Thuật ngữ tổng quát

Giáo dục thẩm mỹ / Aesthetic education

 

GIÁO DỤC THẨM MỸ  

AESTHETIC EDUCATION

 

ĐẠO ĐỨC HỌC, MỸ HỌC.  Giáo dục nhằm phát triển năng lực thẩm mỹ và trải nghiệm nghệ thuật của một người nào đó. Mục đích của nó là vun bồi cảm xúc của một người nào đó và tăng cường sự hài hòa giữa cảm xúcvà lý trí để nâng cao tính cách của ta. Chức năng của nó đối với tâm hồn cũng giống với chức năng của giáo dục thể chất đối với thân thể. Ngay trong Nền Cộng hòaPlato đã bàn luận cặn kẽ để cho thấy rằng giáo dục nên quan tâm tới thẩm mỹ. Trong Những lá thư về giáo dục thẩm mỹ cho con người của Schiller đưa ra cách giải thích có hệ thống nhất về loại hình giáo dục này. Có những quan niệm trái ngược nhau về một loại hình giáo dục như vậy nên như thế nào, tùy theo các lý thuyết khác nhau về nghệ thuật.

"Giáo dục thẩm mỹ chỉ có thể có được nếu nó liên quan đến sự phê phán; và chỉ có thể được xây dựng khi hình ảnh phản chiếu của nó không chỉ được tạo ra hay tiêu thụ mà còn khi chúng được nắm bắt và chiếm lĩnh một cách có phê phán." Shusterman, Pragmatist Aesthetics

 


Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt