TỔNG LUẬN THẦN HỌC VỀ MỘT THIÊN CHÚA (Câu hỏi 2-26)
CÂU HỎI 15: VỀ Ý TƯỞNG
THOMAS AQUINO (1225-1274) Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch
Thomas Aquino, “Câu hỏi 15: Về ý tưởng”, trong Tổng luận thần học, Quyển 1, tập 2, Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. | Phiên bản điện tử được các bạn Thiện Đại và Xuân Huy thực hiện. || Phiên bản tiếng Anh: https://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/sum018.htm
Sau khi nghiên cứu sự tri thức của Thiên Chúa ta cần nghiên cứu các ý tưởng: 1. Có ý tưởng trong Thiên Chúa? 2. Có nhiều hay một ý tưởng? 3. Thiên Chúa có ý tưởng về mọi sự vật mà Ngài tri thức không?
TIẾT 1 CÓ CÁC Ý TƯỞNG TRONG THIÊN CHÚA KHÔNG? VẤN NẠN: Xem ra không có các ý tưởng. 1. Denys nói Thiên Chúa không tri thức bằng các ý tưởng (De Div. Nom, 7,2). Nhưng các ý tưởng không dung được cho việc gì khác, trừ khi các sự vật có được tri thức nhờ chúng. Bởi đó, không có các ý tưởng. 2. Thiên Chúa tri thức tất cả mọi sự vật trong chính Ngài, như đã trình bày trước (Q.14, a.5). Nhưng Ngài không tri thức chính ngài nhờ ý tưởng; cho nên, Ngài cũng không nhờ ý tưởng mà tri thức các sự vật khác. 3. Ý tưởng được coi như là nguyên lý và hành động. Nhưng yếu tính của Thiên Chúa là nguyên lý đầy đủ cho sự tri thức và sự hiện-thực-hóa tất cả mọi sự vật. Bởi đó, không cần thiết phải nói ý tưởng là nguyên lý trong yếu tính Thiên Chúa. TRÁI LẠI: Một năng lực thế ấy được thiết lập trong các ý tưởng, đến nỗi không ai có thể nên khôn ngoan, trừ phi hiểu biết được chúng (Lib, 83 quaest., q.46) TRẢ LỜI: Tất yếu phải có các ý tưởng; là hành động trong trí năng của Thiên Chúa. Vì từ ngữ ý tưởng (Idée) trong tiếng Hy-lạp dịch ra tiếng “Forma” trong La-ngữ. Do đó, tiếng ý tưởng được hiểu biết là các mô thể của các sự vật, đang hiện hữu bên ngoài chính sự vật, có thể được dùng cho một trong hai mục đích sau đây: hoặc là mô phạm cho cái chính mô phạm cho cái mà chính mô phạm này được gọi là mô thể của những sự vật có thể được tri thức, được nói là ở trong chủ thể tri thức chúng. Trong cả hai trường hợp, chúng ta phải xác định các ý tưởng là nguyên lý theo chứng cứ sau đây. Trong tất cả mọi sự vật, không được sinh sản bởi ngẫu nhiên, mô thể phải là mục đích của bất cứ sự sinh sản nào. Nhưng tác nhân không hành động, vì cái mô thể, hiện hữu trong tác nhân theo hai thể cách. Vì trong một số tác nhân, mô thể của sự vật phải được tạo thành, tiền-hiện-hữu theo sự hiện hữu tự nhiên của nó, như trong các sự vật hành động theo bản tính của chúng; như người sinh ra người hoặc lửa sinh ra lửa. Còn ở trong các tác nhân khác thì mô thể của sự vật phải được tác thành, tiền-hiện-hữu theo sự hiện hữu khả niệm, như ở trong các sự vật hành động nhờ trí năng; và như vậy, sự tương tự của cái nhà, tiền-hiện-hữu trong trí năng của người xây cất nhà. Và sự tương tự này được gọi là lý tưởng về cái nhà, vì người xây cất nhà định xây cái nhà tương tự với mô thể đã được quan niệm trong trí năng của mình. Vậy, bởi vì vũ trụ không được tác thành một cách ngẫu nhiên, nhưng bởi Thiên Chúa hành động nhờ trí năng của Ngài, như sẽ trình bày sau (q.47,a1), phải hiện hữu trong trí năng của Ngài. Cái mô thể mà vũ trụ được tác thành theo sự tương tự. Và đó là yếu tính của khái niệm về ý tưởng. GIẢI ĐÁP: 1. Thiên Chúa không hiểu biết các sự vật theo ý tưởng hiện hữu bên ngoài Ngài. Như thế, Aristore phi bác ý kiến Platon. Platon chủ trương các ý tưởng hiện hữu do chính ý tưởng, chứ không hiện hữu trong trí năng (Métaph., 2,2). 2. Dầu Thiên Chúa tri thức chính Ngài và tất cả mọi sự vật khác, bởi yếu tính của Ngài, mà trí năng của Ngài là nguyên nhân tác thành của tất cả mọi sự vật, trừ ra chính Ngài. Yếu tính của Ngài, do đó, có cái bản tính của ý tưởng trong tương quan với các sự vật khác, dầu không trong tương quan với chính Ngài. 3. Thiên Chúa là sự tương tự của tất cả mọi sự vật theo yếu tính của Ngài; bởi đó, ý tưởng ở trong Thiên Chúa không gì khác hơn ngoài yếu tính của Ngài.
CÓ NHIỀU Ý TƯỞNG KHÔNG ? VẤN NẠN: Xem ra không có nhiều ý tưởng. 1. Ý tưởng trong Thiên Chúa là yếu tính của Ngài. Nhưng yếu tính của Thiên Chúa là duy nhất. Bởi đó, ý tưởng cũng đơn nhất. 2. Như ý tưởng là nguyên lý của sự tri thức và sự hành động, như mỹ thuật và sự khôn ngoan. Nhưng trong Thiên Chúa, không có nhiều mỹ thuật và nhiều sự khôn ngoan. Bởi đó, trong Thiên Chúa không có phức-số-tính của các ý tưởng. 3. Giả như nói các ý tưởng được nhân lên nhiều tùy theo các tương quan với thụ tạo khác nhau, có thể cãi lẽ ngược trở lại: phức-số-tính của các ý tưởng hiện hữu từ vĩnh cửu; vậy nếu các ý tưởng có nhiều, mà các thụ tạo thuộc về thời gian; vậy cái thuốc về thời gian phải là nguyên nhân cho cái vĩnh cửu. 4. Các mối tương quan này hoặc chỉ là thực tại trong các thụ tạo, hoặc thực tại trong Thiên Chúa. Nếu các tương quan này chỉ thực tại trong các thụ tạo mà thôi, bởi vì các thụ tạo không hữu không hiện hữu từ vĩnh cửu, nên các ý tưởng chỉ được nhân lên tùy theo các tương quan này. Nhưng nếu là thực tại trong Thiên Chúa, do đó mà có phức-số-tính thực tại trong Thiên Chúa khác với phức-số-tính các Ngôi vị Thiên Chúa, điều này trái ngược với học thuyết của thánh Damascênô đã nói: trong Thiên Chúa tất các mọi sự vật là đơn nhất, trừ ra sự không được sinh ra, sự sinh sản và sự phát xuất. Như thế không có nhiều ý tưởng. TRÁI LẠI: Thánh Augustinô nói các ý tưởng là những mô thể tối sơ nào đó, hoặc là những kiểu mẫu trường tồn và bất biến của các sự vật, vì chính chúng nó không được tạo thành, và vì thế chúng vĩnh cửu và luôn luôn tồn tại y nguyên: chúng được chứa đựng do Thần Trí. Tuy nhiên, dầu chúng không bắt đầu hiện hữu, cũng không bị diệt vong; nhưng cứ theo chúng mà tất cả mọi sự vật, hoặc có thể bắt đầu hiện hữu hay diệt vong; hoặc hiện hữu các hiện thể hoặc diệt vong được nói là dươc tạo thành (Lib. 83 Quaset., q.46) TRẢ LỜI: Tất nhiên phải công nhận ý tưởng có nhiều. Để minh chứng chân lí này, chúng ta phải chú ý trong mỗi hiệu quả, mục đích cuối cùng là ý định riêng biệt cả ông tướng. Nhưng điều tốt đẹp nhất trong các sự vật đang hiện hữu , là trật tự của vũ trụ, như Triết gia đã dạy rõ ràng ở Siêu hình học (Métaph. 12,8). Bởi đó, trật tự của vũ trụ đã được thiên chúa định một cách chính xác riêng biệt, và không phải là kết quả ngẫu nhiên của một sự kế tiếp các tác nhân , như đã được chủ trương do những người đã phổ biến Thiên Chúa chỉ đã sáng tạo một thụ tạo đệ nhất , và thụ tạo đệ nhất này đã sáng tạo thụ tạo thứ hai và cứ tiếp tục như vậy cho tới khi rất nhiều hữu thể được sản xuất (cf Q.45,a.5) theo ý kiến này, Thiên Chúa hẳn là đã ý tưởng về thụ tạo đệ nhất mà thôi; còn giả như chính cái trật tự của vũ trụ đã được Thiên Chúa sáng tạo trực tiếp và đã đươc Ngài định, Ngài phải có ý niệm về trật tự của vũ trụ. Nhưng không thể có ý tưởng về một toàn thể nào, nếu các ý tưởng đặc thù mà không qui về các phần tạo nên cái toàn thể; như người xây cất nhà không thể quan niệm về ngôi nhà, nếu người đó không có ý niệm về mỗi phần của cái nhà . Như vậy, cần thiết trong trí năng của Thiên Chúa, phải có các ý tưởng chính xác về tất cả mọi sự vật. Do đó, thánh Augustinô nói: “Mỗi sự vật đã được Thiên Chúa sáng tạo theo ý tưởng riêng biệt về nó” (Lib. 83 Quaest., q.46); do đó mà trong trí năng Thiên Chúa có nhiều ý tưởng. Bây giờ có thể hiểu biết dễ dàng tại sao sự kiện có nhiều ý tưởng trong Thiên Chúa, không mâu thuẫn với đơn-giản-tính của Ngài, nếu chúng ta chú ý ý tưởng về một sự vật phải được sản xuất, thì nó hiện hữu trong trí năng của người sản xuất như điều gì được hiểu biết, chứ không như sự tương tự mà nhờ đó người sản xuất được hiểu biết, sự tương tự này là mô thể làm cho trí năng hiện thể. Vì mô thể của cái nhà trong trí năng của người xây cất nhà, là cái gì được người này hiểu biết và theo sự tương tự với mô thể này mà người ấy xây cái nhà thật sự. Nhưng không có sự mâu thuẫn với đơn-giản-tính trong trí năng của Thiên Chúa giả như trí năng Thiên Chúa được thể-hiện-hóa bằng nhiều sự tương tự. Do đó, nhiều ý tưởng hiện hữu trong trí năng Thiên Chúa, như những cái được trí năng của Ngàu hiểu biết. Đây sự minh chứng được trông thấy dễ dàng. Thiên Chúa tri thức yếu tính riêng của Ngài, một cách hoàn hảo; Ngài tri thức yếu tính của Ngài, theo mỗi thể cách mà yếu tính của Ngài được tri thức. Mà yếu tính của Ngài không những được tri thức trong chính thứ tương tự nào đó. Nhưng mỗi thụ tạo có bản tính chính tương tự của ý tưởng Thiên Chúa. Bởi đó, vì Thiên Chúa tri thức yếu tính của Ngài có thể được mô phỏng bởi thụ tạo và lý tưởng cho thụ tạo này; và cũng theo một thể cách hiểu biết nhiều kiểu mẫu riêng biệt cho nhiều sự vật ; và những kiểu mẫu là nhiều ý tưởng. GIẢI ĐÁP: 1. Yếu tính của Thiên Chúa không được gọi là ý tưởng vì nó là yêu tính, nhưng vì nó là sự tương tự hoặc là kiểu mẫu của sự vật này hoặc sự vật kia. Do đó, các ý tưởng được nói là nhiều, vì nhiều kiểu mẫu được hiểu biết nhờ chính chung một yếu tính. 2. Do sự khôn ngoan và mỹ thuật, chúng ta biểu thị một sự gì mà do đó Thiên Chúa hiểu biết: và do đó ý tưởng chúng ta biểu thị một sự gì mà Thiên Chúa hiểu biết. Vì Thiên Chúa, do một nguyên lý duy nhất hiểu biết nhiều sự vật; và hiểu biết nhiều sự vật không những tùy theo chúng hiện hữu trong chính mình, mà còn tùy theo chúng đã được hiểu biết; và hiểu biết nhiều sự vật, không những tùy theo chúng hiện hữu trong chính mình , mà còn tùy theo chúng đã được hiểu biết; và như thế là hiểu biết nhiều kiểu mẫu của các sự vật. Cũng thế, một kiến-trúc-sư đã được nói là hiểu biết mô thể của một cái nhà, khi người này hiểu biết mô thể của cái nhà thật sự. Nhưng người này hiểu cái nhà, khi hiểu biết mô thể cái nhà, như đã được chính người này trừ liệu, do sự kiện người này hiểu biết rằng mình hiểu biết cái mô thể đó, và nhờ vậy người này hiểu biết kiểu mẫu hoặc ý tưởng về cái nhà. Còn Thiên Chúa không những hiểu biết nhiều sự vật do yếu tính của Ngài. Và sự hiểu biết của Thiên Chúa được nói ở đây, biểu thị Thiên Chúa hiểu biết nhiều kiểu mẫu của các sự vật, hoặc nhiều ý tưởng hiện hữu trong trí năng của Ngài, mà Ngài đã hiểu biết. 3. Các tương quan thể ấy, nhờ đó mà các ý tưởng được nhân lên nhiều, thì được tạo nên không phải do chính các sự vật nhưng do trí năng Thiên Chúa so sánh yếu tính riêng của nó với các sự vật này. 4. Các tương quan nhân lên nhiều các ý tưởng, không hiện hữu trong các vật thụ tạo, nhưng trong Thiên Chúa. Nhưng chúng ko phải là những tương quan thực tại, như các tương quan mà Ba Ngôi Thiên Chúa phân biệt nhau, nhưng là những tương quan được Thiên Chúa hiểu biết.
THIÊN CHÚA CÓ Ý TƯỞNG VỀ TẤT CẢ MỌI SỰ VẬT MÀ NGÀI TRI THỨC KHÔNG? VẤN NẠN: Xem ra không có những ý tưởng trong Thiên Chúa về tất cả mọi sự vật Ngài tri thức. 1. Ý tưởng về sự xấu không hiện hữu ở trong Thiên Chúa; vì như thế sự xấu hiện hữu trong Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa tri thức các sự xấu. Bởi đó, không có các ý tưởng về tất cả mọi sự vật Thiên Chúa tri thức. 2. Thiên Chúa tri thức các sự vật chưa hiện hữu, cũng sẽ không hiện hữu, như đã trình bày trước (q.14, a.9). Nhưng về các sự vật như thế, không có các ý tưởng, vì như Denys nói: “các hành động của ý chí Thiên Chúa là những kiểu mẫu quyết định và hiện thực hóa các sự vật” (De Div Nom., 5,8). Bởi đó trong Thiên Chúa không có các ý tưởng về tất cả mọi sự vật được Ngài tri thức. 3. Thiên Chúa tri thức đệ nhất chất thể, mà đệ nhất chất thể không có ý tưởng, vì nó không có mô thể. Do đó, cũng cùng một kết luận. 4. Chắc chắn Thiên Chúa không những tri thức các loại, mà còn tri thức các giống, các đơn-độc-hữu và các tùy thể. Nhưng về các thứ này, không có các ý tưởng, theo học thuyết Platon là người trước tiên – theo lời nói của thánh Augustino – đã dạy về ý tưởng (Lib. 83 Quaest., 9,46). Bởi đó, không có các ý tưởng trong Thiên Chúa về tất cả mọi sự vật đã được Thiên Chúa tri thức. TRÁI LẠI: Các ý tưởng là những mô phạm (kiểu mẫu) của tất cả mọi sự thật Ngài tri thức; và bởi đó, Ngài có các ý tưởng về tất cả mọi sự vật được Ngài tri thức. TRẢ LỜI: Như các ý tưởng, theo Platon, là nhưng nguyên lý của sự tri thức về cấc sự vật và về các sự sinh sản của chúng nó, thì một ý tưởng đang hiện hữu trong trí năng của Thiên Chúa, có hai chức năng này. Theo mức độ ý tưởng là nguyên lý tác thành các sự vật, nó được gọi là mô phạm và thuộc về sự tri thức thực tiễn. Nhưng theo mức độ ý tưởng là nguyên lý tri thức, nó được gọi là cách chính xác là sự tương tự, và cũng có thể thuộc về sự tri thức suy lý. Là mô phạm, nó có tương quan với tất cả mọi sự vật được Thiên Chúa tri thức, cho dầu chúng không bao giờ hiện hữu trong thời gian; và nó cũng có tương quan với tất cả các sự vật mà Thiên Chúa tri thức tùy theo sự tương tự riên biệt của chúng nó, trong mức độ chúng nó được Ngài tri thức theo thể cách suy lý mà thôi. GIẢI ĐÁP: 1. Sự xấu được Thiên Chúa tri thức không phải nhờ sự tương tự riên biết của của nó, nhưng nhờ sự tương tự của sự tốt. Bởi đó, sự xấu không có sự vật trong THiên Chúa theo ý nghĩa ý tưởng là mô phạm, hoặc theo ý nghĩa ý tưởng là sự tương tự. 2. Thiên Chúa không có sự tri thức thực tiễn, trừ phi bằng cách chiếu hiệu, về các sự vật chưa hiện hữu, cũng sẽ không hiện hữu và cũng đã không hiện hữu. Bởi đó, đối với các sự vật này, không có ý tưởng trong Thiên Chúa trong tư cách ý tưởng biểu thị cái mô phạm hay kiểu mẫu, nhưng chỉ biểu thị sự tương tự hay yếu tính. 3. Platon được một số người nói là ông coi chất thể không phải là được sáng tạo: và bởi đó, ông chủ trương không phải, có một ý tưởng về chất thể nhưng có một ý tưởng đồng nguyên nhân với chất thể. Tuy nhiên, bởi vì chúng ta chủ trương chất thể được sáng tạo bởi Thiên Chúa, dầu không ở tách rời bên ngoài mô thể, chất thể vẫn có ý tưởng về nó trong Thiên Chúa nhưng không tách rời riêng ra ngoài ý tưởng về hợp vật, vì chất thể tại sự, không có thể hiện hữu, cũng không có thể được tri thức. 4. Giống không thể có ý tưởng tách rời ngoài ý tưởng về loại, trong Phuong diện ý tưởng biểu thị mô phạm; vì giống không có thể hiện hữu, trừ ra ở trong loại nào; trường hợp này của giống và loại cũng là một với trường hợp củ một số các tùy thể đi theo các chủ thể của chúng nó, một cách không tách rời ra được; vì các tùy thể bắt đầu hiện hữu theo chủ thể của mình. Nhưng các tùy thể được thêm vào cho các chủ thể, vẫn có các ý tưởng riêng biệt của mình. Vì kiến trúc sư, nhờ mô thể của cái nhà, sản xuất tất cả mọi tùy thể đi theo cái nhà từ lúc bất đầu xây cất; còn các tùy thể được thêm quá nhiều; vào cho cái nhà đã hoàn thành, thí dụ, các sự trang trí hoặc sự vật nào khác như vậy, thì được sản xuất nhờ mô thể nào khác. Nhưng các sự vật cá thể, theo Platon, không có ý tưởng nào khác, ngoài ý tưởng về loại (cf. Aristote. Métaph., 1.9), theo hai lý do: bởi vì các sự vật đơn độc cá-thể-hóa bởi chất thể, mà chất thể này theo lời nói của một số người, được Platon chủ trương là không được sáng tạo và là đồng nguyên nhân với ý tưởng và bởi vì ý định của thiên nhiên nhằm các loại, và chỉ sản xuất các cá thể để nhờ trong các cá thể, các loại được bảo tồn. Tuy nhiên, sự quan phòng của Thiên Chúa đạt tới không những các loại, mà còn đạt tới các cá thể như sẽ trình bày sau (Q.22. a.2).
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC