DURKHEIM, ÉMILE (1858–1917)
Nhà xã hội học và triết gia người Pháp, sinh tại Épinal, dạy tại các trường đại học Bordeaux và Paris, người sáng lập chủ chốt của xã hội học hiện đại. Công trình xã hội học của Durkheim có tầm quan trọng về mặt triết học thông qua thuyết tập thể hay toàn thể phương pháp luận. Ông cho rằng các sự kiện xã hội hay các hiện tượng xã hội không thể quy giản thành các sự kiện về cá nhân và nên được xử lý như là các sự vật chỉ được giải thích bằng cách quy chiếu đến các sự kiện xã hội khác. Xã hội xét như là một toàn bộ có đời sống riêng của nó và là đối tượng thực sự của nghiên cứu xã hội. Xã hội được gắn kết bằng các biểu tượng tập thể tồn tại độc lập với ý thức cá nhân và có thể được khảo sát thông qua các sự kiện xã hội. Ông áp dụng phương pháp luận này vào các nghiên cứu về tự tử và tôn giáo. Công trình chính của ông gồm Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1895), Tự tử (1897) và Các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo (1912).
Nguồn: Từ điển triết học phương Tây, (ĐHP dịch).
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC