CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ LA-MÃ
Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô. Lịch sử triết học. Triết học của xã hội nô lệ. Tài liệu học tập nội bộ. 1962.
Bắt đầu từ thế kỷ III sau công lịch là bước vào thời đại khủng hoảng và suy tàn của xã hội nô lệ ở La-mã. Sự tan rã của xã hội nô lệ về mặt kinh tế, chính trị, trí tuệ và đạo đức ngày càng trầm trọng. Giai cấp chủ nô cổ La-mã tạo ra hệ thống triết học cuổi cùng của nó là chủ nghĩa Pơ-la-tông mới. Chủ nghĩa khắc kỷ La-mã thời bấy giờ ngày càng tới gần chủ nghĩa Pơ-la-tông và cuối cùng biến hẳn thành một học thuyết phản động, duy tâm tôn giáo. Người sáng lập ra chủ nghĩa khắc kỷ La-mã - «Tân khắc kỷ» - Luy-si-uýt An-nê-uýt Sê-nê-ca (sinh vào khoảng từ năm 6 đến 3 trước công lịch, chết năm 65 sau công lịch) là con của một giáo viên tu từ học thuộc đẳng cấp kỵ sĩ; Sê-nê-ca là thầy học của thái tử Nê-rôn. Suốt trong những năm đầu của triều Nê-rôn, Sê-nê-ca giữ một địa vị cao, có một ảnh hưởng lớn trong triều đình và trở nên một người rất giàu ở La-mã. "Nhà khắc kỷ tuyên truyền đức hạnh và sự tự kìm mình ấy, là người có mưu mô nhất trong triều đình Nê-rôn, và trong khi thực hiện mưu mô không phải là không có thái độ tôi tớ; ông ta được Nê-rôn tặng tiền bạc, tài sản, trang viên, lâu đài, và trong lúc tuyên truyền cho sự nghèo khó của thánh La-da trong Phúc âm thì thực tế chính mình là tên nhà giàu trong chuyện ngụ ngôn đó»[1]. Tuyên truyền chủ nghĩa định mệnh và chủ nghĩa thần bí là nét đặc biệt của thế giới quan của Sê-nê-ca; trong học thuyết của mình, ông kết hợp phiếm thần luận của phái khắc kỷ với học thuyết của Pơ-la-tông về tinh bất tử của linh hồn. Sê-nê-ca coi đạo đức học là phần chủ yếu của triết học. Những quan điểm đạo đức học của ông mang tính chất duy tâm và chủ quan chủ nghĩa. Ông nói rằng hạnh phúc là ở trong chúng ta và không phụ thuộc với thế giới bên ngoài. Số phận, định mệnh thống trị trong tự nhiên. Người ta không thể biến đổi một tý nào tiến trình của những biến cố trong thế giới. Số phận dẫn đi kẻ nào muốn, và kéo lê theo nó kẻ nào không muốn (*volentem fata ducunt nolentem trahunt). Đức hạnh của người là ở chỗ dung hòa với số phận và vâng theo nó. Thay đổi bất cứ một cái gì trong thế giới bên ngoài, trong sinh hoạt xã hội và chính trị là ra ngoài quyền hạn của chúng ta. Sê-nê-ca tìm cách che dấu quyền lợi giai cấp của bọn bóc lột bằng sự tuyên truyền lòng, thương hại và yêu mến người cạnh mình: tất cả mọi người đều là anh em, vi rằng bọ cùng một bản chất lý tính. Cơ thể của nô lệ thuộc về chủ nô, nhưng tinh tbần của nô lệ thì làm chủ của bản thản mình. Như thế là đạo đức học của Sê-nê-ca dược dùng để biện hộ về tinh thần cho sự bóc lột của chủ nô, nó tìm cách che dấu tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp giữa nô lệ và chủ nô, tìm cách biến luân lý tôn giáo duy tâm thành liều thuốc phiện ru ngủ những tầng lớp bị bóc lột của xã hội. Trong học thuyết khắc kỷ của người nô lệ Ê-pích-tét (chừng 50~-138) có biểu hiện một phần nào sự phản kháng tiêu cực của quần chúng bị áp bức đối với chế độ xã hội nô lệ. Giống như Sô-cơ-rát. Ê-pích-tét chỉ dạy bằng miệng chứ không viết gì hết. Các bài học của ông được học trò là Phờ-la-vi-uýt A-ri-ên viết lại (« Những suy luận của Ê-pích-tét, « Những cuộc đàm thoại thân mật của Ê-pích-tét » và «Tiểu khái luận »). Theo học thuyết Ê-pích-tét thì chi có đức hạnh là hạnh phúc tối cao đối với người và chỉ trong đó mới có hạnh phúc của người. Cái căn bản trong đạo đức học của Ê-pích-tét là nguyên lý cho rằng hạnh phúc của người hoàn toàn không vì những cái tốt và cái xấu ở bên ngoài mà có thể tăng lên hay giảm đi. Tuyên truyền chủ nghĩa định mệnh, khẳng định rằng trong cái chuỗi biến cố người ta không thể thay đổi được gì. Ê-pích-tét dạy rằng phải lặng lẽ chịu đựng tất cả gánh nặng của đời sống và phải dung hòa với sự bị bóc lột, với cái địa vị không có quyền của nô lệ, với ách áp bức xã hội và chính trị. Thực chất đạo đức học của Ê-pích-tét được tóm tắt trong câu châm ngôn của ông: «Hãy chịu đựng và tự cấm!». Về mặt luân lý, Ê-pích-tét lên án sự bóc lột và ông tìm cách «kêu gọi lương tâm » bọn chủ nô. Ông nói: «Hãy nhớ rång ngưrời phục vụ cho anh - kẻ ăn không ngồi rồi, là những ngrời lao động: phục vụ cho kẻ ăn no là những người không ăn; phục vụ cho kẻ được uống là những người khát; phục vụ cho kẻ nói là những người im miệng: phục vụ cho kẻ nhàn rỗi là những người bị trói buộc với công việc». Chống lại Pơ-la-tông và A-ri-stốt Ê-pích-tét nói rång mọi việc lao động đều đáng trọng. Ông cho rằng nhiệm vụ của mỗi người là gỏp phần vào đời sống xã hội, là trong tất cả hoạt động của mình, không theo đuổi lợi ích riêng mà theo đuổi cái lợi ích chung. Theo học thuyết của Ê-pích-tét thì lý tính là thực chất của người, tất cả cái Tôi của người nắm trong lý tính, trong tinh thần. Bác bỏ tinh bất tử của linh hồn, Ê-pích-tét khẳng định rằng người ta có thể đạt được hạnh phúc và hoàn thiện tuyệt đối trong đời sống trần gian. Theo Ê-pích-tét, đối với nhà triết học, đời sống trần gian không chỉ là nhẹ nhàng mà còn đẹp đẽ nữa. Bắt tay với chế độ nô lệ, Ê-pích-tét nêu ra rằng chính số phận quy định trước cho mỗi người đóng vai trò của mình trên sân khấu đời sống - Người này được đóng vai trò nô lệ, người khác, vai trò vua, v,v... Những lời Ê-pích-tét kêu gọi sự kiên nhẫn chịu đựng và sự tự cấm ấy, mang tính chất phản động và về khách quan phục vụ cho quyền lợi của giai cấp chủ nô. Cả hoàng đế Mác-suýt Ô-rê-li-uýt An-tô-ni-uýt (121-180) cũng là người theo triết học khắc kỷ ở La-mã. Tác phẩm "Viết cho bån thân mình" của ông mang nặng chủ nghĩa bi quan, nó phản ánh quá trình tan rã của xã hội nô lệ. Mác-suýt Ô-rê-li-uýt căn dặn người ta hoàn toàn dửng dưng đối với tất cả cái gì sinh ra trong thế giới. Theo học thuyết của Mác-suýt Ô-rê-li-uýt thì cái số phận trúng vào mỗi người là thích hợp với bản chất của người ấy và có ích cho họ; vì thế ông cho rång muốn thay đổi địa vị xã bội của mình là không hợp lý. Trong triết học của mình, Mác-suýt Ô-rê-li-uýt tuyên truyền từ bỏ thế giới bên ngoài và hướng về thế giới chủ quan của những cảm xúc nội tâm của cá nhân. Xem chế độ nô lệ là vĩnh cửu và bất biến, Mác-suýt Ô-rê-li-uýt không tìm thấy một con đường nào để thoát khỏi tình trạng suy tàn của xã hội đương thời nên ông tuyên truyền chủ nghĩa thần bí và trầm tư mặc tưởng. Biện hộ về mặt tinh thần cho sự thống trị giai cấp của chủ nô, những nhà khắc kỷ mong làm dịu tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp và truyền bá những tư tưởng phản động về «tình hữu ái» giữa tất cả mọi người không phân biệt là họ thuộc giai cấp nào. Như thế là triết học của phái khắc kỷ muốn vĩnh viễn hóa chế độ chủ nô và bảo vệ những quyền lợi giai cấp của bọn chủ nô, điều đó giải thích sự thành công của nó trong giai cấp chủ nô La-mã.
[1] F. Ăng-ghen - «Bơ-ruy-nô, Bô-e và đạo Thiên Chúa sơ kỳ ». C. Mác và F. Ăng-ghen, toàn tập, tập XV - 1935, tr. 607. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC