Thuật ngữ tổng quát

Lý thuyết ngữ nghĩa học về chân lý / Semantic theory of truth

 

LÝ THUYẾT NGỮ NGHĨA HỌC VỀ CHÂN LÝ

[SEMANTIC THEORY OF TRUTH]

 

LOGIC HỌC, TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ   Một lý thuyết được Tarski phát triển và ban đầu có ý đồ giải quyết các nghịch lý ngữ nghĩa, nhất là nghịch lý kẻ nói dối. Nó gợi ý rằng định nghĩa về chân lý không thể được cung cấp một cách thỏa đáng trong ngôn ngữ đối tượng, tức là, trong ngôn ngữ mô tả thế giới và không chứa vị từ mang giá trị đúng sai (truth-predicate). Định nghĩa ấy chỉ được phát biểu trong siêu ngôn ngữ, nghĩa là, ngôn ngữ nói về ngôn ngữ đối tượng. Theo lý thuyết này, "P đúng khi và chỉ khi P," ở đó 'P' là tên của câu và P là bản thân câu ấy. Chẳng hạn, "Tuyết có màu trắng" là đúng khi và chỉ khi tuyết có màu trắng. Câu đúng trong một ngôn ngữ đã cho nào đó nếu các thành phần của nó được kết hợp với nhau sao cho nó phát biểu đúng điều gì đó đang xảy ra. Lý thuyết này có hai phần: những điều kiện thỏa ứng về các định nghĩa chân lý và định nghĩa về chân lý dựa trên sự thỏa mãn. Taski cho rằng lý thuyết này chỉ phù hợp với một số ngôn ngữ nhân tạo và hình thức chứ không phù hợp với các ngôn ngữ tự nhiên. Donald Davidson đã phát triển một lối tiếp cận điều kiện-chân lý đối với nghĩa của câu trên cơ sở lý thuyết này bằng cách liên kết các câu trong một ngôn ngữ cụ thể nào đó với các điều kiện chân lý của chúng. Lý thuyết này trở nên rất có ảnh hưởng trong triết học đương đại.


"Cái gọi là lý thuyết ngữ nghĩa học của Taski về chân lý về cơ bản là quan niệm cho rằng "S là đúng" gán một thuộc tính - chân lý - cho câu được đặt tên bởi "S". DantoAnalytical Philosophy of Knowledge.


 

Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt