Thuật ngữ tổng quát

Phép phản đảo / Contraposition

 

PHÉP PHẢN ĐẢO / CONTRAPOSITION

 

LOGIC HỌC.  Trong logic học truyền thống, một suy luận trực tiếp được hình thành bằng cách phủ địnnh cả chủ từ lẫn thuộc từ của một mệnh đề và đổi vị trí của chúng. Kết quả được gọi là cái phản đảo, trong đó vị từ của mệnh đề ban đầu trở thành chủ từ. Như vậy, phép phản đảo là thao tác chuyển đổi mệnh đề đảo ngược của một mệnh đề hoặc chuyển đổi ngược mệnh đề đảo ngữ. Trong bốn mệnh đề nhất quyết cơ bản trong logic học truyền thống, phản đảo của SAP ("Mọi s là p) là "tất cả những gì không phải p thì không phải s"; của SEP ("Mọi s không phải là p") là "tất cả những gì không phải p thì không phải là không s"; của SIP ("Một số S là P") là "một số những gì không phải P thì không phải s"; của SOP ("Một số s không phải là p") là "một số những gì không phải p thì không phải s". Phản đảo của SAP và SIP là hợp lệ, trong khi đó phản đảo của SEP và SOP là không hợp lệ.

Trong logic học hiện đại, phép phản đảo là một suy luận bao gồm phủ định cả tiền kiện lẫn hậu kiện của mệnh đề điều kiện, và hoán đổi vị trí của chúng. Ví dụ, từ tiền đề "Nếu p thì q", nghịch đảo sẽ là "nếu không q thì không p". Đây là một suy luận hợp lệ.


"Phép phản đảo có thể được định nghĩa là một quá trình suy luận trực tiếp trong đó từ một mệnh đề đã cho ta suy ra được một mệnh đề khác có chủ từ mâu thuẫn với vị từ ban đầu." Keynes, Formal Logic


 

Nguồn: Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt