Triết học Hy Lạp

Triết học cổ đại (tiểu mục 1)

 

CHƯƠNG THỨ NHẤT

 

TRIT HC CỔ ĐẠ

 

Tác giả: SVETLOFF

Người dịch:  ĐẶNG THAI MAI

 


Viện Nghiên cứu triết học Liên Xô. 1956. Lịch sử triết học phương Tây. Đặng Thai Mai dịch. Hà Nội: Nxb. Xây dựng.


 

I. - Nhng điu kin lch s đã xây nn cho triết hc c đi Hy-lp và La-mã - Đặc tính ca triết hc cổ đại.

ĐẤT Hy-lạp là đất triết học bắt đầu chôn rau cắt rốn; là đất đã phát sinh ra mọi khuynh hướng cơ bản của triết học, và cũng là một quốc gia đầu tiên đã có một nền triết học lên đến trình độ cao. Nền triết học của nuớc Hy-lạp cổ mà người ta vẫn nhận làm tiền phong của tưtưởng triết học Âu-châu phát sinh vào hoàng thế kỷ thứ 6, trước Gia-tô. Hồi đó nước Hy-lạp lập là một xã hội tổ chức theo chế độ nô lệ tư hữu.

Chế độ thị tộc nguyên thủy vừa vỡ lở, xã hội giai cấp đầu tiêu mới thành lập. Bước quá độ từ xã hội thị tộc là một xã hội không giai cấp, đến một xã hội có giai cấp là xã hội nô lệ tưhữu không phải là một bước đường bằng phẳng, hòa bình mà là một cuộc tranh đấu giai cấp khá gay gắt. Nhà thi sĩ Procylide de Milet (thế kỷ thứ 5 trước Gia-tô) đã mô tả tình hình xã hội Hy-lạp khi chế độ nô lệ tư hữu bắt đầu thành lập trong mấy câu thơ sau đây: <hết trang 5>

« Gót chân rn ri dày xéo trên hông đám dân ngu

Rđậđánh bng roi gang,

Ri gông đeo vào c dân

Dưới ánh sáng mt tri

Tràn lan khp thế gii

Giđám nhân dân đông đúc, bao la kia,

Ai là người chu ni s cai tr ca bn vua chúa hung ác này?"

Toàn thể dân chúng tự do ngày trước ở trong nước đều đứng lên phản đối tình cảnh nô lệ. Công cuộc phản đối lực lượng áp bức của dân chúng Hy-lạp hiện nay còn được ghi lại rõ rệt trong nhiều áng thi văn cổ.

Chế độ nô lệ là hình thức áp bức ghê gớm, vô nhân đạo hơn hết tất cả mọi hình thức áp bức. Bọn nô lệ là của tư hữu hoàn toàn trong tay bọn nô chủ, là những « đồ dùng » biết nói, không khác gì giống vật gia súc. « Dưới chế độ nô lệ, pháp luật cho phép bọn nô chủ được bóc lột nô lệ ". (Staline : din văđọc ti Hi ngh cán b xung phong trong các tp th nông trường).

Bọn nô lệ không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị và văn hóa. Họ không có một tí quyền lợi gì. Những chế độ bóc lột và áp bức tàn bạo đó cũng là cơ sở kinh tế trên con đường tiến triển của Hy-lạp và La-mã. Có chế độ đó, bọn nô chủ Hy-lạp mới có thể thoát ly được cuộc đời lao động khó nhọc mà để ý tới công cuộc xây dựng triết học, khoa học và nghệ thuật. Bấy nhiêu công cuộc sáng tạo của bọn họ ngày nay còn được chúng ta thưởng thức.

Trong thời kỳ đầu tiên này, chế độ nô lệ tư hữu còn là một hình thức sản xuất có tính cách tiến bộ, có thể xúc tiến công cuộc sản xuất và làm cho kỹ thuật và khoa học phát triển. Trong tập Anti-Dühring, Engels nói : “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong nông nghiệp và công nghiệp, mới xây dựng được nền giầu có của nước Hy-lạp cổ. Nếu không có chế độ nô lệ <hết trang 6> thời cũng không có quốc gia Hy-lạp, không có khoa học và nghệ thuật Hy-lạp. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng sẽ không có nước La mã ».

Sự thành lập chế độ nô lệ, sự phát triển thương nghiệp ở Hy-lạp và ở La-mã làm cho thành thị và thôn quê đi tới chỗ thực hành công cuộc phân công lao động. Rồi sự phân công lao động giữa thành thị và thôn quê lại đưa tới chỗ thành lập những quốc gia ở các thành thị(Polis). Các quốc gia Hy-lạp là những cơ quan kinh tế, chính trị do bọn nô chủ đặt ra để đảm bảo quyền sở hữu và quyển áp bức, bóc lột của họ đối với nô lệ. Các thành thị đó lại là những trung tâm điểm của thương nghiệp. Sự thành lập và sự phát triển của các thành phố cũng là yếu tố làm cho văn hóa Hy-lạp có thể tiến bộ được. Trong các thành thị đó, dần dần, sẽ xuất hiện một nền công nghiệp và những hình thức đầu tiên của khoa học, nghệ thuật và triết học. Dân Hy-lạp thời cổ trong khi đi lại buôn bán cùng các nước láng giềng như Ai-cập, Ba-tư, Syria, Ấn-độ, đã có thể phát triển nghề buôn của nước họ khắp vùng Địa-trung-hải. Đặc sắc của chế độ nô lệ tư hữu ở Hy-lạp, về phương diện chính trị, là cuộc tranh đấu giai cấp càng ngày càng gay gắt, càng phức tạp giữa bọn nô chủ và bọn nô lệ, giữa các nhà phú hào với bọn dân nghèo "tự do" và hạng dân cày, hạng thủ công nghiệp. Nhưng chính ngay trong nội bộ giai cấp nô chủ cũng đã có mâu thuẫn giữa bọn nô chủ quý tộc và bọn nô chủ không quý tộc. Công nghiệp, thương nghiệp và các đoàn thể công, thương càng ngày càng phát triển làm cho địa vị kinh tế của bọn nô chủ tân tiến, bọn nô chủ không phải quý tộc như bọn tiểu thương, các lái buôn lớn và bọn đặt nợ lãi càng ngày càng được nâng cao. Thế rồi, một mặt nữa, bọn nô chủ quý tộc là hạng người xưa kia vẫn giữ độc quyền chính trị lại làm cho sự phát triển của bọn nô chủ mới phải gặp nhiều trở lực. Để giải quyết vấn đề, bọn nô chủ mới sẽ căn cứ theo bước tiến bộ của nền kinh tế của họ mà càng ngày càng kiên quyết tranh đấu với giai cấp quý tộc.

Bởi vậy, từ thế kỷ thứ 6 đều thế kỷ thứ 5 trước Gia-tô, trong nội bộ giai cấp nô chủ, cuộc tranh đấu trên hai trận tuyến càng <hết trang 7> ngày lại càng gay gắt. Trên quá trình tranh đấu đó, bọn thắng trên sẽ sửa đổi cục diện và xây dựng một quốc gia dân chủ để thay thế cho quốc gia quý tộc. Đây chính là đặc sắc của sự thịnh vượng của nước Hy-lạp cổ. Dưới chế độnày, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một thứ chính quyền mà người ta gọi là chính quyền bạo quân, chính quyền các ông vua tàn bạo hay là tyrans [1], Tuy vậy cuộc thắng lợi của bọn dân chủ này cũng chưa hề đưa lại quyền tự do cho toàn thể nhân dân Hy-lạp. Nền dân chủ Hy-lạp vẫn có cái mẫu sắc của hạng nô chủ. Bọn nô chủ Hy-lạp chiếm hơn một nửa số nhân khẩu của quốc gia và phụ nữ là một hạn nô lệ thực tế, là hạng người bị tước mất quyền tự do.

Triết học Hy-lạp cũng phản ảnh cuộc tranh đấu kịch liệt trong nội bộ giai cấp nô chủ vừa nói lên đây. Quả có như lời Lénine nói, ở Hy-lạp, cuộc tranh đấu về phương diện triết học có hai trận tuyến, một bên là chủ nghĩa duy vật, có tính cách démocratique [2] (dân chủ), một bên là chủ nghĩa duy tâm của Platon. Phái trên bênh vực quyền lợi bọn nô chủ tiến bộ, bọn nô chủ dân chủ. Phái thứ hai ủng hộ quyền lợi của bọn nô chủ quý tộc. Đặc điểm chính của triết học Hy lạp có là ở chỗ thng thế ca hc thuyết duy vt. Tối đại đa số tư trào triết học Hy-lạp đã nẩy nở lá hồi đó đều có liên quan với công trình nghiên cứu cõi tự nhiên.

Quả có như vậy : trong bao nhiêu luồng tư tưởng của Hy-lạp thời đó, người ta đã có thểnhận rõ mầm mống của tất cả <hết trang 8> các tư trào sắp thành hệ thống sau này, Phái duy tâm ở Hy-lạp cũng đã phát triển đến một trình độ tương đương. Tuy vậy, chủ nghĩa duy vật vẫn luôn luôn thắng thế trên đường phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ xã hội Hy-lạp bước vào chế độ nô lệ và tiến đến một giai đoạn thịnh vượng, thì sự nhu cầu của đời sống kinh tế, nghề buôn và nghề hàng hải đã bắt buộc bọn chủ nô phải nghiên cứu tự nhiên, phải biết lợi dụng khoa học, làm cho lực lượng sản xuất có thể phát triển nghĩa là phải áp dụng phương pháp duy vật.

Engels nói: “Thế giới quan của chủ nghĩa duy vật là lối giải thích tự nhiên một cách đơn giản. Chỉ căn cứ vào bộ mặt thực tế của tự nhiên, không hề vẽ vời thêm bớt gì. Vì vậy mà ngay trong triết học đầu tiên của nước Hy lạp, thế giới quan của tư tưởng duy vật đã thành một hệ thống rõ rệt. » [3].

Chủ nghĩa duy vật của Hy-lạp cổ vẫn còn tính chất mộc mạc, tự phát. Nó là kết quả của khoa học tự nhiên trong thời kỳ nguyên thủy, lạc hậu, và mới bắt cầu phát triển. Khoa học tựnhiên thời kỳ này vẫn còn lẫn lộn với triết học. Trong trời kỳ cuối cùng của Hy-lạp và trong thời kỳ cổ La-mã, sự thực thì một ít khoa học cũng đã thành lập. Như Eucide trong toán học, Archimède trong cơ giới học, Polémée trong thiên văn học, Hippocrate và Galien trong y học và sau đó, cũng chính La-mã đã xây dựng nền móng khoa học cho khoa kiến trúc.

Suốt cả thời kỳ cổ Hy-lạp và La-mã, tri thức khoa học còn ở trên trình độ nguyên thủy, vẫn còn chưa thoát ra khỏi phạm vi triết học. Phần nhiều các nhà triết học Hy-lạp cũng là những nhà học giả kiêm thông đến cả thiên văn, toán học và vật lý học. Trong bấy nhiều tri thức tinh thần thực nghiệm, còn chưa chiếm được địa vị quan trọng. Vì kỹ thuật gia được phát triển về công việc lao động bằng chân tay còn bị khinh rẻ cho nên triết học tự nhiên ở Hy lạp thường thường chỉ xây dựng những câu kết luận trên ức đạc. Bởi vậy nó còn có tính cách mộc mạc. Tuy vậy, bấy nhiều phỏng thuyết vẫn có những ý kiến rất sáng suốt, sẽ được khoa học thực nghiệm ngày sau chứng nhận. <hết trang 9> 

Đặc điểm thứ hai của triết học cổ Hy-lạp là tính chất biện chứng. Trong tập "Anti-Dühring", Engels nói: « Các nhà triết học Hy-lạp ngày xưa đều theo phương pháp biện chứng tự nhiên. Họ đã nhận thấy sự biến hóa, sự sinh thành và phát triển không ngừng của tự nhiên và giải thích các hiện tượng tự nhiên theo quan điểm lịch sử.

Nhưng Engels cũng đã nói thêm rằng: triết học Hy-lạp cổ cũng vẫn còn là một nền triết học tự phát, chưa khoa học. Nó còn chưa căn cứ vào nền tảng của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Người Hy-lạp chỉ phỏng đoán rằng địa cầu là phát triển theo luật biện chứng, họchỉ nhìn thấy sự vận động và sự phát triển không ngừng của tự nhiên, họ còn chưa có thểthuyết minh chân lý đó một cách khoa học. Các nhà triết học Hy- lạp đã tóm tắt được một bức giản họa khá đúng đắn theo biện chứng pháp. Tuy vậy khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu hồi bấy giờ chưa thể giải thích rõ ràng từng bộ phận được. Ví dụ: quy luật vận động và quy luật phát triển là thế nào, người ta còn chưa nhận thấy. Các nhà triết học nhìn xét tự nhiên như là một toàn thể và chưa biết giải phẫu, phân tích cái toàn thể đó.

Mãi đến thế kỷ thứ 18, 19 sau Gia-tô, công trình giải phẫu và phân tích mới được triết học sau này hoàn thành. Lúc bấy giờ học thuyết triết học sẽ đi sâu vào sự nghiên cứu từng phương diện, từng sự vật riêng biệt. Nhưng, trong lúc đó, người ta sẽ lại phạm vào một lầm lỗi lớn khác. Nhiều nhà triết học sẽ bỏ rơi mất những mối liên quan giữa sự vật, bỏ rơi mất sựphát triển, và biến hóa của tự nhiên. Vì vậy mà họ lại đi vào con đường siêu hình học (hay là hình nhi thượng học).

Trong triết học Hy-lạp cổ cũng đã có lối học siêu hình rồi. Nhưng nói về đại cương thì học thuyết duy vật Hy-lạp đã chan chứa mẫu sắc biện chứng tháp tự phát. Trong bài sau đây, Engels đã nói rõ về phương diện đó:

« Trong lúc chúng ta chú ý đến sự nghiên cứu lịch sử phân loại và tự nhiên, hoặc sự hoạt động của chúng ta về phương diện tinh thần, thì trước mặt chúng ta, trước hết đã có  <hết trang 10> một cảnh tượng vô cùng lộn xộn, về những mối liên quan, những tác dụng cùng phản tác dụng giữa các sự vật. Trong tình thế đó, không có một sự vật nào là có thể giữnguyên vẹn được tính cách, địa vị và trạng thái của nó. Muôn vật đều động, biến, sinh và diệt. Cho nên khi chúng ta va nhìn vào bc cnh đó lđầu tiên, thì khá nhiu b phn riêng biđã b che m. Dn dn chúng ta càng ngày càng chú ý đến quá trình ca s vđộng, đến các mi liên quan trong s chuyn biến. Ví d như có để ý xét xem các hin tượng đã phát sinh, vđộng, chuyn biến và liên quan cùng nhau là thế nào, thì chúng ta mi có mt vũ trquan đúng đắn. Đó mi là quan nim nguyên thy, mc mc nhưng cũng là mt s nhđịnh chính xác đầu tiên ca tư tưởng triết hc Hy-lp. Héraclite là người đầu tiên đã nói ra một cách rất minh bạch : vạn vật đều tồn tại (có) mà đồng thời cũng không tồn tại (không có). Là vì vạn vật đều lưu động, đều biến hình luôn luôn, đều trải qua cái quá trình sản sinh và tiêu diệt không hề ngừng. Lời giải thích của Hérachte quả đã nắm được tính cách đại cương trong toàn bộ bức cảnh của các hiện tượng. Nhưng nó vẫn chưa giải thích được những bộ phận riêng biệt đã dựng lên bức cảnh toàn thể đó. Và hễ chúng ta chưa biết được những bộ phận riêng biệt, thì chúng ta cũng vẫn không thể hiểu thấu được cái hiện tượng toàn thể bức cảnh ». [4]

Trong biện chứng pháp ngày xưa “ sự liên quan giữ mọi hiện tượng trong thế giới chưa hề được chứng minh ở từng sự vật riêng biệt. Theo quan điểm của người Hy-lạp thì sự liên quan toàn thể đó là kết quả trực tiếp của trực quan mà thôi. Khuyết điểm của triết học Hy-lạp là ở chỗ đó. Vì khuyết điểm đó, cho nên sau này nó đã phải nhường cả địa vị lại cho một thếgiới quan khác. Tuy vậy, trong công cuộc phản đối siêu hình <hết trang 11> học sau này, triết học Hy-lạp sẽ vẫn tỏ ra cái ưu điểm của. nó. Nếu như các nhà siêu hình học sẽ nhận định các sự vật riêng biệt một cách đúng đắn hơn người Hy-lạp, thì trong khi nhận xét toàn thể, toàn bộ, người Hy-lạp vẫn đúng đắn hơn các nhà siêu hình học."



[1] Ý nghĩa chữ bạo quân trong lịch sử Hy-lạp khác với đời sau. Ở Hy-lạp, bạo quân là một nhà lãnh tụ cai trị với chính sách chuyên chế. Tuy vậy, người bạo quân không phải là người bênh vực quyền lợi của giai cấp quý tộc từng trên trong xã hội, mà lại bênh vực quyền lợi của các phần tử có tính cách dân chủ, của bọn nô chủ mới nảy nở trên nền tảng công nghiệp, thương nghiệp mới phát triển, ví dụ như Pisisirate (568 - 527 tr. G, t) ở Athènes là thuộc về hạng bạo quân ấy.

[2] Phiên âm theo nguyên văn trong bản dịch

[3] Engeis : (Bàn về Feuerbach).

[4] Engels: Anti-Dühring. Nên đọc lại tập "M.E.  Dühring bouleverse la science, Tập I, trang 7, theo bản dịch ra Pháp văn của nhà xuất bản Alfred Coste, Paris 1946. Chúng ta sẽ thấy rằng bản dịch ra Pháp văn thiếu mất mấy câu in chữ nghiêng trên đây. (Đ, T. M. chú thích).


Chương I. Tiểu mục 2
Mấy lời nói đầu

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt