TUỆ SĨ | "TƯ TƯỞNG", SỐ 6, 1969 | Hume muốn giải quyết tất cả sự thất bại của tư tưởng triết học bằng nguyên khởi của ý niệm; nguyên khởi ấy được coi như là những ấn tượng. Sự thất bại đầu tiên được tìm thấy trong năng lực của tư tưởng, nó vừa hữu hạn và vừa vô hạn
TRẦN THÁI ĐỈNH | Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu quan-niệm cơ-cấu trong khoa ngữ-học, đúng theo chiều hướng học-phái De Saussure, sau đó chúng ta sẽ thấy các nhà khoa-học nhân-văn mượn quan-niệm đó để đúc nên quan-niệm vê cơ-cấu cho khoa-học nhân-văn như thế nào.
Cách đọc “giải cấu trúc” phản đối việc thiết lập những hệ thống dựa trên “sự hiện diện thuần túy” nào đó, đè nén sự khác biệt, sự liên đới và sự tương thông.“Để cho tương lai có tương lai” (“de laisser de l’avenir à l’avenir”), là tín niệm về một tương lai để mởcủa Derrida trong một cuộc phỏng vấn gần cuối đời. Điều này cũng đúng trong việc đọc, nhất là đọc Derrida: tác phẩm mời gọi và thách thức việc đọc, đọc lại, suy tưởng và khám phá đến vô tận.
Y.M. LOTMAN | LÃ NGUYÊN dịch || Kí hiệu học là phương pháp của các khoa học xã hội, một phương pháp có thể thâm nhập vào nhiều bộ môn khác nhau do khả năng phân tích của nó quyết định, chứ không phải do bản chất của đối tượng nghiên cứu
Giải huyền thoại (demystification) là một kỹ thuật, một phương pháp tạo ra sự thức tỉnh về mặt xã hội và chính trị. Đó là một thủ pháp vệ sinh tinh thần để tẩy rửa sự nhám nhúa bẩn thỉu của các huyền thoại chính trị, văn hoá, xã hội.
Lời nói là thứ không thể thay đổi, tựa như định mệnh. Chúng ta không thể sửa lại những gì đã được nói ra, trừ trường hợp bổ sung thêm cho nó: sửa lại, một cách kỳ cục, đó là sự thêm vào. Trong khi nói, tôi không bao giờ có thể tẩy phết, xóa đi, hủy bỏ; tất cả những gì tôi có thể làm, đó là nói “tôi xóa đi, tôi hủy bỏ, tôi đính chính”, thực ra lại là tiếp tục nói
ROLAND BARTHES (1915-1980) | ĐINH HỒNG PHÚC dịch || Chủ nghĩa cấu trúc không rút lịch sử ra khỏi thế giới: nó tìm cách nối kết không chỉ các nội dung (điều này đã được làm chán vạn lần rồi), mà còn các hình thức, không chỉ cái chất liệu mà còn cái khả niệm
Có một người đã đến, công trình và tư tưởng của người ấy đặt lại vấn đề một cách triệt để bộ môn nghệ thuật này, một bộ môn lâu đời đến mức chúng ta có thể có những lý do chính đáng nhất trần đời để tin rằng nó là “tự nhiên”; đó là người đã bất chấp mọi truyền thống mà nói với chúng ta rằng công chúng chỉ nhất thiết tham dự vào phân nửa cảnh diễn [spectacle] thôi, để biết điều gì được biểu lộ, thay vì buông mình theo nó
Nếu nền phê bình đại học không có gì khác ngoài cương lĩnh mà nó đã tuyên bố là phải xác lập chặt chẽ các sự kiện tiểu sử hay các sự kiện văn học, thì nói cho thật tình, ta khó lòng biết được tại sao nó lại duy trì mối quan hệ ít căng bức nhất với nền phê bình ý hệ. Những kết quả thu được của thuyết thực chứng (positivisme), cả những sự đòi hỏi của nó, là không thể đảo ngược
Đọc một văn bản cũng giống như việc lần theo quá trình ẩn hiện liên tục này chứ không giống như việc đếm tràng hạt. ý tưởng ngôn ngữ là quá trình có ý nghĩa về thời gian, giúp chúng ta có thể không phải bó tay trong quá trình đi tìm ý nghĩa. Khi tôi đọc một câu, ý nghĩa của câu thường cách này cách khác đình lại, trì hoãn hoặc chưa giải mã ngay được: cái biểu đạt này đẩy tôi đến cái biểu đạt khác và cứ thế tiếp tục