Thuật ngữ tổng quát

Mệnh đề cơ cấp / Elementary proposition

 

MỆNH ĐỀ SƠ CẤP

ELEMENTARY PROPOSITION

 

LOGIC HỌC, TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ, SIÊU HÌNH HỌC.  Trong triết học thời kỳ đầu của Wittgenstein, mệnh đề sơ cấp là loại mệnh đề đơn giản nhất. Nó là cơ sở cho việc phân tích các loại mệnh đề khác nhưng tự nó không thể được phân tích thành các mệnh đề khác. Vì thế, các mệnh đề sơ cấp là nơi việc phân tích các mệnh đề kết thúc. Các mệnh đề sơ cấp, mang lại cho ngôn ngữ năng lực cơ bản để vẽ nên bức tranh thế giới, được tạo thành từ các tên gọi. Phương cách các tên gọi này được kết hợp với nhau biểu thị các các đối tượng liên kết với nhau trong trạng thái sự việc. Các mệnh đề sơ cấp có nghĩa là độc lập với nhau về mặt logic và không mâu thuẫn hay kéo theo nhau, mặc dù Wittgenstein sau này nhận ra những khó khăn to lớn với đòi hỏi này. Những gì mà mệnh đề sơ cấp mô tả luôn là các sự kiện khẳng định tích cực. Bằng cách mô tả toàn thể các trạng thái khả hữu của sự vật là thế giới, thì toàn bộ các mệnh đề sơ cấp tạo thành một mô tả hoàn chỉnh về thế giới. Wittgenstein chưa bao giờ đưa ra một ví dụ nào về mệnh đề như vậy, và các mệnh đề sơ cấp mất đi tầm quan trọng của chúng trong thời kỳ sau của ông.

Đối với một số nhà thực chứng logic, mệnh đề sơ cấp cũng được gọi là mệnh đề cơ bản hay câu giao thức.

--------------------------------------

"Loại mệnh đề đơn giản nhất, mệnh đề sơ cấp, khẳng định sự tồn tại của trạng thái sự vật." Wittgenstein, Tractatus

--------------------------------------

 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây, (ĐHP dịch).

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt