NGỤY BIỆN TRUNG TỪ KHÔNG CHU DIÊN [FALLACY OF THE UNDISTRIBUTED MIDDLE]
LOGIC HỌC. Một quy tắc cơ bản cho suy luận ba đoạn hợp lệ đó là hạn từ chung cho cả hai tiền đề (hạn từ trung gian hay trung từ) phải chu diên ít nhất ở một tiền đề, tức là tiền đề này phải bao hàm bất cứ tiền đề nào khác được hình thành bằng cách thay hạn từ gốc bằng những hạn từ khác nằm trong ngoại diên của nó. Nếu quy tắc này bị vi phạm thì suy luận sẽ là ngụy biện trung từ không chu diên, và không hợp lệ. Chẳng hạn, "Smith là [người] thông minh" và "Mọi triết gia là [người] thông minh", do đó "Smith là triết gia". Luận cứ ba đoạn này không hợp thức, bởi vì trung từ "[người] thông minh" trong cả hai tiền đề là vị từ của mệnh đề khẳng định và không chu diên trong cả hai tiền đề. "Vì mọi người có thể bị thuyết phục rằng các tam đoạn luận có trung từ không chu diên là hợp lệ trong khi chúng không phải vậy, nên "ngụy biện" về hạn từ được sử dụng." Carney và Scheer, Fundamentals of Logic.
Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004) |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC