Triết học Hy Lạp

Đạo đức học của Nicomaque. Quyển 1. Chương XII

 

ARISTOTE

ĐẠO-ĐỨC-HỌC của NICOMAQUE

 

QUYỀN THỨ NHẤT

ĐIỀU THIỆN VÀ HẠNH PHÚC

 


Aristote. Đạo-đức-học của Nicomaque. Đức Hinh dịch. Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1974.| Xem thêm: Bản dịch tiếng Anh.


 

CHƯƠNG XII

 

1.– Sau khi đã trình bày những chi tiết rõ-ràng ấy, chúng ta hãy xét xem hạnh-phúc có thuộc về hạng những cái đáng khen hay, đúng hơn, những cái đáng tôn kính. Vì hiển nhiên là người ta không thể kể hạnh-phúc vào số những khả năng hành động mà thôi. 

2.–  Theo sự thú nhận chung, cái gì đáng khen có tính cách ấy do bản tính và do sự liên-quan của nó với một cái gì khác. Vì nếu chúng ta khen người công bằng, người can đảm và nói tóm lại, người thiện và đức hạnh, ấy chính vì khả năng hành động và những hành vi của họ ; còn khen người khỏe mạnh, người chạy giỏi, là nhận thấy họ có những tính cách thiên bẩm và những khả năng về một điều thiện-hảo, một sự thượng đẳng nào đó.

3.– Những lời khen thần linh cũng biểu lộ điều ấy [1]; người ta thường xét đoán những lời ấy buồn cười, vì căn cứ vào chính chúng ta [2]. Và điều ấy xảy ra, là vì có căn cứ vào bản thân chúng ta, người ta mới có thể khen được, như chúng ta đã nói.

4.– Nếu quả lời khen có những tính cách chỉ ở trên, điều rõ ràng là cái gì tối hảo không chấp nhận lời khen, nhưng một sự định-phẩm cao hơn và thích hợp hơn. Về điểm ấy, người ta rất thỏa thuận. Thực thế, chúng ta gán cho thần linh diễm phúc hoàn toàn, cũng như chúng ta nhìn nhận diễm phúc ở những người gần thần linh nhất. Và những điều thiện hoàn toàn cũng vậy không ai khen hạnh phúc, cũng như ảnh công bình; người ta gán cho nó một tính cách linh thiêng hơn, cao hơn, và gần diễm phúc hơn.

5.– Eudoxe [3] hình nằm cùng bênh vực lạc thú rất léo, và cố chứng minh sự thượng đẳng của nó; theo ý ông tuy lạc thú là một điều thiện, nhưng người ta không khen, điều ấy có nghĩa là nó ở trên lời khen, đó cũng là tính cách của Thượng đế và của điều tối hảo; chính chúng ra cũng căn cứ vào hai cứu cánh ấy để làm tiêu chuẩn cho tất cả điều khác.

6.– Vậy là khen một mặt phù hợp với đức hạnh và nhờ nó mà chúng ta có thể hai những hành vi tốt đẹp; còn những tán từ biểu dương ngang nhau những hành động tùy thuộc thân thể và tâm hồn.

7.– Nhưng có lẽ sự nghiên cứu vấn đề này một cách sâu xa hơn thuộc về những người viết tán từ [4]; còn đối với chúng ta, hạnh phúc có vẻ cố nhiên thuộc về hạng những điều thiện đáng tôn kính và hoàn toàn.

8.– Chúng ta hình như nên thêm vào đó cái lý do là hạnh-phúc là một nguyên-lý cốt yếu, chính để đạt tới hạnh-phúc, người ta làm tất cả hành vi khác. Là nguyên lý và nguyên nhân của các điều thiện khác, hạnh phúc, theo chúng ta có một bản tính rất đáng tôn kính và linh thiêng.

 


 

 


[1] Cùng một ý, Đ-đ-h của Nic, qX, ch 8.

[2] Tức là vào loài người.

[3] Eudoxe (nhà hình học đại tài và triết gia ở thế kỷ thứ IV) bênh vực ở đây một lý thuyết rất tế nhị.

[4] Ám chỉ tới những nhà ngụy biện và có là Isocraie

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt