Thuật ngữ tổng quát

Siêu ngôn ngữ / Metalanguage

 

SIÊU NGÔN NGỮ / METALANGUAGE

 

TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ, LOGIC HỌC.   Tarski phân biệt ngôn ngữ đối tượng và siêu ngôn ngữ. Ngôn ngữ đối tượng là ngôn ngữ ta dùng để nói về các sự vật và đối tượng bên ngoài ngôn ngữ (ngôn ngữ ta dùng để nói), còn siêu ngôn ngữ là ngôn ngữ ta dùng để nói về ngôn ngữ đối tượng (ngôn ngữ mà ta nói về nó). Ví dụ về một phát biểu ngôn ngữ đối tượng là: "New York là một thành phố lớn" và ví dụ về siêu ngôn ngữ là "'New York là một thành phố lớn' là đúng". 

Tarski cho rằng định nghĩa về chân lý phải tất phải có quan hệ với một ngôn ngữ, vì cùng một câu có thể đúng trong ngôn ngữ này nhưng lại sai trong ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ đối tượng là ngôn ngữ ta dùng để xác định chân lý, và siêu ngôn ngữ là ngôn ngữ trong đó ta xây dựng định nghĩa về chân lý trong ngôn ngữ đối tượng. Theo cách này, chân lý được coi như là một thuộc tính ngữ nghĩa của các câu ngôn ngữ đối tượng và là thuộc từ của siêu ngôn ngữ có thể áp dụng cho các câu của ngôn ngữ đối tượng. Siêu ngôn ngữ chứa bản thân câu đối tượng hoặc bản dịch của câu ấy. Viện đến siêu ngôn ngữ có thể tránh được nguy cơ của các nghịch lý ngữ nghĩa, vì trong siêu ngôn ngữ, các câu đối tượng không được sử dụng mà chỉ được đề cập đến và được bàn luận mà thôi. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với ngữ nghĩa học hình thức.


"Tên gọi của các biểu thức trong ngôn ngữ thứ nhất và của các quan hệ giữa những biểu thức ấy, thuộc về ngôn ngữ thứ hai, được gọi là siêu ngôn ngữ. Tarski, Logic, Semantics, Metamathematics


 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt