Thuật ngữ tổng quát

TARSKI, Alfred (1902-1983)

 

TARSKI, ALFRED (1902–83)

 

Nhà logic học và nhà toán học người Mỹ gốc Ba Lan, sinh tại Warsaw, là thành viên của Viện Nghiên cứu Cao cấp, Princeton và đã giảng dạy tại Đại học California, Berkeley. Tarski nổi tiếng nhất với lý thuyết ngữ nghĩahọc về chân lý, theo đó một lý thuyết về chân lý đối với một ngôn ngữ là thỏa đáng nếu ta có thể rút ra trong ngôn ngữ đó mọi trường hợp của mẫu câu "‘P’ là đúng nếu và chỉ nếu P", trong đó 'P' là tên của câu trong siêu ngôn ngữvà P là bản thân câu đó. Lý thuyết này là cơ sở của ngữ nghĩa học điều kiện chân lý, và Tarski cũng phát triển một lý thuyết tiên đề về hệ thống chính thức, một lý thuyết về hệ quả logic, và một lý thuyết về tính có thể định nghĩa. Các bài báo quan trọng nhất của Tarski được tập hợp lại trong Logic học, Ngữ nghĩa học và Siêu toán học (1956), và các tác phẩm khác gồm: Nhập môn logic và phương pháp luận của các khoa học diễn dịch (1941) và Logic học, phương pháp luận và triết học khoa học (1962)


 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt