thể cách nói nầy, Thiên Chúa tột bậc trở về với yếu tính Thiên Chúa và tri thức chính Ngài.

2. Trở nên và thụ động được ứng dụng theo thể cách dị nghĩa, khi hiểu biết được miêu tả là một thứ trở nên và thụ động, như đã trình bày về Hồn (De An., 3,4). Vì hiểu biết không phải là sự chuyển động, một hành động của một vật bất hoàn hảo đi qua từ một trạng thái đến trạng thái nữa, nhưng đó là hành động của một vật nào hoàn hảo mà hành động này hiện hữu ở nơi chính tác nhân. Cũng thế, sự kiện trí năng thụ động được làm nên hoàn hảo do đối tượng khả niệm, nghĩa là được đồng hóa với nó, thì thuộc về trí năng đôi khi ở tiềm thể, và trí năng thụ động ở tiềm thể, thì phân biệt với đối tượng khả niệm và đồng hóa với nó nhờ ảnh niệm; ảnh niệm là sự tương tự của sự vật đã được hiểu biết và làm cho trí năng thụ động được hoàn hảo, như tiềm thể được làm cho hoàn hảo do hiện thể. Đàng khác, trí năng Thiên Chúa, tuyệt đối không tiềm thể, không được làm cho hoàn hảo do đối tượng khả niệm, cũng không được đồng hóa với nó, nhưng là chính sự hoàn hảo riêng của mình và là chính đối tượng khả niệm riêng của mình.

3. Chất thể đệ nhất không có sự hiện hữu vật lý của mình, vì nó tiềm thể, trừ phi nó được đưa đến hiện thể do mô thể. Nhưng trí năng thụ động của chúng ta có tương quan với đối tượng khả niệm như chất thể đệ nhất có tương quan với các vật vật lý; vì nó tiềm thể đối với đối tượng khả niệm, như chất thể đệ nhất tiềm thể đối với vật vật lý. Do đó, trí năng thụ động của chúng ta có thể được hiện-thể-hóa theo mức độ nó được làm cho hoàn hảo do ảnh niệm của sự vật nào; và như vậy, nó hiểu biết chính mình nhờ ảnh niệm, và theo cũng thể cách nầy mà nó hiểu biết các sự vật khác. Vì rõ ràng là nhờ tri thức đối tượng khả niệm, nó cũng hiểu biết hành động hiểu biết của mình, và nhờ hành động nầy, nó tri thức năng lực hiểu biết. Nhưng Thiên Chúa là hiện thể thuần túy ở trật tự hiện hữu, cũng như ở trật tự đối tượng khả niệm; bởi đó, Thiên Chúa hiểu biết chính Ngài, nhờ chính Ngài.

 

Tiết 3

THIÊN CHÚA LÃNH HỘI CHÍNH NGÀI KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không lãnh hội chính Ngài.

1. Thánh Augustinô nói : "Cái gì lãnh hội chính mình, hữu hạn với chính mình" (Lib: 83 Quaest., q.15). Nhưng Thiên Chúa vô cùng về tất cả mọi phương diện. Bởi đó, Thiên Chúa không lành hội chính Ngài.

2. Nếu nói Thiên Chúa vô cùng đối với chúng ta, và hữu hạn đối với chính Ngài, thì người ta có thể biện bác điều nầy là tất cả một sự chân thật đối với Thiên Chúa, thì chân thật hơn đối với chúng ta. Bởi đó, nếu Thiên Chúa hữu hạn đối với chính Ngài, nhưng vô cùng đối với chúng ta, thì Thiên Chúa hữu hạn đúng hơn là Thiên Chúa vô cùng. Ý kiến nầy hơi ngược với điều đã được trình bày trước. Bởi đó, Thiên Chúa không lãnh hội chính Ngài.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói: "Tất cả mọi vật hiểu biết chính mình, thì lãnh hội chính mình" (Lib. 83 Quaest. q.15). Nhưng Thiên Chúa hiểu biết chính Ngài, Ngài lãnh hội chính Ngài.

TRẢ LỜI :

Thiên Chúa lãnh hội Ngài cách hoàn hảo, như sẽ được minh chứng sau đây. Một sự vật được nói là được lãnh hội, khi mục đích của sự tri thức về sự vật nầy được đạt tới, và sự lãnh hội được hoàn thành, khi sự vật nầy đã được tri thức cách hoàn hảo như nó có thể được tri thức. Như vậy, một mệnh đề có thể được chứng minh, được lãnh hội, khi nó có được tri thức bởi sự minh chứng, chứ không phải được lãnh hội, khi nó được tri thức nhờ chứng cứ cái nhiên nào đó. Nhưng rõ ràng là Thiên Chúa tri thức chính Ngài cách hoàn hảo như Ngài có thể được tri thức cách hoàn hảo. Vì mỗi vật được có thể tri thức tùy theo thể cách hiện thể của nó, vì một vật không được trí thức tùy theo nó tiềm thể, nhưng theo mức độ nó hiện thể, như đã trình bày ở sách Siêu hình học (Aristote, Metaph. 9,9). Mà khả năng của Thiên Chúa trong sự tri thức thì vĩ đại như hiện-thể-tính của Ngài trong sự hiện hữu; vì chính do sự kiện Ngài hiện thể và không vướng mắc một tí chất thể nào, cũng không một tí tiềm thể nào, mà Ngài có khả năng tri thức, như đã trình bày trước (a.1 và a.2). Do đó, rõ ràng là Ngài tri thức chính Ngài theo mức độ Ngài có thể được tri thức; và bởi lý do nầy, Ngài một cách hoàn hảo, lãnh hội chính Ngài.

GIẢI ĐÁP :

1. Theo sát nghĩa chữ compréhension (lãnh hội) thì nó biểu thị vật nầy chiếm hữu và bao gồm vật kia; và theo ý nghĩa nầy, tất cả mọi sự vật bị chiếm hữu và bao gồm thì hữu hạn, và tất cả mọi sự vật bị bao gồm, đều là như vậy. Nhưng Thiên Chúa không được nói là bị chiếm hữu và bao gồm bởi chính Ngài theo ý nghĩa nầy, dường như trí năng của Ngài là một thực tại nữa tách rời ngoài chính Ngài để chứa đựng và bao gồm Ngài. Các thể cách nói như vậy thì đúng hơn là trình bày theo thể cách phủ định. Vì như Thiên Chúa được nói là ở trong chính Ngài, vì Ngài không bị chứa đựng bởi vật nào bên ngoài Ngài; thì cũng như vậy Ngài được nói Ngài được chiếm hữu và bao gồm Ngài bởi chính Ngài, vì không có cái gì thuộc về Ngài, mà Ngài bị che khuất đối với Ngài. Vì thánh Augustinô nói : “Cái toàn thể được chiếm hữu và bao gồm, khi được trông thấy theo một thể cách thể ấy, đến nỗi không sự gì của nó mà bị che giấu với chủ thể trông thấy” (Epist., 147,9).

2. Khi nói Thiên Chúa hữu hạn với chính Ngài, thì phải hiểu biết đó tùy theo một sự tương tự có tỷ lệ nào đó, bởi vì Ngài có cùng một tương quan không vượt qua trí năng của Ngài, như bất cứ một vật hữu hạn nào không vượt qua trí năng hữu hạn. Nhưng Thiên Chúa không được gọi là hữu hạn với chính Ngài trong ý nghĩa nầy là Ngài hiểu biết chính Ngài là một vật hữu hạn nào.

 

Tiết 4

HÀNH ĐỘNG CỦA TRÍ NĂNG THIÊN CHÚA

CÓ PHẢI LÀ BẢN THỂ CỦA THIÊN CHÚA KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra hành động của trí năng Thiên Chúa không phải là bản thể Thiên Chúa.

1. Sự hiểu biết là một hành động. Nhưng hành động biểu thị một cái gì phát xuất từ tác nhân. Bởi đó, hành động của trí năng Thiên Chúa không phải là bản thể Thiên Chúa.

2. Việc hiểu biết hành động hiểu biết, là hiểu biết một cái gì không vĩ đại, cũng không được hiểu biết cách chủ yếu, nhưng một cách phụ thuộc, không quan trọng. Bởi đó, giả như Thiên Chúa là hành động hiểu biết riêng của Ngài, thì hẳn hành động hiểu biết của Ngài thể hiện, như khi chúng ta hiểu biết hành động hiểu biết của chúng ta. Và như vậy, hành động hiểu biết của Thiên Chúa sẽ không phải là cái gì vĩ đại.

3. Mỗi hành động hiểu biết đạt tới sự hiểu biết một sự vật nào đó. Bởi đó, khi Thiên Chúa hiểu biết chính Ngài, nếu chính Ngài không phân biệt với hành động hiểu biết nầy, thì Ngài hiểu biết rằng, Ngài hiểu biết và Ngài hiểu biết chính Ngài; và như vậy tiếp tục tới vô cùng. Bởi đó, hành động hiểu biết của trí năng Thiên Chúa không phải là bản thể của Ngài.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : “Ở trong Thiên Chúa, hiện hữu cũng là một với khôn ngoan” (De Trin., 7,2). Nhưng khôn ngoan cũng là một với sự hiểu biết. Bởi đó, trong Thiên Chúa hiện hữu cũng là một với hiểu biết. Nhưng sự hiện hữu là bản thể của Thiên Chúa, như đã trình bày trước (q.3, a4). Do đó, hành động của trí năng Thiên Chúa là bản thể của Ngài.

TRẢ LỜI :

Người ta phải nói hành động của trí năng Thiên Chúa là bản thể của Ngài. Vì giả như hành động hiểu biết của Ngài khác với bản thể của Ngài, thì một sự vật gì khác, như Triết gia nói (Metaph., 2,9) sẽ là hành động và là sự hoàn hảo của bản thể Ngài mà với chúng nó, bản thể Thiên Chúa có tương quan như tiềm thể với hiện thể : tình trạng nầy hoàn toàn bất khả, vì hành động hiểu biết là sự hoàn hảo Và là hành động của chủ thể hiểu biết. Bây giờ chúng ta suy nghĩ tại sao có như vậy. Như đã trình bày trước, hiểu biết không phải là hành động đi qua đến sự vật ngoại tại, nhưng tồn tại trong tác nhân, như là hành động riêng và là sự hoàn hảo của chính tác nhân nầy; như sự hiện hữu là sự hoàn hảo của chủ thể đang hiện hữu : vì như sự hiện hữu theo dựa vào mô thể, thì cũng thế, theo một thể cách tương tự, sự hiểu biết theo dựa vào ảnh niệm, Nhưng nói ở Thiên Chúa không có mô thể, tựa như một cái gì khác với sự hiện hữu của Ngài, như đã trình bày trước (q.3, a.4). Do đó, chính vì yếu tính Thiên Chúa cũng là ảnh niệm của Ngài, nên tất nhiên hành động hiểu biết của Ngài phải là yếu tính của Ngài và là sự hiện hữu của Ngài. Như vậy, do các lý luận nói trên, thì ở nơi Thiên Chúa, trí năng, đối tượng được hiểu biết, ảnh niệm và hành động hiểu biết của Ngài, là đơn nhất và đồng nhất. Bởi đó, khi nói Thiên Chúa là sự hiểu biết, thì không phức-số-tính nào được chỉ về cho bản thể Thiên Chúa.

GIẢI ĐÁP :

1. Sự hiểu biết không phải là hành động đi ra ngoài tác nhân, nhưng tồn tại trong tác nhận.

2. Khi một hành động hiểu biết, không lập hữu, được hiểu biết, thì một cái gì không vĩ đại được hiểu biết : như khi chúng ta hiểu biết hành động hiểu biết của chúng ta; và như vậy hành động hiểu biết của chúng ta không được tương tự với hành động hiểu biết của Thiên Chúa, vì hành động hiểu biết của Thiên Chúa thì lập hữu.

3. Sự hiểu biết của Chúa lập hữu tại sự, là sự hiểu biết chính Ngài, cho thêm phải là sự hiểu biết cái gì thuộc về vật khác; vì giả như sự hiểu biết Thiên Chúa thuộc về vật nào khác, hẳn phải tiến hành đến vô cùng.

 

Tiết 5

THIÊN CHÚA

CÓ TRI THỨC CÁC SỰ VẬT KHÁC VỚI CHÍNH NGÀI KHÔNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không tri thức các sự vật khác ngoài chính Ngài.

1. Tất cả các sự vật khác trừ Thiên Chúa, ở ngoài Thiên Chúa. Nhưng thánh Augustinô nói : Thiên Chúa không trông thấy sự vật gì ở ngoài chính Ngài (Lib. 83 Quaest, q.46).

2. Đối tượng được hiểu biết là sự hoàn hảo của chủ thể hiểu biết. Bởi đó, nếu Thiên Chúa hiểu biết các sự vật khác ngoài Ngài, thì một sự vật nào khác sẽ là sự hoàn hảo của Thiên Chúa, và sẽ là cao quí hơn Ngài; điều nầy bất khả.

3. Hành động hiểu biết được phân loại do đối tượng khả niệm, như mỗi hành động khác được phân loại do đối tượng riêng của mình. Bởi đó, hành động của trí năng càng cao siêu hơn nhiều nếu đối tượng được hiểu biết càng cao siêu hơn. Nhưng Thiên Chúa là chính hành động riêng của trí năng Ngài như được thấy rõ ràng do điều đã trình bày trước. Bởi đó, nếu Thiên Chúa hiểu biết sự vật nào khác với Ngài thì chính Ngài được phân loại bởi sự vật nào khác với Ngài; điều nầy không thể có. Cho nên Ngài không hiểu biết những sự vật khác với chính Ngài.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : “Không một thụ tạo nào mà vô hình trước nhan Chúa; muôn vật đều trần truồng và trống trải trước mặt chính Đấng mà chúng ta sẽ phải thưa lại các công việc” (Dt 4,13).

TRẢ LỜI :

Thiên Chúa tất nhiên tri thức các sự vật khác với chính Ngài. Vì rõ ràng là Ngài một thể cách hoàn hảo, tri thức chính Ngài; nếu không thì sự hiện hữu của Ngài hẳn không hoàn hảo, vì sự hiện hữu của Ngài là hành động hiểu biết của Ngài. Nhưng nếu sự vật nào được tri thức cách hoàn hảo, thì một cách tất nhiên năng lực của nó được tri thức cách hoàn hảo. Nhưng năng lực của một tác nhân không được hiểu biết cách hoàn hảo trừ phi các sự vật mà năng lực nầy mở rộng đến, được tri thức. Mà bởi vì năng lực của Thiên Chúa hướng về các sự vật khác do sự kiện thực tại Ngài là nguyên nhân tác thành của tất cả mọi sự vật, như thấy được rõ ràng theo như đã trình bày trước (q.2, a.3), Thiên Chúa tất nhiên phải tri thức các sự vật khác với chính Ngài. Và sự khẳng định nầy còn rõ ràng hơn nữa, nếu chúng ta nói thêm rằng sự hiện hữu thực sự của nguyên nhân tác thành đệ nhất, tức là Thiên Chúa, là hành động hiểu biết riêng của Ngài. Bởi đó, bất cứ các hiệu quả nào tiền-hiện-hữu trong Thiên Chúa, như trong nguyên nhân đệ nhất, thì phải ở trong hành động hiểu biết của Ngài, và chúng nó ở đó theo thể cách khả niệm : vì, mỗi sự vật ở trong sự vật nữa, thì ở trong nó tùy theo thể cách của sự vật mà nó ở trong đó.

Bãy giờ để tri thức Thiên Chúa tri thức cách nào các sự vật khác với Ngài; chúng ta phải suy nghĩ một sự vật được tri thức hai cách: trong chính nó, và ở trong sự vật nữa. Một sự vật được tri thức trong chính nó, khi nó được tri thức nhờ một ảnh niệm riêng biệt và tương đương với chính đối tượng có thể được tri thức, như khi con mắt trông thấy một người nhờ hình ảnh của một người. Một sự vật được trông thấy trong sự vật khác nhờ hình ảnh của sự vật chứa đựng nó : như khi một phần được trông thấy trong cái toàn thể nhờ hình ảnh của cái toàn thể nầy, hoặc khi một người được trông thấy trong một tấm gương nhờ hình ảnh của tấm gương, hoặc bởi thể cách nào khác mà nhờ thể cách nầy một sự vật được trông thấy trong một sự vật nữa.

Như vậy, chúng ta nói Thiên Chúa trông thấy chính Ngài trong chính Ngài, bởi vì Ngài trông thấy Ngài nhờ yếu tính của Ngàl; và Ngài trông thấy các sự vật khác, không phải trong chính chúng nó, nhưng trong chính Ngài, vì yếu tính của Ngài chứa đựng sự tương tự của các sự vật khác với Ngài.

GIẢI ĐÁP :

1. Lời nói của thánh Augustinô : Thiên Chúa không trông thấy gì ngoài Ngài, không được sử dụng theo ý nghĩa này là dường như Ngài không trông thấy gì ở bên ngoài Ngài, nhưng theo ý nghĩa là những cái gì ở bên ngoài Ngài, thì Ngài không trông thấy chúng nó, trừ phi ở trong chính Ngài như đã giải thích ở trên.

2. Đối tượng đã được hiểu biết là sự hoàn hảo của chủ thể hiểu biết, không phải nhờ bản thể của nó, nhưng nhờ ảnh niệm của nó, tùy theo ảnh niệm nầy, nó ở trong trí năng như mô thể và sự hoàn hảo của nó. Vì như đã trình bày về Hồn (Aristote, De An., 3,8) : “Một hòn đá không ở trong linh hồn, nhưng ảnh niệm của nó ở”. Vậy các sự vật khác với Thiên Chúa được hiểu biết bởi Thiên Chúa, vì yếu tính Thiên Chúa chứa đựng các ảnh niệm của chúng nó, như đã giải thích ở trên, và do đó không có sự vật nào là sự hoàn hảo cho trí năng Thiên Chúa, mà khác với yếu tính Thiên Chúa.

3. Hành động của trí năng không được phân loại bởi cái gì được hiểu biết trong cái khác, nhưng bởi đối tượng này các sự vật chính yếu được hiểu biết. Vì hành động của trí năng được phân loại bởi đối tượng của mình vì mô thể khả hiệm là nguyên nhân cho sự hành động được phân loại bởi mô thểtrí năng, bởi vì mỗi hành động bởi mô thể làm nguyên nhân hành động của nó, như sự đốt nóng bởi lửa. Bởi đó, hành động của trí năng được phân loại mô thể khả niệm nào trở nên hiện thể. Và mô thể khả niệm này là ảnh niệm của sự vật chủ yếu được hiểu biết sự vật chủ yếu được hiểu biết nầy ở trong Thiên Chúa, tuyệt đối chỉ là yếu tính riêng của Thiên Chúa và trong yếu tính nầy tất cả mọi ảnh niệm các sự vật được lãnh hội. Do đó, không xảy ra điều nầy là hành động hiểu biết của Thiên Chúa, hay đúng hơn là chính Thiên Chúa, được phân loại bởi sự vật nào khác với chính yếu tính của Ngài.

 

Tiết 6

PHẢI CHĂNG THIÊN CHÚA TRI THỨC

CÁC SỰ VẬT KHÁC VỚI CHÍNH NGÀI,

BẰNG SỰ TRI THỨC RIÊNG CỦA NGÀI ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không tri thức các sự vật khác với chính Ngài bằng sự tri thức riêng của Ngài.

1. Như đã bày tỏ, Thiên Chúa tri thức các sự vật khác với Ngài tùy theo chúng nó ở trong Ngài. Nhưng các sự vật khác ở trong chính Ngài, như ở trong nguyên nhân đệ nhất chung và phổ quát của chúng, và do đó được Thiên Chúa tri thức như ở trong nguyên nhân chung và phổ quát của chúng. Đây là tri thức cách tổng quát, chứ không riêng biệt.

2. Yếu tính thụ tạo xa cách yếu tính Thiên Chúa như yếu tính Thiên Chúa xa cách yếu tính thụ tạo. Nhưng yếu tính Thiên Chúa không có thể được tri thức nhờ yếu tính thụ tạo, như đã nói trước. Bởi đó, yếu tính thụ tạo cũng không được tri thức nhờ yếu tính Thiên Chúa. Như vậy, bởi vì Thiên Chúa tri thức chỉ nhờ yếu tính của Ngài, do đó mà Ngài không tri thức thụ tạo là cái gì trong yếu tính của nó, để Ngài tri thức nó là gì, tức là có tri thức chính xác về thụ tạo.

3. Không có sự tri thức chính xác về một sự vật, nếu không nhờ yếu tính của sự vật nầy. Nhưng vì Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự vật nhờ yếu tính của Ngài, thì xem ra Ngài không tri thức mỗi sự vật nhờ yếu tính riêng biệt của nó: vì không thể có cũng một yếu tính cho sự vật phức số và tạp đa. Vậy. Thiên Chúa không có sự tri thức riêng biệt về các sự vật, chỉ có sự tri thức chung mà thôi. Vậy tri thức các sự vật không theo yếu tính riêng biệt, chỉ tri thức các sự vật cách chung mà thôi, tức đối với sự vật khác, Ngài chỉ có sự hiểu biết tổng quát.

TRÁI LẠI :

Tri thức các sự vật cách riêng biệt, là tri thức chúng không những cách chung mà còn tùy theo chúng nó phân biệt nhau. Đó là thể cách Thiên Chúa tri thức các sự vật. Do đó đã có lời ghi chép : “Thiên Chúa đạt tới chính sự phân biệt tinh thần và linh hồn : Ngài cũng đạt tới những khớp xương, các tủy xương; Ngài là Đấng phân biệt các tư tưởng và ý định của tâm hồn; và không một thụ tạo nào là vô hình ở trước thánh nhan Ngài” (Dt 4,12-13).

TRẢ LỜI :

Chúng ta phải nói lên một số người sai lầm chủ trương Thiên Chúa tự Ngài không tri thức các sự vật khác, trừ ra Ngài tri thức cách chung mà thôi. Vì như lửa, giả như nó tri thức chính nó như là nguyên nhân của nhiệt, thì tri thức bản tính của nhiệt, và tất cả mọi sự vật khác theo mức độ chúng nó nóng : Thiên Chúa cũng thế, tri thức Ngài là nguyên nhân hiện hữu, thì tri thức bản tính của hữu thể, và tất cả các sự vật khác theo mức độ chúng nó là hữu thể.

Nhưng thể cách tri thức nầy không có thể. Vì hiểu biết cái gì cách chung mà không hiểu biết cách cá biệt, thì hiểu biết nó cách bất toàn. Do đó, trí năng chúng ta khi đi từ tiềm thể đến hiện thể, thì trước đạt tới sự tri thức tổng quát và lộn xộn về các sự vật, sau mới đạt tới sự tri thức riêng biệt của các sự vật theo thể cách tiến hành từ bất hoàn hảo đến hoàn hảo, như được thấy rõ ràng trong sách Vật lý (Phys., 1,3). Vậy giả như sự tri thức của Thiên Chúa về các sự vật khác với Ngài, chỉ là cách chung mà thôi, chứ không bằng cách cá biệt, hẳn là sự hiểu biết của Ngài không hoàn hảo dưới mọi phương diện và do đó cũng không phải là sự hiện hữu của Ngài, sự tri thức nầy trái ngược lại với các điều đã trình bày trước. Vậy phải nói Thiên Chúa tri thức các sự vật khác với Ngài bằng sự tri thức riêng biệt, chẳng những tùy theo chúng nó thông phần cũng một yếu tính của hữu thể, mà còn tùy theo chúng nó phân biệt nhau.

Và để minh chứng điều này, chúng ta phải suy xét có những người muốn biểu thị Thiên Chúa tri thức nhiều sự vật nhờ một phương diện duy nhất, đưa ra một vài thí dụ, như trung tâm điểm một vòng tròn nếu nó tri thức chính nó, hẳn nó tri thức tất cả các đàng phát xuất từ trung tâm điểm ; hoặc như sự sáng tri thức chính mình, hẳn là nó tri thức tất cả các màu sắc (De Div: Nom., 7,2). Nhưng mặc dầu các thí dụ nầy tương tự một phần, tức là, có liên hệ với nhân-quả-tính; tuy nhiên chúng nó thiếu sót về phương diện nầy là phức-số-tính và tạp-đa-tính được gây nên bởi một nguyên nhân phổ quát duy nhất, không phải liên hệ đến nguyên nhân phân biệt, nhưng chỉ có liên hệ đến nguyên nhân mà chúng nó thông phần. Vì tạp-đa-tính của các màu sắc không được gây nên chỉ bởi sự sáng mà thôi, nhưng bởi sự sắp đặt có tính cách tạp đa của một vật trung gian trong-mờ tiếp nhận sự sáng. Và cũng thế, tạp-đa-tính của các đường được gây nên bởi vị trí tạp đa của chúng nó. Bởi đó, chính loại tạp-đa-tính và phức-số-tính nầy không thể được tri thức trong nguyên nhân của chúng nó, bằng một tri thức chính xác, nhưng chỉ được tri thức theo một thể cách tổng quát. Tuy nhiên trong Thiên Chúa, thì có khác. Vì đã trình bày trước bất cứ sự hoàn hảo nào hiện hữu trong bất cứ thụ tạo nào, thì hoàn toàn nguyên vẹn tiền-hiện hữu và được chứa Thiên Chúa, bằng thể cách tuyệt trác (q.4, a.2). Nhưngkhông những chỉ cái gì chung cho thụ tạo, tức là sự hiện hữu, thuộc về sự hoàn hảo của chúng nó, nhưng còn chính cái gì làm cho chúng nó phân biệt nhau, cũng thuộc về sự hoàn hảo của chúng nó; như sự sáng và sự hiểu biết và các sự tương tự; do đó, các sinh vật phân biệt với các vô sinh vật các vật có trí năng phân biệt với các vật vô trí năng. Cũng thế, mỗi mô thể làm cho một sự vật nào được cấu tạo trong loại riêng của mình, là sự hoàn hảo. Bởi đó, chính tất cả mọi vật tiền hiện hữu trong Thiên Chúa, chẳng những với điều có chung cho tất cả chúng nó mà còn với điều làm cho chúng nó phân biệt nhau. Và do dó, bởi vì Thiên Chúa chứa đựng tất cả mọi hoàn hảo trong chính Ngài, yếu tính của Thiên Chúa được so sánh với tất cả mọi yếu tính của các sự vật. Không phải như cái chung với cái riêng biệt, như đơn vị với các số, hoặc trung tâm điểm với các đường bán kính, nhưng theo tương quan hành động hoàn hảo với những hành động bất toàn, dường như tôi nói tương quan con người với thú vật hoặc số 6, một số nguyên với các phân số mà nó chứa đựng. Mà rõ ràng là người ta nhờ hành động hoàn hảo có thể hiểu biết được các hành động bất hoàn hảo không những cách tổng quát, mà còn bằng sự hiểu biết riêng biệt. Kẻ hiểu biết con số 6, hiểu biết một nửa của nó : tức là con số 3, bằng sự hiểu biết riêng biệt.

Do đó, bởi vì yếu tính Thiên Chúa chứa đựng trong chính mình tất cả mọi hoàn hảo được chứa đựng trong yếu tính của bất cứ sự vật nào khác, và hơn nữa, Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự vật trong chính Ngài, bằng một tri thức chính xác. Vì bản tính riêng biệt cho mỗi vật, cốt ở tại sự tham dự đặc thù vào sự hoàn hảo của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa không có thể được nói là Ngài tri thức chính Ngài cách hoàn hảo, nếu Ngài không tri thức tất cả mọi thể cách mà yếu tính của Ngài được thông phần cho các thụ tạo. Và Ngài cũng không tri thức cái bản tính thực sự của sự hiện hữu một cách hoàn hảo, nếu Ngài không tri thức tất cả các thể cách của sự hiện hữu. Do đó, rõ ràng là Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự vật, bằng sự tri thức chính xác, theo thể cách mọi sự vật phân biệt nhau.

GIẢI ĐÁP :

1. Như vậy, việc hiểu biết một sự vật như nó đang hiện hữu trong chủ thể tri thức, thì được hiểu biết hai thể cách. Thể cách thứ nhất, tùy theo trạng từ "như vậy"; đem lại thể cách tri thức về phần sự vật được tri thức; và theo ý nghĩa nầy, thì có sự sai lầm. Vì chủ thể tri thức không luôn luôn tri thức đối tượng đã được tri thức, về sự hiện hữu mà đối tượng nầy có ở trong chủ thể tri thức; vì con mắt không tri thức hòn đá, về sự hiện hữu mà hòn đá có ở nơi con mắt, nhưng nhờ hình ảnh của hòn đá ở nơi con mắt mà con mắt tri thức được hòn đá về sự hiện hữu của hòn đá ở ngoài con mắt. Và giả như một chủ thể nào có thể tri thức đối tượng đã được tri thức, theo sự hiện hữu mà đối tượng có ở trong chủ thể tri thức, thì chủ thể tri thức, vẫn tri thức đối tượng nầy theo sự hiện hữu của nó ở bên ngoài chủ thể tri thức như thế trí năng tri thức một hòn đá, theo sự hiện hữu khả niệm mà hòn đá có ở trong trí năng, vì trí năng tri thức nó đang hiểu biết, và nó còn biết sự hiện hữu của hòn đá chính trong bản tính riêng của hòn đá. Tuy nhiên nếu trạng từ “như vậy” được hiểu biết là đem lại thể cách tri thức về phần chủ thể tri thức, thì theo ý nghĩa nầy, thực sự là chỉ chủ thể tri thức có tri thức về đối tượng đã được tri thức như nó đang hiện hữu trong chủ thể tri thức: vì sự vật được tri thức hiện hữu cách cùng hoàn hảo trong chủ thể tri thức, thì thể cách của sự tri thức càng hoàn hảo.

Do đó, chúng ta phải nói rằng : Thiên Chúa chẳng những tri thức các sự vật đang hiện hữu trong Ngài, mà còn nhờ sự kiện chúng nó hiện hữu trong Ngài, Ngài tri thức chúng nó trong bản tính riêng của chúng nó, và tri thức tất cả chúng nó cách càng hoàn hảo hơn bởi mức độ mỗi vật hiện hữu trong Ngài theo thể cách hoàn hảo hơn.

2. Yếu tính thụ tạo được đem so sánh với yếu tính Thiên Chúa, như hiện thể bất hoàn hảo với hiện thể hoàn hảo. Bởi đó, yếu tính thụ tạo không có thể một cách đầy đủ dẫn đưa chúng ta đến tri thức yếu tính Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, là ngược lại.

3. Cũng một sự vật không có thể được coi là sự tương tự theo tỷ lệ cho các sự vật tạp đa. Nhưng yếu tính Thiên Chúa tuyệt hảo vượt lên trên tất cả mọi thụ tạo. Do đó, yếu tính Thiên Chúa, có thể được coi là sự tương tự riêng biệt của mỗi vật theo nhiều thể cách khác nhau mà theo nhiều thể cách khác nhau nầy, các thụ tạo khác nhau dự phần và mô phỏng yếu tính Thiên Chúa.

 

Tiết 7

PHẢI CHĂNG SỰ TRI THỨC CỦA THIÊN CHÚA

LÀ THỨ TRI THỨC SUY LUẬN?

 

VẤN NẠN :

Xem ra sự tri thức của Thiên Chúa là suy luận.

1. Sự tri thức của Thiên Chúa không phải là sự tri thức ở thể cách tập quán, nhưng là sự tri thức hiện thể. Mà Triết gia nói : Sự tri thức ở thể cách tập quán có thể liên hệ với nhiều sự vật, trong một lúc; còn sự hiểu biết hiện thể, chỉ liên hệ với một sự vật trong một lúc mà thôi (Top., 2,10). Bởi đó, vì Thiên Chúa tri thức nhiều sự vật, chính Ngài và các vật khác như đã trình bày trước, xem ra Ngài không tri thức tất cả mọi sự vật trong một lúc, nhưng tiến hành từ sự vật nầy đến sự vật khác.

2. Tri thức hiệu quả nhờ nguyên nhân của chính nó, thuộc về sự tri thức suy luận. Nhưng Thiên Chúa tri thức các sự vật khác nhờ chính Ngài, như các hiệu quả nhờ các nguyên nhân của mình. Do đó, sự tri thức của Thiên Chúa là suy luận.

3. Thiên Chúa tri thức mỗi thụ tạo cách hoàn hảo hơn chúng ta tri thức nó. Nhưng chúng ta tri thức các hiệu quả trong các nguyên nhân thụ tạo của nó. Và như vậy, chúng ta đi bằng cách suy luận từ các nguyên nhân đến các sự vật đã được tạo nên. Bởi đó, xem ra cũng một thể cách tri thức nầy được ứng dụng cho Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : Thiên Chúa không trông thấy tất cả mọi sự vật trong sự đặc thù hoặc trong sự tách rời  của chúng nó, dường như Thiên Chúa trông thấy trước ở đây, đoạn thì ở đó; nhưng Ngài trông thấy tất cả mọi sự vật chung với nhau trong một lúc (De Trin., 15.14).

TRẢ LỜI :

Trong sự tri thức của Thiên Chúa, không có sự suy luận. Sau đây là hai chứng cứ cho khẳng định nầy. Trong sự tri thức của chúng ta, có hai sự suy luận. Sự suy luận thứ nhất chỉ tùy theo sự kế tiếp mà thôi, như khi chúng ta, một cách hiện thể, đã hiểu biết một sự vật nào, chúng ta lại quay hiểu biết một sự vật khác; đang khi thể cách thứ hai của sự suy luận tùy theo nhân-quả-tính, như khi nhờ vào các nguyên lý, chúng ta đạt tới sự tri thức các kết luận. Loại suy luận thứ nhất không có thể thuộc về Chúa. Vì nhiều sự vật mà chúng ta hiểu biết theo thể cách kế tiếp, nếu mỗi sự vật được suy xét trong chính nó; chúng ta hiểu biết chúng nó cùng trong một lúc, nếu chúng ta trông thấy chúng nó ở nơi một sự vật duy nhất; nếu, thí dụ, chúng ta hiểu biết các phần trong một toàn thể hoặc trông thấy nhiều sự vật khác nhau trong một tấm gương. Nhưng Thiên Chúa trông thấy tất cả mọi sự vật trong mọi sự vật đơn độc duy nhất là chính Ngài. Bởi đó, Thiên Chúa trông thấy tất cả mọi sự vật cách cùng một lúc, chứ không bằng cách kế tiếp. Cũng vậy, thể cách thứ hai của sự suy luận không thể ứng dụng cho Thiên Chúa. Thứ nhất, vì thể cách thứ hai nầy giả định thể cách thứ nhất, vì bất cứ ai tiến hành từ các nguyên lý, đến các kết luận, thì không xem xét cả hai sự vật trong một lúc. Thứ hai, vì tiến hành như vậy là đi từ sự vật đã được tri thức đến sự vật không được tri thức. Bởi đó, rõ ràng là khi sự vật thứ nhất được tri thức, thì sự vật thứ hai còn không được tri thức; và như vậy, sự vật thứ hai không được tri thức trong sự vật thứ nhất, nhưng nhờ sự vật thứ nhất. Nhưng sự kết thúc của suy luận đã đạt được, khi sự vật thứ hai được trông thấy ở sự vật thứ nhất, bằng cách quả quyếtcác hiệu quả vào cho các nguyên nhân của chúng nó; và đoạn thì, sự suy luận chấm dứt. Bởi đó, bởi vì Thiên Chúa trông thấy các hiệu quả của Ngài trong chính Ngài, như trong nguyên nhân của chúng, thì sự tri thức của Ngài không suy luận.

GIẢI ĐÁP :

1. Dầu mà hành động hiểu biết, là hành động duy nhất trong chính nó, vẫn có nhiều sự vật được hiểu biết trong một sư vật duy nhất nào, như đã trình bày trước.

2. Thiên Chúa không tri thức trước tiên một nguyên nhân và đoạn thì nhờ nguyên nhân nầy, tri thức các hiệu quả giả thiết là không được trí thức cho đến bây giờ; Thiên Chúa tri thức các hiệu quả trong nguyên nhân, và do đó, sự tri thức của Ngài không suy luận, như đã trình bày trước.

3. Sự thực là Thiên Chúa trông thấy các hiệu quả của các nguyên nhân thụ tạo chính trong các nguyên nhân thụ tạo nầy, theo thể cách hoàn hảo hơn chúng ta nhiều; nhưng không theo thể cách thể ấy đến nổi sự tri thức về các hiệu quả, được gây ra trong Ngài do sự tri thức của các nguyên nhân thụ tạo, như trong trường hợp chúng ta; và do đó, sự tri thức của Ngài không suy luận.

 

Tiết 8

PHẢI CHĂNG SỰ TRI THỨC CỦA THIÊN CHÚA

LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẬT?

 

VẤN NẠN :

Xem ra sự tri thức của Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của các vật.

1. Origène nói : “Không phải một vật sẽ hiện hữu một ngày nào đó, vì Thiên Chúa tri thức nó; nhưng nó sẽ hiện hữu vì nó phải hiện hữu. Thiên Chúa biết trước nó sẽ hiện hữu" (Rm., 7,8,30).

2. Một khi nguyên nhân được đặt ra, có hiệu quả theo sau; nhưng sự tri thức của Thiên Chúa thì vĩnh cửu. Bởi đó nếu sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật thụ tạo, xem ra các thụ tạo vĩnh cửu.

3. Vật có thể được tri thức, thì có trước sự tri thức và là sự đo lường của nó, như lời nói của Triết gia (Aristote, Metaph., 9,1). Nhưng cái gì có sau và được đo lường, thì không có thể là nguyên nhân. Bởi đó, sự tri thức của Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của các sự vật.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : Không phải bởi vì các thụ tạo thiêng liêng và hữu hình, hiện hữu, mà Thiên Chúa tri thức chúng tất cả, nhưng bởi vì Thiên Chúa tri thức chúng, thì do đó, chúng hiện hữu” (De Trin., 15,13).

TRẢ LỜI :

Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật. Vì sự tri thức của Thiên Chúa đối với tất cả mọi thụ tạo, có cái gì mà sự tri thức của nhà mỹ thuật có đối với các mỹ thuật phẩm được chế tạo bởi mỹ thuật của ông. Nhưng sự tri thức của nhà mỹ thuật hoạt động nhờ trí năng ông. Do mô thể trong trí năng phải nguyên của sự hành động; như sự nóng là nguyên nhân của sự đốt nóng. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý một mô thể thiên nhiên không phải là nguyên lý hành động trong tư cách nó tồn tại trong vật mà nó làm cho hiện hữu, nhưng trong tư cách nó được sắp đặt đến hiệu quả. Cũng vậy, mô thể khả niệm không phải là nguyên nhân hành động bởi sự kiện nó tồn tại trong chủ thể hiểu biết, nếu nó không được sắp đặt để đạt tới hiệu quả; và sự sắp đặt nầy phát xuất bởi ý chí. Quả thế, bởi vì mô thể khả niệm có tương quan với những tương dị, vì cũng một sự hiểu biết xem xét các sự tương dị; nên mô thể khả niệm, hẳn không thể sản xuất hiệu quả, giả như nó không được quyết định đến với một vật duy nhất, do thị dục như Triết gia đã nói (Metaph, 9,1). Nhưng rõ ràng Thiên Chúa là nguyên nhân các vật do trí năng của Ngài, vì sự hiện hữu của Ngài là hành động hiểu biết của Ngài. Và do đó, sự hiểu biết của Ngài phải là nguyên nhân của các vật, với điều kiện được sự phối hợp của ý chí. Do đó, sự tri thức của Thiên Chúa, với tính cách là nguyên nhân các vật, thường thường được mệnh danh là sự tri thức tán thành (Scientia approbationis).

GIẢI ĐÁP :

1. Origène nói đến phương diện tri thức, mà phương diện nầy không có ý tưởng về nhân-quả-tính, nếu không được sự phối hợp của ý chí, như đã trình bày trước. Nhưng khi ông nói Thiên Chúa trông thấy trước một số sự vật nào đó, “bởi vì" chúng nó sắp xuất hiện, người ta phải hiểu từ ngữ “bởi vì” thuộc về nhân-quả-tính luận lý học, chứ không phải thuộc về nhân-quả-tính hữu thể học, tức là nó thuộc về nguyên nhân của kết quả, chứ không phải thuộc về nguyên nhân của sự hiện hữu. Thực thế, nếu các vật ở trong vị lai, Thiên Chúa trông thấy chúng nó trước; nhưng các vật vị lai không phải là nguyên nhân làm cho Thiên Chúa tri thức chúng nó.

2. Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân của các vật, tùy theo các vật ở trong sự tri thức của Ngài. Nhưng vấn đề các vật vĩnh cửu, thì không có trong sự tri thức của Thiên Chúa; bởi đó, dầu sự tri thức của Thiên Chúa là vĩnh cửu, thì không do đó mà các thụ tạo vĩnh cửu.

3. Các vật thiên nhiên là những trung gian ở giữa sự tri thức của Thiên Chúa và sự tri thức của chúng ta : Vị chúng ta lãnh nhận sự tri thức từ các sự vật thiên nhiên, mà Thiên Chúa, do sự tri thức của Ngài là nguyên nhân của các vật thiên nhiên. Bởi đó, như các vật thiên nhiên có thể được chúng ta tri thức, thì có trước sự tri thức của chúng ta, và là vật đo lường cho sự tri thức của chúng ta; như vậy, sự tri thức của Thiên Chúa có trước các vật thiên nhiên và là sự đo lường của chúng nó; như, thí dụ, cái nhà là trung gian ở giữa sự tri thức của người xây nhà đã tạo ra nó và sự tri thức của kẻ rút sự tri thức của mình về cái nhà từ cái nhà đã được xây cất. 

 

Tiết 9

THIÊN CHÚA CÓ SỰ TRI THỨC

VỀ CÁC SỰ VẬT KHÔNG HIỆN HỮU CHĂNG?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không có sự tri thức về các sự vật không hiện hữu.

1. Sự tri thức của Thiên Chúa thuộc về các sự vật có thực. Nhưng sự thực và sự hiện hữu là những từ ngữ khả hoán. Bởi đó, sự tri thức của Thiên Chúa không thuộc về các sự vật không hiện hữu.

2. Hơn nữa, sự tri thức đòi phải có sự tương tự giữa chủ thể tri thức và sự vật được tri thức. Nhưng các sự vật nào không tri thức, không thể có sự tương tự nào với Thiên Chúa, vì Ngài là sự tri thức thực sự. Bởi đó, cái gì không hiện hữu, không được Thiên Chúa tri thức.

3. Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân của cái gì được tri thức bởi Ngài nhưng đó không phải là nguyên nhân của các sự vật không tri thức, vì sự vật không hiện hữu, thì không có nguyên nhân. Do đó, Thiên Chúa không có tri thức về các sự vật không hiện hữu.

TRÁI LẠI :

Thánh Phaolô nói : “Ta đặt ngươi làm cha nhiều dân tộc. Trước mặt Đấng ngươi tin kính, tức Thiên Chúa, chính Đấng khiến kẻ chết được sống, kêu gọi những vật chưa có hóa ra thực hữu” (Rm 4,17).

TRẢ LỜI :

Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự vật hiện hữu bất cứ cách nào. Nhưng có thể là những sự vật không hiện hữu cách tuyệt đối, thì có thể hiện hữu theo một ý nghĩa nào đó. Vì tuyệt đối mà nói, có những sự vật hiện hữu cách hiện thể; có những sự vật không hiện hữu cách hiện thể có những sự vật không hiện hữu các hiện thể, nhưng ở trong năng lực hoặc của chính Thiên Chúa, hoặc của thụ tạo, năng lực hoặc hoạt động, hoặc thụ động, hoặc ở trong năng lực của tư tưởng hoặc của tưởng tượng, hoặc của bất cứ thứ gì. Bởi đó, bất cứ cái gì có thể được làm hoặc được tưởng nghĩ, hoặc được nói do các thụ tạo, cũng như bất cứ cái gì mà Thiên Chúa có thể làm, tất cả đều được Thiên Chúa tri thức, dầu chúng nó không hiện thể. Và theo sự hiểu biết nới rộng nầy, có thể nói Thiên Chúa có sự tri thức về chính các vật không hiện hữu.

Nhưng ở giữa các vật không hiện thể, có một sự dị biệt nào đó nên được lưu ý. Vì, dầu một số trong các vật nầy có thể không hiện thể bây giờ, nhưng chúng nó đã hiện hữu, hoặc chúng nó sẽ hiện hữu; và Thiên Chúa được nói là tri thức tất cả các vật nầy bằng sự tri thức trông thấy; vì khi hành động hiểu biết của Thiên Chúa, tức sự hiện hữu của Ngài, được đo lường bởi vĩnh-cửu-tính, và khi vĩnh-cửu-tính không có sự kế tiếp, bao hàm tất cả mọi thời gian, thì một cái nhìn thoáng qua hiện tại của Thiên Chúa lướt qua tất cả mọi thời gian và đến với tất cả mọi vật hiện hữu bất cứ thời gian nào, đều là đối tượng hiện tại cho Ngài. Nhưng có những vật khác trong quyền năng của Thiên Chúa, hoặc trong quyền năng của thụ tạo, chúng nó không hiện hữu, cũng không sẽ hiện hữu, cũng không đã hiện hữu: và liên hệ với các vật nầy, Thiên Chúa được nói là có sự tri thức, không phải là sự tri thức trông thấy, nhưng là sự tri thức tri năng đơn giản. Sự tri thức nầy được gọi như vậy, vì các vật mà chúng ta trông thấy chung quanh chúng ta có sự hiện hữu riêng biệt ở bên ngoài chủ thể trông thấy.

GIẢI ĐÁP :

1. Các vật nào không hiện hữu, là sự thực theo tư cách chúng nó tiềm thể; vì chúng nó tiềm thể, đó là sự thực và như vậy, chúng nó được Thiên Chúa tri thức.

2. Vì Thiên Chúa là sự hiện hữu thực sự, tất cả mọi vật hiện hữu theo mức độ chúng tham dự vào sự tương tự của Ngài; như mỗi vật nóng theo mức độ nó tham dự vào sự nóng. Như vậy, các vật tiềm thể được Thiên Chúa tri thức, mặc dầu chúng nó không hiện thể.

3. Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân các vật, khi được ý chí phối hợp. Bởi đó, không cần thiết bất cứ cái gì được Thiên Chúa tri thức, phải hiện hữu, hoặc đã hiện hữu, hoặc sẽ hiện hữu; nhưng sự tri thức của Thiên Chúa chỉ cần thiết đối với cái gì mà Thiên Chúa muốn, hoặc cho phép hiện hữu. Hơn nữa, trong sự tri thức của Thiên Chúa, các vật ấy không phải hiện hữu, nhưng chỉ là có thể hiện hữu.

 

Tiết 10

THIÊN CHÚA

TRI THỨC NHỮNG CÁI XẤU KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không tri thức các sự xấu.

1. Triết gia nói : “Trí năng” không tiềm thể, thì không tri thức sự khuyết phạp (De An., 3,6). Nhưng sự xấu là sự khuyết phạp của cái tốt, như Augustinô nói (Conf., 3,7). Bởi đó, vì trí năng của Thiên Chúa chẳng bao giờ tiềm thể, nhưng luôn luôn hiện thể, như thấy rõ ràng theo các sự trình bày trước. Vậy xem ra Thiên Chúa không tri thức các sự xấu.

2. Hơn nữa, tất cả mọi tri thức hoặc là nguyên nhân của sự vật được tri thức, hoặc là được tạo thành bởi sự vật được tri thức. Nhưng sự tri thức của Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của sự xấu, cũng không được tạo thành bởi cái xấu. Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức các sự xấu.

3. Mỗi sự vật được tri thức, được tri thức hoặc bởi sự tương tự của nó, hoặc bởi sự tương dị của nó. Nhưng bất cứ cái gì được Thiên Chúa tri thức, được Thiên Chúa trị thức nhờ yếu tính của Ngài, như rõ ràng theo các sự trình bày trước. Nhưng yếu tính của Thiên Chúa, không phải là sự tương tự của sự xấu, và sự xấu cũng không phải là cái đối lập của yếu tính Ngài; vì yếu tính của Thiên Chúa không có tương dị, như Augustinô nói (De Civit. Dei, 12,2). Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức các sự xấu.

4. Cái gì được tri thức nhờ một cái khác, và không nhờ chính mình, vì được tri thức cách bất hoàn hảo. Nhưng cái xấu không được Thiên Chúa tri thức nhờ chính mình, nếu cách khác, sự xấu ở trong Thiên Chúa; vì sự vật được tri thức, ở trong chủ thể tri thức. Bởi đó, nếu cái xấu được trí thức nhờ sự vật nào khác, tức là, nhờ sự tốt, thì cái xấu sẽ được Thiên Chúa tri thức cách bất hoàn hảo; tình trạng nầy không thể có, vì sự tri thức của Thiên Chúa không bất hoàn hảo. Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức các sự xấu.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : “Hỏa ngục và sự phá hủy ở trước mặt Thiên Chúa, huống nữa là tâm tư nhân loại” (Cn 15,11).

TRẢ LỜI :

Bất cứ ai tri thức một sự vật cách hoàn hảo, phải tri thức tất cả những cái gì có thể xảy đến cho nó. Những có một vài sự vật tốt mà sự tiêu hư do cái xấu, có thể xảy đến cho nó. Bởi đó, Thiên Chúa hẳn không tri thức các sự vật tốt cách hoàn hảo, giả như Ngài cũng không tri thức những sự vật xấu. Mà sự vật có thể được tri thức với tư cách nó hiện hữu; do đó, bởi vì yếu tính của sự xấu là sự khuyết phạp của cái tốt, thì chính do sự kiện Thiên Chúa tri thức các sự vật tốt, Ngài cũng tri thức các sự vật xấu : như do sự sáng, sự tối tăm được tri thức. Bởi đó, Denys nói : Thiên Chúa nhờ chính Ngài, mà lãnh nhận sự trông thấy tối tăm, không có thể cách nào khác trông thấy sự tối tăm, ngoại trừ thể cách nhờ sự sáng (De Div. Nom, 7,2).

GIẢI ĐÁP :

1. Lời nói của Triết gia không phải được hiểu biết có ý nghĩa là trí năng không tiềm thể, thì không tri thức sự khuyết phạp nhờ sự khuyết pháp hiện hữu trong nó; và điều nầy phù hợp với điều Triết gia đã nói trước, là một điểm hoặc bất cứ sự vật nào bất-khả-phân được tri thức nhờ tình trạng không có sự phân chia. Tình trạng nầy có thực, vì các mô thể đơn giản và bất-khả-phân trong trí năng chúng ta không phải ở hiện thể, nhưng ở tiềm thể; vì giả như chúng nó ở trong trí năng chúng ta cách hiện thể, hẳn chúng nó không được tri thức nhờ sự khuyết phạp. Và chính các sự vật đơn giản được tri thức như vậy bởi các bản thể tách rời. Bởi đó, Thiên Chúa tri thức sự xấu, không phải nhờ sự khuyết phạp hiện hữu trong chính Ngài, nhưng nhờ các đối-lập-hữu của sự xấu, tức là nhờ sự tốt.

2. Sự tri thức của Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của sự xấu; nó là nguyên nhân của sự tốt mà nhờ sự tốt, sự xấu được tri thức.

3. Dầu sự xấu không đối lập với yếu tính của Thiên Chúa, vì yếu tính của Thiên Chúa không có thể bị tiêu hư bởi sự xấu, nhưng đối lập với các hiệu quả của Thiên Chúa; các hiệu quả nầy được Thiên Chúa tri thức nhờ yếu tính của Ngài; và trong khi tri thức các hiệu quả nầy, Thiên Chúa tri thức các sự xấu đối lập với chúng.

4. Tri thức một sự vật chỉ nhờ một sự vật nào khác mà thôi, đó là tri thức bất hoàn hảo, nếu nó là sự vật có thể được tri thức trong chính mình, nhưng sự xấu không có thể được tri thức trong chính mình, bởi vì bản tính thực sự của sự xấu, cốt ở trong sự khuyết phạp của sự tốt; bởi đó, sự xấu không có thể được định nghĩa, cũng không có thể được tri thức trừ ra nhờ cái tốt.

 

Tiết 11

THIÊN CHÚA

TRI THỨC CÁC SỰ VẬT ĐƠN ĐỘC KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không tri thức các sự vật đơn độc.

1. Trí năng Thiên Chúa vô chất hơn trí năng nhân loại; nhưng trí năng nhân loại, vì lý do vô-chất-tính của nó, không tri thức các sự vật đơn độc; nhưng, như Triết gia nói, trí năng có việc làm với phổ-quát-hữu, giác quan với các sự vật đơn độc (De An. 2,5). Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức các sự vật đơn độc.

2. Ở nơi nhân loại chúng ta, duy có năng lực nào lãnh nhận các ảnh niệm đã được trừu xuất từ các điều kiện hữu chất, thì mới có thể tri thức đơn-độc-hữu. Nhưng ở nơi Thiên Chúa, các sự vật ở trong cấp bậc cao nhất được trừu xuất ra ngoài tất cả chất-thể-tính. Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức các sự vật đơn độc.

3. Tất cả mọi tri thức xảy ra đều nhờ sự tương tự. Nhưng sự tương tự của các sự vật đơn độc, vì chúng đơn độc, xem ra không hiện hữu ở nơi Thiên Chúa; vì nguyên nhân của đơn-độc-tính là chất thể; mà chất thể, vì là thuần túy tiềm thể, nên hoàn toàn không tương tự với Thiên Chúa, hiện thể thuần túy. Bởi đó, Thiên Chúa không có thể tri thức các sự vật đơn độc.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : “Tất cả mọi đường lối của nhân loại đều mở toang trước thánh nhan Thiên Chúa” (Cn 16,2).

TRẢ LỜI :

Thiên Chúa tri thức các sự vật đơn độc. Vì tất cả mọi hoàn hảo gặp ở nơi các thụ tạo, thì tiền-hiện-hữu ở nơi Thiên Chúa theo một thể cách cao hơn. Bởi đó, Thiên Chúa phải tri thức các sự vật đơn độc. Ngay đến Triết gia cũng tưởng nghĩ điều nầy bất xứng đối với Thiên Chúa là có sự vật nào được nhân loại tri thức, mà Thiên Chúa không tri thức được. Và như vậy, đi trái ngược với Empédoche, ông đã chứng tỏ Thiên Chúa hẳn dốt nhất, giả như Ngài không tri thức sự bất hòa (De An. 15,5). Nhưng các hoàn hảo gặp thấy bị phân chia giữa các hữu thể hạ tầng, hiện hữu các đơn giản và hợp nhất ở nơi Thiên Chúa; bởi đó, dầu nhờ năng lực này, chúng ta tri thức phổ-quát-hữu và vô-chất-hữu, và nhờ năng lực kia, chúng ta tri thức các sự vật đơn độc và hữu chất, tuy nhiên Thiên Chúa tri thức cả hai nhờ trí năng đơn giản của Ngài.

Nhưng, muốn tỏ bày thế nào thể hiện điều nầy, một số người nói Thiên Chúa tri thức các sự vật đơn độc nhờ các nguyên nhân phổ quát (Metaph. 8,6). Vì không sự gì hiện hữu trong sự vật đơn độc nào mà không xuất phát từ nguyên nhân phổ quát. Họ đưa ra thí dụ một nhà Chiêm tinh học tri thức tất cả mọi sự di chuyển phổ quát của bầu trời, và nhờ đó, có thể nói trước các thực sự sẽ đến. Tuy nhiên, thí dụ nầy không đầy đủ; vì nhờ các nguyên nhân phổ quát mà các sự vật đơn độc chiếm được những mô thể và năng lực nào đó : các mô thể và các năng lực này có thể nối kết cùng nhau, tuy nhiên chúng nó không được cá-thể-hóa trừ ra do chất thể cá biệt. Do đó, người nào tri thức ông Socrates, bởi vì ông da trắng hoặc vì ông là con trai của Sophroniscus, hoặc là vì một cái gì tương tự, không tri thức ông theo mức độ ông là người đặc thù nầy. Bởi đó, theo sự giải thích ở trên, Thiên Chúa không tri thức các sự vật đơn độc trong đơn độc-tính của chúng nó.

Đàng khác, có những người nói Thiên Chúa tri thức các sự vật đơn độc nhờ ứng dụng các nguyên nhân phổ quát cho các hiệu quả đặc thù (Destruct. Distruct., 11). Nhưng ý kiến nầy không đứng vững; vì không ai có thể ứng dụng một sự vật cho sự vật khác, nếu trước người ấy không tri thức sự vật khác nầy. Bởi đó sự ứng dụng không phải là lý do để tri thức đặc-thù-hữu; nhưng đúng hơn, là nó giả định sự tri thức các sự vật đơn độc.

Bởi đó, chúng ta phải đề nghị một giải thích khác. Vì Thiên Chúa là nguyên nhân của tất cả các sự vật nhờ sự tri thức của Ngài, như đã trình bày trước, sự tri thức của Thiên Chúa được mở rộng nhờ nhân quả tính. Bởi đó, vì chủ năng của Thiên Chúa không những mở rộng đến các mô thể, nguồn gốc của phổ-quát-hữu; nhưng còn mở rộng đến chất thể, như chúng ta sẽ minh chứng tiếp theo sau, thì sự tri thức của Thiên Chúa phải mở rộng tới các sự vật đơn độc đã được cá-thể-hóa do chất thể (q.44,a.2). Quả thế, bởi vì Thiên Chúa tri thức các sự vật khác với chính Ngài do yếu tính của Ngài trong tư cách yếu tính nầy là sự tương tự của các sự vật, là nguyên lý tác thành của chúng nó, yếu tính của Ngài phải là nguyên nhân đầy đủ để tri thức tất cả mọi sự vật do Ngài tạo thành, không những ở trong phổ quát tính, mà còn ở trong đơn-độc-tính nữa; cũng như sự tri thức của nhà mỹ thuật sản xuất toàn thể sự vật, chứ không phải sản xuất cho nó cái mô thể mà thôi.

GIẢI ĐÁP :

1. Trí năng chúng ta trừu xuất ảnh niệm từ các nguyên nhân cá-thể-hóa; do đó, ảnh niệm trong trí năng chúng ta không có thể là sự tương tự của các nguyên nhân cá-thể-hóa, và vì lý do nầy, trí năng chúng ta không tri thức đơn-độc-hữu. Nhưng ảnh niệm trong trí năng của Thiên Chúa, tức là, yếu tính của Thiên Chúa, thì vô chất không phải do sự trừu xuất nhưng do chính nó, nó là nguyên nhân của các nguyên nhân tham dự vào sự hỗn hợp của sự vật, hoặc các nguyên nhân là nguyên nhân của loại, hoặc là “nguyên nhân của cá thể; do đó, là nguyên nhân duy nhất tối cao, Thiên Chúa tri thức không những các phổ-quát-hữu, mà sự vật đơn độc.

2. Dầu các ảnh niệm trong trí năng của Thiên Chúa không có những điều kiện hữu chất trong sự hiện hữu của chúng, nhữ hình ảnh khả niệm được lãnh nhận trong trí tưởng tượng và giác quan; nhưng ảnh niệm nầy bao hàm cả hai thứ sự vật vô chất và hữu chất nhờ quyền lực của mình.

3. Dầu chất thể, vì là tiềm thể, lánh xa sự tương tự với Thiên Chúa, nhưng, chính vì nó có sự hiện hữu một cách như thế, nó giữ lại một sự tương tự nào đó với sự hiện hữu của Thiên Chúa.

 

Tiết 12

THIÊN CHÚA CÓ THỂ TRI THỨC CÁC SỰ VẬT VÔ CÙNG KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không tri thức các sự vật vô cùng.

1. Vô-cùng-hữu với tư cách là thế, thì không được tri thức, vì vô-cùng-hữu là một cái gì, đối với những gì đo lường nó thì luôn luôn nó để lại còn nhiều hơn nữa để mà đo lường” như Triết gia nói (De civit, Dei, 11,9). Hơn nữa, thánh Augustinô nói bất cứ cái gì được lãnh hội bởi sự tri thức, bị giới hạn trong sự lãnh hội của chủ thể tri thức. Nhưng các sự vật vô cùng không có giới hạn. Bởi đó, các sự vật vô cùng không được lãnh hội trong sự tri thức của Thiên Chúa.

2. Giả như nói các sự vật vô cùng trong chính chúng nó, hữu hạn trong sự tri thức của Thiên Chúa, đối với chủ trương nầy, người ta có thể biện bác yếu tính của vô-cùng-hữu là cái gì không thể đi qua được; và yếu tính của hữu-hạn-thể là có thể đi qua được, như đã trình bày trong sách Vật lý (Aristote, Phys., 3,4). Nhưng vô-cùng-hữu không có thể được đi qua, hoặc bởi hữu-hạn-thể, hoặc bởi vô-cùng-hữu, như đã minh chứng ở sách Vật lý (Aristote. Phys., 6,7). Bởi đó, vô-cùng-hữu không bị giới hạn bởi hữu-hạn-thể, cũng không bị giới hạn bởi vô-cùng-hữu và như vậy, vô-cùng-hữu không có thể được bao hàm ở sự tri thức của Thiên Chúa, cho dầu tri thức của Thiên Chúa là vô cùng.

3. Hơn nữa, sự tri thức của Thiên Chúa là vật đo lường của cái gì được tri thức. Nhưng một điều trái ngược với yếu tính của vô-cùng-hữu, là bị đo lường. Bởi đó, các sự vật vô cùng không có thể được tri thức bởi Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Thánh Augustinô nói : “Dầu chúng ta không có thể đếm vô-cùng-hữu, nó vẫn có thể được lãnh hội bởi Đấng mà sự tri thức không có số” (De civit. Dei, 12,18).

TRẢ LỜI :

Bởi vì Thiên Chúa không những tri thức các sự vật hiện thể, mà còn các sự vật ở tiềm thể đối với chính Ngài hoặc đối với thụ tạo, như đã trình bày trước, và bởi vì các sự vật ở tiềm thể phải là vô cùng, nên phải chấp nhận Ngài tri thức các sự vật vô cùng. Dầu sự tri thức trông thấy của Thiên Chúa có tương quan các sự vật hiện hữu thực tại hoặc sẽ hiện hữu, hoặc đã hiện hữu, chứ không thuộc về các sự vật vô cùng, như một số người chủ trương (cf, q.7, a.4; 4.46, a.2.8), vì chúng ta không chấp nhận thế giới là vĩnh cửu, sự sinh sản và sự chuyển động nầy sẽ không tiếp tục luôn mãi, ngõ hầu các cá thể nhân lên vô cùng; nhưng nếu chúng ta suy xét cách chú ý hơn, chúng ta phải chấp nhận Thiên Chúa tri thức các sự vật vô cùng, chính nhờ “sự tri thức trông thấy” của Ngài. Vì Thiên Chúa tri thức ngay các tư tưởng và các sự yêu đương của các trái tim, cả hai sẽ được nhân lên vô cùng, vì các thụ tạo có lý tính sẽ tồn tại luôn mãi.

Sự khẳng định của tôi đây, căn cứ vào lý do nằm trong sự kiện tri thức của mỗi chủ thể tri thức được đo lường bởi cái thể cách của mô thể làm nguyên nhân của sự tri thức. Vì hình ảnh khả giác ở nơi giác quan là sự tương tự của một cá thể đơn độc duy nhất mà thôi. Nhưng ảnh niệm trong trí năng chúng ta là sự tương tự của sự vật trong tương quan với bản tính loại thuộc có thể được tham dự bởi vô cùng cá thể. Do đó, trí năng chúng ta nhờ ảnh niệm con người, thì một thể cách nào đó, tri thức vô cùng cá nhân, tuy nhiên không phân biệt nhau, nhưng cùng nhau thông phần bản tính của loại : và cái lý do là ảnh niệm của trí năng chúng ta là sự tương tự của con người, không phải về phần các nguyên nhân cá thể, nhưng về phần các nguyên nhân của loại. Đàng khác, yếu tính của Thiên Chúa mà nhờ đó trí năng của Ngài hiểu biết là sự tương tự đầy đủ của mọi sự vật đang hiện hữu hoặc có thể hiện hữu, không những về phần các nguyên nhân phổ quát, mà còn về phần các nguyên nhân riêng biệt cho mỗi sự vật, như đã trình bày trước. Do đó, mà rõ ràng là sự tri thức của Thiên Chúa đạt tới các sự vật vô cùng, chính tùy theo chúng nó phân biệt nhau.

3. Mỗi sự vật đã được tri thức bởi Thiên Chúa, phải hiện hữu cách tất yếu; và dĩ nhiên sự tri thức của Thiên Chúa chắc chắn hơn sự tri thức của chúng ta nhiều. Nhưng không có sự vật bất tất phải hiện hữu cách tất yếu. Bởi đó, không có sự vật bất tất vị lai nào được tri thức bởi Thiên Chúa.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : "Ngài thấu triệt tâm can dân chúng vừa lưu ý chúng nhân hành động” (Tv 32,15). Nhưng các hành động của người ta, thì bất tất, lệ thuộc vào sự tự do lựa chọn. Bởi đó, Thiên Chúa tri thức các sự vật bất tất vị lai.

TRẢ LỜI :

Như người ta đã minh chứng ở trước, Thiên Chúa trị thức mọi sự vật, không những các sự vật hiện thể, mà còn các sự vật tiềm thể trong năng lực của Ngài, hoặc trong năng lực của thụ tạo và trong một số sự vật tiềm thể thuộc về thụ tạo có các bất tất hữu vị lai; do đó Thiên Chúa hiểu biết các bất-tất-hữu vị lai.

Để chứng minh chân lý này, chúng ta lưu ý một sự bất tất có thể được quan quan sát hai cách.

Thứ nhất, trong chính nó, theo mức độ nó đã hiện thể, và theo ý nghĩa nầy, nó không được coi như vị lai nhưng như hiện tại; nó cũng không được coi như bất tất đối với cả hai thời gian, nhưng được coi là nhất định làm một đơn nhất thể và vì lý do nầy mà nó một cách chắc chắn, có thể là đối tượng cho một sự tri thức nào đó, thí dụ, cho thị giác, như tôi trông thấy ông Socrates đang ngồi.

Theo thể cách thứ hai, một sự vật bất tất có thể được coi như nó ở trong nguyên nhân của nó, và theo thể cách nầy, nó được coi là vị lai, và như là một sự vật bất tất chưa được nhất định làm một đơn-nhất-thể; vì một nguyên nhân bất tất có tương quan với các sự vật đối lập: và theo ý nghĩa này,sự vật bất tất không thuộc về sự trí thức nào cả. Bởi đó, bất cứ ai tri thức một hiệu quả bất tất trong nguyên nhận của nó mà thôi, thì chỉ có một tri thức ức đoán về nó. Nhưng Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự vật bất tất, không những như chúng nó ở trong các nguyên nhân của chúng nó, mà còn tri thức mỗi một trong chúng nó hiện thể trong chính nó. Vì dầu các sự vật bất tất trở nên hiện thể cách kế tiếp, song Thiên Chúa vẫn tri thức các sự vật không phải theo thể cách kế tiếp, như các sự vật đang ở trong sự hiện hữu riêng chúng nó, như chúng ta dang hiện hữu, nhưng theo thể cách một lần. Cái lý do là sự tri thức của Thiên Chúa được đo lường bởi vĩnh cửu-tính, như sự hiện hữu của Người cũng vậy: và vĩnh-cửu-tính đồng thời nguyên vẹn bao gồm tất cả mọi thời gian như đã trình bày trước (Q.10.a.2). Bởi đó, tất cả mọi sự vật ở trong thời gian, thì hiện tại đối với Thiên Chúa. Từ vĩnh cửu, không những bởi Ngài có các yếu tính của các sự vật hiện hữu bên trong Ngài như một số người chủ trương, mà còn bởi vì cái nhìn thoáng của Ngài đi từ vĩnh cửu lướt qua tất cả mọi sự vật, như chúng nó ở trong tiềm-thể-tính của chúng nó. Do đó, rõ ràng các sự vật bất tất được Thiên Chúa tri thức một cách không sai lầm, vì chúng nó thuộc về sự trông thấy của Thiên Chúa, trong hiện-tại-tính của chúng nó; và chúng nó vẫn còn là những sự bất tất vị lai trong các nguyên nhân riêng của chúng.

GIẢI ĐÁP :

1. Dầu nguyên nhân tối cao là tất yếu, cái hậu quả có thể là bất tất, vì lý do nguyên nhân bất tất gần; như sự mọc lớn lên của một cây là bất tất, vì lý do nguyên nhân bất tất gần, dầu sự chuyển động của mặt trời, nguyên nhân đệ nhất, là tất yếu. Cũng vậy, các sự vật được Thiên Chúa tri thức, là bất tất vì các nguyên nhân gần của chúng nó, đang khi sự tri thức của Thiên Chúa, là nguyên nhân đệ nhất, thì tất yếu.

2. Một số người nói tiền đề nầy “Thiên Chúa đã tri thức bất-tất-hữu nầy sẽ hiện hữu”, không tất yếu, nhưng bất tất, vì, dầu “tiền đề” ở quá khứ, nhưng nó vẫn chỉ tương quan đến tương lai. Tuy nhiên, sự biểu thị tương quan đến vị lai không làm cho tiền đề mất đi tất yếu tính của nó, vì bất cứ cái gì trước đã có tương quan đến tương lai, hẳn phải có tương quan nầy, cho dầu tương lai đôi khi không được thực hiện. Đàng khác, một số người nói tiền đề nầy bất tất, vì nó được hỗn hợp bằng tất hữu và bất-tất-hữu, như mệnh đề bất-tất-hữu nầy “ông Socrates là người có da trắng”. Nhưng lời nói nầy cũng không ý nghĩa gì; vì khi người ta nói : “Thiên Chúa đã biết bất-tất-hữu nầy sẽ hiện hữu”, thì từ ngữ bất-tất-hữu được sử dụng trong mệnh đề nầy theo tư cách nó là yếu tố chất thể của sự khẳng định, chứ không phải là yếu tố chính; do đó bất-tất-tính nầy cũng như tất-yếu-tính, vì nó có được đặt thay thế ở đây, đều không làm cho mệnh đề nầy trở nên tất yếu hoặc bất tất, đúng sự thực hoặc sai lầm. Như vậy việc tôi nói người ta là con lừa có thể là sự thực, cũng như tôi nói ông Socrates chạy hoặc Thiên Chúa hiện hữu. Cũng có như vậy, nếu tôi nói đến tất-hữu-tính hoặc bất-tất-tính.

Bởi đó, phải nói tiền đề nầy tuyệt đối tất yếu, mà không vì đó mà ra hậu kết tuyệt đối tất yếu, như một số người nói ; bởi vì tiền đề nầy là nguyên nhân xa của hậu kết nầy, thì hậu kết nầy là bất tất do nguyên nhân gần gây nên (Alex de Halès, Summa Theol, 1, r 174). Nhưng ý kiến thắc mắc của số người nầy không dùng được việc gì cả. Vì mệnh đề có điều kiện mà tiền đề của nó tất yếu, và hậu kết là hiệu quả bất tất, thì mệnh đề đó sai, như thí dụ, giả như tôi nói : “Nếu mặt trời chuyển động thì cây cỏ sẽ mọc lên”.

Bởi đó, chúng ta giải đáp cách khác : Khi tiền đề chứa dựng một sự vật gì thuộc về hành động của linh hồn thì hậu kết phải được nhận lấy, không phải như nó đang hiện hữu trong nó, mà như nó đang hiện hữu trong linh hồn; vì sự hiện hữu của một sự vật trong chính nó, thì khác sự hiện hữu của một sự vật ở trong linh hồn. Thí dụ, khi tôi nói : “Cái gì được linh hồn tri thức, thì vô chất”, thì phải hiểu biết cái ấy vô chất tùy theo nó hiện hữu trong trí năng, chứ không tùy theo nó hiện hữu trong chính nó: Cũng vậy, giả như tôi nói : nếu linh hồn hiểu biết một cái gì, thì cái ấy vô chất, thì phải hiểu biết cái ấy vô chất, tùy theo nó ở trong trí năng, chứ không phải tùy theo nó ở trong chính nó. Và cũng thế, như tôi nói : “Thiên Chúa đã hiểu biết một cái gì, thì cái ấy sẽ hiện hữu”, thì hậu kết phải được hiểu biết nó lệ thuộc vào sự tri thức của Thiên Chúa, nghĩa là, nó ở trong hiện-tại-tính của nó. Và như vậy, hậu kết tất yếu như tiền đề cũng tất yếu; vì mỗi một sự vật hiện hữu đang khi nó hiện hữu, thì nó phải hiện hữu cách tất yếu, như Triết gia khẳng định (Périherm, 1,9).

3. Các sự vật được đem tới hiện thể trong thời gian, thì được chúng ta tri thức kế tiếp trong thời gian, nhưng chúng nó đã được Thiên Chúa tri thức từ vĩnh cửu : vĩnh cửu ở bên trên thời gian. Đối với chúng ta, chúng nó không có thể chắc chắn, vì chúng ta tri thức các sự vật bất tất vị lai chỉ là những vị lai bất tất; nhưng chúng chắc chắn đối với Thiên Chúa mà thôi; vì sự hiểu biết của Thiên Chúa hiện hữu từ vĩnh cửu, ở bên trên thời gian. Như người đi dọc theo con đường, không trông thấy người đi sau mình; còn người từ một nơi cao, trông thấy toàn diện con đường, thì một lúc trông thấy tất cả mọi người đang đi qua trên con đường. Do đó, cái gì được chúng ta tri thức cách chắc chắn thì phải là tất yếu, trong chính nó, vì, cái gì trong chính nó là một bất tất vị lai, thì không có thể được chúng ta tri thức. Nhưng cái gì được Thiên Chúa tri thức, phải là tất yếu theo thể cách nó thuộc về sự tri thức của Thiên Chúa, như chúng ta đã khẳng định, nhưng không tất yếu nếu chúng nó được quan sát trong các nguyên nhân riêng của chúng. Bởi đó, chính mệnh đề nầy : "Mỗi một sự vật được Thiên Chúa tri thức, hiện hữu cách tất yếu”, thì thường thường được phân biệt, vì nó có thể tương quan với hoặc với câu nói. Nếu mệnh đề nầy tương quan với sự vật, thì nó bị phân chia và sai lầm, vì có nghĩa là mỗi sự vật mà Thiên Chúa tri thức, thì tất yếu. Nếu được hiểu biết về câu nói, thì mệnh đề nầy hỗn hợp và đúng sự thật; vì có ý nghĩa là mệnh đề nầy “Cái gì được Thiên Chúa tri thức thì hiện hữu” là tất yếu.

Nhưng một số người chống đối sự phân biệt nầy, thì nói sự phân biệt nầy có giá trị đối với các mô thể có thể được tách rời ngoài chủ thể; như, khi tôi nói : “màu trắng có thể là đen”. Nếu sự phân biệt chỉ về câu nói, thì sai lầm; và nếu chỉ về cho sự vật thì đúng, vì sự vật có màu trắng, có thể trở ra đen; nhưng lời nói “màu trắng” là “màu đen”, thì không bao giờ đúng sự thật. Trong các mô thể không có thể tách rời ngoài chủ thể, sự phân biệt nầy không có giá trị; như, khi tôi nói : “Con quạ đen có thể trở nên trắng”, trong hai ý nghĩa, đều sai lầm. Vậy “được Thiên Chúa tri thức” thì không thể được tách rời ngoài sự vật; vì cái gì được Thiên Chúa tri thức, thì không có thể là không được Thiên Chúa tri thức, tuy nhiên, sự chống đối nầy không có giá trị, nếu các tiếng nầy “điều mà được Thiên Chúa tri thức” bao hàm một sự sắp đặt gắn liền trong chủ thể; nhưng thực ra vì chúng nó chỉ bao hàm hành động của chủ thể tri thức, một cái gì, mặc dầu được tri thức luôn mãi đi nữa, một cách tuyệt đối được chỉ về cho sự vật được tri thức; nó được chỉ về như thế theo điều đó nó có tại sự, chứ không phải trong tư cách nó là đối tượng của hành động hiểu biết. Như vậy, sự hiện hữu hữu chất được chỉ về cho hòn đá. Trong chính hòn đá, chứ không chỉ về cho nó, vì nó là đối tượng khả niệm.

 

Tiết 14

THIÊN CHÚA TRI THỨC BẤT CỨ SỰ GÌ CÓ THỂ ĐƯỢC PHÁT BIỂU KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không tri thức cái gì có thể được phát biểu.

1. Tri thức sự nầy, thì thuộc trí năng chúng ta hợp thành và phân chia. Nhưng ở trong trí năng của Thiên Chúa, không có sự hợp thành. Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức bất cứ cái gì có thể được phát biểu.

2. Mỗi thứ tri thức xuất hiện nhờ một tương tự nào. Nhưng ở trong Thiên Chúa không có sự tương tự về những điều có thể được phát biểu, vì Ngài hoàn toàn đơn giản. Bởi đó, Thiên Chúa không tri thức các điều có thể được phát biểu.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : “Thiên Chúa từng tri thức tư tưởng hão huyền, loài sinh linh huyên thuyên xảo trá” (Tv 93,11). Nhưng cái gì được phát biểu, được chứa đựng trong các tư tưởng của nhân loại. Bởi đó, Thiên Chúa tri thức cái gì có thể được phát biểu.

TRẢ LỜI :

Chính năng lực của trí năng nhân loại tạo nên các sự phát biểu, và bởi vì Thiên Chúa tri thức bất cứ cái gì ở trong năng lực riêng của Ngài hoặc ở trong năng lực của các thụ tạo, như đã trình bày trước, do đó mà rõ ràng Thiên Chúa một cách tất yếu tri thức tất cả mọi sự phát biểu có thể được tạo nên. Nhưng Thiên Chúa tri thức các sự vật hữu chất, bằng thể cách vô chất, và các sự vật hỗn hợp, bằng thể cách đơn giản; vậy cũng thế, Thiên Chúa tri thức cái gì có thể được phát biểu không phải theo thể cách riêng của nó, dường như trong trí năng của Ngài có sự hợp thành hoặc sự phân chia các sự phát biểu; nhưng Ngài tri thức mỗi sự vật bằng sự hiểu biết đơn giản, tri thức yếu tính mỗi sự vật. Đáng lẽ chúng ta, do sự kiện chính xác hiểu biết nhân loại là gì, chúng ta phải hiểu biết tất cả những cái gì được chỉ về cho nhân loại. Sự đòi hỏi nầy, không đạt được kết quả trong trường hợp trí năng chúng ta tiến hành từ sự vật này đến sự vật kia, vì ảnh niệm biểu thị sự vật nầy theo thể cách khác khi biểu thị sự vật kia. Do đó, khi chúng ta hiểu biết nhân loại là gì, chúng ta không tri thức lập tức các sự vật khác thuộc về nhân loại; nhưng chúng ta hiểu biết các sự vật ấy từng sự vật một, tùy theo một sự kế tiếp nào đó. Theo thể cách nầy, các sự vật mà chúng ta hiểu biết một cách tách rời, phải được chúng ta đem về hợp nhất, nhờ đường lối hợp thành hoặc phân chia, bằng cách tạo nên một sự phát biểu. Nhưng các ảnh niệm của trí năng Thiên Chúa, tức là yếu tính của Ngài đã đủ để biểu lộ tất cả mọi sự vật. Do đó, nhờ hiểu biết yếu tính của Ngài, Thiên Chúa tri thức yếu tính của tất cả mọi sự vật, và cũng tri thức tất cả cái gì được thêm vào chúng nó.

GIẢI ĐÁP :

1. Vấn nạn nầy có thể đúng sự thật, nếu Thiên Chúa đã tri thức các sự phát biểu tùy theo các sự giới hạn riêng của chúng nó.

2. Sự hợp thành trong sự phát biểu, biểu thị một thứ hiện hữu trong sự vật; và như vậy, Thiên Chúa, như sự hiện hữu của Ngài, tức là yếu tính của Ngài, là sự tương tự của tất cả mọi sự vật được biểu thị do các sự phát biểu.

 

Tiết 15

SỰ TRI THỨC CỦA THIÊN CHÚA THAY ĐỔI KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra sự tri thức của Thiên Chúa có thể thay đổi.

1. Sự tri thức có tương quan đến cái gì có thể được tri thức. Nhưng bất cứ cái gì bao hàm tương quan với thụ tạo được ứng dụng cho Thiên Chúa do thời gian, và “thay đổi tùy theo sự thay đổi” của các thụ tạo.

2. Hơn nữa, bất cứ cái gì Thiên Chúa có thể làm, Ngài có thể tri thức. Nhưng Thiên Chúa có thể làm nhiều sự vật hơn là Thiên Chúa làm. Bởi đó, Ngài có thể tri thức nhiều hơn là Ngài tri thức. Vậy, sự tri thức của Ngài thay đổi tùy theo sự gia tăng hoặc giảm bớt.

3. Thiên Chúa trước kia đã tri thức rằng Đức Kitô sẽ sinh ra. Nhưng Ngài không tri thức bây giờ rằng Đức Kitô sẽ sinh ra, vì Đức Kitô sẽ không sinh ra trong tương lai. Bởi đó, Ngài không tri thức tất cả mọi sự vật mà Ngài đã tri thức. Và như vậy, sự tri thức của Thiên Chúa xem ra thay đổi.

TRÁI LẠI :

Có lời ghi chép : “Nơi Ngài chẳng có sự thay đổi mà cũng không có bóng dáng sự biến cải nào hết” (Gc 1,17).

TRẢ LỜI :

Vì sự tri thức của Thiên Chúa là bản thể của Ngài, mà bản thể của Ngài hoàn toàn bất khả dịch như đã trình bày trước (Q.9, a.1), cũng vậy, sự tri thức của Ngài hoàn toàn không thay đổi.

GIẢI ĐÁP :

1. Thiên Chúa, Đấng sáng tạo, và các tên tương tự, bao hàm tương quan với các thụ tạo tùy theo các thụ tạo ở trong chính chúng nó. Nhưng sự tri thức của Thiên Chúa bao hàm tương quan với các thụ tạo, tùy theo chúng ở trong Thiên Chúa; bởi vì mỗi sự vật được hiểu biết cách hiện thể theo như nó ở trong chủ thể hiểu biết. Nhưng các sự vật thụ tạo ở trong Thiên Chúa theo thể cách không thay đổi; đang khi chúng nó hiện hữu cách thay đổi trong chính chúng nó. Hoặc chúng ta có thể nói : Thiên Chúa, Đấng sáng tạo, và các tên tương tự, bao hàm cái tương quan là kết quả của các hành động đã được hiểu biết, là chung qui ở nơi chính các thụ tạo, vì chúng nó ở trong chính chúng nó; và như vậy, các tương quan nầy được chỉ về cho Thiên Chúa, theo thể cách thay đổi, tùy theo sự thay đổi của các thụ tạo. Những sự tri thức và tình yêu, và các tương tự như vậy, bao hàm các tương quan chung qui ở các hành động được biểu biết thì ở trong Thiên Chúa; và bởi đó, các tương quan nầy được chỉ về Thiên Chúa theo thể cách không thay đổi.

2. Thiên Chúa cũng tri thức cái gì Ngài có thể làm và cái gì Ngài không làm. Do đó, sự kiện Ngài có thể làm nhiều hơn là Ngài làm, ta không thể nói Ngài có thể tri thức hơn là Ngài tri thức, trừ phị sự tri thức được tương quan với sự tri thức trông thấy; theo sự tri thức trông thấy, Ngài được nói là tri thức các sự vật nào hiện hữu cách hiện thể trong một giai đoạn thời gian nào. Nhưng do sự kiện Ngài tri thức một số sự vật có thể hiện hữu, mà chúng không hiện hữu, hoặc không hiện hữu, mà chúng đang hiện hữu, không do đó mà sự tri thức của Ngài hay thay đổi; nhưng đó là Ngài tri thức tính cách hay biến đổi của các sự vật. Tuy nhiên giả như sự vật hiện hữu mà trước Thiên Chúa không tri thức, và sau Ngài tri thức, hẳn sự tri thức của Thiên Chúa có thay đổi; nhưng giả thiết nầy không bao giờ có thể xuất hiện; vì cái gì hiện hữu hoặc có thể hiện hữu vào một thời gian nào, Thiên Chúa tri thức từ vĩnh cửu. Bởi đó, do sự kiện một sự vật được nói là hiện hữu trong một giai đoạn thời gian nào đó, chúng ta phải nói sự vật nầy đã được Thiên Chúa trị thức từ vĩnh cửu. Cho nên, không chấp nhận câu nói Thiên Chúa có thể tri thức nhiều hơn Ngài tri thức; vì một mệnh đề thế ấy, nói lên Thiên Chúa trước tiên đã không tri thức, và sau đó Ngài mới tri thức.

 

Tiết 16

THIÊN CHÚA CÓ SỰ TRI THỨC SUY LÝ CÁC SỰ VẬT KHÔNG ?

 

VẤN NẠN :

Xem ra Thiên Chúa không có sự tri thức suy lý về các sự vật.

1. Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân của các sự vật, như đã trình bày ở trước. Nhưng sự tri thức suy lý không phải là nguyên nhân của các sự vật đã được tri thức. Cho nên, sự tri thức của Thiên Chúa không phải là suy lý.

2. Sự tri thức suy lý phát sinh do sự trừu xuất từ các sự vật không thuộc về sự tri thức của Thiên Chúa. Bởi đó, sự tri thức của Thiên Chúa không phải là suy lý.

TRÁI LẠI :

Bất cứ cái gì ưu tú nhất, phải chỉ về Thiên Chúa, như Triết gia đã nói trong phần bắt đầu sách Siêu hình học (Metaph., 1,1). Do đó. Thiên Chúa có sự tri thức suy lý.

TRẢ LỜI :

Một sự tri thức thì thuần túy suy lý, một số tri thức thì thuần túy thực tiễn, và một số tri thức vừa suy lý và vừa thực tiễn. Để minh chứng điều nầy, phải chú ý sự tri thức gọi là suy lý có ba thể cách : Thứ nhất, trong tương quan với các sự vật đã được tri thức, các sự vật mà chủ thể tri thức không thể tác thành : đó là sự tri thức của nhân loại về các sự vật thiên nhiên và các sự vật thuộc về Thiên Chúa. Thứ hai, trong tương quan với thể cách tri thức, như thí dụ. một người xây cất nhà cửa, phải nghiên cứu cái nhà, bằng cách định nghĩa và phân chia, cùng quan sát cái gì thuộc về cái nhà cách tổng quát : vì đó là quan sát các sự vật có thể được tác thành, theo một thể cách suy lý, chứ không như chúng nó được tác thành. Vì có thể được tác thành có nghĩa là ứng dụng mô thể cho chất thể; chứ không phải phân chất một hợp vật ra các nguyên nhân mô thể phổ quát. Thứ ba, trong tương quan với mục đích : vì trí năng thực tiễn phân biệt với trí năng suy lý do mục đích của mình, như Triết gia nói (De amin, 3,10). Vì trí năng thực tiễn được sắp đặt trong trật tự tới mục đích hành động; đang khi mục đích của trí năng suy lý là nghiên cứu chân lý. Do đó, nếu người xây cất nhà cửa, nghiên cứu phải làm thế nào để xảy cất mọi cái nhà, nhưng không sắp đặt cho cái nhà nầy tới mục đích hành động; mà chỉ hướng về sự tri thức : đây thật là sự nghiên cứu thuần túy đối với sự vật, mặc dầu liên hệ với sự vật có thể được tác thành. Do đó, sự tri thức suy lý vì lý do của sự vật được tri thức, thì thuần túy suy lý. Nhưng cái gì suy lý hoặc theo thể cách của nó hoặc theo mục đích, thì tùy phương suy lý, tùy phương thực tiễn : và khi sự vật nầy, được sắp đặt đến mục đích hành động, thì thực tiễn cách đơn thường.

Do đó, phải nói Thiên Chúa về chính Ngài, chỉ có sự tri thức suy lý thôi, vì chính Ngài không có thể được tác thành.

Nhưng về tất cả các sự vật khác, Ngài có sự tri thức vừa suy lý, vừa thực tiễn. Ngài có sự tri thức suy lý đối với thể cách; vì bất cứ những cái gì chúng ta tri thức suy lý trong các sự vật bằng cách định nghĩa và phân chia, Thiên Chúa tri thức tất cả những cái ấy bằng một cách hoàn hảo hơn nhiều.

Bây giờ đối với các sự vật Thiên Chúa có thể làm, nhưng Ngài không làm vào một lúc nào cả, Ngài không có sự tri thức thực tiễn, theo sự tri thức được gọi là thực tiễn do mục đích; theo ý nghĩa nầy, Ngài có sự tri thức thực tiễn về điều Ngài làm trong một giai đoạn nào của thời gian. Và, đối với các sự vật xấu, dầu chúng nó không có thể được tác thành bởi Ngài, nhưng chúng nó rơi vào dưới sự tri thức thực tiễn của Ngài, giống như các sự vật tốt vậy, vì Ngài ban phép, hoặc ngăn cản, hoặc hướng dẫn chúng nó : như các bệnh rơi vào dưới sự tri thức thực tiễn của thầy thuốc, vì người nầy chữa lành chúng nó, nhờ tài nghệ của mình.

GIẢI ĐÁP :

1. Sự tri thức của Thiên Chúa là nguyên nhân, hẳn không của chính Ngài, nhưng của các sự vật khác Ngài. Ngài là nguyên nhân cách hiện thể của một số sự vật, nghĩa là, của các sự vật sẽ hiện hữu trong một giai đoạn nào của thời gian. Ngài là nguyên nhân cách chiếu hiệu của các sự vật khác, nghĩa là, của các sự vật Ngài có thể làm, và dù chúng không bao giờ được làm.

2. Sự kiện sự tri thức phát xuất từ các sự vật đã được tri thức, thì không thuộc về sự tri thức suy lý cách nguyên thường, nhưng chỉ bằng cách ngẫu trừ, vì sự tri thức nầy là của nhân loại.

Để trả lời vấn nạn ngược lại, chúng ta phải nói lên sự tri thức hoàn hảo về các sự vật có thể được tác thành, thì chỉ đạt tới được, nếu chúng nó được tri thức theo mức độ chúng nó có thể được tác thành. Bởi đó, vì sự tri thức của Thiên Chúa hoàn hảo trong tất cả mọi thể cách, Ngài tri thức tất cả những cái gì có thể được tác thành bởi Ngài bằng cách chính xác theo mức độ chúng nó có thể được tác thành chứ không phải chỉ theo mức độ chúng nó là suy lý. Tuy nhiên, sự tri thức nầy không làm tổn thương sự cao quý trong sự tri thức suy lý của Ngài, vì Ngài trông thấy tất cả mọi sự vật khác với chính Ngài, trong chính Ngài, và Ngài tri thức chính Ngài cách suy lý; và như vậy trong sự tri thức suy lý về Ngài, Ngài chiếm hữu sự tri thức vừa suy lý, vừa thực tiễn về tất cả mọi sự vật khác.

 


CÂU HỎI 15
 CÂU HỎI 13

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt