NGỮ NGHĨA HỌC SEMANTICS
TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ [từ tiếng Hy Lạp sema, dấu hiệu] Một thuật ngữ liên quan đến nghĩa của một dấu hiệu hay một tập hợp các ký hiệu. Ngữ nghĩa học là môn học nghiên cứu về ý nghĩa của các dấu hiệu hay ký hiệu ngôn ngữ, tức là các từ ngữ, biểu thức, và câu của một ngôn ngữ. Nó thuộc về ký hiệu học, môn học nghiên cứu về các dấu hiệu và đối lập với hai nhánh còn lại của ký hiệi học, đó cú pháp hay cú pháp học (nghiên cứu về hình thức logic hay hình thức ngôn ngữ) và ngữ dụng học (nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố ngữ cảnh vào nghĩa của điều được nói). Trong ngữ nghĩa học, ngôn ngữ có nghĩa được bàn luận gọi là ngôn ngữ đối tượng, còn ngôn ngữ dùng để nói về ngôn ngữ đối tượng là siêu ngôn ngữ. Ví dụ, trong câu: "'Tuyết trắng' là đúng", thì 'Tuyết trắng' thuộc ngôn ngữ đối tượng, còn toàn bộ câu thuộc siêu ngôn ngữ. Ngữ nghĩa học hình thức bàn về nghĩa của các ký hiệu ngôn ngữ bằng cách sử dụng phương pháp hình thức và logic. Đại diện chính của nó là ngữ nghĩa điều kiện chân lý, được Tarski và Davidson phát triển trên cơ sở logic học của Frege, nó gán các giá trị ngữ nghĩa cho các ký hiệu cơ bản của ngôn ngữ, coi chúng như là các yếu tố của cấu trúc, và sau đó suy ra các giá trị ngữ nghĩa của các biểu thức phức tạp từ các yếu tố này phù hợp với các quy tắc thành lập. Trong ngữ nghĩa điều kiện chân lý, nghĩa của mỗi câu được quy định bởi các điều kiện chân lý của các câu thành phần của nó. Ngữ nghĩa học có liên quan chặt chẽ với triết học ngôn ngữ, vì cả hai đều sử dụng cùng những khái niệm trung tâm như quy chiếu, vị từ hóa, nghĩa, đồng nghĩa và chân lý. Các khái niệm then chốt này và các quan hệ của chúng là chủ đề của siêu-ngữ nghĩa học, một môn có thể được coi là bộ phận của triết học ngôn ngữ. Ngữ nghĩa học quan tấm đến các biểu thức ngôn ngữ ở hai phương diện: quy chiếu và nghĩa." Quine, From Stimulus to Science
Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004) |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC