KHỔ HẠNH asceticism
ĐẠO ĐỨC HỌC, TRIẾT HỌC TINH THẦN, TRIẾT HỌC TÔN GIÁO [từ tiếng Hy Lạp askesis] Ban đầu có nghĩa là một quá trình tự rèn luyện như các vận động viên thực hiện, và sau đó gắn liền với sự tự kỷ luật nghiêm ngặt, sự kiêng khem, sự giản dị, cuộc sống ẩn tu và chiêm niệm, phổ biến trong xã hội cổ đại, Kitô giáo sơ kỳ, và một số hình thức của Phật giáo và Hindu giáo. Một số nhà khổ hạnh cũng thực hiện các bài tập bao gồm nhiều cách tự hành xác. Về mặt triết học, chủ nghĩa khổ hạnh chủ trương rằng con người nên áp chế sự ham muốn. Một phiên bản mạnh mẽ đòi hỏi người ta phải từ bỏ hoàn toàn ham muốn của mình, trong khi một phiên bản yếu hơn chỉ đòi hỏi người ta phải từ chối những ham muốn về thân xác hoặc trần tục. Đã có nhiều lý do khác nhau để ủng hộ lối sống không tự nhiên này. Về mặt đạo đức, chủ nghĩa khổ hạnh được coi là con đường giải thoát linh hồn khỏi sự uế nhiễm của thân xác. Về mặt nhận thức luận, nó được coi là cách để đạt được chân lý hay đức hạnh. Về mặt tôn giáo, người ta cho rằng cuộc sống khổ hạnh sẽ được Thượng đế ban thưởng. Cứ mỗi hạt đau đớn hiện tại, chúng ta sẽ có một trăm hạt khoái lạc sau này. Chủ nghĩa khổ hạnh, trái ngược với chủ nghĩa hưởng lạc, tán thành những hành động có xu hướng giảm thiểu khoái lạc hiện tại hay tăng cường đau đớn hiện tại.
------------------------------------
"Chủ nghĩa khổ hạnh thường giả định rằng những xung động liên quan đến cơ thể là thấp kém và cần được đối xử một cách tương ứng." Blanshard, Reason and Goodness
------------------------------------
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC