Thuật ngữ tổng quát

Nghịch lý ngữ nghĩa / Semantic paradox

 

NGHỊCH LÝ NGỮ NGHĨA

(SEMANTIC PARADOX)

 

LOGIC HỌC, TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ   Các nghịch lý ngữ nghĩa được thể hiện qua nghịch lý kẻ nói dốinghịch lý của Berrynghịch lý của Richard, và nghịch lý của Grelling. Các nghịch lý này không thể được giải thích chỉ đơn thuần bằng ngôn ngữ logic. Chúng chứa sự quy chiếu thường nghiệm nào đó đến tư tưởng, ngôn ngữ hay ký hiệu và nảy sinh như là kết quả của đặc điểm riêng biệt nào đó của các khái niệm ngữ nghĩa như chân lý, sai lầm và tính có thể định nghĩa. Sự xuất hiện của chúng cho thấy tất phải có những lỗi sai sót nào đó trong tư duy và ngôn ngữ của ta. Vì thế, các nghịch lý ngữ nghĩa được phân biệt với các nghịch lý logic, vốn là những nghịch lý chỉ ra rằng tất phải có điều gì đó sai với logic và toán học của ta. Ramsey đưa ra sự phân biệt giữa nghịch lý ngữ nghĩa và nghịch lý logic, cho dù chính ông gọi các nghịch lý ngữ nghĩa là "các nghịch lý nhận thức" (“epistemic paradoxes”). Cách tiếp cận chung để tránh các nghịch lý ngữ nghĩa đòi hỏi ta phải phân biệt ngôn ngữ đối tượng với siêu ngôn ngữ chứ thay vì viện dẫn lý thuyết phân bậc các loại hình của Russell.


"Nên giữ lại các khái niệm ngữ nghĩa quen thuộc cũ của ta, và tiếp tục sống với những nghịch lý ngữ nghĩa; hay nên tìm kiếm một thế giới mới mẻ quả cảm của tính ổn định, ở đó tính man rợ của mâu thuẫn bị trục xuất, đấy chính là sự lựa chọn của ta." Read, Thinking about Logic.


 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt